Dây nguồn Hi-Fi có tạo nên sự khác biệt không ?

Discussion in 'Phụ kiện' started by Wilson Fans, 17/8/22.

  1. sonar4x

    sonar4x Advanced Member

    Joined:
    21/12/07
    Messages:
    826
    Likes Received:
    717
    Location:
    0983613218
    Bác nntrung1958 chắc đã cân nhắc và tách bài viết này ra thành 1 topic riêng. Tôi thấy bài viết là có ích và logic, tuy rằng tôi cũng là người thích mua dây nguồn đắt tiền và của những hãng danh tiếng. Nhìn chung trong việc thẩm định âm thanh (chưa nói đến âm nhạc và nghệ thuật) bên cạnh việc đo đạc và đánh giá các thông số kỹ thuật thì các cảm xúc cá nhân do tai và não quyết định rất lớn đến kết quả.
    Khoa học về thính giác và hệ thần kinh gần đây đã có những phát hiện rất thú vị về khả năng nghe và hiểu của con người cũng như các loài động vật. Chắc các bác cũng biết thính giác cực tốt của những loài như dơi hoặc chó... nhưng để thưởng thức âm nhạc thì cần có hệ thần kinh và cảm xúc cá nhân tham gia vào nữa. Do đó có những khái niệm trong việc thẩm định âm nhạc như "Nhạc tính - Nhạc cảm" rất khó cân đong đo đếm được.
    Tôi rất thích xem phim khoa học và tài liệu, trên Internet và các kênh Discovery, History, National Geographic... Có một số series về các Dị nhân (tạm dịch) có những năng lực đặc biệt: chẳng hạn như có một người mù bẩm sinh có thể đi lại, định vị hoàn toàn chính xác môi trường sống chỉ bằng việc nghe và cảm nhận xung quanh. Hoặc là trường hợp của Derek Paravicini một thiên tài (tự kỷ) chỉ nghe và có thể nhớ chính xác mọi tổ hợp âm thanh và tái hiện lại bằng âm nhạc.
    Trong xã hội việc hơn kém nhau về khả năng cảm nhận là rất bình thường và đa dạng. Cuộc sống vốn rất nhiều màu sắc và sinh động và luôn là đối tượng để nghệ thuật (trong đó có âm nhạc) biểu hiện và diễn tả lại nó. Tất nhiên trong việc đánh giá dây nguồn (Hiend, Hifi hay dây cỏ) sẽ có những "dị nhân" nhận ra ngay được sự khác biệt. Vấn đề ở đây là: Họ thuộc số ít và luôn muốn lan tỏa sự cảm nhận của họ cho số đông. Trong một số trường hợp nó sẽ thành trào lưu như cách gọi Audiophile như ngày nay để phân biệt với các cách nghe "bình dân" khác. Người nghe nhạc ngoài việc nghe thì luôn có xu hướng học hỏi, so sánh, đánh giá và tìm hiểu... và từ đó nếu họ nâng cao kiến thức, luyện tai và đam mê trải nghiệm thì sẽ trở thành một "đẳng cấp" khác với lúc đầu khi họ coi việc nghe nhạc là một thú vui đơn giản.
    Nói thêm cho vui: Tôi cũng có tìm hiểu và theo vài nhóm học Pháp luân công, Nhân điện, Mật tông... thì thấy bên cạnh vị "chủ soái" có một vài năng lực đặc biệt và quan trọng nhất là có uy và tài ăn nói cuốn hút thì trong các hội nhóm " đạo và giáo phái" này luôn chia ra ba kiểu tín đồ - Nhóm 1 là những người cũng có chút năng lực tương tự như "giáo chủ" nhưng kém uy và sức lan tỏa hơn - Nhóm 2 là những người ra sức cố gắng và phấn đấu để có thể được như "giáo chủ" và nhóm 1 - Còn nhóm 3 còn lại thì hầu hết là không cản nhận được gì hoặc ngấm ngầm phản đối bằng mọi cách. Do đó các trào lưu kiểu này nếu lan tỏa được số đông thì sẽ có tính bền vững, còn nếu không chỉ nổi lên một thời gian ngắn rồi tan vỡ. Ngay cả ở các Chương trình tìm kiếm dị nhân kia cũng có những dị nhân không được công nhận do không kiểm chứng được hoặc năng lực của họ bị mơ hồ, không rõ rệt và thuyết phục.
    Tôi nghĩ việc cố được "Như Anh ấy" là không cần thiết nếu như mình không có những năng lực đặc biệt đó. Hãy nghĩ họ là một thiểu số, rất ít và cá biệt, họ cô đơn trong thế giới của họ và rất khó hòa nhập và chung sống với cuộc sống lộn xộn, kém chất lượng ngày nay. Quay trở lại việc nghe nhạc cũng thế, đừng buồn và hoài nghi những gì mình có trong khả năng của mình. Hãy để thời gian lắng nghe âm nhạc và thư giãn! Nếu cứ gắng chạy đua tìm mọi cách để phân tích, mổ xẻ và trăn trở với mọi vấn đề trong kỹ thuật, công nghệ, âm học và các khái niệm cao siêu thì vô hình chung mình trở thành nô lệ cho thiết bị và vai trò của người nghe lại trở thành thụ động - Kiểu như mấy ông dị nhân chuyên đi thẩm định rượu vang, nước hoa, hay ông Direk chuyên nghe lại mọi bản nhạc phức tạp và chơi lại hoàn hảo... Các cụ ngày xưa nói: Dễ mình dễ ta - Khó mình khó ta là vậy! Và điều đáng sợ nhất với những người đam mê là sự ảo tưởng, huyễn hoặc chính bản thân mình (chứ chưa nói đến việc truyền lại cho những người khác) đó chính là sự Ngộ nhận - Thần tượng hóa đam mê của mình.
    Trong nghệ thuật nói chung và trong việc thưởng thức âm thanh (âm nhạc) có 2 khái niệm quan trọng nhất mà không cần phải học hỏi nhiều vì nó sẵn có trong nhân tính con người: Đó là Cảm xúc và tính Tự nhiên (của âm nhạc) - Một bộ Audio tốt phải truyền đạt được cảm xúc (nhạc cảm) và sự tự nhiên của âm thanh (nhạc tính). Tất nhiên thiết bị dây dẫn phải rất tốt thì mới truyền đạt tốt những đặc tính này. Nhưng nếu quá sa đà với những việc "thẩm định" vô hình chung ta sẽ đánh mất đi khả năng cảm thụ tự nhiên của mình. Chính vì thế mà nhiều bác thấy nghe hát Karaoke, nghe nhạc loa kéo hoặc nghe bạn chơi guitar và hát vẫn thấy hay và nhiều cảm xúc./.
     
