Bác quên đọc chữ "coi chừng" màu đỏ. Chữ này có ý nghĩa rất quan trọng trong bài viết của em lắm đó bác!
Bác nào giải thích thêm về hệ thống i cù lai dơ cho dĩa than, thí dụ: Columbia, Decca, N.A.B., R.C.A., B.B.C., E.M.I., C.C.I.R., A.E.S., và cuối cùng là R.I.A.A, :wink:
Em là dân newbie nên đọc topic này cũng học hỏi được nhiều. Các bác tranh luận và phản biện lẫn nhau ghê quá. Theo thiển ý của em thì cái EQ cũng giống như tất cả các thiết bị khác trong hệ thống âm thanh thôi mà, cần và không cần là tùy từng điều kiện về vật chất, hệ thống, cơ sở hạ tầng, khả năng kiểm soát thiết bị và quan trọng nhất là sở thích riêng về âm nhạc. Bác nào thích nghe một làn điệu mỏng manh nhẹ nhàng thì chắc không cần EQ, ngược lại bác nào thích nghe mọi tần số rõ ràng thì chắc là sẽ cần EQ, thế thôi các bác nhỉ. Về EQ thì có hàng low-end, mid-end và hi-end giống như các thiết bị khác thôi, nếu nghe đồ thiết kế cẩu thả thì chắc sẽ dở đúng không ạ. Còn việc chỉnh nó thì có bác nào nói là chỉnh cho vừa cái lỗ tai mình cũng đúng vì lúc đó bác nghe một mình, còn khi xuất âm ra hệ thống đại chúng thì người cân chỉnh lại phải dựa trên tiêu chí cân bằng tối đa với các chuẩn mực để phục vụ nhiều lỗ tai hơn. Nói túm lại, các bác đều đúng cả nên không cần phải gay cấn thế đâu. Em là newbie nên khi đọc topic này em muốn học hỏi kinh nhiệm của các bác về EQ, ví dụ như dòng nào hay dở, kinh nhiệm sử dụng... Điều này em thấy hình như vẫn thiếu, đúng không các bác nhỉ?
Bác phán chí phải chuẩn không cần chỉnh. Cái này thì phải có nhiều mẫu mã để so sánh; do đó nhiều khi em thấy cái I-cu hãng/mẫu mã này hay nhưng chưa chắc các bác kiếm đã có thì cũng hơi kẹt ... và với cá nhân em khi đánh giá chất lượng cái I-cu nhiều lúc (hầu hết) là phải mở nắp em nó ra để xem bên trong xem nó thiết kế như thế nào để có thêm dữ kiện đánh giá chất lượng thiết kế (lẫn âm thanh) và đương nhiên nếu có thêm thiết bị đo thích hợp thì sự quyết đoán càng dễ dàng và bảo đảm hơn ...
e cũng có eq denon đang dùng. lúc nào nghe vocal e tắt, lúc nào nghe dance, nhạc vàng ...e bật cho phù hợp. mỗi người tự hoàn thiện dần cho mình kỹ năng thưởng thức âm nhạc. Tham khảo là một việc rất quan trọng nhưng mình phải là người quyết định vì nó có thể đúng với người này nhưng lại ko đúng với người khác. mọi thứ phải được nâng cấp từ từ, cả đôi tai cũng vậy. Bản thân e thấy vậy :roll:
Mình có ông bạn nghiện ê kòa lì dơ lắm, hắn nghiện từ hai chục năm trước, mấy năm gần đây vẫn thấy dùng, đèn đóm 2 kênh lượn sóng ghê lắm, cái chính là mình nghe thấy hay mới chết chứ :shock: tò mò lại xem, hóa ra hắn để chế độ bypass :idea:
Thế thì ông ấy chưa biết nghe nhạc rùi. Bác bảo ông ấy lên VNAV học các cao thủ về chuyện phối ghép đi. Trên này có những đại cao thủ chỉ cần loa còi, amp ghẻ, đầu chuối, dây phơi nhưng nhờ biết cách chỉnh EQ (nghe nói phải đi học :wink: ) nên các bộ dàn Hi-end tiền tỷ còn chạy dài về chất âm. Đối với những cao thủ này thì dàn kẹo kéo vào tay họ cũng sẽ hay miễn chỉ cần biết cách chỉnh EQ :roll: :mrgreen: EQ muôn năm........
