Để có âm thanh tốt hơn

Discussion in 'Thư viện VNAV' started by Tuannguyen_71, 24/4/10.

  1. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    851
    Likes Received:
    228
    Location:
    TP.HCM
    Bạn có biết rằng hầu hết hệ thống âm thanh mới chỉ thể hiện được có 50% năng lực? Chuyên mục này, được lược dịch từ cuốn sách Get Better Sound của tác giả Jim Smith sẽ giúp bạn khai thác nốt 50% năng lực tiềm ẩn của hệ thống mà không tốn kém gì.

    Em chỉ lược dịch nội dung nhằm đóng góp cho diễn đàn một topic có chút hữu ích. Để giữ cho mạch bài được liên tục dễ theo dõi, nếu trong các nội dung có điều gì các bác thấy không đúng cần tranh luận xin mở 1 topic tranh luận riêng hay cần ném đá xin liên hệ thẳng với tác giả :) .
    Em hoan nghênh và cảm ơn mọi ý kiến đóng góp về ngữ nghĩa, văn phong nhằm giúp bài dịch hoàn chỉnh hơn (vì e không phải dân kỹ thuật) lẫn những lời động viên, cổ vũ giúp e có tinh thần theo đuổi chuyên mục dài hơi này. :)
    E dịch mà không xin phép tác giả là không đúng luật, nhưng vì là dự án phi lợi nhuận nên chắc tác giả có biết cũng châm chước. Nhưng e giữ bản quyền bản dịch :) Nếu ai muốn sử dụng lại bản dịch của e ở đâu đó cũng với mục đích phi thương mại vui lòng ghi rõ nguồn. Em xin cảm ơn trước.
     
    Tags:
  2. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    851
    Likes Received:
    228
    Location:
    TP.HCM
    Giới thiệu

    Có 2 lý do dẫn đến sự ra đời của cuốn sách hướng dẫn này.

    Lý do thứ nhất là nhiều người, sau khi thấy những kết quả tôi mang lại cho hệ thống âm thanh của họ, đã khuyến khích tôi chia xẻ những kinh nghiệm thu thập được trong suốt 35 năm, với hàng ngàn giờ lắp đặt, tinh chỉnh các hệ thống âm thanh cho các khách hàng cá nhân, các nhà bán lẻ và các triển lãm âm thanh khắp nước Mỹ.

    Lý do thứ hai là tôi nhận thấy, trong khoảng 10 năm gần đây, thói nghiện mua sắm đã thâm nhập vào thế giới audio và cá nhân tôi nghĩ điều đó không tốt cho những người thực sự yêu âm nhạc. Tôi sẽ đề cập đến sở thích mua sắm nhiều lần trong cuốn sách này nhưng trước hết tôi muốn nhấn mạnh 2 điều

    1. Từ năm 1999, tôi đã nói chuyện với hàng ngàn người mua dàn âm thanh và đến thăm nhà nhiều người, những người muốn cải thiện chất lượng âm thanh cho bộ dàn nghe nhạc của họ. Và tôi thường xuyên gặp những người đã mua những thiết bị mới nhất, thậm chí đắt nhất nhưng vẫn không cảm thấy thỏa mãn với âm thanh nó mang lại. Họ luôn nghĩ nâng cấp lên một thiết bị khác sẽ giải quyết được vấn đề, và một đầu CD mới hay 1 ampli khác… sẽ đưa họ đến với thiên đường âm thanh.

    Câu trả lời là: không. Mua một thiết bị mới không thể giải quyết được gì trong 95% số phòng nghe tôi đã đến thăm. Một ampli mới không thể triệt tiêu những định luật vật lý liên quan đến hệ thống và phòng nghe.
    Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ khám phá một số kỹ thuật đã được kiểm chứng, có thể đưa dàn máy của bạn lên một tầm cao khác mà không phải quá băn khoăn về việc nâng cấp thiết bị. Những kỹ thuật này sẽ mang lại hiệu quả, bất kể bạn đang sở hữu thiết bị gì.

