Em nói thiệt mà cụ không tin,em dự là hay đúng lắm. Intel và AMD có cấu trúc khác nhau , cách xử lý các tập lệnh cũng khác nhau , cái dễ thất nhất là độ dài pipeline khác nhau.Như vậy chắc là âm thanh khác nhau rồi. Có cụ nói bỏ vài con tụ trên main đi nghe thấy khác hoặc uninstall một vài phần mềm đi nghe còn khác hẳn cơ mà :lol:
đúng rồi :lol: em bít bác super là fan của "ấy em đi" :mrgreen: nên em ko dám bàn Em thì nghĩ chắc thế này : nếu PC mà được làm tốt làm kỹ như CDP đắt tiền thì chắc chắn sẽ vượt qua CD . Bác nào ko thích phần mềm thêm mắm thêm muối trước khi vào sound card thì nên nghe đĩa xịn chứ đĩa ko bền thì nghe vài tháng là xuống cấp hết , tiếng dở đi nên hết muốn nghe luôn , mà lúc đó mới rip vào vi tính thì càng dở như nhiều nguồn lossless được share trên mạng. cPlay sử dụng SSRC và SoX là 2 resampler nổi tiếng miễn phí chất lượng cao + kết hợp với cMP tiết kiệm tối đa tài nguyên PC
Thế mới bảo là lâu rồi em không dùng đến nên nó lẫn "trứng vịt lộn" hết rồi mà lị! Tiện dịp này ôn lại kiến thức luôn hehe.....
Em nghĩ nguyên tắc hoạt động của bộ đệm buffer mà phải hoạt động theo kiểu lấy hết dữ liệu trong buffer ấy rồi mới đọc buffer lại thì có vẻ không chính xác lắm. Việc thiết kế buffer nhằm mục đích là lúc nào cũng phải có một lượng dữ liệu như bằng độ lớn của buffer để dự phòng chứ quá trình đọc bình thường sẽ không dùng đến dữ liệu trong buffer này chứ! Còn nếu viết buffer mà cứ phải đọc hết theo dạng batch như vậy thì tự ta làm giảm ý nghĩa của buffer mất rồi :!: :?: Ngay cả trong trường hợp nếu phải dùng buffer theo dạng hết một buffer mới được đọc dữ liệu mới vào buffer một lần thì sao ta không viết theo kiểu xin cấp phát 1 lúc 2 vùng nhớ làm 2 buffer một khi một cái được đọc thì cái kia được bổ sung dữ liệu mới. Mỗi lần hết 1 buffer thì ta chỉ cần chuyển địa chỉ sang vùng buffer kia và cứ thế tuần tự hoạt động. Sao tao không làm cách này để vừa đảm bảo tính liên tục lại vừa đảm bảo chiếm ít tài nguyên hệ thống? :roll:
Em thấy giải pháp của cụ Chip là khá hay và tiết kiệm được công sức khi code. Nếu dùng một buffer và dữ liệu luôn được refresh thì tuyệt nhất nhưng đòi hỏi phải có thuật toán có khả năng phán đoán. Em thấy việc loại bỏ thành phần cơ học trong máy tính là không cần thiết và không quá quan trọng. Hiện muốn có 1TB dạng SSD chắc chắn phải ghép nhiều ổ,giá thành thì thật sự không rẻ,không phải ai cũng có thể đầu tư.Hơn nữa với một khoản đầu tư như vậy thì thật không xứng đáng. Tiếng ồn từ ổ cứng phát ra quả thật là rất nhỏ so với âm lượng mà các cụ nghe. Muốn ít ồn các cụ có thể đầu tư vào case ngon ngon một tí thì đảm bảo ki đóng case lại phải dí sát tai chưa chắc nghe thấy tiếng ổ cứng quay.Cầu kì hơn nữa em thấy hình như Western có sản xuất một số đời HDD có platter nhỏ,như vậy sẽ ít ồn hơn.
Có đồ cứng để chơi rồi, giờ đến cái phần mềm. Theo các bác thì nên rip cd theo dạng nào: wav hay flac? Thấy trên mạng họ nói chất lượng flac = wav, trong khi flac đã bị nén còn wav thì không bị nén?? Đúng vậy không?
@pc_chip: em nghĩ bác nên dùng thử Amarra xem sao. Chất âm nghe rất mượt mà, ... (em không biết nói tiếng audiophilean ). Có rất nhiều thread đặt nghi vấn đề khả năng hoạt động/giá cả của Amarra nhưng tụ chung lại thì hãng Sonic Studio muốn người dùng sử dụng thử rồi nếu thấy hay thì mua. Họ không nói rõ rằng mình làm cụ thể thế nào vì không muốn có một công ty khác trong vòng vài tháng làm "reverse engineering" để tạo ra một sản phẩm cạnh tranh với họ.