Tại sao amply Denon thấy tiếng nó sáng? Nghe Marantz chất âm lại ấm? Nghe Accuphase tiếng ngọt?........ Tại sao mỗi hãng lại có một chất âm riêng các bác? Thật ra bất cứ cái amply nào cũng có cái tần pre và trong cái tầng pre này nó lại có cái Equalizer cài sẳn rồi. Tiếng sáng, hay tiếng ấm, tiếng ngọt tai chẳng qua là mỗi hãng xác định một gout âm thanh cho riêng mình, nghe bằng chế độ Tone defeat hay direct chẳng qua là nghe theo cái gout của hãng, với cái gout của hãng thì chỉ có thể thích hợp một dòng nhạc định hướng mà thôi, khi dùng amply đó mà nghe dòng nhạc khác thì lại thấy không hay. Lở như thích nghe đủ thứ thể loại nhạc chắc phải có cả chục cái amply, vậy đầu tiên là dùng nút Tone để tăng giảm bass, treble cho nó vừa cái tai đã, chỉnh bass, treble không cũng chưa thỏa mản thì lại phải kiếm cái Equalizer là vậy. Đem equalizer về rồi lại thích chọc ngoáy, tinh chỉnh lung tung cả lên, một thời gian thấy loạn....thôi quay lại chế độ nghe Tone defeat cho nó khỏe....
Bác nào có Musical instruments frequencies spectrum chart, làm ơn post lên cho những anh em dùng EQ tham khảo. Có nó thì người mới sử dụng EQ, dễ dàng cân chỉnh chính xác hơn.
Nếu không có EQ thì có thể tạm thay dây dẫn từ khuyếch đại ra loa từ dây Đồng hay dây Bạc sang dây sắt/kẽm PHƠI quần áo rồi nghe thử xem? Quan trọng là dây dẫn nào cũng vậy cũng cần phải cắt càng ngắn càng tốt ---> Cái này ta tạm gọi là "I-cù-lây-dơ dây loa" Nếu các bác không tin dây PHƠI có khả năng cải thiện âm thanh thì chúng ta có thể bàn ra lẽ theo mặt lô-gích và KH ... :wink:
Tôi thấy rất tò mò về chõ bôi đen nên sẽ đăng đàn tranh luận cùng bác mặc dù chả biết gì về điện tử, nhưng điện thì biết đôi chút. Xin hỏi là bác đã nghe dây phơi chưa ? so với dây đồng và dây bạc chất âm nó cải thiện ra sao ?
- Vậy thì bác đã bao giờ thay tụ điện loại này loại kia vào mạch điện và nhận thấy sự cải thiện nó như thế nào chưa ạ? - Và nếu bác đã từng xử dụng dây bạc và dây đồng thì mỗi dây sẽ cải thiện âm thanh như thế nào khi xử dụng dây này và dây kia giải thích theo suy nghĩ và khả năng của bác? - Và bác đã xử dụng bộ Audio Enhancement/Sonic Maximizer của hãng BBE chưa? Tại sao hãng này lại làm 1 bộ phận có chức năng như vậy và được dùng khá phổ thông và lâu dài trên thế giới và có tác quyền hẳn hoi? Ngay cả 1 số phòng thâu cũng xài nó? Nếu bác trả lời giúp em mấy cái gạch đầu dòng trên thì có thể bác sẽ nhận ra vấn đề dây PHƠI sắt mạ kẽm có cơ hội lẫn có thể cải thiện được âm thanh. :wink:
Sau khi đọc kỹ cao kiến của các bác em rút ra được ý sau : EQ không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chuyển sang các hình thức khác như loudness, bass, trebb control, tone...trên ampli hoặc là lộ liễu hơn như trường hợp của cụ Mc MA6900 đời mới chơi nguyên dàn nút chỉnh trên mặt ampli.
Cái này vẫn nhiều người thích chơi mà bác, vì mỗi ng có tai nghe nhạc khác nhau, chung chung thì thích nghe loa mặc định, có người thích thêm bass thêm treb thì lại cần EQ để cho nịnh tai ^^
Em có con Power PS audio HCA2, mới mua thêm một con Pre PS audio Trio P200, không có nút Tone hay Loudness gì cả, chỉ mỗi cái volume và nút chọn input, giờ nghe nhạc chỉ nghe được jazz và vocal thôi, nghe nhạc vàng, POP nghe không được các bác ơi, có bài nó dư treble, có bài nó thiếu bas chán quá, các bác coi có cái Equalizer nào thích hợp tư vấn em với ạ.
