Dạ kính anh cái băng cối gốc 2 kênh thậm chí có loại 1 kênh em khi xưa đã từng có và nghe thời ca sĩ Thái Thanh thâu ở thập kỷ 50 anh ạ. Và em cũng đã từng có 1 cái máy cắt/phay đĩa than trực tiếp và sau này đã bán với giá 2K Ô ba ma có thể tự thâu và cắt ngay ở nhà. Cái xì xì đó là do cái đĩa than đó gây ra nhưng lúc âm thanh từ thính phòng hoặc bàn trộn ra thì làm gì mà có; trừ khi lúc sắp xếp microphone, preamp không đúng hoặc chất lượng không đạt mới tạo ra tiếng xì nội tại của thiết bị; hoặc trong lúc đánh đàn hoặc ở trong thính phòng có 1 nhạc công hoặc khác nghe nào lỡ đánh cái ... trung tiện thì mới có tiếng xì xì ấy thôi. Tiếc thay là cái máy cắt băng cối và dàn bàn trộn không có khả năng thu được cái ... mùi của nó! ---> Thế mới nói là cái xì xì cũng là tạo từ nguyên thủy không có là vậy. Ngoài ra còn tiếng nổi lốp bốp nữa đương nhiên cái này thâu được nếu nhạc công hoặc khách tới nghe vừa đánh đàn thưởng thức âm nhạc vừa ăn ... đậu phộng! :wink: Anh cứ kêu gọi người ta tôn trọng sở thích của người khác mà chính anh bảo chiệng người ta bỏ thêm ồn, méo vào Digital cho giống băng cối đĩa than thì lại bảo là kệch cỡ hay gì gì đó vậy thì nó có đối chọi với cái kêu gọi của anh không? Mà thực tế cũng là cái nhiều phòng thâu đang dùng chứ đâu phải là tà ma ngoại đạo hay gì gì đâu? Đơn giản là tôi tận dụng được những gì tôi có và làm được để cho cái sở thích nghe thế thôi!
Đó là tại anh nghe trúng đàn không đạt chất lượng như anh mong muốn. Cấy đàn organ điện tử loại Synthesize/Sampler của những hãng nổi tiếng loại đắt tiền đều dùng pp thấu tiếng đàn Piano nổi tiếng nhất thế giới vào trong bộ nhớ ROM hoặc HDD cho từng phím đàn và từng nhịp pedal; mỗi khi đánh từng phím đàn là nó phát ra chính tiếng Piano đắt tiền đó ở nốt đó ra lại mà thôi. Có không giống hay không là quá trình thâu tiếng Piano đó vào. Trung thực hay không trung thực? Nếu anh bảo cái gì thâu lại mà không phát ra trực tiếp đều không trung thực vậy thì nếu âm thanh piano thâu vào thiết bị Analog ví dụ như băng cối đĩa than thì khi phát ra lại chắc cũng chẳng còn trung thực phải không anh? Yanni, Kataro, Bee Gees, Phil Collins, Air Supply ... và nhiều ban nhạc Pop, New Age nổi tiếng đương đại đều thường dùng đàn Piano Sampler/Synthesizer và nhiều thiết bị thâu/mix Digital khác lẫn máy tính để trình diễn và thâu nhạc đồng thời sx ra album nhạc để bán. Vậy thì có thể nói nhạc của những nhạc sĩ này khô khan, lạnh lẽo, chỉ cho robot nghe hay gì gì được không ạ? Hay chỉ là nhạc Classic dùng nhạc cụ thật vơi dàn thâu và thiết bị Analog mới gọi là ướt át, ấm áp và cho người nghe. Nếu có ai trong diễn đàn này đang chê thiết bị thâu/phát Digital hoặc máy tính rồi tới thẳng phòng thâu trong nước đang dùng Digital/máy tính đương thời và bảo người chủ Studio đó là "nhạc của anh vì dùng Digital máy tính chỉ khô khan, lạnh lẽo, chỉ cho Robot nghe ..." thì xem họ bảo thế nào???? Đoạn này 1 lần nữa chứng minh kỹ thuật phát triển là có nguyên nhân và nó phát triển vì có yêu cầu chứ không thể bảo là không cần thiết trong khi giới hạn đó biết đâu chỉ có ở chính bản thân ta hoặc 1 nhóm người giống ta.
