@ bác tai_trâu - em thích bác vì sự nhiệt tình và cảm nhận của bác. và cũng cám ơn bác. - em nghĩ bác nên tập trung và quote tất cả những review lên post #1, như thế tiện cho người đọc và tăng giá trị bài viết lên rất nhiều. - em nghĩ trước tiên phải có 1 bài review như bác làm, tiếp sau đó là bài phân tích, soi nó thì topic này sẽ có giá trị vô cùng. (và cũng ko phải có thêm 1 topic như của em.) - phim Love Actually xem bản full càng thấy giá trị của nó :lol: , vì lên đài nó cắt đi mấy đoạn hài hước rất quan trọng. phim rất hay nhưng bây giờ muốn diễn tả ra nó hay như thế nào thì em đang ko có tâm trạng và cũng ko phải dễ. khi nào em có cảm xúc thì sẽ xin mượn vài bài review của bác mà PR nó nhé
Re: Em xin phép điểm qua 1 vài phim xem khá hay... Phim này có cướp biễn Jhony Depp. Nhờ coi phim này em biết Neverland là miền đất hứa (chả bao giờ có) Cảm ơn bác Tai, em xem còn thiếu 1 vài phim em sẽ săn lùng hết
Hôm nay em giới thiệu một bộ phim mà có lẽ ai đã từng xem đều phải dành ra vài phút cho riêng mình: "I am Sam". Tai_trau em thích những bộ phim có nội dung giản dị không quá phức tạp, và bộ phim này cũng chỉ kể một câu chuyện khá giản dị. Một người đàn ông bị thiểu năng có trí tuệ chỉ như một đứa bé, một ngày tình cờ ông nhận nuôi một cô bé, mà đúng hơn, là ông đã nhận nuôi một cô bé xinh xắn và rất thông minh. Coi con gái như một thiên thần bé bỏng, ông đã nuôi dạy cô bé theo cách riêng của mình nhưng tình yêu của ông dành cho con gái không hề thua kém bất cứ của một người bố nào khác trên thế gian này. Ông không có tiền, không có bất cứ thứ gì mà những người con thường hay hãnh diện về người bố của mình, nhưng suốt 7 năm trời ông đã nuôi nấng cô con gái bé bỏng sau khi cô bị mẹ bỏ rơi. Cho đến một ngày, người ta quyết định tước quyền làm cha của ông, vì đơn giản ông không có bất cứ điều kiện vật chất nào để đảm bảo 1 cuộc sống tốt cho Lucy bé nhỏ. Không chấp nhận, không chịu buông xuôi, hành trình tranh đấu để giành lại quyền nuôi con của ông bắt đâu. Nhưng giọt nước mắt, những vật vã, những đau đớn, những niềm vui và những nụ cười hạnh phúc cũng tràn ngập kể từ lúc này. Những trường đoạn khi hai bố con phải chia tay, hay những khi Lucy nói với bố Sam vĩ đại của mình luôn làm người xem phải nghẹn lòng. - Bố ơi, có phải Chúa đã quyết định bố phải như thế này không, hay chỉ là ngẫu nhiên hở bố? - Con yêu định nói gì vậy? - Ý con là bố rất khác? - Khác là sao hả con yêu? - Bố không giống những ông bố khác - Bố xin lỗi con, bố xin lỗi. Đúng con à, bố khác, bố xin lỗi con - Bố ơi, bố đâu cần phải xin lỗi con. Con mới là người con may mắn vì có bố. Làm gì có người con nào khác có được bố dẫn ra công viên như thế.... - Bố ơi, tha lỗi cho con. Do lỗi của con bố ơi. - Đừng nói thế bé bỏng. Không phải lỗi ở con. Đừng nói thế. - Con không cần bất cứ người bố nào khác, con chỉ cần bố. "và tất cả những gì con cần là tình yêu của bố.." "Con là con gái bố, còn bố là bố của con !" Mỗi lần xem bộ phim này, em chỉ nghĩ liệu con cái của chúng ta cần bố đưa tiền ăn 1 bữa sáng bằng cả 1 tháng lương công chức?, hay cần bố đưa đi học hàng ngày trên chiếc Lexus?, hay cần bố xây cho bể bơi trong khuôn viên nhà?, hay là chỉ cần tình yêu thương? Tặng các bác hai khuôn mặt đã quá đủ để tạo nên 1 bộ phim rất đáng xem: Sean Penn và Dakota Fanning. P/s: Những lời thoại trên là do em tự dịch, có thể chưa sát với nguyên tác. Các bác thứ lỗi.