    Last edited: 20/8/22
    Novac, eng.tuananh, cuongnh81 and 5 others like this.
  2. Hoang_Anh

    Hoang_Anh Advanced Member

    Joined:
    24/4/18
    Messages:
    2.884
    Likes Received:
    1.997
    Location:
    Sài gòn
    Nói đến "dị nhân", còn có những người tự xưng là có năng lực đặc biệt vì họ nghỉ thế/tin thế (y khoa họ xếp vào diện "vấn đề về tâm lý", dân gian thì dùng từ nặng nề hơn, nhưng mình ko nhắc vì âu cũng ko phải là lỗi của họ) hoặc tệ hơn là để trục lợi/lừa đảo, thậm chí lập giáo phái này nọ...
    Chuyện này là có thật trong cuộc sống, chứ ko phải mình nêu ra để công kích bất kỳ ai.
    Vấn đề này rất phức tạp....
     
    Ngoc2 and sonar4x like this.
  3. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.906
    Likes Received:
    2.580
    Cái bác đề cập thì ai cũng biết: mới chơi thì chỉ cần có 1 bài hát, 1 bản nhạc mình yêu thích và dc nghe lại chúng nhiều lần những lúc có nhu cầu. Tuy nhiên ai rồi cũng phải đi trên con đường: để đạt được 1 chất lượng âm thanh tốt hơn và ngoảnh lại thì vẫn những bài hát đó, bản nhạc đó nếu chất lượng âm thanh đầu ra không ổn (theo tai) sẽ không thể nghe lại dc nữa. Vì vậy mà bất cứ ai cũng sẽ nâng cấp ht nghe, nâng cấp bản thu (từ copy, sang CD , LP xịn, rồi cuối cùng là phải bản đời đầu, phòng thu nào, nước nào sx,…). Chỉ dừng lại khi:
    1- Kinh tế đến ngưỡng giới hạn.
    2- Mức độ cảm nhận chất lượng âm thanh (ngưỡng của tai)
    KL: đến mục 2 sẽ bắt đầu phân biệt sự khác biệt giữa người với người, sinh ra tranh luận cãi vã. Cá nhân e những người “khả năng” không bằng thì hay đưa ra lập luận về KT,… còn mặc nhiên phần còn lại vẫn đi theo hướng của mình cho đến khi tới hạn của bản thân. Tóm lại không nên tranh luận gây hấn dù bất cứ lý do gì, chả đi về đâu cả, khi nhìn lại chỉ thấy… khá buồn mà thôi :(
     
    Thanh Tam, Ngoc2 and sonar4x like this.
  4. lenamvl

    lenamvl Advanced Member

    Joined:
    5/3/14
    Messages:
    4.943
    Likes Received:
    1.879
    Mình rất mê nhạc nhưng
    Do tai trâu nên những sự khác biệt về âm thanh quá nhỏ thì không phân biệt được. Cũng không có gì phải băn khoăn cả vì sinh ra tai đã như vậy rồi. Ta cứ vui vẻ mà nghe nhạc thôi. Vui vẻ và vui vẻ
     
  5. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.552
    Likes Received:
    810
    Em giờ lúc lao động chân tay hay nghe bằng cái iPhone, cắm vào cái cốc nhựa thấy nghe đc bác ơi. Chắc cũng nhờ cái tai trâu.
     
    Last edited: 20/8/22
    Thanh Tam and lenamvl like this.
  6. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.552
    Likes Received:
    810
    Cám ơn bác đã chia xẻ. Diễn đàn có topic này vui vui bác xem qua
    https://vnav.vn/threads/khi-thiết-bị-không-còn-là-cuộc-chiến.141453/
     