Nếu đúng là test như vậy thì có hai trường hợp xảy ra : +Kết quả test sẽ sai +Hơn nửa số người được test sẽ giảm thính lực đáng kể :lol: Với phương pháp test như trên thì kết quả bác thu được em thấy không có gì là lạ cả.
Cái khoảng xanh này có thể xảy ra lắm. Em biết rất nhiều hãng Audio nhất là HiEnd không có chất xám về những công nghệ này; hơn nữa còn dính đến 1 số tác quyền của 1 số hãng đi trước .... do đó muốn phát triển cũng không phải dễ và 1 sớm 1 chiều. Những hãng Audio khi xưa nếu có khả năng thì cũng phần đông đã ra những sản phẩm tương tự. Còn nếu có khả năng nhưng giá thành sx ra quá mắc thì chưa chắc đã được người tiêu thụ chấp nhận. LINN khi xưa cũng thuộc là HiEnd và trùm Analog bây giờ cũng ra thiết bị nghe tuy không nhỏ như Iphone nhưng cũng là network Digital playback ...
Hình như "track" và "kênh" không phải là 1 đâu bác ơi. Nếu tôi nhầm thì xin lỗi nhé! Nghỉ tay qua tôi uống cà phê và nghe băng gốc 2 track đi, bác có vẻ mệt rồi đấy. Auto-ban bên Đức có đoạn cho chạy tẹt ga ( không hạn ché tốc độ), tai nạ ở đây thường khủng khiếp. Bác viết nhanh quá cũng dễ tai nạ lắm. :mrgreen:
Anh có bằng chứng về cái anh nói không hay chỉ là cảm tính của anh vậy? Nếu nó chỉ là cảm tính thì không thể dùng làm logic cho lý luận đúng sai đâu anh nhé! Anh là người KT chắc biết rõ điều này :wink: Trong KH có "Tiên Đề" thực sự là dùng cảm tính nói lên 1 hiện tượng và không thể chứng minh bằng lý thuyết nhưng khi thí nghiệm và đo đạt ra nó luôn cho kết quả đúng và lặp đi lặp lại 100% như tiên đề đã nói nên nó hợp lý trong KH. Trong khi cảm tính mà thực tế vẫn không cho kết quả nhất định thậm chí ngược lại thì vẫn là cảm tính và không thể dùng trong lý luận hợp lý cho mọi người được đâu ạ; nó có thể chỉ hợp lý cho chính cá nhân anh hoặc những người hòa toàn đồng tình với anh.
Xin lỗi cụ nghenhin, nhưng mình cũng thấy hình như là cụ chỉ mở topic để cho người khác tranh luận nhưng cụ không thích tham gia vì không thấy cụ đề xuất ý kiến nào chi tiết ngoài việc khẳng định tính thời đại của kỹ thuật số. Nhưng không sao cả vì tạo ra "sân chơi" cho mọi người kể như là tốt rồi.
À cái dàn 100K đó có ampli và loa đài có đảm bảo đạt đến dưới 150Hz và trên 16kHz không anh? Và cái khoảng màu xanh nếu Digital có khả năng đáp ứng được tính "luôn ổn định về tần số và biên độ" thì nó nó chắc phải có khả năng luôn giữ được ổn định của sóng điện của âm thanh chứ nhỉ ? Trừ khi anh nói âm thanh không thuộc dạng sóng và thiết bị dùng cho âm thanh không mang/khuyếch đại/thay đổi sóng điện :wink:
Em xin lỗi anh clio206 cho em hóng hớt 1 chút ạ. Cũng ở mục này hình như cũng có 1 anh mởi cái topic đặt 1 câu hỏi cảm tính vào mà hình như cũng sau khi hỏi xong hoặc nói vài câu rồi cũng không vào nữa ạ. Nếu anh không tin em thì qua bên topic "tại sao băng cối nghe phê hơn CD" xem em nói có gì sai không ợ? Em nghĩ anh nghenhin cũng làm những gì người trước làm thôi ạ. Quan trọng là lúc trao đổi phải tôn trọng nhau thôi ạ mặc dù lý luận có thể trái chiều!