    2. Tôi cũng muốn khẳng định là tôi không hề phản đối việc mua một thiết bị audio tốt hơn. Tôi chỉ phản đối việc mua 1 thiết bị, bất kể nó được quảng cáo tốt thế nào, bất kể nó có giá hời đến đâu… nếu nó không có cơ hội thể hiện những phẩm chất tinh túy của nó do bạn không sắp xếp đúng những yếu tố cơ bản để nó thể hiện. Tôi nhất trí với việc mua một thiết bị mới với sự cân nhắc cẩn thận, nhưng chỉ sau khi đã làm cho hệ thống hiện có thể hiện được hết khả năng của nó. Điều đó cũng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn để đánh giá việc nâng cấp có đáng đồng tiền bát gạo. Mua 1 thiết bị mới mà không khai thác được tiềm năng của nó cũng giống như ném tiền qua cửa sổ.

    Hãy dành ra 90 ngày để thực hiện những mẹo và kỹ thuật trong cuốn sách này, nếu bạn không hài lòng với hiệu quả chúng đem lại tôi sẽ hoàn trả bạn tiền mua cuốn sách.

    (Nhưng các bạn đang đọc miễn phí nên không cần lo về chuyện đó :) )

    Về những kiến thức thông dụng của các Audiophile:

    Một vài điều bạn đọc được sẽ trái ngược với những cái được gọi là “kiến thức audiophile thông dụng”, vì vậy xin hãy lưu ý những điểm sau:
    1. Cuốn sách này là nhằm giúp bạn cải thiện chất lượng thưởng thức âm nhạc mà không cần phải mua sắm những thiết bị đắt tiền. Vì vậy chúng tôi bỏ qua hầu hết những “kiến thức audiophile thông dụng”
    2. Tôi cam đoan bạn sẽ tìm thấy những chủ đề mà bạn sẽ tán thành sau khi bạn đã thử nghiệm. Một khi bạn đã thử, bạn sẽ hiểu.
    3. Trong cuốn sách này tôi chỉ đưa ra những mẹo/kỹ thuật có tính thực tiễn cao, có thể tạo nên sự khác biệt đáng kể trong việc thưởng thức âm nhạc của bạn, áp dụng cho mọi hệ thống âm thanh, ở mọi đẳng cấp. Chúng thường có hiệu quả mà không cần phải mua những cọng cáp đắt tiền, bộ lọc nguồn cao cấp hay những phụ kiện tương tự. Tôi không có ý bảo những thứ đó không có giá trị nhưng đó không phải là định hướng của cuốn sách này. Bản thân tôi đã vận dụng tất cả những mẹo này và thành công trong hàng trăm trường hợp, tôi hy vọng các bạn sẽ thấy chúng là những lời khuyên tốt. \

    Mục đích tối hậu:

    Coi như chúng ta đã thực hiện xong mọi điều chỉnh cho hệ thống. Mục đích của chúng ta là gì? Có được âm thanh tốt hơn hoàn toàn không phải là mục đích tối hậu. Đó chỉ là phương tiện để đạt đến đó.

    Tôi từng hỏi hàng trăm audiophile, “Bạn có nhớ những cảm xúc mà bạn có khi trực tiếp tham dự một buổi hòa nhạc? Qua ngày hôm sau bạn có vẫn còn nhớ những cảm xúc đó?” Và tôi luôn nhận được những cái gật đầu, bất kể đó là cuộc đối thoại cá nhân hay trong một buổi thuyết trình. Nhưng điều đó thì có liên quan gì đến việc cải thiện bộ dàn âm thanh chứ?
    Rồi tôi hỏi: “Các bạn có trải nghiệm những cảm xúc tương tự khi nghe nhạc qua hệ thống âm thanh ở nhà? Các bạn có cảm thấy dư âm của cảm xúc âm nhạc vào ngày hôm sau?” Câu trả lời là những ánh mắt hoài nghi, hầu như không ai nghĩ điều đó có thể xảy ra, lại càng không nghĩ đó chính là mục đích tối hậu và hoàn toàn có thể đạt được.

    Đó cũng là mong muốn của tôi đối với những ai đọc cuốn sách này. Cùng với sự hợp tác của bạn, tôi sẽ giúp bạn đạt được những cảm xúc sâu sắc hơn với âm nhạc của bạn.
     
    thanhthai63, Lovamp, tranman and 2 others like this.
  3. Niagara

    Niagara Advanced Member

    Joined:
    10/3/09
    Messages:
    2.331
    Likes Received:
    300
    Location:
    Nhị Hà.
    Cảm ơn bác Tuấn. Đây sẽ là một cuốn sách mang tính định hướng, tham khảo rất hay và bổ ích cho những anh em đã, đang và sẽ chơi audio.
     
