Xin chào các bác! Em xin mạnh dạn đưa ra ý tưởng và quá trình tự chế cháo cho mình 1 đôi loa với mục đích thỏa đam mê. Thùng tự đóng lấy theo mẫu ở đây: http://www.frugal-horn.com/FH3.html và có tự ý dựng nó đứng vuông góc lên so với mặt đất, thay đổi vị trí khoét lỗ lắp loa để có thể lắp thêm loa treble. Chả là em mới chế cháo xong chiếc máy in 3d, em muốn thực hiện dự án đầu tiên với máy in 3d là in ra đc 1 đôi loa có thể chấp nhận đc về chất lượng âm thanh chứ ko phải để em yêu khoa học như một số youtuber đã làm chỉ để nó phát ra âm thanh thôi . Và bước đầu em đã tạm gọi là thành công với loa bass nhỏ đường kính 12cm. Em đang cần sự góp ý và hỗ trợ tư vấn thêm của ae yêu môn âm thanh để tiếp tục hoàn thiện ý tưởng cho niềm đam mê của mình ạ! Mong các bác ủng hộ và đóng góp những lời nhận xét cũng như chỉ bảo thêm cho em với ạ! Vài hình ảnh gửi các bác xem qua: Clip em tranh thủ quay lại bằng điện thoại, phần thu âm ko đc tốt nên ko phản ánh đúng chất lượng âm thanh. Sau này em sẽ sử dụng mic phòng thu để thu lại gửi các bác vì giờ em lu bu quá chưa làm clip đàng hoàng đc ạ! https://www.facebook.com/video.php?v=1355061811302007 Em sẽ up tiếp nữa ạ! Thank các bác quan tâm!
Quá ngạc nhiên bác ạ. Công nghệ này sẽ mang lại cuộc cách mạng. chi phí cho nó có cao không bác? vẫn chưa hiểu được nó hoạt động thế nào? chất liệu hoàn thành một củ loa? chúc bác thành công.
- Cảm ơn bác đã động viên. Nếu gọi là chi phí cao thì cũng đc ạ! Nhưng nếu so sánh với những bộ loa có cùng chất lượng âm thanh nhưng độ gấu (âm trầm như có loa sub) và âm lượng ko lớn bằng thì chi phí là bèo bọt thôi bác ạ! - Về vật liệu bao gồm: Nhựa PLA cho máy in 3d in phần xương loa, màng loa, rốn loa. Gân mút và nhện đi mua, nam châm đất hiếm (neodymium hay mọi người quen gọi là là từ neo) mua nhiều viên nhỏ ghép lại, cốt sắt phi 25 thì mua loa tung cửa mới về rã ra chỉ lấy cái cốt và mặt bích để gắn nam châm đất hiếm vô thôi ạ! Coil loa (côn loa) tự quấn và đc tài trợ bởi vỏ các hãng bia lon hoặc phíp tận dụng lại từ coil loa xịn bị cháy thợ sửa loa vứt đi rồi em xin về tái sử dụng .
Tiếp theo là mẫu bự hơn 1 chút, hi vọng tăng cường âm basse với đường thông hơi dài hơn, thể tích thùng lớn hơn. Và đây là 2 mẫu thùng đứng cạnh nhau.
DỰ án sau, chắc bác chơi các mẫu độc lạ , kiểu loa kèn , xoắn ốc này nọ ấy. Tận dụng ưu thế của IN 3D mà thợ mộc nếu làm sẽ công rất cao.Và ko phải ai cũng làm được.
] Hi hi! E ko dự tính in thùng loa đâu ạ! E thích đóng thùng gỗ hơn. Đây là thùng booksell e tận dụng từ các mảnh nhỏ dư thừa, decan cũng tận dụng nốt nên ko đủ đành xoay ngang vân gỗ và miếng đáy e dán màu nhạt hơn do thiếu nhưng mấy ai lật đáy loa ra xem đâu . Ka ka... Rảnh e tranh thủ lôi mic thu âm ra và làm clip test để ae nghe thử nha!
rốt cuộc cái công nghệ 3d của bạn chỉ làm mỗi cái xương loa, cái mà rất rất ít quyết định chất lượng âm thanh của củ loa. Khuyên bạn một câu chi phí là điều quyết định đến thương mại hóa sản phẩm nên có lẽ bạn làm chơi cho vui thì được.