anh Sean Penn này cũng tài hoa và cá tính lắm! Có phim Into the Wild do anh đạo diễn và viết kịch bản chuyển thể cũng rất hay. Ngày xưa cũng từng lấy Madona thì biết rồi đó
Bây giờ hơn thế bác à. Scarlett Johanson cơ mà.... Sean Penn còn 1 cuốn cực ấn tượng nữa là MILK. Diễn hay kinh khủng nhưng fim kô dễ xem
Em thấy Sean Penn hay có các đóng các vai có tính cách và số phận tương đối đặc biệt,và hay có ngụ ý thức tỉnh sự đấu tranh cá nhân với bất công hay với những quyền lực lớn của xã hội.
Buồn quá. Scarlett Johansson của em lại đi yêu ông Sean Penn già khú :| Mà ông này hâm lắm đấy, toàn đập vợ bằng chầy thôi
Em xin giới thiệu với các bác vài bộ phim cực hay. 12 angry men: Một cầu bé bị tòa án khép tội giết cha. Và cuộc họp sau cùng của 1 bồi thẩm đoàn gồm 12 hội thẩm viên để chính thức kết án cậu bé tưởng như chỉ để lấy lệ vì tất cả đã quá rõ ràng. Khi tiến hành biểu quyết, tất cả đều vote "có tội", duy chỉ có một người vote "vô tội" là hội thẩm viên số 8 ( Henry Fonda ). Ông cho rằng các chứng cứ của tòa cũng như lời khai của các nhân chứng chưa hoàn toàn thuyết phục và có những điểm vô lý, cần phải xem xét lại một cách công bằng hơn là quyết định số phận 1 con người chỉ trong 10 phút. Trước những lời chế giễu, cười cợt và tăng dần là cãi vã, xung đột của các vị hội thẩm viên còn lại, hội thẩm viên số 8 vẫn bình tĩnh đưa ra các luận điểm, giá thiết của mình. Bối cảnh của bộ phim chỉ gói gọn trong một căn phòng nhỏ hẹp, nóng bức và nồng nặc khói thuốc lá , với vỏn vẹn 12 diễn viên càng làm cho bầu không khí trở nên ngột ngạt, căng thẳng đến tột độ. Và sau mỗi lần biểu quyết lại, càng nhiều người đứng về phía "vô tội", lần lượt là những người có cái nhìn khách quan, cởi mở nhất, tiếp theo là những kẻ ba phải, gió chiều nào theo chiều ấy và cuối cùng, khó khăn nhất là loại người bảo thủ, cố chấp, nhìn đời bằng con mắt cay nghiệt ,nhưng cuối cùng tất cả đều bị thuyết phục. Sau cùng, cậu bé được minh oan một cách ngoạn mục. Đánh giá của các nhà phê bình 12 Angry Men lúc ban đầu bị đánh giá thấp và không thu được lợi nhuận như mong đợi, thậm chí còn bị lỗ nặng do gặp phải một bộ phim lớn khác: The Bridge on the River Kwai. Nhưng sau này, khi đã được xem xét và đánh giá một cách kĩ lưỡng, 12 Angry Men được tôn vinh như một chuẩn mực của nghệ thuật điện ảnh. AFI xếp 12 Anry Men ở vị trí thứ 87 trong bảng xếp hạng 100 phim hay nhất mọi thời đại, thứ 42 trong bảng xếp hạng 100 phim truyền cảm hứng cho con người nhiều nhất. Trang web IMDB xếp 12 Angry Men vào vị trí thứ 10 trong danh sách 250 phim