Bác đọc cho kỷ bài viết của em, suy nghĩ kỉ trước khi pot bài chứ đừng có giãy đành đạch lên như thế nữa nhé
Theo em nghĩ cái chuyện băng thông rộng nó liên quan đến khối lượng dữ liệu được truyền chứ không liên quan đến chất lượng âm thanh. các nguồn lưu trữ âm thanh digital thì cũng không phải nguồn nào cũng phát ra dải tần số rộng, em thấy thường CDP cũng chỉ cho ra tần số cao đến 20KH (tức là không cao mấy so với băng cassette). Nếu thế cứ cho là âm thanh CD không hay thì chẳng liên quan gì đến băng thông rộng, tần số cao mà là những vấn đề khác. Trong cả bộ dàn, những bộ phận được quảng cáo là tần số có thể lên cao tới 30, 40kH là cái loa thậm chí tới 100kH là cái amply (không phải amp class D). Mấy thiết bị này chả dính dáng vì mấy đến kỹ thuật digital mà các cụ đang bàn. Theo em các cụ cứ bảo CD nghe không lọt lỗ tai, rất dễ hiểu chứ các cụ cũng đừng mất thời gian đi vào phê phán những cái đúng ra là thế mạnh của việc lưu trữ hoặc truyền dữ liệu bằng digital hoặc là chả ăn nhập gì mấy đến chuyện nghe hay.
Anh cũng nên đọc kỹ bài viết của em trước khi "cả vú lấp miệng em" mà mắng em thía nhé hic :cry: Em tranh luận với anh vì cái chữ "chưa đạt lắm" và cái chữ "đúng" trong đoạn cuối. Em sẽ không cãi anh nếu anh thay khoản "...kỹ thuật DAC chưa đạt lắm ..." bằng câu gì khác vì nếu anh nói "1 vấn đề KT chưa đạt" là phải có ví dụ bằng chứng đo đạt so sánh tương đương hẳn hoi; và nếu nhờ anh thêm chữ "...thì cũng có phần đúng với cảm nhận của nhiều người mê băng cối đĩa than" vì logic nó hợp lý với bản thân họ hoặc những người coi đó là hợp lý. Thế thôi ạ!
Ngay cái tiêu đề topic là thấy bậy rồi. Digital sao mà nghe được? Sau đó thì nghe các bác, nhất là bác cứ lóc cóc, len ken rổn rản lên cho cái "digital hay hơn analogue" nó dài lê thê mà toàn là spam . Bây giờ bác túp chỉ cần CM rằng source digital từ CD, HD... ra Loa nó có mượt như analog không mà khoan nói đến frequency response của ... cái loa, để sau, hoặc topic khác . Topic này nói đến chủ yếu cái DAC nó mần làm sao? có ra Analog như lúc nghe nhạc sống không?
Trời! Em bótay! Anh có thể liên lạc với anh nào làm kỹ thuật ví dụ như anh Nonew hoặc anh DIYLover làm cho anh 1 mạch lọc thu băng thông lại (Bandpass Filter) bằng L,C rồi anh bỏ vào giữa ngõ ra CD, băng cối, hoặc ngay cả đĩa than ví dụ như mạch Bandpass 150Hz - 15kHz xem nó nghe thế nào thì biết ngay là nó có ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh không thì biết? CD có thể đạt được 20kHz +/-0.x dB trong khi Cassette quá lắm là đạt được 18kHz +/- 2dB và thực sự Cassette có băng thông không thua băng cối và đĩa than nhiều lúc còn hơn tùy thuộc và đầu máy và loại băng xử dụng. Thật sự là có 1 số album nhạc với thể loại nhạc không cần đến 20kHz mà chỉ cần đến 15kHz đã là đủ. Nhưng có yếu tố quan trọng ảnh hưởng do băng thông hẹp là PHA. VÀ yếu tố quan trọng nữa là tỉ số tín hiệu trên tiếng ồn hoặc Signal-to-Noise (S/N) Nhiều đầu máy băng cối có băng thông không hơn Cassette nhưng nhiều người thích băng cối hơn Cassette bởi vì băng