Bác Giahy , mấy cái Driver này là đổ cổ phải không bác , hình như sử dụng nam châm điện, âm thanh méo dữ lắm phải không bác ?? Em chỉ đoán thế, sai mong bác chỉ giáo.
Driver fieldcoil Bác Phương Thu đang tẩu rồi! Field coil âm thanh như thế nào nhỉ? Alnico hay field coil, cái nào hay hơn? Mình chỉ biết là driver fieldcoil luôn luôn mắc hơn nam châm! Để các bác tranh luận nhé! Mình chuồn đây!
Re: Driver fieldcoil Em đoán thì thời này người ta chưa tạo ra được nam châm vĩnh cữu sản xuất đại trà, nên dùng nam châm điện. Em đoán chắc nó có nhiều tạp âm và không hay hơn Alnico và fererite. Em cũng out luôn , quá phạm vi hiểu biết của em , sao ở VN em chưa thấy bác nào dùng cả .....
Re: Driver fieldcoil Chắc Em tẩu thiệt rồi, không lý gì âm thanh nghe dở hơn,mắc công hơn, bất tiện hơn mà lại bán cao giá hơn gấp nhiều lần .... he he tẩu tẩu tẩu thiệt rồi.........
Bác đã chơi tới thứ field coil này rồi vậy bác có cho Westrex với Jim Lansing . . . bỏ vô sọt rác chưa ??? Nếu rồi thì bỏ chổ nào cho Em qua lượm đở cặp Westrex về nghe với, hổm rày mới có 1 cặp Westrex mà làm Em chịu không nổi rồi ước gì có thêm 1 cặp ... ha ha... đùa xíu mấy Bác ơi chứ cái vụ field coil này Em cũng nghe phong phanh nó dử lém nếu GiaHy có thì hôm nào cho Em mở mắt, thông tai với nghen !!! Hình minh họa sóng âm thấy cực tốt không hiểu đúng như hình không ????
Chào Anh Hồ và Các Bác, hiện nay phần trên Em định dùng 1 cặp Jim 175 và cái Fostex T500 cho 1 ampli nên giải pháp tình thế là gắn cho T500 1 cái passive và định cắt ở 10khz, theo các Bác thì có nên làm cuộn cảm chặn trên cho 175 hay không ???? Em vào link này thì nó tính dùm Em thế này có phải không ??? http://www.ajdesigner.com/crossover/crossoverfirst.php Butterworth, 4 oder = 12db: C1 = 1.9875E-06 farads L1 = 0.000254777070064 henries theo sơ đồ thì chỉ dùng cuộn cảm chặn trên Jim 175 và cái tụ chặn dưới cho t500 phải không ??? Các Bác làm ơn giải thích và hướng dẩn dùm làm cho tốt. Thank !
Bác cho biết chính xác là bác dùng driver lọai nào (Fostex T500 MK1/104 dB, T500 MKII/ 110 dB)? Còn độ nhạy của cái JBL LE 175 là 117dB. Nếu dùng TM500 MKII thì sự khác biệt giửa hai cái driver là 7dB. Mình phải hạ thằng 175 xuống 7 dB cho âm thanh bằng nhau. Mạch được thiết kế với 1 tụ và 1 cảm cho mỗi driver, nhưng độ cắt lên tới 18dB/Octave. Mạch đầu tiên không dùng 7dB attenuator. Mạch sau đó có thêm vào 7dB attenuator . Đây là mạch phân tần ở 10KHz (không có 7dB attn): Đây là sự hoạt động của mạch Xover @ 10KHz: Đây là mạch phân tần ở 10KHz (có 7dB attn): Đây là sự hoạt động của mạch Xover @ 10KHz:
Cám ơn Bác, Em dùng cái trên là Fostex T500MKII/110db còn cái dưới là Jim175/117db, và tính làm thêm cái Atnt để chỉnh cho cái tweeter T500. Bác có thể tính dùm cho cái mạch xover 12db thôi được không ??? Vì 18 db nghe chung với Tact ampli thì nó tách bạch quá nghe cứng lém . Thank !