  4. loaphuong

    loaphuong Advanced Member

    Joined:
    10/11/08
    Messages:
    116
    Likes Received:
    56
    Một topic rất bổ ích.Mong rằng những điều trong sách dễ làm và có hiệu quả
    Mong hơn nữa là khi topic này kết thúc, chúng ta sẽ ngộ ra điều gì có lợi trong việc nghe nhạc và cho túi xiền của mình nữa
    Thanks!!!
     
  5. swordfish

    swordfish Advanced Member

    Joined:
    7/8/06
    Messages:
    1.401
    Likes Received:
    118
    Location:
    Hà nội
    Lâu lắm mới lại có một topic mà mới đọc qua đã mong được đọc tiếp những bài sau. Rất mong bác chủ topic chia sẻ với diễn đàn để anh em đang băn khoăn bộ dàn nhà mình có được kinh nghiệm tốt hơn và cũng là một cách để diễn đàn chất lượng hơn.
    Chúc bác chủ topic cuối tuần vui vẻ.
     
  6. tuant64

    tuant64 Advanced Member

    Joined:
    2/6/09
    Messages:
    89
    Likes Received:
    2
    Location:
    34/21A Bìnhtây Quận 6 Ho chi Minh City
    Hoan nghênh Bác chủ ,
    Chơi Audio cũng không khác mấy với chơi Cameras ;
    Nikon hơn ? Hay Canon hơn ?!
    Quan trọng hơn mà ai cũng biết là : Một bức ảnh đẹp - được đông đảo Quần chúng ái mộ và có tính xuyên suốt ... đôi khi được chụp bằng một máy ảnh rất ... bình dân !
    Trình nghe nhạc cũng thế , theo Tôi thiển nghĩ gu thưởng thức của mỗi người là khác nhau - thậm chí trong 24h mỗi người trong Chúng ta sẽ có những cảm âm khác nhau trong cùng một bài nhạc mà Chúng ta từng dày công sưu tầm .
    Vì vậy , theo Tôi ; tùy theo từng không gian của từng cá nhân - và bộ dàn mà Mình có được , sẽ là những mốc thời gian đáng nhớ trong hành trình đi tìm chất âm hay nhất cho mỗi cá nhân trong Chúng ta .
    Xin mượn một câu thơ của Cổ nhân : Tri túc - Tiện túc - Đãi túc hà thời túc .
     
    Wilson Fans and Võ Hoàng Gia like this.
  7. tantan

    tantan Advanced Member

    Joined:
    2/7/08
    Messages:
    553
    Likes Received:
    2
     
  8. Quangbh

    Quangbh Advanced Member

    Joined:
    23/9/08
    Messages:
    1.940
    Likes Received:
    278
    Tiếp tục đi bác Tuấn,em hy vọng được học hỏi nhiều điều bổ ích từ cuốn sách này.
     
  9. Thangtd76

    Thangtd76 Advanced Member

    Joined:
    13/8/08
    Messages:
    184
    Likes Received:
    11
    Location:
    Hanoi
    Lâu lắm em mới được đọc 1 topic có giá trị. Mong bác chủ tiếp tục.
     
  10. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    851
    Likes Received:
    228
    Location:
    TP.HCM
    Toàn bộ cuốn sách gồm 200 mẹo/kỹ thuật (nguyên văn: tip), trong đó có những mẹo viết cho người mới nhập môn, có những mẹo hướng đến những người đọc có trình độ và kinh nghiệm trung bình trong lĩnh vực audio và có những mẹo dành cho những audiophile giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, về tổng quan, tập hướng dẫn này được viết và minh họa với ít thuật ngữ kỹ thuật nhất trong chừng mực có thể, với mục đích giúp mọi người đọc khai mở tiềm năng hiện hữu của hệ thống âm thanh đang có. Đây không phải là sách mô tả nguyên lý hoạt động của các thiết bị, đã có rất nhiều sách loại đó trên thị trường rồi.

    Người dịch sẽ chỉ lược dịch có chọn lọc các mẹo phù hợp với đa số, số thứ tự của các mẹo được giữ đúng theo nguyên tác. Các phần chữ nghiêng là do người dịch viết thêm. Các bác nào muốn tham khảo toàn bộ xin tìm mua sách gốc trên mạng với giá bìa là 44.5 USD.

