Kính mong các bác giúp em gở rối tơ lòng. Em vừa mới DIY xong 1 con Prề-ampli và có vài thắc mắc cần các bác cho ý kiến giúp đỡ em: 1. Em dùng nuồn AC: 6.3-0-6.3: 6.3-0AC đốt tim cho đèn 6p14p, 12au7 (đốt tim mắc song song) và 6.3-0 đốt tim cho đèn 6x4. Tổng cộng dòng của nguồn 6.3-0-6.3 là 2 Ampe, như vậy có đủ dòng không vậy thưa các bác vì em thấy đèn sáng hơi mờ mờ và nếu thiếu dòng thi có ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn không nữa. 2. Riêng đèn khuyết đại em dùng 2 bóng 6h30p nguồn đốt tim của em cho 2 bóng mắc nối tiếp bị sụt áp còn 11.8 Volt DC (sau khi nắn), thông số của biến thế là 2Ampe cho nguồn này. Như vậy có ảnh hưởng đến chế độ làm việc của đèn và tuổi thọ của đèn không vậy. 3. Hiện tại áp tại anôt là 89V, katôt là 5.4V (6h30p). Như vậy có đúng điểm làm việc của đèn không nữa. Trên đây là 3 điều em thắc mắc. KÍnh mong các bác giúp em cho ý kiến với.
Em co pm cho bac Via so do mach do. Hien tại em da mod phân khuyech dai: Tro anot la 2.8k, katot la 100 ohm. dong chay cho 1 bong 6h30 la 35mA do bac. Luc nau ap anot la 75V, Katot la 3.4-3.5V. Ia=34-35mA. Chay o che do nay nghe cung kha hay.
Bác chịu khó đanh tiếng việt cho bà con nhờ. PM của bác em không nhận được, nhưng em cũng đoán được lờ mờ, vậy em xin phán kiểu lờ mờ nhé. Vụ dòng và áp đốt tim, không cần phải lăn tăn đèn sáng nhiều hay ít vì còn tùy đèn, bác chỉ cần đo áp đốt tim lại chân đèn nếu thấy sai biệt không nhiều ( cỡ +-10 % ) thì là OK rồi. Dòng cho 6H30 35mA thì tốt quá, nhưng áp anốt 75V là hơi thấp ( bởi đoạn đó đặc tuyến nó hơi méo. Nếu có thể bác tăng áp lên trên 100V tí xíu, nâng giá trị trở Cathod lên cho vừa. Em xin tặng bác cái này tra cho vui : Va (volts) Ia(ma) Vg1(volts) Gm (ma/V, see note) Mu Ra (Rp)(ohms) 50 5 -2.8 7.1 15.2 2100 50 10 -2.3 9.8 15.9 1600 50 20 -1.5 12.3 16.3 1300 90 10 -4.7 8.4 15.3 1800 90 20 -3.9 11.7 16.0 1400 90 30 -3.1 13.3 16.2 1200 120 10 -6.5 7.6 14.9 2000 120 20 -5.6 10.9 15.7 1400 120 30 -4.8 12.9 16.1 1300 120 40 -3.9 13.3 16.3 1200 180 10 -10 6.5 14.5 2200 180 20 -8.9 10.0 15.3 1500 180 40 -7.1 13.3 16.0 1200 250 10 -14.4 5.8 14.4 2500 250 20 -13.2 8.7 15.0 1700 250 30 -12.1 11.0 15.4 1400 250 40 -10.5 12.5 15.8 1300
Đốt tim của đền được chia làm 2 kiểu . Kiểu Châu âu và kiểu Nhật Mỹ . Kiểu Nhật Mỹ được tính theo dòng cố định ( đẳng dòng ) . Còn điện áp đốt tim thì khác nhau Đèn đời cổ nhất có dòng đốt tim là 600mA Đèn đời trung có dòng đốt tim là 450mA Đèn đời mới nhất có dòng đốt tim là 300mA Như vậy trong một cái máy người ta nối tiếp các sợi đốt tóc của các bóng để được điện áp bằng nguồn điện lưới . Thế là không cần BA để đốt tim đèn nữa . Thí dụ ở đây : http://vnav.net/forum/viewtopic.php?t=6412 Kiểu Châu âu thì họ dùng điện áp giống nhau ( 6von3 hay 12v ) nhưng dòng cho mỗi bóng khác nhau ( đẳng áp ) . Trong một máy thì các tim đèn được nối song song với nhau . Đây là tính chất chung . Một số loại đèn đặc biệt thì không theo các chuẩn này
Cảm ơn bài viết của bác nguyendinhvan, nhờ vậy em mới biết được bác đang ở đâu ? Nói như bác thì em nối tiếp bóng 12AX7 với 6CA7 cùng của mỹ, cùng năm sx là OK chứ gì ? Chuyện dòng đốt tim bao nhiêu là do nhà sản xuất quyết định tùy theo công suất tiêu tán của đèn cùng nhiều yếu tố khác nữa chứ chẳng phải theo cái tiêu chuẩn nào đâu nhé.