hay nhất mọi thời đại. Ngoài ra, nhân vật Hội thẩm viên số 8 (do Henry Fonda thủ vai) được bình chọn là một trong những nhân vật chính diện tuyệt với nhất của nền điện ảnh thế giới Seven Samurai: Câu chuyện lấy bối cảnh nước Nhật năm 1586, giai đoạn mà nạn đói hoành hành, cướp bóc nổi lên khắp nơi bởi thiên tai và sự bóc lột của các tầng lớp phong kiến thống trị. Đến mùa lúa chín, cũng là lúc bọn cướp hành động. Một ngôi làng tổ chức cuộc họp toàn thể để quyết nên đầu hàng hay chống trả. Và quyết định cuối cùng là chống lại bọn cướp. Chỉ quen làm ruộng chứ không biết cầm kiếm nên họ cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các Samurai. Nhưng tất cả đều từ chối mức lương "cơm ngày ba bữa" quá bèo bọt của những người nông dân. May sao, trên đường họ tình cờ bắt gặp một kiếm sĩ tiêu diệt một tên cướp, đó là Kambei Shimada, một Samurai già nhưng đầy kinh nghiệm. Đồng ý giúp đỡ, Kambei Shimada cất công chiêu mộ thêm 6 Samurai để đủ sức chống lại băng cướp, mỗi người có một bản lĩnh và cá tính khác nhau. Các Samurai dậy nông dân vót tre làm vũ khí, xây lũy, đào hào, cách chiến đấu và chiến thuật chống lại bọn cướp. Và rồi cái ngày đó đã đến... Ngoài vị trí 11 trong danh sách 250 phim hay nhất mọi thời đại của trang IMDb, "Seven Samurai" còn được coi là tác phẩm đặt nền móng cho thể loại phim hành động hiện đại. Đây cũng là bộ phim có doanh thu cao nhất thế kỷ 20 ở xứ sở hoa anh đào.
Cảm ơn bác tai_trau vì những bài review tuyệt vời, qua bài của bác em cũng mới được biết đến những bộ phim hay mà dễ bị bỏ qua. Nghe cái tên thật bình thường mà lại chứa đựng bao ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Em cũng xin giới thiệu với các bác một bộ phim VN rất khá, em đã xem 2 lần mà lần nào cũng rơi nước mắt cả, trình em "văn dốt võ dát" nên không bình luận được nhiều, xin nhường lời lại cho bác nào cũng xem rồi có đồng cảm xúc thì review cho mọi người với ạ. "Áo lụa Hà Đông" của đạo diễn Lưu Huỳnh là tựa phim em muốn giới thiệu.
Hi hi Tks bác, trong dàn diễn viên trẻ giờ em khoái nhất là xem dakota fanning hồi còn bé tý mà diễn xuất như người lớn, giờ lớn lên vừa xinh vừa diễn đạt .. Chuẩn không cần chỉnh ^^!
Thích nhất là xem cái Mưu cầu hạnh phúc do bố con nhà Smith đóng. Phim đó thật cảm động và thấy được mặt trái của xã hội Mỹ
Em đang xem lại Rain Man... Hay quá......".........."."...."..... :mrgreen: http://en.wikipedia.org/wiki/Rain_Man
cám ơn các bác về những bài cảm nhận và giới thiệu phim hay đến với anh em .Chúc các bác một mùa Xuân mới vạn sự may lành và Thành đạt .