    sonar4x likes this.
  7. sonar4x

    sonar4x Advanced Member

    Joined:
    21/12/07
    Messages:
    826
    Likes Received:
    717
    Location:
    0983613218
    Trích Ngô Tất Tố:
    Ông Nghị rung đùi, vuốt chòm râu tây cong vắt trên mép ngậm tăm:
    - Bà quê lắm! Ðồng hồ của Tây làm ra có bao giờ sai?
    Nhà văn Bùi Hiển viết năm 1941 về thú chơi Vintage:
    "Anh ta là một viên chức họa đồ sở đạc điền. Ngày ngày, cúi đầu trên vuông giấy dày mà một ngọn đèn chiếu sáng từ phía dưới xuyên qua tấm kính, anh dò những nét cong khúc khuỷu, những dải sông xanh, những con đường đỏ và tím, những tràng chữ thập phân địa giới. Anh họa, anh họa, cử động một cách gần như máy móc, im lặng, lưng gù, trí nghĩ vơ vẩn. Cuối tháng lĩnh được đâu vài chục bạc lương, anh bỏ tiền vào một cái phong bì đem về nộp vợ nguyên vẹn. Xong bữa cơm trưa, chị vợ mút mút bút chì loay hoay dự tính trên một trang sổ nhỏ sự chi tiêu trong ba mươi ngày sắp đến. Chị tính cặn kẽ từ tiền gạo củi đến tiền xà phòng, bớt một hào ở khoản này đập vào khoản kia. Rồi chị nói lên, bằng một giọng hơi chớm ý phàn nàn:
    – Đấy còn thừa không đầy năm hào tiêu vặt.
    Chồng đáp một câu không thay đổi:
    – Thì lương mình chỉ có thế.
    Nhưng mà một lần, một nhà điền chủ, bạn ông xếp, cần mấy bản họa đồn điền của mình. Anh nhận làm công việc phụ kia, càng cắm cúi hơn trên bàn họa, và được hưởng món tiền thưởng bốn đồng. Trong bữa cơm chiều hôm ấy, cả nhà nhao nhao lên, phân vân về cách dùng số tiền không mong mà có. Chị vợ thèm ước từ lâu một cái áo dài nâu non. Nhưng thực là lạ kỳ: khi không có tiền, chị ao ước cái áo một cách thiết tha, vậy mà nay cái áo đã vừa tầm túi mình, thì cái thiết tha của chị rơi đi, và tất cả lòng chị bối rối, không còn biết mua gì nhỉ? Sắm gì nhỉ? Hai đứa con làm nũng cơm, chúng nghe bàn bạc những mua cùng sắm, thì cũng vòi mua cái ô tô chạy được và con búp bê nó kêu chút chít ấy. Nhưng anh ta đã có ý định sẵn, cuối cùng anh mới nói:
    – Để ta sắm cái đồng hồ chơi.
    Rồi anh giảng rằng vừa tìm thấy một dịp tốt để mua đồng hồ bằng giá cực rẻ. Hôm họ, ông xếp nhận được một tờ quảng cáo của một hiệu đồng hồ ngoài Hà Nội, hiệu kia, sau mấy lời mào đầu bá cáo rằng muốn bán tống cửa hàng để nghỉ buôn, trình bày tất cả những mẫu đồng hồ còn lại, với một giá “khó tin”. Anh ta đọc trộm tờ quảng cáo và để ý nhất đến một chiếc đồng hồ bàn giấy, mặt vuông, xinh nhỏ như một đồ chơi, cạnh hình vẽ, con số dử mồi 3đ, viết bằng chữ lớn thay cho số 6đ phía dưới bị xóa bằng hai nét gạch thập.
    Anh đã nhiều lần điêu đứng vì thiếu đồng hồ. Khi phỏng chừng sắp đến giờ làm việc, thì hai vợ chồng đều vểnh tai nghe ngóng cái đồng hồ quả lắc của nhà ông Tham bên cạnh. Nhiều hôm anh đến sở chậm và phải lén leo qua cửa sổ để khỏi bị cự. Thằng con đầu được việc lắm: mỗi khi cha nó lồm cồm dậy sau giấc ngủ quá trưa, thì nó rụt đầu vào cổ, lạch bạch dìu xe đạp cha ra đợi ở cổng: anh ta vội vàng khoác cái áo lương rồi chạy ra nhảy lên chiếc xe tàng mà phóng, mặc cho cốt bánh gỉ rít lên cót két đến ghê tai.
    Thế rồi ngay hôm sau, anh gửi thư kèm măng-đa ra Hà Nội. Cả nhà sống trong mong đợi bồn chồn, nhắc luôn miệng đến cái đồng hồ. Anh chồng dự định đặt nó trên chiếc bàn nhỏ cạnh giường, và vợ đã lo trước nhỡ hai thằng con lén nghịch phá hỏng mất thì tiền đâu mà chữa. Hai đứa bé thì luôn mồm hỏi, không biết lần thứ mấy mươi:
    – Ba ơi, bao giờ thì đồng hồ về? Hà Nội chắc xa lắm nhỉ?
    Một sáng, có người nhà Bưu điện bước vào sở anh, một cái hộp dưới tay, và hỏi:
    – Tôi muốn hỏi đây có ai tên là Hoàng Đình Quân?
    Anh hồi hộp đáp: “Chính tôi”, và ký nhận hàng. Đó là một cái hộp giấy uốn lượn sóng, màu vàng tẻ, tấm nắp to bằng khuôn khổ cuốn vở học trò. Anh vừa cắt dây vừa nghĩ: “Nó gói cẩn thận thực. Cái đồng hồ nhỏ xíu mà chịu phí một cái hộp kếch xù”. Bạn đồng nghiệp tới xúm quanh,anh đã khoe từ mấy hôm trước rằng anh sắp nhận được một món quà “đặc biệt Hà Nội”. Anh làm chậm rãi, tay run run, cảm thấy một thú kích thích khi cố kéo dài cái phút nóng biết vật mới mua.
    Cái nắp bật lên, mỗi người giúp một tay thải lớp rơm phủ. Cái đồng hồ hiện ra và anh ta kêu một tiếng ngạc nhiên: nó chiếm cả bề rộng của hộp, không nhỏ nhắn như anh vẫn tưởng. Một người nâng lên, và thấy theo ra cả một cục đồng tròn xù xì sơn đen móc ở đầu một sợi dây xúc xích đồng nói không hết cái dài! Có mặt các bạn đồng sự, anh ta cố giấu thất vọng. Mọi người ngắm nghía đồng hồ. Cái mặt làm bằng mảnh sắt tây vuông, bốn bề trang trí bằng những ô vuông nhỏ xanh và trắng xen kẽ, các cạnh đều bị giập móp trong cuộc viễn hành vừa rồi. Đằng sau là một cái hộp bằng gỗ, nhưng mà gỗ gì, thứ gỗ mềm ải của những thùng rượu, cạnh xước lơm nhơm. Cái hộp hổng mặt dưới, giấu trong lòng một bộ máy không có gì phiền phức, chỉ gồm ba bốn cái bánh xe răng cưa. Có ai lục lọi trong đống rơm lót đáy hộp và lôi ra một quả lắc suýt bị bỏ quên. Quả lắc là một miếng sắt tròn sơn xanh mỏng mảnh và thô sơ như “nắp phèng” của con nít dùng đánh đáo, vành đục hai lỗ để cho xuyên qua một sợi dây thép thẳng dài chừng một gang.
    Viên xếp phòng họa đạc giảng rằng đó là thứ đồng hồ treo nhà bếp. Cả bọn cười nhao, nhắc lại lời khoe món hàng “đặc biệt Hà Nội”.
    Một người hí hoáy treo chiếc đồng hồ lên tường. Rồi cả bọn xúm xít, người lắp quả lắc, người móc cục đồng vào sợi dây xúc xích. Quả lắc bắt đầu xang, và tiếng tích tắc đều đều vang dội trong tim anh sung sướng. Anh dùng ngón tay đẩy chiếc kim sơn trắng để lấy giờ, và nói:
    – Để xem nó chạy có đúng với đồng hồ sở không.