Đương nhiên , đèn công suất lớn thì cần công suất đốt tim lớn Nói như bác thì em nối tiếp bóng 12AX7 với 6CA7 cùng của mỹ, cùng năm sx là OK chứ gì ? Còn cái vụ này thì phải tra lại sách cái đã Tuy vậy khi thiết kế mạch người ta có thể cấp áp đốt tim cho các đèn tiền khuếch thấp hơn mức danh định . Còn với đèn công suất thì có thể họ cấp áp đốt tim hơi lớn hơn danh định . Thế mới thú vị chứ lại ?????
Bác khỏi phải tra sách làm gì, đương nhiên là không được rồi. Thú thực với bác, lý luận này lần đầu tiên em nghe thấy. Việc có thể cấp áp cao hơn hay thấp hơn áp danh định là phụ thuộc vào từng loại đèn nhất định, do kết cấu của đèn và căn cứ khuyến cáo của nhà sản xuất chứ không phải là do nó thuộc "họ" tiền khuếch hay "họ" công suất. Cũng như cách phân loại của bác về chủng đèn Mỹ Nhật và đèn châu Âu, có lẽ trên đời ngoài bác không ai đưa ra cách phân loại tương tự như vậy. Bác là số một đấy!
Trời ơi, em tưởng bác biết định luật Ohm chứ ? nói như bác thì những đèn Mỹ mà theo cái bác gọi là "đẳng dòng " nếu muốn tăng công suất đốt tim lên thì tăng áp à ? vậy suy ra đèn 2A3 đốt tim có 2V5 sẽ yếu hơn đèn 12SN7 đốt tim những 12V rồi. Càng nói em càng chán bác.
Cái chuyện này thì tranh luận làm gì nhỉ ?? Trường học dạy tôi thế mà Ai cần thì đến chỗ tôi mà đọc sách nhé . Các cụ bảo là : Nói có sách - mách có chứng Không ai bảo là nói có web đâu !!!
Trường học dạy tôi thế mà Ai cần thì đến chỗ tôi mà đọc sách nhé . Các cụ bảo là : Nói có sách - mách có chứng Không ai bảo là nói có web đâu !!! Em thấy nên bình chọn câu nói này của bác nguyendinhvan là câu nói hay nhất trong năm.