cối có S/N cao hơn Cassette. Còn người ta nghe đĩa than thích hơn Cassette cho dù Cassette có tỉ số S/N cao hơn đĩa than vì đĩa than luôn là đĩa gốc (trừ khi có ai copy được đĩa than ở nhà) trong khi Cassette gốc thì thường nguyên là loại dùng băng Normal nhà sx không chú trọng đến chất lượng âm thanh của Cassette gốc bằng LP gốc do đó Cassette co dù muốn cũng khó qua nổi LP. Cũng đã có Cassette gốc chất lượng cao thâu bằng băng Chrome có 1 số Studio hoặc ngay cả băng theo máy nhưng số này quá ít và khó tạo được thị trường. Hơn nữa người ta đam mê 1 thiết bị nhiều lúc không phải chất lượng âm thanh mà nhiều yếu tố khác. Bằng chứng là máy chó sủa RCA cũ giá ngày nay có cái trên ngàn đắt hơn cả nhiều máy băng cối, cassette, đĩa than cũ khác nhưng người ta vẫn mua ầm ầm ... Cái ampli nhiều lúc thiết kế băng thông rộng vì ngừoi thiết kế không muốn méo pha ở giải tần 20-20kHz. Passlab cũng đà từng viết rõ điều này và ý ông là không muốn người ta đổ tại cái ampli của ông ảnh hưởng đến chất lượng của dàn máy. Thực tế ngươi ta luôn dùng 1 công thức đơn giản để biết được cái trước có ảnh hưởng đến chát lượng cái sau hay không theo nguyên tắc: thiết bị trước tốt hơn về kỹ thuật thiết bị kế đó 10 lần thì gần như sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của thiết bị kế đó. Trong đo đạt người ta cũng áp dụng như vậy nghĩa là thiết bị đo phải có độ chính xác gấp 10 lần thiết bị muốn đo để có giá trị tương đối chính xác cần thiết. Đương nhiên nếu muốn có thể tăng độ chính xác lên hơn 10 lần nhưng lúc đo giá thành thiết bị đo sẽ rất đắt tiền nhưng cho giá trị đo chính xác hơn chỉ tăng 0.x % thì không đáng để làm.
Thì rõ là kỹ thụt số, mà cụ thể ở đây là CD chưa đạt nên các hãng vưỡn tiếp tục nghiên cứu cải tiến để nó tốt hơn, VD như SACD, DVDA... Tiếc là bây giờ người nghe đa phần khá dễ tính nên các hãng ăn theo kỹ thụt số vưỡn sống khỏe. Chắc chắn kỹ thụt CD có vấn đề nên những người nghe lâu năm, có đôi tai già thường phải bổ xung thêm các thiết bị analog cũ kỹ, già nua, bất tiện để bù đắp lại những khiếm khuyết của CD. Các hãng cũng chả dại gì công bố ra các nhược điểm của CD trên tinh thần ngậm miệng ăn tiền , thế nhưng người nghe bằng đôi tai của mình vẫn có thể dễ dàng nhận ra những khuyết điểm của CD như âm thanh bị cương cứng :mrgreen: , lạnh lùng, vô cảm, lộn xộn...nói tóm lại đó là một thứ âm thanh của computer chứ trong tự nhiên hoàn toàn ko có thứ âm thanh đó...
Em lại thấy ở topic khác có tựa "tại sao băng cối nghe phê hơn CD" nó cứ vưỡn tồn tại đấy! Anh không tin thì search cái tựa xem có đúng lời em nói không? Nếu nói CD hay digital "không nghe được" như anh bẩu thì tại sao lại so sánh cái sự nghe thiết bị gì gì với nó như topic ấy? Mà em nghĩ cái băng cối hay bất cứ thiết bị gì cho dù là Analog hay digital chắc cũng cần loa hay headphone hay thiết bị gì đó để đổi sóng điện hoặc điện từ sang sóng cơ áp suất không khí mới đập vào cái màng nhĩ mới nghe được chứ anh nhể? Chứ nếu không là phải dùng con lắc như những nhà cảm xạ để nghe thì mệt lắm á!