    TIP #2: Hãy tin vào chính mình

    Tôi có vô số khách hàng đã trải nghiệm những lợi ích từ cuốn sách này, chỉ có một số ít người không tin rằng có một thế giới khác về chất lượng âm thanh và cảm thụ âm nhạc. Những người này bám chặt vào ý tưởng mua những thiết bị đắt tiền hơn, vài người mua những thiết bị tốt nhất mà tiền có thể mua được và họ nghĩ họ đã đạt đến đỉnh cao của sự trình diễn. Nhưng như bạn sẽ thấy, việc bạn tiêu bao nhiêu tiền và cách bạn làm gì với thứ bạn có là 2 điều hoàn toàn khác nhau.

    Thành thật mà nói, khi mới bắt đầu với những mẹo trong cuốn sách này, hầu hết người đọc không chắc rằng minh có thể nghe thấy sự khác biệt. Nhưng sau đó, tất cả mọi người, không trừ một ai, đều thấy rằng họ có thể và quá trình khai mở năng lực của hệ thống là một trải nghiệm đầy thú vị.

    Chỉ cần bạn áp dụng một số mẹo trong này, tôi cam kết bạn sẽ cải thiện được chất lượng trình diễn của bộ dàn âm thanh và qua đó nâng cao sự cảm thụ âm nhạc của cá nhân.

    TIP #3: Rèn luyện bản thân

    Tôi đã từng thấy những người nhiều tuổi với thính lực khiếm khuyết nhưng vẫn có thể nhận ra những khác biệt tinh tế. Bản thân tôi đã 62 tuổi khi viết cuốn sách này (xuất bản năm 2008). Xét về mặt thể chất, thính lực của tôi thấp hơn những người trẻ trung. Tuy nhiên tôi đã giành được nhiều giải thưởng “Hệ thống âm thanh trình diễn hay nhất” ở nhiều hội chợ, triển lãm và gặt hái được nhiều bình luận tốt về những hệ thống khác nhau mà tôi đã setup. Tôi thường làm việc với nhiều nhà sản xuất khác nhau mà chuyên viên của họ đều trẻ tuổi hơn, và tất nhiên về mặt lý thuyết họ có khả năng nghe tốt hơn, nhưng họ đều đặc biệt muốn tôi đánh giá hệ thống cho họ. Khi tôi ngồi nghe thử hệ thống cùng những chuyên gia trẻ, mà thính lực chắc chắn tốt hơn, thường thì họ không phát hiện ra những điều tôi chỉ ra sau đó.

    Điều tôi muốn nói là bạn có thể rèn luyện đôi tai để nghe được nhiều hơn và qua đó nhận được nhiều hơn từ dàn âm thanh của mình. Đó chỉ là vấn đề kinh nghiệm và biết phải lắng nghe cái gì, hoàn toàn không cần có đôi tai vàng siêu nhiên.

    Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi nghe một khách hàng thuật lại việc anh ta đến nhà bạn bè và họ hàng và làm cho dàn âm thanh của họ trở nên sống động trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Đơn giản chỉ cần vận dụng những kinh nghiệm anh ta đã kinh qua với bộ dàn của của chính mình.

    Học và vận dụng những mẹo trong cuốn sách này, bạn sẽ trở nên nhạy bén hơn với âm thanh từ bộ dàn của bạn với những biến động sau đó của nó.

    Tuy nhiên, bước quan trọng đầu tiên là bạn cần thay đổi cách nghe: từ NGHE đơn thuần qua SUY NGHĨ & CẢM NHẬN _ thay vì tìm nghe “những âm thanh audiophile” hãy tự hỏi “âm nhạc đang cất tiếng như thế nào?”
     
  11. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    851
    Likes Received:
    228
    Location:
    TP.HCM
    TIP #4: Biến việc nghe nhạc thành một sự kiện đặc biệt

    Tôi đã từng viết về ảnh hưởng mạnh mẽ mà một buổi hòa nhạc trực tiếp mang lại. Tất nhiên hầu hết ảnh hưởng đó là do âm nhạc. Nhưng còn một khía cạnh khác: bản thân việc sửa soạn đi đến một buổi hòa nhạc đã là một sự kiện đáng nhớ.