Vĩ cầm đỏ - The Red Violin Một trong những phim em đánh giá cao nhất, bên cạnh Huyền thoại 1900, Cuộc sống tươi đẹp, Phải sống, Bố già,... Xem phim này các bác nhớ chuyển âm thanh từ receiver sang hệ thống nghe nhạc stereo thì tiếng Violin nghe mới đã. Tết lạnh giá rảnh rỗi e mới biết đến topic này. Cám ơn bác Tai và các bác khác đã có những bài review phim rất hay! Ngày trước em thấy DVD hay được bán ở các hàng đĩa, bây giờ chắc khó tìm hơn, các bác nhớ test kỹ vì đĩa phim này không hiểu sao rất hay lỗi. E lấy tạm tóm tắt phim từ http://tapchiamnhac.net/forum/index.php?showtopic=11728 An instrument of passion. A shocking secret. An extraordinary journey … Ai đã từng trông thấy nó rồi sẽ muốn có được nó, ai đã từng nghe nó thì trở nên mê mệt, và ai đã sử dụng nó thì sẽ trở thành nô lệ,… đó là ma lực của vĩ cầm đỏ - Red Violin. Câu chuyện kể về chuyến hành trình 3 thế kỉ, qua nhiều miền đất của chiếc vĩ cầm đỏ. Nó được tạo ra bởi sự tuyệt vọng của một thợ làm vĩ cầm, bao nhiêu hy vọng và niềm tin ông đặt vào đứa con trai sắp chào đời của mình sau này sẽ là một nghệ sĩ tài ba đã tan thành mây khói khi đứa con chết ngay khi mới chào đời, nó được tạo ra bởi sự lo lắng và sợ hãi về tương lại của người mẹ, người đã không còn trẻ trung gì để có một đứa con. Cuộc hành trình ấy được dẫn dắt bởi 5 lá bài tarot mà người mẹ đã xem bói. Lá bài thứ nhất : ” Bà sẽ có một chuyến đi dài, rất dài “, một chuyến đi qua nhiều đất nước, qua nhiều thế kỉ và qua nhiều tay sở hữu… Chuyến đi bắt đầu từ một cô nhi viện. Lá bài thứ hai: Sự chết chóc và nô lệ. Những ai sở hữu được vĩ cầm đỏ đều có kết cục không tốt đẹp, đó là cái chết, hoặc bệnh tật hoặc một lí do nào đó. Có cái chết khi đang ở trên vinh quang, có cái chết khi đã đánh mất một thứ quí giá - tình yêu,… Sự đam mê biến con người ta thành nô lệ, không thể thiếu được nó. Lá bài thứ ba : Trải qua chuyến đi vượt núi, qua biển, vĩ cầm đỏ sẽ trở thành vật sở hữu của một người đàn ông, người đàn ông này sẽ biến nó trở thành vĩ đại, người đàn ông này chính là quỹ dữ của sự đam mê và gian xảo. Khi nó được chơi lên bởi người đàn ông, mọi người sẽ nhìn nó bằng một con mắt thán phục và thèm thuồng, khi nó được người đàn ông dùng để tạo cảm hứng sáng tác, nó sẽ thấy được nhưng điên loạn của một con người về thể xác… Nhưng rồi nó cũng sẽ ra đi để tiếp tục cuộc hành trình của mình, người đàn ông đó sẽ chết vì bi kịch tình yêu của chính mình. Lá bài thứ tư: ” Bà sẽ bị xét xử “, trải qua một chuyến đi dài nữa, vĩ cầm sẽ đến miền đất Trung Hoa vĩ đại vào lúc cách mạng văn hoá đang xảy ra. Sự bài trừ văn hoá ngoại lai khiến vĩ cầm đỏ trở thành ” trọng tội ” cần phải xét xử. Và ở đây, vĩ cầm đỏ vẫn được sự che chở và bảo vệ của những ” nô lệ ” âm nhạc, thế nhưng trong một quãng thời gian dài vĩ cầm đỏ phải im lặng và trốn tránh… Lá bài thứ năm: Lá bài cuối cùng. ” Chuyến đi sẽ kết thúc”. Chính phủ Trung Quốc trao trả vĩ cầm đỏ, nó được đem ra bán đấu giá, và