    Nhưng chạy được một phút, quả lắc như hết hơi không kêu tích tắc nữa rồi xang nhẹ dần. Một người nói:
    – Chỗ này thoáng quá, gió thổi bay quả lắc, đồng hồ chạy không được.
    Một người khác pha trò:
    – Thôi hãy để cho nó nghỉ vài hôm đã, vừa đi tàu về mệt mà!
    Anh ta đã bắt đầu nghi ngờ sự mẫn cán của chiếc đồng hồ có cái dáng khổ khổ lôi thôi lốc thốc. Anh nói: “Ông chủ mà về bây giờ thì chết cả bọn. Thôi!” Đoạn hạ máy xuống, cất lại vào hộp, phủ rơm cẩn thận.
    Trưa, lúc về đến nhà, để ngừa trước sự thất vọng của vợ, anh ta vừa đặt hộp xuống bàn vừa khen rối rít:
    – Cái đồng hồ về rồi đây, xinh lắm mình ạ. Nó to chứ không phải chỉ bằng nắm tay như mình nghĩ đâu, nhưng người ta bảo đồng hồ càng to chạy càng khỏe. Cũng không phải đồng hồ bàn giấy, đây là thứ đồng hồ có quả nặng, chạy đều hơn đồng hồ lò xo nhiều.
    Anh lại bịa:
    – Có người bạn trên sở bảo năm ngoái có mua một cái y hệt như thế mà giá những tám đồng.
    Chị vợ ngắm nghía cái đồng hồ, xem chừng không được hài lòng, nhưng không nói gì. Hai thằng con nằm trườn trên bàn, đưa đưa ngón tay trên mặt đồng hồ và kêu:
    – Nhẵn nhỉ! Mà có nhiều chấm xanh, đẹp quá! Ba treo lên đi.
    Cố hoãn cái lúc thử máy đáng lo ngại, anh bảo:
    – Thôi ăn cơm đã. Đói bụng rồi.
    Xong bữa cơm, anh khép tất cả các cửa để ngăn gió, đoạn đóng đinh vào một góc tường kín gió nhất, anh móc đồng hồ lên xê đi dịch lại mãi cho thực ngay ngắn, đẩy kim lấy theo giờ vừa đánh bên nhà ông Tham, rồi tay run run, anh đưa quả lắc. Cả nhà đứng nghiêm trang thành vòng, nhìn. Mắt chăm chăm theo dõi cái xang đưa uể oải của quả lắc mảnh khảnh, anh lo lắng tự bảo thầm: “Này này… nó sắp đứng… nó sắp đứng…”. Nhưng may, lần này cái đồng hồ chịu làm việc hơn. Nửa giờ sau, anh hớn hở xoa tay đi ngủ. Hai thằng con ngước cổ ngắm vật mới, thằng đầu hẹn:
    – Hai giờ kém mười, con sẽ đánh thức ba dậy, nhé!
    Rồi nó đứng rình giờ.
    Chiều hôm ấy thằng bé đón anh ở cửa và báo: “Ba ạ, nó dừng từ lúc bốn rưỡi rồi”. Anh lại loay hoay chữa, xê dịch đồng hồ, áp đầu vào tường nheo mắt ngắm lên xem đã thực thẳng quả dọi chưa, tụt mặt quả lắc xuống một chút. Vợ đứng im lặng nhìn; anh nói, như để tự bào chữa:
    – Nó cũng như người, cho chạy vài ngày mới quen. Đi tàu bị lắc mạnh, máy móc hẳn cũng có suy suyển.
    Chiếc đồng hồ, dường như cảm động vì từng ấy chăm chút của chủ, lại bắt đầu chạy.
    Đêm nằm, anh lắng tai nghe. Có lúc hình như cái máy im lặng hẳn. Nhưng cố sức chăm chú, anh lại nghe tiếng tích tắc đều đều. Rồi hễ anh nhãng ý một chút, tiếng máy lại chìm đi. Anh bèn lặng lẽ ngồi dậy, rón rén đi ra. Dưới ánh đèn con anh thấy quả lắc đứng lặng như tờ. Chiếc kim ngắn chỉ một giờ. Đồng hồ ông Tham vừa đánh bốn tiếng, thì ra tiếng tích tắc nãy giờ chỉ là do trí tưởng tượng của anh tạo nên. Anh lại hý hoáy sửa chữa, nâng mặt quả lắc lên, nắm cục đồng sẽ kéo. Rồi anh ngồi phịch xuống ghế, da toát mồ hôi lạnh, tim bóp chặt trong niềm bi thống.
    Sáng hôm sau, khi đi làm, anh không quên giắt trong mình một cái lọ con, xin được tí dầu máy anh đem về tra vào những cốt bánh xe, thò giẻ quấn đầu cây tăm lau chùi. Thấy vợ đứng nhìn, anh xấu hổ làm sao ấy và cố tỏ vẻ tin chắc ở kết quả việc mình làm,anh nói:
    – Máy cũng như mình,nó cần dầu như mình cần cơm, có thì mới làm việc được.
    Quả thực lần này cái đồng hồ chạy thông. Có điều nó chạy hơi chậm, mỗi buổi tụt lại mất năm phút. Anh ngoắc vào cục đồng hồ, cho nặng thêm, một cái đinh ốc chẳng biết nhặt được ở đâu. Máy vẫn chưa chạy đúng, anh lần lượt thử buộc vào dây xúc xích một con dao nhíp, mấy hòn bi rạn, cho đến khi anh thử treo một cục quặng xin của thợ rèn, thì chiếc đồng hồ không chịu nổi, chệch đi và quả lắc đứng dần.
    Anh không biết làm thế nào nữa. Chị vợ đã chớm lời trách móc:
    – Đã bảo của rẻ là của ôi mà.
    Anh đáp:
    – Cứ để nó chạy cho quen máy. Để xem vài hôm nữa nó chạy có đúng hơn đồng hồ ga không!
    Và từ đó, anh bắt đầu gian lận. Sau giờ bãi trưa anh ở nán lại sở năm phút, rồi thong thả đạp xe về, để kêu lên: “Đấy, tính xem, tôi đi mất mười phút, thế là bây giờ vừa mười hai giờ mười”. Rồi trưa đó, thừa lúc không ai để ý, anh đẩy kim tới thêm năm phút. Buổi chiều anh cũng dùng mưu như thế. Anh ta cứ lắp đi lắp lại, bộ hả hê: “Gọi là cứ đúng ngăn ngắt! Đúng ngăn ngắt”.
    Chị vợ nghi ngờ, hỏi:
    – Thế sao vẫn cứ chậm hơn đồng hồ nhà ông Tham?
    – Bì sao được! Người ta ông này ông nọ, đến sở chậm nửa giờ cũng chẳng sao, nên cứ mặc đồng hồ chạy phăng tê. Đồng hồ bên ấy chả đúng!
    Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, anh lại lén lút đẩy kim tới thêm mươi phút, được trừ hao vậy rồi, giờ sáng mai sẽ đúng.
    Lâu dần, anh quen với công việc gian lận ấy, mà anh làm trọn không một lần sao nhãng, như một nghi lễ tôn giáo.
    Rồi anh thuộc lầu cả tính nết của cái đồng hồ. Nó có một tật xấu: dễ cảm. Mỗi khi trời muốn trở mưa, hơi ẩm luồn từ mặt dưới tổng hổng của hộp gỗ, làm rít bánh xe, và anh nghĩ: “Hừ hừ, mày lại định làm biếng đây. Thế thì tối nay tao phải vặn thêm đến mười lăm phút”. Trái lại khi trời hanh ráo, quả lắc xang đưa lẹ làng, anh biết chỉ cần ăn gian mỗi buổi từ hai đến ba phút là đủ lắm.
    Và chiếc đồng hồ sống sung sướng trong gia đình nhỏ ấy, được ông chủ ân cần săn sóc như cha, đúng hơn, như mẹ, như một người mẹ càng thương yêu con vì đã cứu nó qua nhiều bệnh hoạn, đã cướp nó khỏi tay thần chết, đã cho nó sự sống hơn một lần. Cái máy không ngừng chạy nữa, chỉ õng ẹo một đôi khi trở trời, như đứa con cưng mới hơi váng đầu sổ mũi đã làm nũng mẹ."
     