Thú thật em không hiểu tại sao "Vì 18 db nghe chung với Tact ampli thì nó tách bạch quá nghe cứng lém " :shock: Mạch này chỉ là order 4 (hay 2 cho mỗi Mạch đơn LPF & HPF) nên căn bản chỉ có độ cắt là 12 dB/Octave. Mạch được thiết kế theo kỷ thuật riêng của em nên slope có được cao hơn. Thông thường khi slope (dB/octave) càng cao thì càng tốt vì âm thanh tại vùng crossover (diểm cắt) sẽ bị mất ít đi so với slope thấp hơn. Đồng thời ngăn chặn không cho anh dưới "lấn sân" anh trên hay ngược lại. Slope càng cao thì càng tốt chứ! Bên này em có quen bác Albert Kaplenberger, chủ nhân của ALK Engineering (http://www.alkeng.com/). Bác Alan này chuyên môn làm crossover với độ cắt lên đến 120dB/Octave cho các cặp loa Klipsch. Những tay chơi Klipsch thường mua Crossover của ALK (với giá khá cao, có khi còn mắc tiền hơn những cặp loa nửa) để thay cho cái original của Klipsch. Em vẫn thường liên lạc với bác Alan sau khi em khám pha' ra những điểm dở của các mạch phân tần của công ty Klipsch (mà họ có patent rồi) rồi post lên diễn đàn AudioKarma. Klipsch rất ghét bác Alan. Các bác vào website của bác ALK rồi click vào phần "Klipsch" phía dưới bên phải.
Tact bản thân nó tiếng sáng tách bạch vì thế còn cho nó là lạnh thiếu ấm áp hay mỏng tiếng, nên khi slope càng cao thì càng tốt mất ít nhưng phần giao chồng lên nhau giửa 2 driver ít nên tiếng mỏng hơn slope thấp, slop thấp thì tiếng dày hơn nhưng khuyết điểm là bắt buộc sử lý phase tốt không bị lệch thì tiếng mới rỏ và dày còn sử lý phase không tốt tiếng bị mờ, bởi thế càng nhiều đường tiếng thì tiếng càng dày 1 phần là do 2 driver chồng âm ở chổ xover.
Bác Phương Thu có thể cầu viện sự giúp đỡ của bác No-fear , bác này còn từng tuyên ngôn " ....phân tần chẳng là cái quái gì cả ...", bác No-fear sẽ dùng phần mềm search trên google giúp bác giải quyết vấn đề này. Nghe nói bác No-fear cũng ở Phú Nhuận gần nhà bác PT. :lol: Sẵn đây em gửi lời cám ơn anh Cau Yem , bản mạch phân tần anh cho em rất triển vọng và cải thiện, hiện giờ em chỉ còn việc chờ nâng cấp linh kiện đúng chỉ số như trong bản vẽ. :wink:
Bác làm cho em ngớ người ra vì sự dầy, mỏng của âm thanh. Em càng đọc em càng mù tịt bởi vì chưa bao giờ biết hay đo được sự dầy mỏng này. Cái này em nói thiệt chứ không có ý định nào khác đâu! Ở slope cao, phần giao chồng ít hơn thì tín hiệu vào mỗi driver sẽ rộng hơn, do đó mình sẽ được nghe nhiều hơn (không phải là âm thanh to hơn) nhất là đoạn âm thanh gần điểm crossover. Nếu bác định nghĩa "tiếng mỏng" là mình nghe được "thêm" đoạn âm thanh đã không nghe được khi dùng slope thấp hơn thì em không biết "tiếng dầy" hơn có phải là phản nghĩa của "tiếng mỏng" này Khi nghe ở slope thấp, khoảng âm thanh nằm gần điểm cắt bị mất khá nhiều nên người nghe bị miss rất nhiều. Lệch phase thì chỉnh không khó. Thí dụ như cái mạch phân tần bên trên, phase giửa LPF & HPF bị lệch khoảng 180 độ. Ở 10KHz thì 180 độ tương đương với khoảng cách .0166m (=(331.1/10000)*(180/360)). Mình dời cái Super