ở đây nó đã gặp được chủ nhân thực sự của nó, một người đàn ông đã hiểu được những giá trị bên trong, những giá trị tinh thần của nó. Chiếc vĩ cầm được làm ra khi mà con người đã từng tin yêu cuộc sống để rồi tuyệt vọng vì cuộc sống, nó mang trong lòng sự yêu, ghét , thù hận, ghen tuông của một con người. Chuyến đi dài của vĩ cầm đỏ qua tay nhiều người như là một cách tổng hợp những đặc tính con người: Yêu nhiệt thành, sự chiếm đoạt, lòng bao dung, sự ghen tuông, sự ham muốn,… Màu vecni đỏ của vĩ cầm đỏ là một bí mật mà đến cuối phim mới hé lộ. Cái màu đỏ đó quyến rũ con người ta từ cái nhìn đầu tiên. Cái màu đỏ đó làm cho chiếc vĩ cầm trở nên hoàn hảo ( dù bản thân của nó đã hoàn hảo về hình dáng và âm thanh ). Thế nhưng chẳng ai lí giải được nó ngoại trừ chủ nhân thật sự của nó, màu đỏ không đơn giản chỉ là màu đỏ của vecni, nó là màu của tâm hồn con người, nó là màu của máu và tóc cô vợ… Âm nhạc trong phim quả là những tuyệt tác. Có khi nhẹ nhàng, yếu đuối và cô đơn khi cậu bé ở cô nhi viện chơi, có khi đam mê ,dục vọng của anh chàng kaspar Weiss, có khi dịu dàng, đôn hậu của người phụ nữ Trung Hoa,… Tất cả những tác phẩm đó đều do John Carigliano soạn và được trình bày bởi tay đàn tài ba Joshua Bell (http://www.Joshuabell.com/ ). Đạo diễn : François Girard. Diễn viên : Carlo Cecchi, Irene Grazioli, Anita Laurenzi, Jean-Luc Bideau, Jason Flemyng, Sylvia Chang, Samuel L. Jackson. Kịch bản: Don McKellar, François Girard Hãng sản xuất : Channel Four Films Thể loại : Tâm lí Giải thưởng : + Oscar, 2000 . Best Music, Original Score - John Corigliano Độ dài: 131 phút Những giai điệu nguyên thủy của tình yêu là làn gió nhẹ, làm tung bay đám bụi vẩn vơ. Khung cảnh chợt chìm xuống đám cỏ đang rạp mình dưới luồng gió thổi thốc tới. Mọi vật dừng lại đột ngột. Phía trên, trời xanh chuyển sang màu tím. Ánh trăng tròn trịa toả ra vẻ kiêu sa lạnh lùng, đó là sự ghen tị, ta thấy được nhưng không bao giờ thay đổi được. Luôn mang dáng vẻ vô hồn nhưng trong ánh trăng ta thấy những ước mơ lướt qua, niềm khao khát được gửi gắm và vun đắp. Khi tất cả như làn mây mỏng tan biến đi thì ánh trăng vẫn mãi hiện hữu ... Những tình cảm bay bổng ngoài thiên nhiên được con người hấp thụ rồi nhom nhén trong lòng, giờ đây thoát ra ngoài trở thành một sự vật hữu hình đó chính là cây vĩ cầm màu đỏ của Nicolo Bussotti. Hoà vào dàn đồng ca , cây vĩ cầm đỏ như tình yêu giữa các thang bậc tình cảm, tạo nên giai điệu riêng biệt bởi sự sắc sảo và thanh tú. Khi đứng một mình đó là bức tranh bốn mùa: đỉnh núi trắng xóa của mùa đông, những con gió vi vu làm nên mùa thu, nền trời xanh ngắt gợi nhớ mùa xuân và tiếng chim chào nắng mới âm hưởng mùa hạ. Bản chất của tình yêu thuở ban đầu là tự nhiên nên hoàn mỹ, con người từ đó mới đắp thêm cốt cách của mình. Lớp trong cùng là bản tính của một đứa trẻ: ngây thơ, bỡ ngỡ, kén chọn ... Kaspar Weiss đã cùng cây vĩ cầm đỏ chia sẻ những giây phút của cuộc sống: niềm say