    Dung nongdan, Ngoc2 and hoang964 like this.
  8. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Bác viết hay quá làm em cũng bị ngứa lưỡi theo !! :)

    Có thể nói là đề tài tranh luận về cảm nhận âm nhạc/ âm thanh sẽ không có hồi kết vì lịch sử đã chứng minh, kể cả ở cấp độ cao nhất - giữa những nhà soạn nhạc thiên tài của nhân loại. Đơn cứ như trong lĩnh vực thanh nhạc, R. Wagner bắn phát súng đầu tiên.

    Cuối thế kỷ 18, Rossini rồi Donizetti và Bellini "phát minh" ra bel canto, kỹ thuật cơ bản nhất là head voice (sử dụng khoang xoang). Nếu lối hát "con người" chỉ sử dụng giọng ngực (chest voice), tức làn hơi được đưa thẳng từ ngực qua thanh quản và thoát ra miệng thì head voice đưa cả làn hơi nên khoang xoang và ra đằng mũi. Nhưng vậy, các Diva/Divo có thể nhiều gấp đôi không gian thể hiện so với "con người". Xa hơn nữa, nếu sử dụng các cách kết hợp với chest voice thì không gian cho các "nữ thần" trở thành không giới hạn. Điểm khác biệt nhìn bằng mắt thường rõ nhất chính là khẩu hình. Lối hát "con người" dùng khẩu hình bản năng (khẩu hình đóng) - mở miệng ngang và hẹp; trong khi vì head voice, lối hát "nữ thần" dùng khẩu hình mở - mở miệng theo chiều dọc và lớn ... Đây cũng là lý do Bel-canto không dùng mic hay bất cứ sự hỗ trợ nào từ các thiết bị điện tử công nghệ..

    Là một hiện tượng vô cùng đặc biệt trong nền âm nhạc classic thế giới, sự xuất hiện của Richard Wagner (1813 - 1883) đã gây nên rất nhiều sự tranh cãi trong suốt thế kỷ 19, kéo dài cho đến tận bây giờ và không biết bao giờ mới chấm dứt. Thay vì tất cả mọi thứ trong vở opera như kịch bản, lời thoại, các yếu tố sân khấu.. sinh ra chỉ để phục vụ âm nhạc thì quan điểm của Wagner lại ngược hẳn lại - tất cả mọi thứ từ âm nhạc, lời ca... chỉ để phục vụ cho một kịch bản có sẵn mà thôi. Hay nói một cách ngắn gọn, trong opera của Wagner, âm nhạc phục vụ tính kịch thay vì tính kịch phục vụ âm nhạc. Lối hát "kiểu Wagner" ra đời, trong đó, ca sỹ chủ yếu chú trọng vào việc thể hiện cảm xúc (aka tính kịch) thay vì kỹ thuật thanh nhạc (theo lối hát bel canto). Xu hướng này được tầng lớp trung lưu đang nổi lên sau cách mạng dân chủ ở Châu Âu ủng hộ và phát triển mạnh mẽ. Họ muốn một tiếng hát hướng thẳng tới tâm hồn họ, diễn đạt tình cảm của họ chứ không phải tiếng hát dẫn dắt tâm hồn họ, truyền tải tình cảm của chúa trời để xoa dịu những nỗi đau trần thế mà họ đang chịu đựng. Và Wagner đã chiến thắng trong suốt gần 100 năm. Chỉ đến khi một ngôi sao của trường phái Wagner - Maria Callas - bất ngờ phản bội, chuyển hướng sang Bel Canto, vực dậy trường phái nghệ thuật hát đẹp này và trở lại vị thế áp đảo trên sân khấu âm nhạc classic. Maria Callas không phải giọng ca xuất sắc nhất lịch sử thanh nhạc Bel canto nhưng bà được công nhận là La Divina tối thượng của làng nhạc Classic vì sự phản bội đó.