Bạn có vẻ như ko đọc kỹ phần trên thì phải. Mình in 3d toàn bộ nha, màng loa, rốn loa, xương loa, trừ cốt sắt dẫn từ, nam châm neodymium, nhện loa, gân mút và coil loa ra nha. Đối với chất âm của loa thì giá thành đc mọi người cho là rẻ ko hề tốn kém. Và mình muốn mang sự khác lạ độc đáo loa in 3d khác với loa đc sản xuất bằng phương pháp truyền thống. Mẫu thùng mình đưa link ngay ở trên đầu bài đó bạn. Tới đây thì mình dám chắc là bạn ko hề đọc bài viết gì cả ....hic!!!! Mẫu này mình chỉ tự ý sửa lại 1 chút đó là dựng vuông góc lên và khoét lỗ gắn loa bass thấp hơn để lấy chỗ lắp thêm loa treble. Nguyên bản của nó để cho loa toàn dải.
Sau 1 hồi hí hoáy và lấy loa kiểm âm YAMAHA làm chuẩn để so sánh đo đạc đc kết quả như sau: Vạch màu vàng bên trên là peack hold còn vạch trắng là read time (thời gian thực) dải đáp tần của loa ạ! Các bác cứ xem và lấy cái đồ thị màu vàng để đối chiếu và so sánh dải đáp tần của 2 loa nha!
Cùng chung sở thick với bác thớt, nhưng e k có máy in 3d nên đành lấy các khung loa cũ để làm. Xin các bác cho e xin ý kiến
- Thực sự em muốn tạo ra sản phẩm của riêng mình chứ ko muốn coppy lại của các ông lớn trong lĩnh vực âm thanh. Em đã gọi là thành công với loa in 3d vì cứ hoàn thành xong cặp nào là bị hốt mất cặp đó....hic! Mọi người nói rằng âm thanh nghe sạch sẽ, lời hát của ca sĩ rõ ràng, đặc biệt là âm basse và âm lượng vượt xa so với kích thước của loa, giá thành rẻ hơn so với chất âm, rẻ hơn nhiều loại loa truyền thống trên thị trường chứ ko hề như mọi nguời vẫn nghĩ là loa in 3d đắt hơn loa sản xuất bằng phương pháp truyền thống.
Em ko dám phát biểu liều khi nghe gián tiếp qua YouTube đâu ạ! Hi hi! Thực ra để cảm nhận được chất âm của 1 đôi loa thì ta phải nghe trực tiếp, loa phải đc lắp ghép với thùng loa, phải mở đúng loại nhạc là thế mạnh của loa...vv và vân vân. Điều em cảm nhận đc ngay đó là tinh thần và nhiệt huyết đam mê của bác khá là cao. Hi hi!!! Chúc bác có nhiều niềm vui với đam mê của mình!!!!
Mình làm để được giống cũng cần phải tìm hiểu và có được trải nghiệm để rút kinh nghiệm mà bác, không thì người ta diy các mạch có sẵn làm gì. Đấy là replication study
Nếu chọn được vật liệu làm màng loa và in 3D màng sẽ rất đều và cân đối. Màng loa rất quan trọng vì nó quyết định nhiều về chất âm. Thùng loa nữa cũng có thể in 3D, trừ nam châm, cuộn dây, mặt dẫn từ thì kg in đc
- Vâng! Đúng như bác nói ạ! Em vẫn đang tiếp tục trải nghiệm chất âm của loa in 3D với thùng gỗ ván ép. Cần có thêm thời gian để mọi người tới trải nghiệm chứ cá nhân em thì chỉ mang tính bảo thủ, ko khách quan đc bác ạ!
Bác ở đâu vậy ạ? Em hiện vẫn muốn tiếp tục hoàn thiện thêm nữa. Nếu bác ở gần thì có thể ghé nhà giao lưu và mắt thấy tai nghe tay sờ...ka ka rồi quyết định có lấy hay ko? Còn nếu bác muốn lấy về nghịch luôn cho nóng thì em cứ tạm để cho bác 800k/ đôi ạ! Em chưa có ý định thương mại sớm vì còn nhiều vấn đề cần phải cân nhắc để giảm giá thành. Có giảm đc giá thành thì loa in 3D mới dễ phổ biến tới mọi người chứ như hiện tại sản phẩm in 3D vẫn có giá thành khá cao.