mê trong luyện tập, sự quấn quít lúc nghỉ ngơi.Tình yêu trong buổi sơ khai này cũng dễ bị tổn thương như một đứa trẻ vậy. Khi ai đó sử dụng dục vọng để vuốt ve sự trong trắng của cây đàn thì đó là điều xúc phạm ghê gớm. Bản lĩnh của một đứa trẻ không thể cưỡng lại phản ứng bừng phát và cũng không thể dập tắt nó. Tình yêu thoát khỏi Kaspar Weiss để tìm cho mình hình hài trưởng thành hơn. Cây vĩ cầm đỏ ban phát niềm cảm hứng cho những ai nhận ra vẻ quyến rũ của nó. Pope cùng cây vĩ cầm đỏ tạo nên những giây phút xuất thần nhưng rồi anh trở nên phụ thuộc vào nguồn cảm hứng vô tận đó. Một mặt, cây vĩ cầm biến đam mê trần tục thành những nốt nhạc thanh thoát, mặt khác khi lạm dụng, nó làm tình yêu trở nên đậm đặc đến mức người ta quên tất cả mùi vị trên đời, cuộc sống chìm đắm trong hưởng thụ và bi lụy. Tình yêu trở thành vòng xoáy mù quáng cuốn theo tất cả những gì xung quanh nó. Tiếng súng không phải để trừng trị mà để lôi tình yêu ra khỏi vòng xoáy nghiệt ngã, đem trả lại cho tình yêu nét điềm tĩnh và vẻ e ấp vốn có. Đến một lúc nào đó, người ta nhìn lại và đánh giá giá trị của tình yêu, xét xem có phù hợp với hoàn cảnh sống hay không. Giờ đây đến lượt con người phạm sai lầm. Làm sao có thể cho rằng: tình yêu thời xưa và thời nay bản chất khác nhau. Con người dù thay đổi nhưng khi họ yêu, đó vẫn là tình yêu có từ ngàn xưa. Thứ tình cảm được người ta xây dựng thành những điều khoản đâu phải tình yêu vì làm gì có tình yêu theo luật lệ. Dưới những cơn sóng ồn ào, mạnh mẽ luôn ẩn chứa con sóng ngầm trầm lắng, chờ đợi cơ hội để bộc lộ mình. Cây vĩ cầm đỏ sau khi trút bỏ lớp áo nhí nhảnh của tuổi trẻ, khoác lên mình lớp áo chững chạc của trưởng thành, tĩnh tâm xác định lại vị trí đích thực của mình trong cuộc sống. Trải qua ba trăm năm, rong ruổi hơn nửa vòng trái đất, cây vĩ cầm đỏ vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp tinh túy của nó. Cuộc đấu giá để chọn người sở hữu cây đàn là một chuyện vô nghĩa vì người xứng đáng chỉ có thể là người đã làm ra cây đàn ... " Tôi không thể đoán trước được tương lai của đứa bé vì trước khi sinh nở số phận của bà và đứa bé là một. Nhưng tôi có thể nhìn thấy được tương lai của bà ... " ...Passion Is Timeless ... Câu chuyện bắt đầu vào thế kỷ XVII trong xưởng thợ của bậc thầy làm vĩ cầm người Ý tên Nicolo Bussotti (Carlo Cecchi). Bằng tất cả tình thương của người cha dành cho đứa con sắp ra đời, ông đã tạo ra một cây vĩ cầm hội tụ những gì tinh hoa nhất của cả đời ông. Nhưng rồi cây đàn lại trở thành biểu tượng của nỗi đau xót tột cùng khi người vợ Anna (Irene Grazioli) yêu dấu cùng đứa con chưa ra đời đã mãi mãi ra đi. Điều lạ lùng là trước đó, Anna đã được vú Cesca bói bài Tarot và tiên đoán về một quãng đời đầy phiêu lưu mạo hiểm, vô hình trung đã đồng nhất đời nàng với số phận của cây Vĩ Cầm Đỏ. Kể từ đây, Vĩ Cầm Đỏ bắt đầu cuộc viễn du của mình theo dòng thời gian, nó trở thành tâm điểm tình cảm, tinh thần, và trí tuệ của