Hi hi, đọc kĩ các bài viết về player, CPU, ... của mấy bác thì em lại có thêm một "sáng" kiến dzi nè: các hệ điều hành đều dùng thuật toán Round Robin để xoay vòng các tiến trình (process). Nếu khoảng thời gian xoay vòng thấp thì việc xoay vòng giữa các tiến trình sẽ nhanh hơn nhưng lại bị kẹt ở việc xuất/nhập do phần cứng không đáp ứng được. Ngược lại, nếu khoảng thời gian xoay vòng lớn thì các tác vụ sẽ xoay vòng chậm nhưng khác phục được vấn đề truy cập xuất/nhập giữa các tiến trình ... Do đó không nên chỉ thử viết phần mềm mà phải viết lại hệ điều hành luôn (hay là biên dịch lại kernel của Linux để customize cái vụ định thời xoay vòng này ). Khi này ta hoàn toàn kiểm xoát được từ cốt lõi. Sau đó mới viết phần mềm phủ lên trên Thật ra cái khoản delay mà ta bàn tới chỉ xảy ra với các CPU "có tuổi" thôi chứ từ core 2 duo, core 2 quad trở lên đến core i7, ... thì việc cpu decode file nhạc không có gì là nặng nề để dẫn đến việc trễ. Vấn đề lớn nhất nằm ở khả năng đáp ứng I/O của đĩa cứng và hoàn toàn có thể khắc phục với SSD hay thiết lập RAID-0. Ngoài ra chỉ cần hệ thống có ít nhất 4GB trở lên thì I/O không phải là bottleneck nữa (nhất là với audio). Nếu như ta không chạy quá nhiều chương trình cùng một lúc thì một file nhạc 96kHz/24-bit khoảng 130MB chỉ cần 3-5s đã nằm gọn trên RAM rồi
Hi hi, Bác lại làm em thêm tò mò. 8) Đêm qua giờ em đang kéo chú Kalyway 10.5.2 (do trên trang chủ của cái OSx86 nói cái này đã test tương thích với Acer 2920) qua Torent về. Kéo xong em sẽ tìm cách cài chú này trước rồi tìm cách up lên 10.6. Vừa kéo vừa học các trang về Hackintosh. Hy vọng có thể sớm cài xong Snow Leopard để thử với Amarra xem thế nào! :wink:
Phần biên dịch lại hệ điều hành em nghĩ cũng không thật sự cần thiết. Như bác cũng nói, với máy tính không chạy nhiều tác vụ cùng lúc thì việc trễ do CPU không phải là vấn đề mà vấn đề nằm ở khả năng đáp ứng I/O của ổ cứng. Nếu chỉ vì cái hạn chế về I/O này thì thật ra việc buffer vào RAM đã có thể giải quyết được một cách đơn giản rồi còn gì! Nếu nói về tính Realtime (thời gian thực) thì chắc tất cả các bác đều quen thuộc với quá trình Burn một cái đĩa CD hay DVD. Với tốc độ quay của đĩa CD và tốc độ của tia laser thì việc đảm bảo cấp dữ liệu cho đầu ghi có vẻ còn quan trọng hơn nhiều so tính liên tục của việc giải nén âm thanh. Các hãng làm đầu ghi họ giải quyết vấn đề này bằng buffer rất tốt mà mãi đến gần đây cũng chỉ cần dùng buffer của ổ ghi CDRom hay DVD-Rom lớn lên đến 2MB (trước đây thường chỉ 512KB mà vẫn tốt) Em đang thắc mắc là liệu có phải do ta đang quá quan trọng hóa vấn đề lên theo kiểu Audio phi lê hay không! hihi.... :lol:
Em đồng ý hai tay với bác về khoản "trầm trọng hóa vấn đề". Chơi âm thanh là một thú vui nên có rất nhiều cách định nghĩa "thú" và "vui" vì mỗi người mỗi khác mà. Hồi xưa em có dùng bản Kalyway 10.5.2 cho cái desktop nhưng thấy cực khổ mấy vụ update. Nói chung là cảm giác thoải mái sử dụng khác hẳn so với khi dùng cái MBP. Vài tuần trước em có cài máy cho bạn, em thấy bản iDeneb hỗ trợ cả AMD và Intel có vẻ hay hơn (ở điểm ít can thiệp vào bản gốc cũng như hỗ trợ update nhanh, tiện lợi).