    Cho đến ngày nay, các môn đệ của Wagner đã phủ sóng khắp thế giới và chiếm lĩnh hầu hết các bảng xếp hạng của loài người với Rock, metal, pop, hip-hop, jazz, rap, bolero Việt... Tiến bộ công nghệ càng làm ưu thế của họ áp đảo bởi ai cũng có thể trở thành ca sỹ cả, chỉ cần có ý tưởng là đủ. Ở đó, người nghe có thể tìm thấy một phần nào đó của bản thân, đối diện với "cái tôi" và thỏa hiệp với nó. Các tín đồ của Rossini cũng không thua kém khi thủ vững sân khấu classic. Ở đó, Diva/ Divo vẫn miệt mài dùng lối hát kỹ thuật vượt ra khỏi "giới hạn của con người" để truyển tải những thông điệp của nghệ thuật, qua đó chắp cánh cho tâm hồn người nghe thoát khỏi thế giới hiện tại, còn du hành đến đâu thì tùy vào khả năng cảm nhận của từng người.



    "Khả năng cảm thụ" âm nhạc của chúng ta cũng vậy, có cả phần tự nhiên và phần nhân tạo (do rèn luyện, học tập, trải nghiệm... mà có). Do đó, em nghĩ rằng đánh giá là cần thiết nhưng phải có tiêu chí rõ ràng, có đối tượng (bản nhạc, loại nhạc..) cụ thể. Cá nhân em nghe theo cả 2 trường phái. Khi mệt mỏi, đầu óc cần thư giãn thì em nghe symphonic metal, jazz, nhạc Việt (kể cả cái người ta gọi là bolero), opera kiểu Wagner. Khi đầu óc thoải mái, khỏe mạnh cần "thiền", thăng hoa thì em nghe classic/ Bel canto. Em cũng luôn có 2 hệ thống cho 2 trường phái trên. Với hệ thống thứ nhất, dây dợ không ảnh hưởng nhiều, miễn là đừng dùng dây quá tệ. Với hệ thống thứ 2, dây dợ có ảnh hưởng mạnh hơn nhưng chỉ cỡ 10% so với ảnh hưởng của các thành phần khác như bản thu, phần mềm, đầu phát, linh kiện (CPU, RAM...) nên đầu tư vào dây dợ không phải là giải pháp hay trừ phi đã đạt đến đỉnh điểm của những thành phần khác.
     
    Last edited: 23/8/22
    Thanh Tam, 666, Wilson Fans and 6 others like this.
  9. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.094
    Likes Received:
    1.077
    Trong một thị trường cạnh tranh toàn diện thì các thông số kỹ thuật, định luật xyz đó là việc của các nsx. Việc của ta là kiếm tiền, trãi nghiệm và để tâm hồn, lỗ tai mình đánh giá giá trị sp. Thật vô nghĩa khi các thông số kỹ thuật tuyệt đẹp không mang lại cho ta cảm xúc tốt đẹp về bản nhạc.
     
    Thanh Tam and Wilson Fans like this.
  10. ttn

    ttn Approved Member

    Joined:
    18/1/08
    Messages:
    29
    Likes Received:
    44
    Rất chính xác đó bác. Audio là để chơi, hưởng thụ, trải nghiệm, sướng...nhiều lần khi nâng cấp các cái chứ đòi phân tích tại sao thì..chả hiểu gì về audio rồi. Trong các phụ kiện thiết bị audio áp dụng rất nhiều cống nghệ cao (tạm gọi thế) mà nếu giải thích thì...tiến sĩ, viên sĩ nhà ta cũng gải đầu chứ mấy cụ kỹ sư thì...có hiểu nổi không??? Mình đã từng đưa vài vụ nhỏ lẻ audio để đố các cây đa cây đề kỹ thuật, công nghệ nhiều nơi rồi..vì mình cũng trong ngành điên tử lâu năm. Audio chỉ là thú tiêu khiển, đừng để công nghệ hành hạ tâm hồn...nghe nhạc. Về dây nguồn, mình cho là ...quan trọng nhất đấy. Tại sao? Dây nguồn tổng, cho AMP, cho nguồn nhạc nó giống như là cái nền nhà í. Nền không vửng chắc, đúng kỹ thuật thì các bác có phết lên dây cao cấp cở nào cũng không thể phát huy chức năng của nó. Mình có 1 dàn mini nội địa Nhật giá trên triệu tí, thay dây nguồn loại thấp Powerline Monster, jack số 8 Viborg China (nhớ đúng chiều nóng nguội) là đã thấy khác hẳn, nghe như dàn to ấy, tách bạch và đô động tốt hơn nhiều, hết chói sáng,ai nghe cũng ngạc nhiên, huống hồ là dàn to, loa to...nên mình chả hiểu sao lại có dân nghe nhạc mà không thấy tác dụng của dây nguồn, cứ dùng dây theo máy, chức năng nó chỉ để...thử coi máy có ra tiếng hay không thôi. Vì sao? Hãng làm ra thiết bị audio thì chả đầu tư công nghệ chế tạo dây dẩn làm gì, toàn dùng dây phổ thông thôi.
     
  11. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.016
    Likes Received:
    1.016
    Hãng làm ra cái Ampli mấy ngàn Biden nó bỏ cái dây nguồn kèm theo thì mặc nhiên nó ... ko thông minh hơn bác ?
     
  12. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.906
    Likes Received:
    2.580
    Có lý! Thế mà mấy bác DIY thích chọc ngoáy cứ thay tụ tị, trở vài ba triệu bạc cho những thiết bị mấy ngàn biden có thể cũng thông minh hơn hãng bác nhỉ?
     
  13. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.016
    Likes Received:
    1.016
    Vì vậy nên có nói cũng nên nói nhỏ thôi !
     