cuộc đời những chủ nhân của nó. Nó là hiện thân của lòng đam mê âm nhạc vô bờ bến của thần đồng âm nhạc yểu mệnh Kasper Weiss (Christoph Koncz) tại Áo. Với Kasper, Vĩ Cầm Đỏ không chỉ đơn thuần là một cây đàn, mà là một phần của tâm linh. Còn với danh cầm Frederick Pope (Jason Flemyng), vốn nổi danh với phong cách lãng mạn nồng nhiệt và phần nào ngạo mạn, Vĩ Cầm Đỏ chính là niềm đam mê tột cùng. Nó đã len lỏi vào đời sống của anh, và đã trở thành điểm hội tụ của tất cả những khoái cảm nhục dục cũng như niềm đam mê âm nhạc. Như một lời nguyền, Vĩ Cầm Đỏ giúp tài năng của Pope rực sáng hơn bao giờ hết, nhưng cũng giúp Pope bộc lộ hết tất cả những gì yếu ớt dễ tổn thương nhất trong con người anh. Thế rồi ngay chính bản thân cây đàn cũng phải trải qua những giờ phút nguy hiểm nhất của đời mình. Đó là khi nó được chuyển đến tay Xiang Pei (Sylvia Chang). Số phận của nó sắp sửa hoá ra tro tàn như các nhạc cụ phương Tây khác trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hoá tại Trung Quốc. Không nỡ nhìn một tạo vật đẹp đẽ và thanh khiết như thế bị tiêu hủy, Xiang Pei đã liều mình mang Vĩ Cầm Đỏ đến phó thác cho vị nhạc sư. Sau này, khi công cuộc cải cách của Trung Quốc thành công, nhà nước Trung Hoa bắt đầu nhận thức được giá trị của bộ sưu tập vĩ cầm mà vị nhạc sư đã liều mạng cất giữ. Bộ sưu tập được gửi sang bán đấu giá tại Montreal. Sau hơn ba trăm năm trôi dạt khắp thế giới, Vĩ Cầm Đỏ cuối cùng cũng được ra mắt giới mộ điệu. Ngay lập tức, nó thu hút ngay sự chú ý của chuyên gia giám định Charles Morritz (Samuel L. Jackson). Như lời tiên tri từ các lá bài Tarot về “dòng đời” của cây vĩ cầm, Morritz cùng các đồng nghiệp chuyên gia của mình tại nhà đấu giá, gồm cả Evan Williams (Don Mckellar), đã dùng tất cả tài năng để lần về quá khứ của cây đàn, tìm kiếm bí quyết tạo ra độ vang âm thật hoàn hảo và nước sơn đỏ kỳ lạ của nó. Vĩ Cầm Đỏ đã trở thành nỗi ám ảnh của ông. Khi việc khảo sát của Morritz làm hé lộ bí mật sững sờ và lý thú của cây Vĩ Cầm Đỏ, ông – và chỉ có ông - hiểu ra cái giá trị đích thực của cây đàn, một giá trị mà không tiền bạc nào trên thế giới này có thể mua được. Sứ mệnh của Vĩ Cầm Đỏ được ấn định ngay từ khi nó ra đời: nó chỉ dành để truyền từ đời cha sang đời con như là một biểu tượng vĩnh hằng của tình yêu, của mối ràng buộc khắng khít giữa cuộc sống và nghệ thuật... Thành thật mà nói, bộ phim không còn chút gì để chê trách, ngoại trừ chất lượng phim không “mịn” bằng các bộ phim mới sau này. Bản thân bộ phim đã là bản tổng phổ thật tuyệt vời về nỗi đam mê, tình yêu và khát vọng. Các bản nhạc trong phim thật hoàn hảo đã cống hiến cho người xem một bữa tiệc thật thịnh soạn về âm nhạc.
Tết này mời các bác kéo ngay IN TIME Lâu lắm em mới xem được bộ phim mà cảm thấy nó thật ý nghĩa Dành cho bác nào văn hay xem xong bình loạn
Hehe, dựng xong bộ xem phim rồi là quên ngay 2 kênh được nhỉ :lol: Ra giêng có phim j "chiến đấu" hoành tá tràng anh qua coi với Q