    Tôi nhận thấy rằng khi các khách hàng của tôi (và cả chính tôi nữa) sắp xếp một khoảng thời gian dành riêng chỉ để nghe nhạc, làm cho khoảng thời gian đó trở thành một sự kiện đặc biệt trong đời sống thường nhật, thì tác động của âm nhạc thường mạnh mẽ hơn nhiều so với việc bật dàn âm thanh một cách ngẫu hứng.

    Không, tôi không định bảo bạn đừng nghe nhạc một cách ngẫu hứng nữa. Tôi chỉ gợi ý bạn thi thoảng hãy lên lịch cho một sự kiện đặc biệt. Tôi đoán là điều đó sẽ đem đến sự khác biệt cho cuộc sống của bạn.
     
    Lovamp, dinhvan52 and Wilson Fans like this.
  12. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    851
    Likes Received:
    228
    Location:
    TP.HCM
    TIP #5: Dành một không gian riêng để nghe nhạc

    Ngày nay, nhiều người yêu nhạc có những hệ thống tích hợp phân phối âm nhạc đến mọi phòng trong nhà. Từ góc độ thẩm mỹ, nhiều người thích gắn những bộ loa âm trần hay âm tường, tôi không có ý định bài bác gì chuyện đó.

    Nhưng những hệ thống như thế không đủ mạnh mẽ và độ động để mang đến những trải nghiệm âm nhạc hấp dẫn và từ góc độ audiophile, những hệ thống đó không thể truyền tải những những thông tin về sân khấu (mà chúng ta hay gọi là âm hình và cãi nhau :lol: ) giúp bạn tạm quên đi thực tại để hòa nhập vào sự kiện âm nhạc.

    Với những người sở hữu kiểu hệ thống như thế, câu hỏi đặt ra là: “Tại sao bạn thực sự cần một hệ thống âm thanh? Để tạo ra một thứ tiếng ồn nền suốt ngày trong suốt đời bạn ư?” Nếu bạn đang có một hệ thống kiểu như vậy, bạn cần biết rằng việc không có một không gian dành riêng để nghe nhạc đã khiến bạn mất đi cơ hội tận hưởng những cảm xúc lớn lao mà âm nhạc đem lại.

    Tôi mạnh mẽ đề nghị bạn hãy dành một khu vực riêng trong nhà cho việc nghe nhạc và sắp xếp bộ dàn của bạn vào đó sao cho phù hợp với không gian và túi tiền của bạn. Sau đó bạn có thể nối bộ dàn đó vào hệ thống phân phối âm thanh đến các phòng khác nếu bạn thích. Dù sao đi nữa, cố gắng làm một khu vực riêng để nghe nhạc và đừng sử dụng hệ thống tích hợp ở đó, rồi bạn sẽ vui mừng vì đã làm như thế.
     
    Lovamp, Aries79 and Wilson Fans like this.
  13. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Hay quá chú Tuấn ơi. Anh sẽ không nói gì nữa để chú tập trung. :)
     
  14. pktuong

    pktuong Advanced Member

    Joined:
    12/2/06
    Messages:
    2.044
    Likes Received:
    19
    Bác TuấnCD ơi!

    Em đang mong đọc bài của bác đây.

    Bác có đường link nào về cuốn sách (tiếng Anh) này để đọc miễn phí không.

    Cảm ơn bác.
     
  15. tuant64

    tuant64 Advanced Member

    Joined:
    2/6/09
    Messages:
    89
    Likes Received:
    2
    Location:
    34/21A Bìnhtây Quận 6 Ho chi Minh City
    TIP #5 : của bạn Tuấn đã từ từ vạch ra cách cảm nhận và " chơi " về âm thanh của không ít người trên trái đất này rồi đó .
    Tiếp nữa Bạn Tuấn nhé .
     
  16. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    851
    Likes Received:
    228
    Location:
    TP.HCM
    Cảm ơn các bác động viên. Nhưng e xin nói lại là các Tip này không phải của e, e chỉ là người chuyển ngữ (bất hợp pháp :( ) thôi ạ :) . E cũng k biết có link nào để đọc free cuốn sách này k, vì e mua sách gốc :) nhưng ai thích tìm hiểu thêm thì có thể vào đây http://www.getbettersound.com/index.html
     
  17. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    851
    Likes Received:
    228
    Location:
    TP.HCM
    TIP #6: Đừng làm mất ý nghĩa của việc nghe nhạc

    Vài đài phát thanh quảng cáo chương trình của họ là “chỉ nhạc jazz, nhạc jazz cả ngày” hay câu gì đó tương tự xoay quanh thể loại âm nhạc chính họ phát. Nhưng đời sống âm nhạc của bạn có thể phong phú hơn thế nhiều. Vì vậy đừng biến nó thành “ luôn có nhạc nền, nhạc nền suốt ngày”.