    Attached Files:

  14. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    ...Loa hi-end Goldmund Apologue Anniversary không dây phiên bản giới hạn chỉ có 25 cặp trên toàn cầu...

    Sớm mai ngồi uống tách trà, đọc bản tin. Công nghệ này thì cũng lâu rồi. Mình chưa nghe trực tiếp, nhưng chắc là "phải như thế nào người ta" mang đi đánh chuông. Xu thế tất yếu. Nhưng chắc còn lâu vì có rất nhiều ông không chấp nhận.
    Đến lúc chịu đèn, chịu chơi và khi đó amply bên trong có luôn nguồn pin, dây nguồn chỉ để sạc và chơi luôn nếu muốn ( kiểu loa kẹo kéo).
    Thế là mấy ông lại quay xe lập topic:

    Pin/acquy có làm thay đổi chất âm ko.

    Cám cảnh.
    Mà gì chứ pin hay acquy là phải đúng chiều, đúng cực, sai là tiêu chứ lúc đó chất gì nữa mà âm.
    Không như AC nói sao cũng được vì thế nhiều ông đỉnh của chóp cho rằng cần phải đúng L-N. Hình như ổ cắm hay dây nguồn người sử dụng đâu thấy ghi gì. Trừ bên trong để làm quy ước.
    Dị nhân thì hiếm, trăm năm có một.
    Ở đâu chứ ở đây đầy, số lượng người nhận ra cho dù là 5cm, dây thì từ 1-10 tr vẫn nhận ra. Dị nhân là đây chứ đâu.
     
    Nagra likes this.
  15. Dung nongdan

    Dung nongdan Advanced Member

    Joined:
    4/9/16
    Messages:
    465
    Likes Received:
    514
    Location:
    Hà Nội
    Lâu mới vào diễn đàn nên hôm nay mới biết bài này, cảm ơn bác sona4x đã cho em được xem lại truyện ngắn này. Trước đây (khoảng 39 năm) em đã được đọc một lần và đến giờ vẫn nhớ.
     
  16. 666

    666 Advanced Member

    Joined:
    13/11/17
    Messages:
    320
    Likes Received:
    201
    Ngoài đời có tài giỏi giáo sư tiến sĩ đến đâu nhưng đúng là comment thể hiện đôi tai trâu tai cây :D
    Lý luận bằng cách lên mạng, tìm mấy cái bài báo blind test, xong kêu đấy cứ bịt mắt blind test là có nhận ra được đâu, mà chả biết blind test hệ thống như nào nguồn nhạc ra sao. Bảo là chúng tôi kiếm người blind test 100/100 cho cụ nhé, sai 1 lần em đền 200chai ok? thì bắt đầu lý luận cái gì mà sai 1 lần là sai hết rồi tai trải nghiệm rồi tôi k thách đố thế này thế kia, má, hệ thống blind test như nào, dây nguồn 100chai mấy sợi, ai cho mượn mà blind test thế, chỉ biết ối giồi ôi với cụ, bố thiên hạ mẹ thiên hạ quen rồi:D. Chơi đến Nagra, FM accoustic rồi cơ đấy, giàu mà kẹt xỉ thế, đến đá bóng thì chân đất nhưng cũng phải mua quả bóng nhựa chứ? còn tử tế thì mua giày, mua đồng phục, thuê sân, cái gì cũng muốn free? giàu thì cũng phải học cỡ Paul Allen - mua luôn cây guitar của Jimi Hendrix về mà chơi, có khi lại hay hơn đấy, mà thôi tự sáng tác luôn đi, cỡ Beethoven Mozart là gì :D
     
  17. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.016
    Likes Received:
    1.016
    Đi đâu cũng chùa, thày bà tá lả ... thấy con rắn nước chui vào miếu nằm là cả đống kéo đến vái lấy vái để, ngọn cây bầu đột biết xoè to như cái hoa mào gà cũng kéo đến thắp hương , bắt được con cua có cái mai bị trâu giẫm bẹp chưa chết , cái mai cua biến dạng cũng cũng vái... chùa tư nhân, tượng tự đục xếp thành hàng thu tiền vái từ cổng vái vào ... Nói chung đặc tính dân mình ưa linh thiêng, thần bí ... Nói toạc móng heo con rắn nước, con cua ... thì lại ko chịu . Dây dẫn nó cũng vậy đó , nói nó là cọng dây điện mà giá 1 củ chắc vợ nó cắt ... t.r.i.m
     
    cuongnh81 and Tuilaai like this.
  18. 666

    666 Advanced Member

    Joined:
    13/11/17
    Messages:
    320
    Likes Received:
    201
    tâm linh cái gì nữa trời? vừa comment xong, giờ thích blind test kiểu gì....ơ kìa, đúng là FM accoustic, lối đi riêng phong cách riêng lại còn biết đặc tính dân tộc nữa cơ.
    Em phải xin phép edit gấp, đặc tính dân tộc cơ đấy, ở 1 đất nước vô thần, 1 trong vài đất nước còn xót lại của cộng sản cơ đấy. Trên thế giới này mỹ anh trung quốc pháp nhật ..... nó lại k tâm linh bằng cơ đấy, đúng là toàn làm thêm rác cho diễn đàn :D.
     
    Last edited: 21/9/22
  19. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    Lại tản mạn,
    Có cmt trên chia sẻ dàn cỏ trên triệu tí... Đã nhận thấy bầu trời vỡ oà cảm xúc, ai nghe cũng nhận ra... Mà ai thì ko rõ. Đó tôi thấy viết thế.

    Lại nói, họ dị nhân rất nhiều người sử dụng dàn khá và rất đắt tiền, có khi vượt tỷ, phòng ốc rất có sự đầu tư.
    Tựu chung ở nhóm này họ tự tin và cho mình tinh hoa. OK điều này tốt.
    Họ hay chê và kích tướng để bên trái quan điểm cho họ xem bộ dàn.
    Khi thấy bộ dàn... Khủng luôn ( có nha, tôi không nêu tên). Họ im và chỉ chê nhẹ nhàng như do phối ghép. Nhưng họ không tha và chờ cơ hội để công kích. Đồ keo kiệt.
    Khi thấy dàn rẻ tiền hơn. Thì thôi khỏi nói ai cũng biết. Tầm này mà Sao nhận ra. Bỏ đi ông ơi.
    Nay có ông dàn mini trên triệu đã nhận ra.
    Vậy cuối cùng ông nào là Dị Nhân trong nhóm Dị Nhân ta.