đào.... đào..... moi lên -> cho em hỏi tiếp. Hoàn cảnh dùng đèn 6h1P-EB, biến tự quấn ( toàn dùng cở dây to hơn tính toán + quấn thêm vài vòng trừ hao-sụt , FE 32 ): sử dụng 4 bóng trên ( đốt tim 0.6A * 4 = 2.4A ) sơ 220V => 83*8 = 664 vòng + dây 0.5mm thứ 1: 240V => 145vòng * 5lớp = 725 vòng + dây 0.25mm ( sau khi quấn xong đo được ~ 250V ??? chỗ này em hông hiểu tại sao -> mà cũng chả sao vì B+ nhiu cũng được ) thứ 2: đốt tim kiểu nối tiếp -> 28 vòng * 1 lớp => dùng cở dây 1.3mm. Do lúc tính toán để quấn biến thế dự định ~ 9.333V * 1.4 = 13V - 1.2V ( 2 diode) = 11.8V -> mắc nối tiếp tim đèn -> 11.8V / 2 = 5.9V ( gần đạt được điều mong muốn ). Tình trạng điện áp tim đèn: điện áp đo được ko phải trên 9v mà còn ~ 8.7V ??? Dùng diode 4 chân loại ít nhất 8A , ko gắn đèn thì cho ra được ~ 12.2V. sau đó gắn đèn -> đo được 10V -> 10V / 2 đèn = 5V .... đèn vẫn cháy được nhưng hơi mờ tí. Khuyến cáo để sử dụng được của nhà sx 6V đến 6.3V cho loại 6h1p-EB, loại 6h1p thường thì 5.7V-7V. => Điều em cần hỏi mong các bác, các cao thủ, các trung thủ, các thiếu thủ, các chuyên gia, bác nào cũng được.......... giải thích hộ em và cho em lời khuyên. 1. Áp đốt tim thấp có sao hông ?? ( hại đèn như thế nào ) 2. Tại sao em bị hiện tượng sụt áp đến như vậy ??. Dù đã dùng 2 biến áp khác ( chỉ đủ Ampe cung cấp được cho 2 tim đèn ) cũng kô bi sụt đến như vậy. Áp đo được của 1 trong 2 biến thế này là 8.3Vac -> nắn cầu -> vào tim ~ 10.8V => / cho 2 đèn = 5.4V đèn hơi sáng ( không phải hơi mờ như trên ). Cái biến áp mà em đang thắc mắc thì đến 8.7Vac mà qua cầu rồi vào tim lại có ~ 10V. Huhuhuuu, lo quá kô bít nghe hoài có seo hông,.... em đào nhiều topic để xem rồi nhưng vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Em cám ơn rất nhiều
Bác đốt tim AC đi cho nó lành - lỡ còn ù hum tí xíu --> gắn thêm 2 con trở (100ohm*2) nối tiếp , điểm giữa nối mass - xong
Híc, cho em hỏi tại sao đốt tim AC lại lành hơn DC ạ, em đang sử dụng 2mạch ổn áp gồm IC ổn áp và transitor cho ra DC 5V và 6V dùng cho đốt tim đèn nắn và đèn CS. Híc, nếu không lành bằng AC liệu em có phải bỏ cái mạch ổn áp này đi để đấu trực tiếp AC không ạ? (em mới chơi đèn lần đầu nên không rành lắm)
Ặc , làm sao cho ít ù mà lại đơn giản thì làm ? với newbie như em thì chả bít đốt cái nào hay hơn ? các cao thủ bẩu là đốt tim thiếu áp có hại hơn thừa ? con pre em đang lắp : 6H6P - nung tim 6V/AC ; 6X4 + ECL82 (regu) Vh=6,3V/AC => kô ù xì gì cả ?
Anh vui lòng cho em hỏi, anh dùng đèn nắn và đèn công suất gì? Theo em được biết là đốt tim AC hay DC thì tùy loại đèn. Và anh có thể đọc datasheet của đèn mà anh sẽ sử dụng, qua đó anh có thể biết sẽ đốt tim bằng AC hay DC. Happy D.I.Y
Thanks thomas nhé, để em tra Datasheet cho chắc ăn, chúc bác 1 tuần mới công việc hiệu quả. Thân mến!