Hic hic, bác nói sớm cho em chút xíu nữa thì đỡ cho em biết mấy! Em cũng có cảm giác là cái Kalyway 10.5.2 nó hơi bị cũ rồi nên có lẽ nó sẽ khó sử dụng. Vì thế, em lại đang kéo bản iPC 10.5.6 về đây ạ. Em thấy họ sắp xếp về mức độ hỗ trợ phần cứng thì tốt nhất là iPC rồi đến Kalyway, iDeneb thì hình như hơi kén. Hay là bản bác cài là bản mới nên giờ đã hỗ trợ tốt hơn rồi cũng nên! Kiểu này chắc để em kéo nốt bản ấy về cho đủ bộ rồi tính! 8)
Nếu bác muốn dễ dàng trong việc lưu thông tin về bản nhạc và album (tag info) thì có lẽ bác sẽ muốn dùng FLAC. Nhưng dù gì thì nó cũng là một định dạng lưu trữ đã được nén. Có thể lúc này ta không nhận thấy sự khác biệt về âm thanh nhưng có lúc nào đấy mà thấy có khác biệt thì lúc ấy đôi khi ước gì lúc trước mình rip dưới dạng không nén! :wink: Với dung lượng ổ cứng và giá thành như hiện nay thì 1GB ổ cứng cũng không còn quá cao. Để lưu được hết 1GB nhạc không nén chắc ta cũng phải có đến hơn 1500 CD không nén rồi. Vấn đề còn lại chỉ là với wav, ta không lưu được tag info mà phải lưu dưới dạng folder và file name mà thôi.
Bẩm cụ Cvision123 và các cụ "Ai Ti Ô Phi Lê", tranh thủ hôm qua giờ nghỉ lễ em cài chú Hackintosh này vào cái Laptop Acer để test thử cái Amarra vì các cụ làm em tò mò quá xá cỡ. Đây là cấu hình lúc chạy thử: Kết quả là không nằm ngoài dự đoán của em. Dù Amarra bỏ qua được Core Audio nhưng khi kết hợp với con sound card của em dùng kết nối Firewire thì có vẻ chả phát huy được tác dụng gì. Lý do là tín hiệu vào và tín hiệu ra đều đồng thời có thể set như nhau là 44.1kHz chứ chả phải qua bước chuyển đổi tần số mẫu nào để thuật toán gì đấy của Amarra có dịp phát huy. Về âm thanh thì giờ em đã hiểu cái sự mượt mà mà các bác muốn đề cập đến ở đây. Phần mềm Amarra làm mất rất nhiều chi tiết ở dải cao (ví dụ khi nghe ca sỹ hát thì những tiếng ssss.... ở cuối từ trờ nên rất nhẹ!) Ở đoạn mid thì đúng là tiếng của Amarra nghe rất dễ chịu và ngọt ngào (theo kiểu của đèn DHT) Phần tiếng bass thì hơi nhiều quá (có lẽ do mất khá nhiều ở phần treble) Tóm gọn lại là nghe không thể bằng dùng Foobar với ASIO plugin và dùng sound interface 100% hỗ trợ ASIO. Em nghĩ với các sound interface hay sound card không hỗ trợ ASIO thì có lẽ dùng Amarra sẽ tốt hơn là dùng trực tiếp kiểu Kernel Streaming hay WASAPI. Giờ thì em nghĩ là đã hiểu sao vì Amarra được nhiều người chơi nhạc từ máy tính đánh giá cao: phần lớn họ không dùng thiết bị dùng đèn điện tử trên hệ thống (thường dùng bán dẫn, Class D, Class T,...) nên Amarra giúp làm dịu đi sự sắc bén của các thiết bị ấy, mang lại âm hưởng ấm áp cho toàn hệ thống. Với những bác chơi amply hay preamp hay DAC dùng đèn điện tử thì dùng Amarra không hợp lắm! Âu cũng là một kiểu phối ghép hệ thống chăng! :lol:
Các bác cho em hỏi. Tại sao không chạy được xxhighend trên Laptop dùng Cardsound onboard realtek ? Em đã thử cài các version khác nhau nhưng tiếng không ra loa. Mặc dù xxhighend đã chạy rồi. Khi em dùng foobar thì chạy 1 lúc tiếng nó cứ nổ lụp bụp rất khó chịu. Dùng Winmedia là ok nhất, không có tí lỗi nào. Nhưng chất âm không không thể bằng 2 chương trình kia được. Cám ơn các bác nhiều
WMP mà chơi không có lỗi tí nào trong khi các chương trình kia có lỗi thì bác thử kiểm tra lại việc thiết lập các thông số về kiểu xuất âm thanh trong các chương trình ấy (waveout hay direct sound hay Kernel Stream hay WASAPI?) Bác không cho biết thêm thông tin gì mà hỏi thế này thì làm sao các bác khác vào hỗ trợ được! :?: Bác hỏi thế này giống như gửi SMS cho người bạn và nói: "tự nhiên cái máy tính của mình bị treo! Bạn chỉ cách giải quyết với!" :?:
@Bác Chip, Bác chưa bật cái nút EQ. Click nút "EQ" nó sẽ mở lên thêm một thanh bar "Amarra EQ" điều chỉnh như cái thanh bar "Amarra" điều khiển. Để Default nghe thì nó sẽ tự đặt "Amarra EQ" ở "Bass Boost" do đó bass hơi nhiều ? Với thanh bar Amarra EQ này ta có thể chỉnh âm lượng ở các dải tần.
