Trong quá trình DIY, nhất là DIY các loại ampli bán dẫn rề hay DAC... thường sử dụng các loại chip OPAMP. Các loại các bác hay gặp như 4558, TL071, TL072, OPA2314, OPA627... vv. Không giống như linh kiện bán dẫn đơn lẻ khác có thể đo sống chết bằng VOM ngay, chip cần phải gắn vào máy cấp điện rồi mới có thể đo được. Nhưng hiện nay linh kiện thật giả lẫn lộn, tên 1 đường mà ruột trong 1 nẻo. Hay gặp nhất là các con linh kiện bị in tên khác, in con rẻ thành con đắt, ví như TL072 in thành OPA2134. TL071 in thành OPA627...(Con OPA2134 và OPA627 có vẻ nhiều đồ giả, mua ebay hay bị). Rất khó nhận ra 1 linh kiện giả nhất là chưa từng nghe và nhận ra chất âm con linh kiện thật. Hậu quả là tốn tiền mà kèm theo là đánh giá sai về một mạch điện hay thiết bị mà mình đang DIY. Lâu chẳng làm dự án gì trên đây, em lên ý tưởng làm cái mạch đo linh kiện sống chết thật giả này. Yêu cầu đơn giản rẻ tiền dễ thao tác, nhưng vẫn trên nguyên tắc khoa học đúng đắn để đạt độ tin cậy và độ chính xác cao.
Cách đây khá lâu, em có điều kiện hay va chạm với các loại IC khuyếch đại âm thanh. Và có hay dùng cách đo nguội không gắn IC vào mạch, gọi là "Lấy dấu linh kiện". Trên nguyên tắc đo điện trở giữa chân GND và các chân còn lại rồi ghi vào 1 cái bảng, khi đo so sánh với bảng này nếu khác nhau với con còn chuẩn nhiều thì con đang đo sẽ chết. Cách này cũng khá chính xác nhưng phức tạp, và con linh kiện chưa có dấu thì chịu.
Hiện nay nhờ Internet có thể dễ dàng tìm ra datasheet của một linh kiện bất kỳ. Bảng datasheet đưa ra thông tin tin cậy nhất cho linh kiện cần kiểm tra, hình thức hay kí hiệu bên ngoài thì không đáng tin cậy lắm. Mỗi linh kiện khác nhau thường có dữ liệu khác nhau, sự trùng hợp data của các linh kiện khác nhau là có nhưng rất ít. Em sẽ căn cứ theo data của nhà sản xuất để đo.
- Ý tưởng mạch sẽ đo và mách các linh kiện bán dẫn BJT, FET: BJT thì căn cứ theo hệ số khuyếch đại dòng Ic/Ib, FET thì căn cứ trên Id/Vgs. - Đo chíp OPAMP thì căn cứ trên mạch cơ bản của chíp, xác định được nó vào bằng BJT hay FET. Còn sống hay chết, và đo dòng tĩnh nguồn để xác định chíp có đúng với số hiệu hay không.
Đơn giản nhất bác dyi một cái socket cắm ví dụ như bác hay làm âm thanh thì làm một mách KĐ âm thanh fre chẳng han. Mod chân cắm sẵn cho chạy ic tốt kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật ghi lại làm mâu, hoặc nghe thử tất cả hoàn hảo. Các ic mới mua bác găm lên socket chay và so sánh nếu đạt chỉ tiêu là ổn. Nhưng ic chưa rõ nguồn gốc phải đo an toàn trước khi căm như chân VCC +,-, các chân uot...
Phương pháp luận này của cụ có áp dụng sang thi tuyến sinh đại học được k0? đầu bài là đo chiều cao cân nặng, đặc biệt là ba vòng rồi cho điểm chỉ số IQ, đỡ phải thi cử :wink: :mrgreen:
Ủng hộ cụ Tú với dự ớn thiết thực này. Tìm 1 cái database với các linh kiện quả là 1 sự rất tốn công sức.
Chưa đến tầm tuyển sinh kiểu thay đổi lòng vòng như mốt đó cụ ơi. Mới mức độ tương tự như trong bóng tối không được bật đèn :roll: , chỉ dùng tay sờ mũi ngửi để nhận ra đâu là Hồng Lan Đào Phượng... dựa vào dấu hiệu đặc trưng đã biết của mỗi đối tượng
Bốc kiểu này ra phố xác suất dính phải pê đê là rất cao đới :lol: Cách đây hơn 30 năm em đọc một bài trên tạp chí viễn thông của VN thời ấy, cũng có bác làm tương tự như thế này; với mục tiêu còn cao hơn rất nhiều là xác định chức năng mạch tích hợp bằng vôn ôm mét - đọc xong em thấy hơi viển vông và buồn cười quá, có cảm giác như là các bài câu view trên phây bi giờ vậy. Rõ ràng là bác ấy đã hiểu và biết một mạch tích hợp cụ thể nào đó rồi mới lấy nó ra làm thí nghiệm rồi phán ngược lại như là người ở cõi âm tìm ra đường lên thiên đàng, có điều hơi buồn là thiên đàng của bác ấy ở gốc cây và việc bác ấy làm chỉ vĩ đại ở chỗ bác ấy trèo được từ ngọn lên tới gốc. Tuy nhiên thời đó quá khó khăn nên nhiều cái ý tưởng nó lún phún ló ra như nấm hay cỏ dại vậy, trong phạm trù hẹp nào đó tự gọi là cây kiểng tiền tỷ cũng chả sao; còn thời nay thông tin nhiều hơn cả không khí và nước thải mà các bác còn bày ra mấy cái vụ thày bói xem voi ấy.... vui thì cũng được thôi :wink: Xin lỗi bác chủ thớt nếu em quá lời nhưng đọc mấy post chủ trương của bác em chỉ hiểu được đến thế thôi, bác hé thêm ra chút khéo em lại ...đổi ý Mời bác chủ trình bày tiếp
Đề bài thế này cụ Poi nhé. Em có mớ IC nguồn gốc thì khắp nơi, em nào cũng có số trên lưng rồi. Nhưng em muốn kiểm tra xem nó sống chết ra sao, và quan trọng số áo của nó có đúng như bản chất trong ruột nó không. OPA134 là đúng OPA134, OPA637 đúng là OPA637... Rủi chú khách in áo là OPA637 mà ruột thì OPA134 bán cho có giá thì nàm xeo? Mà cái chuyện lộn áo là có thật, không những thế còn phổ biến.