    Khi âm nhạc chỉ đơn thuần là âm thanh nền, món quà quý giá từng tác động đến tâm hồn ta đã mất đi sự quyến rũ của nó. Khi các loại nhạc nền trở thành nguồn âm nhạc chính phủ kín cuộc sống của bạn, hiện diện như một bức tranh nền bất tận bằng âm thanh, bạn sẽ dần trở nên vô cảm với âm nhạc.

    Đó là lý do vì sao tôi ít khi mở nhạc nền trong khi làm việc, thậm chí cả khi tôi đang rảnh rỗi ở nhà. Cá nhân tôi, khi tôi muốn nghe nhạc, tôi muốn thưởng thức nó, hòa nhập với nó một cách trọn vẹn. Vì vậy tôi dành thời gian riêng biệt để nghe nhạc.

    Tuy nhiên, khi tôi làm một việc gì đó cần đến sự sáng tạo và cần chút âm nhạc để giúp cho tinh thần hứng khởi, tôi sẽ chọn vài bản nhạc nền phù hợp với tâm trạng lúc đó.

    Nói chung, để cho âm nhạc hoàn thành trọn vẹn mục đích của nó là tốt nhất. Hãy dành thời gian để đi nghe hòa nhạc, và hãy dành thời gian lẫn không gian để biến buổi nghe nhạc ở nhà thành một kỷ niệm khó quên.

    TIP #7: Khai thác giá trị trị liệu của âm nhạc

    Nhiều khách hàng của tôi sử dụng dàn âm thanh như một phương tiện điều chỉnh tâm trạng. Họ trở về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng, ngôi nhà đầy tiếng cười đùa con trẻ lúc họ bước vào nhưng họ cảm thấy quá mệt mỏi để vui chơi cùng gia đình. Nhưng nếu họ trốn vào phòng nghe nhạc và ngồi nghe nhạc khoảng 45 phút thì sau đó họ xuất hiện với gia đình trong một tâm trạng sảng khoái hơn hẳn.

    Nếu bộ dàn âm thanh của bạn không mang lại một hiệu ứng tương tự, có lẽ bạn cần thay đổi đôi chút. Cuốn sách này sẽ giúp bạn làm điều đó.

    Trong trường hợp bạn đã thực hiện những bước set-up cơ bản mà vẫn không có được hiệu ứng như thế, điều đầu tiên tôi sẽ kiểm tra là phải chăng độ động (dynamics) của dàn máy bị nén lại. Hệ thống của bạn có phát ra âm thanh một cách nhẹ nhàng và sống động không? Khi nghe ở mức volume nhỏ, bạn có thấy thích thú với âm nhạc không, hay là bạn phải mở khá to mới thấy hài lòng? Nếu dàn máy phải mở lớn tới một mức nào đó mới trở nên sống động thì dàn máy đó, ít nhất là xét về mặt dài hạn, có lẽ không phù hợp để nghe nhạc.
     
    Lovamp and Wilson Fans like this.
  18. SixL6

    SixL6 Advanced Member

    Joined:
    10/9/06
    Messages:
    2.257
    Likes Received:
    13
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Nhận thấy topic này rất hữu ích, xin phép bác CD Shop cho phép em mang lên đầu cho anh em tiện đọc.
     
  19. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    851
    Likes Received:
    228
    Location:
    TP.HCM
    TIP #8: Cảm nhận cảm xúc trong âm nhạc

    Các nhà soạn nhạc thường làm rung động trái tim người nghe bằng cách biến đổi lực độ. Ví dụ như một đoạn nhạc với âm thanh rất nhỏ, lắng dần đến khi tắt hẳn, hay một đoạn nhạc kết thúc với cường độ âm thanh lên đến cực điểm. Cả hai đều là những dấu nhấn cảm xúc nhằm khơi gợi sự đáp ứng mãnh liệt từ phía người nghe.