Hix.Cụ Chip review làm em tò mò ghê. Phần nghe với Sound Chip không hỗ trợ ASIO em thấy cụ review chính xác rồi.Đúng là tiếng nó mềm và ngọt hơn. Đợi khi nào em test với Kotex xem có giống cụ ko.
@Bác Danthanhpho, cụ Xúp lơ nói đúng đấy ạ! Khi test các phần mềm thì em đều cố không dùng đến các hiệu ứng của DSP như kiểu bass boost hay EQ,..... để xem cái phần mềm ấy nguyên bản hoạt động thế nào. Đấy là lý do em không bật tính năng EQ. Em không thích can thiệp vào tín hiệu âm thanh bác ạ! Em đang thắc mắc là liệu có phải do chạy trên Hackintosh chứ không phải chạy trực tiếp trên MAC nên không hiểu cái layer làm trung gian ở giữa nền PC và hệ điều hành Mac OSX nó làm giảm giá trị của cái phần mềm vốn rất được đánh giá cao này hay không! Chẳng lẽ em lại phải mua hẳn một cái máy MAC chỉ để test và kiểm chứng! :wink: Em chỉ sợ là kết quả nó không khác nhiều với chạy trên Hackintosh thì "amply vô địch" cho em ra đường mất! 8)
@bac Chip, Chạy trên Hác hay mác em nghĩ chắc cũng tầm tầm vậy thôi. Tại em có sẵn file nhạc wav quản lý bằng Itune chuyên dùng cho cái mod Air Port Express, với cái Amarra thấy có key nên thử cho biết. Nếu phải chi ra thì dùng cái footbar miễn phí cũng vẫn hơn và khỏi phải đổi qua lại Hệ điều Hành (Win/Mac).
Bác thích chạy trên Mac thì donwload bản Snow Leopard 10.6.3 Full Retail về cài vào Update thoải mái khỏi phải xài Hac chi, Em kéo về rồi mà chưa cài được để Em tìm cách khác cài thử xem... Còn các soft playback chắc do cấu hình mổi hệ thống mổi khác nên phải lựa chọn chương trình thích hợp hệ thống quá Bác ui... Theo hệ thống của Em do sáng quá nên chơi Amarra là Em thấy nó hay nhất so với các cái khác....
Bác thích chạy trên Mac thì donwload bản Snow Leopard 10.6.3 Full Retail về cài vào Update thoải mái khỏi phải xài Hac chi, Em kéo về rồi mà chưa cài được để Em tìm cách khác cài thử xem... Còn các soft playback chắc do cấu hình mổi hệ thống mổi khác nên phải lựa chọn chương trình thích hợp hệ thống quá Bác ui... Theo hệ thống của Em do sáng quá nên chơi Amarra là Em thấy nó hay nhất so với các cái khác....[/quote] @phuongthu: ko thấy bác liên hệ mượn cái card wifi nhỉ. Cái hệ thống của bác chip bản thân nó đã như cafe đèn mờ rồi. Nghe amarra mù luôn là phải. Của em hệ thống sáng trưng nghe amarra là vừa.
Khà khà, Hôm bác đến em cho bác nghe bằng DAC1865 xuất âm đèn + preamp đèn + power đèn nên toàn hệ thống của em tiếng nó toàn chất đèn! Khi test các phần mềm này em không dùng DAC đèn và pre đèn mà dùng thẳng Konnekt 48 làm DAC và pre (là đồ thiết kế cho phòng thu mini và dùng toàn opamp) nên tiếng bản thân nó cũng không "đèn mờ" hơn các hệ thống phát dùng receiver nhiều đâu à nghen! 8) Như em đã nói là test để xem các phần mềm này tiếng nó thế nào so với tiếng ra từ transport chứ khoan hãy nói về độ "hay" vốn khá nhiều cảm tính! Theo em phần mềm tốt thì khi phát file wav trên máy tính nó phải không khác nhiều so với phát bằng transport tốt! Sau khi biết được các phần mềm ấy bản chất thế nào thì ta thích dùng thế nào thì tùy thích! :wink: @Bác Phuongthu: em cũng đã định kéo cái Snow Leopard 10.6.x về để thử cài rồi nhưng do cái lap của em nó không được mới lắm và không có cấu hình tương tự với mấy cái máy MAC nền Intel của Apple nên em sợ nó không được support tốt về driver. Khi nào có thởi gian rảnh chắc em cũng sẽ cài thử xem thế nào!