He he, vụ này thì đã nghe loáng thoáng thiên hạ đồn đại, mấy anh ưa đo bằng tai nhiều khi cắm rút nghe còn nhầm. Với phạm vi hẹp vài con opamp như thế thì có vẻ ổn. Nhưng vỏ qúit dày có móng tay nhọn, nếu mềnh là con buôn hàng fake thì sẽ mua cả lố hang khựa đúng người đúng việc kém chất lượng về in lại nhưng lại rẻ hơn nhiều, đảm bảo cụ Tú đo số áo (VOM) vừa như in. Đối phó với mấy chú làm cò con vài con fake bán lẻ thì thà mua ở nơi có xuất xứ rõ ràng còn hơn là đau đầu ngồi dip mạch vì liệu cụ có đủ số lượng đồ mẫu của hãng để xác định ra được số đo trung bình và sai số cho phép k0?
mấy anh bán opam lại lo rồi , thằng cha Chị cô na rất tài, nó mua con opam rẻ về xóa số, in lại số khác, bán rẻ = 1/5 con xịn, đắng cay, Cụ tú cho em xin 1 bản để KT nhé! thanks
Lâu lắm mới thấy cụ nhồi lên, lại gặp ngay GS Point. Em hy vọng lô tàu ngầm VN mới tậu không bị TQ dòm kỹ, kẻo lại bị đọp cụt mất tháp thở. Em có anh bạn thân tậu được bộ kit U-Tracer định đo đám đèn xem cái nào tây kéo lưới, tàu kéo chài. Anh em xúm vào ráp một hồi, chạy tít. Hắn kỳ công lập gia phả cho cả kho của hắn. Mới đây, chả biết nghe ai dè bỉu Tracer, hắn tha về cái máy L-3 cổ lỗ sỹ của Liên xô từ thời Stalin. Lại lập gia phả mới. Giờ hai bộ gia phả không giống nhau mới quẫn chứ. Bác phóng tiếp nhé. Khi nào về HN nhớ tạt qua Cây Si, bổ túc anh em món đậu lướt ván.
Chết bỏ bu, anh ấy mà có dự án lập gia phả thì thư lại cụ làm chả hết việc nhể :mrgreen: Cụ Tú cứ thật thà khai xuất xứ F2, F3 cái đống của cụ ra đây, khéo đồ gầm giường cụ cao ít thì cũng trùng vài huyện đới :wink:
Dự ớn cờ lông Sư tử vẫn còn tí hơi hám đây mừ :mrgreen: tiện thể bác Tú ngâm cứu lun cái máy kiểm tra tụ , trở vì giá hàng hịn cũng khá cao nhõ mua phải hàng chị na kéo lụa buốt ruột nhắm ...
Bác Tú cho em theo 1 vé với, để xem Mouser có ship hàng lụi không? Ah, bác làm board có socket này cho dễ kiểm tra
U-Tracer chỉ co giá chị đo tương đối, hoặc để match đèn, còn để so với daátheet thì nó không chính xác đâu ạ. Nếu cần đo nghiêm chỉnh thì mua L3-3 là đu gs rồi đấy ạ.
Báo cáo các cụ, em đã test thử. Em test đống OPAMP của em xong gắn vào rề đối chứng, kết quả tương đối chính xác. Phát hiện ra hai con tên một đường ruột một nẻo.
Những con mà đo ra sai lè so với datasheet thì tóm được, e đồng ý; tuy nhiên e chưa hiểu lắm bác làm thế nào để chắc chắn không bị sót, nghĩa là trong số đã passed không bị lọt con dỏm có thông số tốt E dự là bác phải tập hợp được 1 bộ các thông số cơ bản lẫn đặc trưng của IC để làm được việc này
Để calib em u-tracer cần trình độ cấp THCS, còn với e L3 thì cần trình độ ĐH nếu không nói là Giáo sĩ Tế sư; không hiểu bạn bác đã calib thành công e L3 và utracer chưa ah?
Có sót cụ ạ, trong trường hợp nó dỏm theo kiểu không thiết kế mà ăn cắp mặt nạ để thi công chất bán dẫn (Coi như ăn cắp phần thiết kế rồi). Vụ này dỏm nhưng mà dỏm thật, thông số như đồ thật thì mình yên tâm cứ dùng như đồ thật, Mỹ cũng chịu Còn nếu dỏm khác datasheet mới tạm coi là phát hiện được.