    Tóm lại, nhà sản xuất thiết bị họ có thể tự làm hoặc đặt hàng phụ kiện cho sản phẩm của mình và họ nói đúng công năng của phụ kiện đó. Gọi là theo máy.
    Vì đơn giản họ là nsx không biết Lừa Dối.

    Hi-End Dị Nhân
     
    cuongnh81, Nagra and Haolq like this.
  20. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.016
    Likes Received:
    1.016
    Bác này ở HN chơi rất khủng, cách đây nửa tháng đưa 2 Clip dàn máy phát khi dùng StromTank và ko dùng StromTank, báo hại anh em Audiophile cả nước cãi nhau ỏm tỏi , toàn cây đa cây đề vào phân tích từng tone nhạc chỉ ra sự hơn kém giữa 2 Clip , hôm qua làm phát thế này các anh cây đa cây đề hố nặng ! Đã thế có bác chuyên xử lý phòng lại nhảy vào phán dàn máy hôm trước nghe giống ca sĩ ngồi trên trần nhà hát xuống !!!'
     

    Attached Files:

    Last edited: 21/9/22
  21. dangkyhai

    dangkyhai Advanced Member

    Joined:
    12/9/14
    Messages:
    1.072
    Likes Received:
    873
    @Haolq
    Chuyện đó thỉnh thoảng trên facebook cũng có, nhưng ngộ cái trên facebook các ông dị nhân ít hơn, nói Ra bị ném đá.

    Ah nhớ rồi, cách đây vài năm cũng có đến mức mod tai...thốt lên, em chịu hết nổi rồi...thế là đóng. ( lý do xạo xạo quá, kiểu Tung Tin gây hoang mang cho người chơi chứ vụ đó tranh luận cũng lịch sự ). Vụ đó tôi cũng cmt. Hình như chủ nhân cũng là fan Yamaha.

    Vnav thì ko có lý do đóng ngoài vi phạm, nhưng phải thừa nhận là rất đông. Của hiếm mà số lượng quá khủng.
    Dàn cỏ hơn tr vẫn nhận ra. Không nhận ra tại dùng dàn cỏ.
    Dàn lúa thì nhận ra. Và phải chơi tầm này trở lên.
    Vậy, có thể có người, có khả năng "thính lực" cao hơn dị nhân "dàn lúa ".

    Tôi gọi dàn lúa là dàn đắt tiền và có đầu tư...
     

    Attached Files:

    Last edited: 21/9/22
  22. lethanhngoc

    lethanhngoc Advanced Member

    Joined:
    21/10/07
    Messages:
    1.094
    Likes Received:
    1.077
    Sợi dây điện thôi mà ai thích thì chơi, k thích dồn tiền qua món khác. Cố chứng minh mình đúng có làm nghe nhạc hay hơn k? Mà sao vài tháng nỗ lực chứng minh, bạn kiếm thêm đc mấy ông đồng minh?
    Cá nhân mình thì chả bỏ dây nguồn tốt đc, đầu tư tới đâu cho vừa vặn thôi, còn nối mát, lọc,...trong phần điện nữa chứ chưa nói tới loa, nguồn, phòng.
    Sân si quá chăng?!
     
    Wilson Fans and Thanh Tam like this.
  23. Haolq

    Haolq Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.016
    Likes Received:
    1.016
    Là forum thì tranh luận phải luôn mở , ko cần phải kiếm đồng mình gì cả bác, mình đã nói trước đây, việc nói quan điểm của mình sẽ giúp cho người cần . Chứ ko tác động và cũng cũng chẳng rủ rê ai được cả . Mình cũng thấy ai quan điểm sao cứ giữ quan điểm đó để tranh luận, cũng ko phải sân si gì hết ... anh có tiền anh cứ xài, anh ko mua dây dùng việc khác . Chứ mấy anh đang tranh luận trên này cũng chẳng dc đồng nào ???? Có cay cú trong đầu thì chỉ tổ hại thần kinh, giận quá mất khôn ra đường đá con chó nó lại cắn cho phát giống câu chuyện ngụ ngôn nào đó ...
     
    lethanhngoc and tranman like this.
  24. TrueHD

    TrueHD Advanced Member

    Joined:
    7/5/19
    Messages:
    1.000
    Likes Received:
    1.290
    Vật dụng (thiết bị) là để sử dụng, không phải để khoe khoang
    Tiền bạc để chi tiêu, không phải để đo lường
    Cuộc sống (cả audiophile và melomane) là để trải nghiệm, không phải để hơn thua
     
  25. hhiepbi

    hhiepbi Advanced Member

    Joined:
    1/7/13
    Messages:
    2.906
    Likes Received:
    2.580
    Có hai kiểu tham gia vnav:
    1- người yêu âm nhạc: chắc 1 điều là trong nhà phải có rất nhiều Album nhạc (kể cả file số), đặc biệt là bản gốc (o cần phải đời đầu hay thuốc độc) nên cũng không đến mức không thể mua dc.
    2- người yêu âm thanh: chắc chắn là ht thiết bị cực tốt mà tốt thì không thể ít tiền dc. Đặc biệt là họ chăm chút tỉ mỉ từng tí một từ đồng hồ điện đến ổ tường, các ổ chia, dây cấp nguồn,… và thực sự không phải ai cũng có thể lên đỉnh dc.
    ….. còn một kiểu là không phải trong 2 kiểu như e đề cập, tự mình suy ngẫm bản thân. Nếu o có 1 trong 2 điều kiện như trên thì e cũng không biết xếp vào đâu nữa. E trong dạng “lòng vòng” này thì phải. :D
     
    nguyenrau2007, nhkvn and kenzoman like this.

Share This Page

Loading...