Đèn mà bác đang dùng là loại đốt gián tiếp nên bác dùng đốt thấp (5vdc) không có vấn đề gì cho tuổi thọ của đèn cả nhưng âm thanh thì sẽ không hay và thời gian để đèn phát xạ hạt điện tử cũng lâu, nên khi nghe bác phải trờ cỡ khoảng 30 phút hoặc hơn nữa khi đèn nóng lên thì lúc đó điểm làm việc của đèn mới ổn định được. Vụ đốt tim đèn của bác không đủ 6vdc sau nắn là do bác quấn BA không đủ dòng khi sử dụng 02đèn cùng một lúc, bác thử ra chợ mua cho em một BA có đầu ra 7.5-9vdc/2AM về đấu thử vào xem có bị sụt không thì bác biết ngay ấy mà.
cám ơn bác bigwall nhiều, em dùng dây 1.3mm -> chịu được Ampe = 3.45 như em nói thì em đã lấy 1 cái biến thế khác ( cũng do em quấn, cũng dùng dây 1.3mm nhưng do lúc háo hức qúa sơ suất chỉ quấn cho 1 kênh ) nên sau đó em đem cất, và cũng đã lấy đúng cái biến thế này ra test ( quất cho 2 kênh luôn ) thì ra được ~ 8.3V -> cầu nắn ( ~ 11.6V ) + gắn đèn vô -> thì sụt còn 10.8x Volt. Vẫn mắc nối tiếp giống cái trên. trong khi cái hiện giờ thì quấn dư lên tí ra được 8.7V nhưng khi wa cầu nắn vào đèn thì lại cũng ~ trên 10V tí, chứ kô phải cao hơn như mong muốn. Còn về " điểm công tác làm việc" ...hìhì... đúng là khi gắn cái biến thế ( cho 1 kênh -> có lẻ do sụt áp ít nên gần điểm công tác tốt ) vào thì cảm nhận tiếng hát ấm và dầy hơn, điều này mới hay nhất mà làm em phải lăng tăng là cứ như có 1 "lực được ép đẩy vào tín hiệu " -cái "chất" nghe gần như "thật" giống như các nhạc cụ hay giọng hát của ca sĩ đều dùng nội lực để phát ra :lol: . Một số nhạc cụ nghe kô khác nhiều nhưng như đàn guitar hay giọng hát ca sĩ thì thấy có lực hẳn ( chất có dầy hơn cũng kô tạo được cảm giác này). Chắc em phải bỏ bớt tụ đệm đi do có lẽ quá nhiều 2* 6800uf rồi gần đến mỗi chân đèn còn thêm tụ 47uF nữa => sụt nhiều chắc do tụ ngậm. Cách thứ 2: gỡ biến thế ra quấn thêm 2 vòng.
Theo lời bác Thomas em đã tra Datasheet của mấy loại đèn đang dùng, trong đó thấy 6SN7 đốt tim 6.3V AC hoặc DC, 5Y3 đốt tim 5V AC, tuy nhiên em vẫn còn một thắc mắc nhỏ mong sự chỉ giáo của các bác. - Theo em bít thì nguyên lý thì đốt tim chỉ là một bóng sợi đốt vonfram như các bóng sợi đốt dân dụng, công dụng của nó là nung nóng bản cực để thuận lợi cho việc phát xạ điển tử. Như vậy đốt AC và DC thì đâu có khác gì nhau, chỉ là sử dụng điện áp cho đúng để khỏi cháy "tóc" hoặc nguội quá đèn không hoạt động và nếu đúng như vậy tại sao lại phải quy ]ước đốt tim AC hay DC Mong hồi âm
Theo em hiểu thì điện áp và dòng điện của nguồn AC nó nhấp nháy theo hình sin nên nếu dùng loại đốt tim trực tiếp thì bác sẽ nghe được tín hiệu của nguồn AC mà mọi người gọi là Hum. Thế còn nếu bóng có sợi đốt là gián tiếp như 6SN7 thì đốt bằng AC về lý thuyết thì sẽ không Hum
Đối với đèn đốt trực tiếp thì sợi đốt là cathod luôn vì dòng điện ac đốt tim tham gia luôn vào tín hiệu -> ù cái chắc. Đối với đèn đốt gián tiếp mặc dù sợi đốt và cathod tách biệt nhau nhưng cũng rất gần, có thể đốt ac không ù nếu gặp may mắn.
Híc, các bác vẫn chưa trả lời thắc mắc của thằng em Em hỏi là đèn nắn 5Y3 thiết kế đốt AC mà em đốt DC có được không??? Vì em lỡ dùng mạch regu cho đốt tim DC rồi