    Những yếu tố tạo cảm xúc khác là hòa âm và âm sắc được sử dụng như những cây cọ vẽ, vẽ nên một bức tranh bằng âm thanh về những cảnh sắc cảm xúc. Nhịp điệu được thiết kế để dẫn dắt người nghe và khơi gợi những xúc cảm hay ấn tượng mong muốn.

    Những tác động tình cảm từ giọng ca thì quá rõ ràng, không cần phải giải thích gì ngoại trừ một lưu ý là nó cũng gắn bó mật thiết với lực độ, âm sắc và nhịp điệu.

    Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ đặc biệt chú ý tới việc thiếu độ động (dynamics) của hệ thống âm thanh sẽ làm giảm tác động cảm xúc của âm nhạc và chúng ta sẽ chỉ ra cách để khắc phục điều đó.
     
    Lovamp and Wilson Fans like this.
  20. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    851
    Likes Received:
    228
    Location:
    TP.HCM
    TIP #9: Nên mong đợi điều gì khi tìm kiếm một dàn âm thanh có thể chuyển tải cảm xúc

    Tất cả chúng ta đều từng nghe rằng mục đích tối hậu của một hệ thống âm thanh là tái tạo những âm thanh nguyên gốc của một sự kiện âm nhạc. Tuy nhiên, điều đó là không tưởng, xét theo nghĩa đen của từ ngữ.

    Mục đích thực, và có thể đạt được, phải là tái tạo lại những tác động cảm xúc (emotional impact) của sự kiện âm nhạc đó. Bạn quên đi hệ thống âm thanh và hòa nhập với âm nhạc. Khi phiêu du cùng âm nhạc, bạn sẽ nhận thấy bản ghi âm thường có 1 trong 2 hiệu ứng sau:

    (1) Bạn ở đó. Bạn được đưa đến nơi đã xảy ra sự kiện âm nhạc, nhà hát, nhà thờ, câu lạc bộ, sân vận động… Bạn cảm thấy là bạn có mặt ở đó và có thể cảm thấy sự cuồng nhiệt của đám đông.

    (2) Họ ở đây. Các nghệ sĩ hiện diện trong căn phòng của bạn như thể sự kiện âm nhạc đó đang diễn ra trước mặt bạn, trong bầu không khí thân mật của ngôi nhà bạn.

    Với hiệu ứng này tôi luôn mong đợi nhiều hơn chút nữa, vì tôi sống trong căn phòng đó và quen thuộc với âm thanh của nó, tôi muốn cảm thấy như thể những nghệ sĩ đó đã mang nhạc cụ đến nhà tôi để tổ chức một buổi hòa nhạc thân mật, riêng tư, cho chính tôi.

    Nếu hệ thống âm thanh được set-up đúng, như sẽ mô tả trong cuốn hướng dẫn này, bạn có thể trông đợi là sau một buổi nghe nhạc tại gia bạn sẽ có cùng cảm xúc như khi ra về từ một buổi hòa nhạc trực tiếp.
     
    Lovamp and Wilson Fans like this.
  21. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    851
    Likes Received:
    228
    Location:
    TP.HCM
    TIP #10: Nếu như bạn chỉ thích vui vẻ với việc tái tạo âm thanh còn âm nhạc là thứ yếu thì sao?

    À, tôi biết chắc rằng có một số người như bạn ở đâu đó. Nếu đó là sở thích của bạn, bạn cứ tiếp tục thích thú với nó bất kể bạn mong đợi gi.

    Tuy nhiên, nếu bạn vận dụng những mẹo, kỹ thuật trong cuốn sách này, bạn sẽ thu được âm thanh sống động hơn, chi tiết hơn và thú vị hơn thứ âm thanh bạn từng có. Và bạn có điều đó mà không cần phải chi thêm tiền cho các thiết bị. Cứ xem những kỹ thuật này như những mẹo vặt vui vui để tinh chỉnh hệ thống của bạn.
     
    Lovamp and Wilson Fans like this.
  22. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    Em muốn sử dụng lại bản dịch của bác với mục đích phi thương mại, em sẽ ghi thật rõ nguồn.

    Em xin cảm ơn bác trước.
     
  23. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    851
    Likes Received:
    228
    Location:
    TP.HCM
    @Aries: Ok, bác. Nhưng bác lưu ý giùm là do e muốn post bài nhanh để anh e đọc nên thường thì bài post lần đầu chưa được hoàn chỉnh lắm về từ ngữ, văn phong và sẽ được biên tập lại sau một thời gian.