Khiếp các cụ cãi nhau kinh quá, thư giãn tí nào http://www.youtube.com/watch?v=YgzDu7dA ... re=related
Đấy em nói có sai đâu nhiều người bỏ chơi Hái Èn qua Youtube là có lý do! Hay là ta mở thêm topic trong mục này kiểu như "... Youtube phê hơn Analog" chắc hy vọng là có nhiều anh em tham gia. Mở topic như vậy bên mục Digital thì hơi ngược vì Youtube nó là Digital mà! :mrgreen:
Bác đứng có bắt bẻ câu chữ của em, em hiểu ý bác rồi đấy, cái máy phát Tone chuẩn này chỉ áp ứng dụng kỹ thuật số thôi, còn đầu ra của máy phát Tone là tín hiệu chuẩn và thuần Analog có dạng hình sin luôn ổn định về tần số và biên độ, tối qua em đã tiến hành trên bộ dàn đó rồi bác ạ, có mời 5 cao thủ chơi Audio tại Hà Nội có thâm niên chơi không dưới 15 năm, kết quả khả quan hơn khi thử ở cái bộ dàn còi cỡ 500K vnđ ở cơ quan em, tần số nghe được lúc này thấp nhất là 34,5Hz, cao nhất 16,5Khz. Ở dải này thì LP và băng cối dư sức thể hiện. PS: bộ dàn thử hôm qua các thiết bị đều có mức đáp ứng từ 30 Hz - 25Khz. Thoải mái để Test chưa bác? Còn riêng em vẫn giữ quan điểm: CD có cái hay của CD LP có cái hay của LP Băng cối có cái hay của băng cối Đừng cố chứng minh cài nào hay hơn, vượt trội hơn cái nào? "Trước hết cần khẳng định, riêng về thú chơi bất cứ một phát minh nào trên thế giới cũng đều không phải là chân lý mà chỉ là một phương án lựa chọn. Thước đo lựa chọn chính là lợi ích mà nó kỳ vọng đem lại. Căn cứ khoa học được sử dụng làm cơ sở cũng không ngoài mục đích bảo đảm cho kỳ vọng đó được chắc chắn. Vậy thì đến thời điểm này đã có gì chắc chắn đâu ạ."
Nói bàn cãi cho vui vậy thôi chứ cái nào cũng hay cũng dở, Phụ nữ mà còn có 2 ưu và 1 khuyết mà chứ Analog và Digital thì ăn thua gì ... hi hi.. Có xiền chơi tất...nhưng mà hiện nay thì Em thấy Digital nó cũng bò lên được chút các Bác thấy từ CD--->SACD---->DVDA---->Blueray--->HD... không biết sẽ tới cái gì đây ???
Em cũng thấy analog hiện giờ đang bị thu hẹp dần trong các thiết bị dân dụng,kể cả những thiết bị mà nó có chổ đứng vững chắc trước đây như solid amplifiler 2 kênh chẳng hạn,ngày xưa thì analog từ đầu chí cuối nhưng hiện nay phần pre được chuyển sang dùng DSP,chỉnh tất cả các chức năng tăng giảm tone ,volume,điều khiển,hiển thị... đều là xử lý digital,bởi tính tiện dụng,tiết kiệm,chất lượng tốt,đồng đều,độ tin cậy cao...đã làm cho analog mất đi vị thế lẽ ra thuộc về nó. Trong bất cứ phép biến đổi tín hiệu nào của analog cũng đều sinh ra thành phần lạ,rất khó để kiểm soát,khống chế thành phần này nhưng đối với Digital thì mọi việc thật đơn giản,chỉ cần vài thủ thuật lập trình là xong muốn cho thêm bất cứ hiệu ứng gì hoặc giữ nguyên tín hiệu gốc cũng đều rất dể dàng. Thay thế hoàn toàn analog thì chưa thể nhưng trong tương lai analog chỉ còn có chổ đứng rất hẹp trong lĩnh vực điện tử dân dụng,phần lớn các vấn đề sẽ được giải quyết bằng digital. Các bác bóng bàn tiếp,em đi học lập trình xử lý tín hiệu âm nhạc bằng digital đây.
Thế có nghĩa là đến khi nào cái kĩ thụt số nó phát triển bằng với cái LP , Tape nhà cụ thì nó thôi không phát triển nữa :mrgreen: Xin lỗi bác,xin lỗi các cao thủ,dải tần bác test nghe được hẹp như vậy nguyên cớ là bác toàn mời các bô lão 15 năm tuổi (nghe) chứ nếu bác hạ cố mời mấy em xì tin hàng ngày vẫn nghe iPod em thề em hứa em đảm bảo là cái dải tần nó cỏn rộng ra chút nữa :lol: