Dự án amply SS cuối cùng!

Thảo luận trong 'Bán dẫn' bắt đầu bởi minhtriet, 3/6/09.

  1. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Tham gia ngày:
    12/2/08
    Bài viết:
    4.527
    Đã được thích:
    5
    Nơi ở:
    Huế
    Chào các bác!
    Em là fan bán dẫn nên vẫn thích các dự án bán dẫn hơn là tube. Lâu nay em đã lắp mấy cái amply gainclone rồi nhưng dù sao chipamp cũng có giới hạn của nó!
    Lâu nay em có ý định lắp một cái amply bán dẫn (SS) hay nhất để mà nghe, sau đó khỏi lăn tăn về diy amply nữa, tuy nhiên schema thì quá nhiều, mà về lý thuyết thì cái nào cũng hay cả nên không biết chọn cái nào.
    Theo suy nghĩ của em mặc dù sơ đồ amply bán dẫn khá nhiều nhưng lắp một cái vừa hay vừa có công suất khá lớn thì không phải đơn giản, vì hầu hết chúng ta đều là đam mê là chính chứ kỹ thuật, kinh nghiệm thì còn yếu, chưa kể thiết bị đo kiểm cũng không có nên để lắp một amply phức tạp mà hay là điều cực kỳ khó khăn. Chưa kể một vấn đề rất quan trọng là linh kiện bán dẫn như sò thì hầu hết là hàng nhái!

    Sau khi tham khảo một thời gian, chủ yếu trên diyaudio.com thì em đã quyết định làm theo mạch kết hợp chipamp lái sò công suất.
    Chipamp được sử dụng là một IC driver rất nổi tiếng của National, đó là LME49810. Trong series các ic driver nổi tiếng của hãng như LM4702, LME49810, LME49811, LME49830 thì IC vẫn là hay nhất cũng như dòng ngõ ra cao nhất cho phép ghép với nhiều cặp sò công suất để tạo ra một kênh từ 300-500w...
    LME49810 là một IC driver rất hoàn hảo với các thông số như sau:

    ■ Hoạt động với dãi điện áp nguồn rộng ±20V to ±100V
    ■ Slew Rate 50V/μs (typ)
    ■ Dòng ngõ ra 60mA (typ)
    ■ PSRR (f = DC) 110dB (typ)
    ■ Độ méo tín hiệu: THD+N (f = 1kHz) 0.0007 (typ)

    LME49810 đã được nhiều cá nhân hay công ty triển khai theo dạng kit và rất thành công khi ghép nối với ngõ ra là mosfet, bjt thông dụng như C5200/A1943, MJL21193/21194, và sò darlington của Sanken. Tất cả đều cho thông số thực tế rất tốt với độ méo rất thấp trong toàn dãi tần và công suất đáp ứng. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là chất âm.
    Sau một thời gian tham khảo, cuối cùng em chính thức lựa chọn sự kết hợp giữa LME49810 và cặp sò Sanken STD03P/N với những lý do sau:
    1. Em rât thích mạch đơn giản, thứ nhất mạch càng đơn giản thì đường đi của tín hiệu là ngắn nhất nên âm thanh tạo ra càng pure :D , thứ hai là đơn giản để ai cũng có thể diy được.
    2. Với việc đưa vào sử dụng sò Sanken darlington, thì tín hiệu tại output của IC sẽ cấp thẳng vào chân B của mỗi sò và sau sò là ra loa. Do hệ số khuếch đại của sò này rất lớn (5000) nên tín hiệu từ ngõ ra IC thừa sức cấp cho sò.
    Trong các trường hợp dùng sò khác thì bắt buộc phải có thêm 2-3 transistor làm driver để khuyếch đại tín hiệu trước khi vào sò công suất, vậy một hệ thống ghép nối 3-4 sò như vậy về nguyên tắc sẽ không đồng bộ, tín hiệu đi qua nhiều tầng nên chắc chắn không tốt bằng 1 sò được tích hợp sẵn.
    Khi triển khai amply dùng sò bjt thì vấn đề quan trọng nhất trong thiết kế mạch là sự bù nhiệt cho sò vì khi nhiệt độ tăng thì dòng qua sò sẽ tăng. Với Sanken thì các diode bù nhiệt đã được tích hợp nên chúng ta không cần thêm mạch bù nhiệt ngoài. Như vậy về tổng thể lựa chọn này sẽ đưa đến một mạch đơn giản nhất.
    3. Sò Sanken có một chất âm rất đặc biệt, vì thế nhiều amply của các hãng như Musical Fidelity, Arcam và một số dòng cao cấp của Marantz cũng sử dụng sò này.
    Dưới đây là một số kit được phát triển từ LME49810


    [​IMG]

    Dự án này đối với em hy vọng sẽ làm amply SS cuối cùng, vì theo em nó có lẽ là amply SS hay nhất trong tầm em có thể diy được.
    Về kỹ thuật thì em cũng biết cơ bản nên chỉ giới thiệu như vậy, các nhận định trên chỉ là ý kiến cá nhân và dựa theo một số thông tin tham khảo, các bác nếu có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn thì nên tham khảo thêm thông tin ở một số forum nước ngoài.

    Thân.
     
    Tags:
  2. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Tham gia ngày:
    12/2/08
    Bài viết:
    4.527
    Đã được thích:
    5
    Nơi ở:
    Huế
    Re: Dự án amply SS diy cuối cùng! :D

    Để cho có phong trào, em kêu gọi các bác tham gia cho vui, cá nhân em sẽ đứng ra lo mấy vấn đề sau:
    1. Lo vấn đề ship hàng cho 2 linh kiện quan trọng nhất là IC LME49810 và cặp sò Sanken. Em sẽ nhờ người ship tại các website bán hàng nổi tiếng của nước ngoài để bảo đảm linh kiện là chính hãng.
    2. Đứng ra đặt pcb bo công suất và bo bảo vệ loa dùng IC.
    Vậy các bác nào muốn đu theo thì cho em biết ý kiến để em lên kế hoạch.
    Tuy nhiên em cũng can các bác không có thời gian để thực hiện, vì mỗi lần làm thì tốn kém mà để treo dự án thì lãng phí rất nhiều :D
    Dự kiến chi phí:
    Một amply cần 2 IC và 2 cặp sò Sanken, chi phí chính xác thì em sẽ báo sau, tuy nhiên dự kiến khoảng 60-70usd
    Phần còn lại là BA nguồn (khoảng 350k) và tụ nguồn, mỗi nguồn +/- yêu cầu cỡ 20.000uf, có thể là 2 tụ 20.000uf cho 2 kênh, hoặc 4 tụ 10.000uf, hoặc có bác khoai Tây chơi 15 tụ panasonic FC 1000uf cho mỗi kênh :D
    Linh kiện chính trên bo công suất thì rất ít, em post schema chính thức cho các bác tham khảo.

    Theo schema này thì công suất mỗi kênh là 60w/8ohm và 120w/4ohm. Nếu mỗi kênh dùng 2 cặp sò thì công suất là gấp đôi.
    Thật ra thì các kit thương mại người ta dùng nguồn rất cao (+/-60v->+/- 100V) nên công suất mỗi kênh là hơn 100w/8ohm. Tuy nhiên em cũng thống nhất quan điểm với các bác diy Tây là nên dùng nguồn thấp (+/-30->+/-35VDC), mặc dù cho công suất thấp hơn nhưng bù lại mạch sẽ rất ổn định, phù hợp với diy amater chúng ta :D
     
  3. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Tham gia ngày:
    12/2/08
    Bài viết:
    4.527
    Đã được thích:
    5
    Nơi ở:
    Huế
    Re: Dự án amply SS diy cuối cùng! :D

    Phần biến áp nguồn yêu cầu như sau:
    Công suất tối thiểu là 200w, thứ cấp có 3 cuộn sau:
    1. 2 cuộn 26VAC nối tiếp dùng tạo ra nguồn +/-35VDC cấp cho sò công suất, tuy nhiên nếu tận dụng BA có sẵn thì 2 cuộn này có thể dùng từ 23-29VAC. Chú ý là đây là 2 cuộn chính nên dòng phải >=4A
    2. 2 cuộn 33VAC/0,5A riêng biệt để nắn 1 hoặc 2 cầu diode cho ra nguồn +/-45VDC cấp cho IC. Nếu bác nào muốn làm mạch ổn áp cho IC thì 2 cuộn này phải là 37VAC.
    3. 1 cuộn 9-12VAC/0.2A dùng cho mạch bảo vệ loa.

    Phần tản nhiệt thì không yêu cầu cao, chỉ cần từ gấp rưỡi đến gấp đôi so với LM3886 là ok.
     
  4. niubai68

    niubai68 Advanced Member

    Tham gia ngày:
    14/11/08
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    53
    Re: Dự án amply SS diy cuối cùng! :D

    em thì là fan cả tube lẫn ss, nhưng khổ nỗi chẳng biết tý kĩ thuật nào, chỉ biết hàn thôi. Diy thật thú vị, nếu dễ thực hiện em cũng theo dự án này :D
     
  5. DIY-lover

    DIY-lover Advanced Member

    Tham gia ngày:
    12/8/07
    Bài viết:
    7.338
    Đã được thích:
    87
    Nơi ở:
    TBG - HCMC
    Re: Dự án amply SS diy cuối cùng! :D

    Thím Triết cho Em theo 1 bộ nha, dạo này làm tube mãi đâm ra nhớ bán dẫn :)

    PS: Cái tên dự án thấy thân thương quá nhưng không biết có phải cúng cuồi không nữa :mrgreen:
     
  6. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Tham gia ngày:
    12/2/08
    Bài viết:
    4.527
    Đã được thích:
    5
    Nơi ở:
    Huế
    Re: Dự án amply SS diy cuối cùng! :D

    Hic hic, bán dẫn thì dễ đạt đến đỉnh cao lắm bác à, chỉ có tube là lăn tăn thui :lol: :mrgreen:
    Bác mà đu theo thì em lo quá, sợ rồi bác nào cũng đu theo thì chết mất :twisted:
    Thanks bác nhiều nghe
     
  7. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Tham gia ngày:
    12/2/08
    Bài viết:
    4.527
    Đã được thích:
    5
    Nơi ở:
    Huế
    Hehe, bác là người đầu tiên hoàn thành Pre AD815 mà còn kiêm tốn :lol:
    Thật ra làm cái này cũng dễ như LM3886 hay TDA7294 thôi :D
    Em post thêm mấy cái ảnh cho các bác thấy mạch nó đơn giản cỡ nào :mrgreen:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  8. vuthanh6

    vuthanh6 Advanced Member

    Tham gia ngày:
    31/8/07
    Bài viết:
    803
    Đã được thích:
    66
    Cách đây 2 năm em dự định làm power bán dẫn dùng chip lái Lm4702, khi đó em tìm không ra linh kiện nên đã quay sang làm cái power Nmos35 của bác khoai tây Quasi. Nay bác Minh Triết làm em này thì còn gì bằng. Em xin tiếp tục đu theo chân bác.

    Vấn đề linh kiện và mạch thì có bác Minh Triết lo rùi, như vậy chúng chỉ còn tập trung làm phần nguồn. Bác nào ra tay nghĩa hiệp nhận đặt làm nguồn xuyến nữa là xong! :)
     
  9. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Tham gia ngày:
    12/2/08
    Bài viết:
    4.527
    Đã được thích:
    5
    Nơi ở:
    Huế
    Em cũng vừa nhờ bác Nguyenhanoivn làm xong cục nguồn xuyến cho dự án này với công suất 300W, bác ấy tính giá 350k theo em thấy là khá mềm :D. Nếu các bác ở trong Nam thì có thể nhờ bác ấy làm rồi gởi qua dịch vụ chuyển xe (chuyển chậm) của Tín Thành tốn thêm khoảng 50k nữa.
    Thân.
     
  10. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Tham gia ngày:
    6/3/08
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    23
    Nơi ở:
    HCM
    LME 49810-500W,bác Triết thử ngâm cứu xem.

    Thân.
     
  11. niubai68

    niubai68 Advanced Member

    Tham gia ngày:
    14/11/08
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    53
    quá tốt bác đặt dùm em một cục nhé.
    cảm ơn bác
     
  12. quyetdtt

    quyetdtt Approved Member

    Tham gia ngày:
    24/2/09
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    dự án này trong cũng khả thi đây...........................
     
  13. niubai68

    niubai68 Advanced Member

    Tham gia ngày:
    14/11/08
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    53
    trong Nam có ai đứng ra lo vụ BA thì tốt quá
     
  14. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Tham gia ngày:
    6/3/08
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    23
    Nơi ở:
    HCM
    >>>300W
     
  15. nhanguyen007

    nhanguyen007 Approved Member

    Tham gia ngày:
    21/8/06
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Nơi ở:
    Cantho
    Hay quá, bác cho em tham gia với, thử làm một cái amp đầu tay xem thế nào.
     
  16. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Tham gia ngày:
    6/3/08
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    23
    Nơi ở:
    HCM
    Bác Triết xem lại Schematic này.

    2 con STD n và p chứa tổng cộng 6 con diode thêm 1 biến trở 200 ohm chỉnh 50%=100 ohm nữa,
    Có gì đó chưa hợp lý chổ này vì 6x0.7=4.2V rồi trong khi chỉ có 4 mối nối BE max cũng chỉ 0.6x4=2.4V???
    Nếu điện trở 820 ohm mắc song song quyết định áp cho Driver thì có thể sẽ không còn tác dụng bù nhiệt.
    Có thể diode là loại gì đó khác chăng,bác thử xem lại datasheet STD xem bên trong nó dùng diode gì?
    Thân.
     
  17. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Tham gia ngày:
    12/2/08
    Bài viết:
    4.527
    Đã được thích:
    5
    Nơi ở:
    Huế
    Chào bác.
    Mạch thì không sai, nhưng bác hỏi vậy thì để em ngẫm lại chứ về lý thuyết em cũng lơ mơ lắm.
    Mạch em định làm sẽ tương tự như cái dưới này, nhưng đổi lại phần input từ balance ra thành bình thường thôi.
     
  18. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Tham gia ngày:
    6/3/08
    Bài viết:
    1.101
    Đã được thích:
    23
    Nơi ở:
    HCM
    Em vừa tìm được datasheet
    STD03N áp rơi 2 đầu diode là 705mV với Id=2.5mA
    STD03P áp rơi 2 đầu tổng các diode là 1540mV với Id=2.5mA
    Như vậy tổng là 2.245V so với 2.4V của 4 mối nối BE vẫn cần thêm điện trở ngoài 100 ohm là OK.
    Có lẽ con STD03P họ vẽ số lượng diode thừa hơn trong thực tế ???
     
  19. thainhnh

    thainhnh Advanced Member

    Tham gia ngày:
    23/10/08
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    3
    Nơi ở:
    Vũng Tàu
    Đọc bài của các bác, máu DIY của em lại nổi lên. Các bác cho em tham gia với.
    Dự án làm PCB và order linh kiện tới đâu rồi các bác ơi!
     
  20. meodenmatlua

    meodenmatlua Advanced Member

    Tham gia ngày:
    12/3/08
    Bài viết:
    832
    Đã được thích:
    4
    Nơi ở:
    Thanh Hóa - Hà Nội
    Bác lại làm khổ em rồi :( , cho em đăng ký 1 suất trước nhé.
     
  21. Sibachao

    Sibachao Advanced Member

    Tham gia ngày:
    21/1/07
    Bài viết:
    688
    Đã được thích:
    4
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Bác tính tổng chi phí sơ sơ xem bao nhiêu, để anh em còn tình toán mà đu theo :)
     
  22. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Tham gia ngày:
    12/2/08
    Bài viết:
    4.527
    Đã được thích:
    5
    Nơi ở:
    Huế
    Ok bác, em tạm tính như sau (không bao gồm chasis, nhôm tản nhiệt và các loại jack :D)
    1. 2 IC + 2 cặp sò sanken: 70
    2. Biến áp nguồn: 350k
    3.Tụ lọc nguồn: phần này rất khó tính, nếu bác nào may mắn kiếm được tụ rả xác thì cỡ 200k, còn mua tụ mới xịn thì cỡ 500k, nếu mua tụ nhái ngoài chợ thì cũng tầm 200k
    4. Linh kiện kèm theo trên bo công suất cũng không bao nhiêu, em tính khoảng 200k
    5. Lặt vặt còn lại: cỡ 200k

    Như vậy tổng cộng khoảng từ 2,2tr ->2,5tr tùy chất lượng tụ nguồn.
    Các bác phải xác định là có thời gian để làm thì nên đu theo, chứ không treo dự án tốn tiền lém :lol:
    Thật ra dự án này làm cũng nhanh, khó nhất là BA nguồn theo em nghĩ nếu bác nào không có thời gian thì đặt quấn cho tiện chứ cái gì cũng ôm thì không biết bao giờ mới xong.
    BA nguồn khu vực HN có bác Nguyenhanoivn rồi, khu vực phía Nam các bác xem có ai nhận làm rồi đặt làm chung cho giá mềm hơn chút.
    Thân.
     
  23. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Tham gia ngày:
    12/2/08
    Bài viết:
    4.527
    Đã được thích:
    5
    Nơi ở:
    Huế
    Hic, em xác nhận đơn đặt hàng của bác, nhưng lúc nào bác hoàn thành AD815 thì em mới giao hàng đóa :mrgreen:
    Khoảng 3 ngày nữa em sẽ chốt danh sách, đến lúc đó bác nào thật sự muốn đu theo thì xác nhận lại cho chắc.
    Thân.
     
  24. addicted

    addicted Advanced Member

    Tham gia ngày:
    4/4/06
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    1
    Nơi ở:
    Rìa Thành Công Bang.
    Bác Minhtriet nghiên cứu dùng thử active PS dùng IRF150 như PF99 cho nó đỡ tốn tiền tụ có phải đỡ khổ cho anh em không ạ.
     
  25. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Tham gia ngày:
    12/2/08
    Bài viết:
    4.527
    Đã được thích:
    5
    Nơi ở:
    Huế
    Mạch này là classAB nên tụ đâu có gấu bác, ngay nhiều bác lắp Gainclone cũng chơi 2x10.000uf rồi nên với mạch này yêu cầu tụ như vậy em nghĩ bình thường.
    Mạch này yêu cầu là 20.000uf nhưng 15.000uf em nghĩ cũng ok.
    Em thì không dám mod mạch đâu, chắc gì dùng phương pháp như bác nói đã hay hơn, em nghĩ trước tiên cứ làm thông dụng đã, còn bác nào thích thì cứ mod :D
    Mạch nguồn kiểu PF99 theo em tiếng trầm sẽ không tốt.
    Thân.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...