    @Loving: xin cảm ơn những gợi ý của bác đã giúp bài dịch được hay hơn, có cao thủ như bác hỗ trợ khiến e yên tâm đi tiếp hành trình gian nan này :D
     
    Wilson Fans and SGMAN01 like this.
  24. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    851
    Likes Received:
    228
    Location:
    TP.HCM
    CĂN PHÒNG CỦA BẠN

    Những nội dung trong Tip 12 & 12 là nền tảng cơ bản của cuốn sách này, hãy đọc kỹ và suy ngẫm về chúng nhé.

    Tip #11: Thành phần nào luôn luôn là quan trọng nhất trong hệ thống âm thanh của bạn?

    Tôi không thể nhớ hết số lần tôi đến thăm nhà của các audiophile, những người đã phối ghép một hệ thống đắt tiền từ những thiết bị được đánh giá cao. Những chuyến viếng thăm ấy phải lên tới hàng trăm, nếu như không muốn nói là hàng ngàn lần.

    Tôi nhận thấy rằng tối thiểu 95% số hệ thống đó trình diễn kém xa mức tốt nhất của nó. Thành thật mà nói, phân nửa số hệ thống cho ra một thứ âm thanh buồn tẻ. 25% có thể được miêu tả bằng câu: “Sao tôi lại cảm thấy thoải mái hơn khi tắt nó đi?”

    Mặc dù thường có nhiều lý do dẫn đến kết quả đó, ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh một lý do quan trọng. Đó là thành phần tạo ra sự thay đổi lớn nhất trong chất lượng trình diễn của mọi hệ thống. Kỳ lạ thay, đó lại là thành phần không bao giờ nhận được những bài phê bình, đánh giá.

    Hy vọng là bạn đã nhận ra thành phần quan trọng nhất đó chính là phòng nghe của bạn. Sự thành công hay thất bại của hệ thống luôn luôn phụ thuộc vào nó.

    Tôi muốn giải thích rõ thêm từ “phòng nghe”. Hầu hết chúng ta không có cuộc sống xa hoa với ngôi nhà nhiều phòng để chọn lựa. Chúng ta thường chỉ có một và nó chắc cũng không hoàn hảo như ta muốn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là, làm thế nào để dàn máy của ta thể hiện hết khả năng của nó với căn phòng ta có? Chúng ta sẽ khám phá chủ đề đó trong tập sách này.

    Khi dàn máy của bạn đã được cân chinh đúng, nó dường như biến mất. Tôi gọi hiệu ứng đó là “trò chơi với căn phòng”. Mục đích của chúng ta là phối hợp với căn phòng chứ không phải chống lại nó.

    Rất nhiều audiophile ném tiền vào những thiết bị đắt giá nhưng ít có cơ hội nhận được tối đa hiệu năng của nó như họ mong muốn. Sự thể hiện của hệ thống có thể thay đổi theo một cách nào đó nhưng hiếm khi thiết bị mới đó làm nâng tầm của cả hệ thống lên một ngưỡng mới như lẽ ra nó có thể làm.

    Đó là vì căn phòng của họ đã xóa đi một phần lớn của bất kỳ sự thay đổi nào. Nhiều audiophile vò đầu bứt tai với việc mua những thiết bị mới nhất, đắt nhất, được hứa hẹn những tính năng chắc chắn. Tuy nhiên, những sự cải thiện do thiết bị mang lại chỉ là thứ yếu khi so với khoảng biến động 6-12 dB của hệ thống tùy thuộc vào sự đáp ứng tần số của căn phòng. Thêm vào đó, sự dội âm ngoài ý muốn cũng góp phần làm nhòe đi, thậm chí xóa mất luôn, những sắc thái tinh tế khi bộ dàn trình diễn.

    (còn tiếp)
     
    Lovamp and Wilson Fans like this.
  25. nick149

    nick149 Advanced Member

    Joined:
    8/4/08
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    6
    Location:
    Ho Chi Minh City
    Cám ơn bác chủ. Quá hay. Nhưng mà sao không thấy Tip#1 vậy bác?

    Như vậy là dàn cỏ ở nhà có cơ hội cải thiện rồi. Thks bác lần nữa
     

Share This Page

Loading...