Nếu bác ở Sài Thành thì có thể ra Nhật Tảo mua 1 bo mạch Tôn Cồn-trôn 3 nút chỉnh "Thấp, Trung, Cao" dùng vi mạch JRC4558 và vài có biến trở tổng thiệt hại khoảng dưới 10 Ô-bá-mà rồi nhờ 1 đại ca rành kỹ thuật trên diễn đàn móc 1 phần mạch ra thông qua 1 công tắt để có thể "qua/không qua mạch Tôn Côn-trôn" này và lúc này nhạc gì nghe cũng được. Nhớ mua công tắt loại tốt 1 chút kiểu tiếp điểm bằng bạc hoặc vàng cho nó "đỉnh cao". Nếu muốn thay đổi linh kiện bằng linh kiện mắc tiền hơn trên bo mạch thì cứ vô tư. Có thể dấu cái mạch Tôn Cồn-trôn này ở chỗ bí mật để có ai đó chuyên chơi đồ "đỉnh cao" có vô nghe mà không thấy sẽ không chê bai 1 cách chủ quan. Dùng pp này sẽ tiết kiệm khá nhiều tiền và cần thì có thể tháo cái bo mạch ra và hàn lại như cũ thì mọi thứ vẫn như gin chỉ có vài mối hàn ... mới mà thôi !!!
cái này ngày trước em vẫn chơi, nhưng chỉ thấy nó nhấp nháy, lên xuống đẹp mắt thôi chứ cũng chưa biết nó hay ở chỗ lào :mrgreen:
Chắc bác quên là diễn đàn này là "Nghe Nhìn" Thật ra bác đã nhận ra được cái "hay" của nó rồi mà bác chưa chịu liên tưởng đấy thôi . Này nhé: - Nhiều người nghe 1 dàn máy nào đó khen "hay" khi nhận/cảm thấy được hình ảnh mà nôm na gọi là "âm hình" (nghe nhìn đi đôi với nhau mặc dù chỉ trong ký ức) - Nhiều người nghe ca trù ả đào và khen "hay" vì có khi vừa nghe vừa tưởng tưởng hoặc nhận/cảm thấy được hình ảnh "ấy ấy" (nghe nhìn đi đôi với nhau mặc dù chỉ trong ký ức) ... - Còn bác đây vừa nghe nhạc vừa thích thú khi nhìn thấy đèn chớp chớp ---> Cũng là nghe và nhìn thì như thế cũng có thể bảo là "hay" là vì được nghe và nhìn mà không cần phải nhìn trong ký ức mà là được cái nhìn thực! ---> Chỉ 1 chữ "hay" nhưng nó bao hàm nhiều chất và lượng khác nhau không thể ai và lúc nào cũng giống nhau được đâu bác ... :lol:
Tại bây giờ họ đã tích hợp sẵn trong các Rì-xi-vơ rồi. Còn không thì đi qua nơi bán thiết bị dành cho phòng thâu thì còn ... hằng hà xa số. Còn nếu muốn rẻ hơn thì ra chợ Nhật Tảo mua sẵn mấy cái bo mạch I-cu ráp sẵn hoặc muốn cải tiến cải lùi cái mạch Nhật Tảo thì cứ vô tư thay đổi mạch/liên kiện rồi gắn thêm bộ nguồn và bỏ vô 1 cái hộp cái rụp là xong. ---> I-cù dùng linh kiện Hai-En.
Ngày xưa e cũng thích cái món này lắm, nhất là nhìn đèn lượn lên lượn xuống mê tít. Nhưng bây h theo quan điểm của em, một hệ thống vốn đã có cái chất âm riêng của nó. Thiết kê đã như vậy, nguồn phát, đĩa cd, pre, dây dẫn, power.. đều là chuẩn so với bản chất của nó. Tức là mọi thứ đều tạm gọi là "xịn" thì chả có gì mà phải chỉnh nữa. Bác nào thích chọc ngoáy thì nghịch cho vui thôi, chứ nếu cd xịn, dây dẫn tốt, cá thiết bị khác cũng tương đối thì chỉnh cái gì nữa hả các bác ???. Nguồn phát bắt đầu từ đĩa CD, cái này đã được các chuyên gia âm thanh căn chỉnh khi thu bằng các hệ thống hiện đại, mình càng chỉnh càng hỏng. Có chăng nếu cần chỉnh thì chỉ nên với các cd ít tiền, đĩa lậu.. Bác nào không tin, cứ thử nghe direct từ CDP vào amply, không chỉnh gì hết. Sau một tháng thôi, bật tone trên ampli lên, để ở vạch 0 thôi, chắc các bác sẽ thấy khác thậm chí hơi khó chịu. Vì âm thanh tạm gọi là trước khi ra loa phải vòng vèo đi thêm 1 "cửa" nữa. . Equalizer cũng vậy thôi, tín hiệu lại đi qua một "cửa" nữa trước khi vào amply. Vài cảm nhận theo đôi tai của em, các bác chém nhẹ tay.