Tweeter ngay sau thằng 175 một khoảng cách là .0166m thì là OK. Tại chổ Xover, cả hai anh đều bị mất một nửa công suất (-3dB) nên mình nghe không trọn thành âm thanh bị "dầy" ra . Bây giờ em có thể mang máng hiểu được sự mỏng dầy rồi, nhưng không biết phải so với cái gì để biết độ Mỏng và Dầy mà bác diễn tả! Có phải "nhiều đường tiếng" là "nhiều loại âm thanh hay nhạc cụ nằm ở cùng một tần số" không? Em có thiết kế nhiều loại cơ phận phân tần cho các hệ thống WiMAX dùng cho Base Station phát sóng cho các hệ thống Cellphone, kỷ thuật thì giống như phân tần audio vậy thôi nhưng khó hơn nhiều vì mấy cái slope nếu tính kiểu dB/Octave thì phải lên đến vài trăm dB/Octave. Sau đây là vài sản phẩm mà em thiết kế và bán đi nhiều nước trên thế giới: http://orionmicrowave.com/wimax_tma.htm http://orionmicrowave.com/wimax_dipl.htm
Cái tweeter của cặp Red Concerto lâu nay không cháy cũng lạ vì tần số thấp cứ chạy bừa vào cái tweeter. Có lẽ nhờ cái mấy cái resistors gắn khắp nơi nên công suất của ampli không còn đủ sức để nổi lửa lên em!
Cảm ơn bác Cau Yem đã có một bài viết rất bổ ích về phân tần! Bác cho em hỏi rõ thêm một chút về mấy điểm dưới đây ah: Theo em hiểu thì tùy theo dạng cắt tần số, tuy cùng slope nhưng phase sẽ quyết định đến âm thanh bị cộng thêm hay mất đi. Do vậy, với các dạng có độ dốc bậc lẻ thường sẽ bị peak (cộng thêm) tại điểm cắt; còn bậc chẵn thường bị dip (mất). Bác có thể giải thích rõ hơn tại sao khi slope thấp (bậc thấp) thì tín hiệu lại bị mất không ạ? Không biết phân tần với độ dôc 120dB/Octave bác đề cập ở đây là active hay passive ạ? Nếu là passive thì em e là với chừng ấy tụ và cuộn cảm add thêm vào đường tín hiệu thì lúc này nghe củ loa nào cũng như nhau mất. Chắc đây là phân tần chủ động phải không bác. Một lần nữa xin cảm ơn bác ạ.
Sau đây là sự so sánh của 2 mạch phân tần ở 6KHz (n=1 6dB/Octave & n=3 18 dB/Octave): Và sau đây là sự khác biệt giửa 2 mạch. Phần tô đỏ là phần bị mất khi dùng N=1 (slope thấp) Biểu đồ màu hồng và xanh dương là của mạch N=1, Còn nâu và đỏ là thuộc về mạch N=3 Slope hay độ dốc không phải tính theo tỷ lệ thuận với linh kiên mình dùng, thí dụ n=1 là 6dB/Octave thì 120dB/Octave phải dùng 20 con (120/6) đâu. Nó được tính bằng "best fit straight line" (không biết tiếng Việt mình gọi là gì cho đúng) tính từ crossover point. Sau khi chọn hai điểm thì mình tính độ nghiêng hay slope. Mạch số 1 với N=3, nhưng thật ra do cách mình thiết kế mà slope gần 30dB/octave. Gắn linkiện càng nhiều mà đúng phương thức và tính toán thì không có ảnh hưởng nhiều về âm lượng.
Đoạn này em đoán bác CauYem đọc nhầm vì mạch phân tần thụ động mà 12dB/octave là nhiều rồi. Nếu không phải xin bỏ qua cho em. Tks
Cũng may anh Liêm nhắc em kịp thời sau khi xem sơ đồ, em hạ từ 1 mH xuống 0.3mH nên bây giờ ổn rổi tần số thấp bay vào là out ngay hihihih , cái Tweeter em không cháy vì ..... em nghe nhỏ lắm, ít khi nào nghe vollume quá 1/3 cả nên em không phát hiện ra .
Điểm này thì em thấy chưa thỏa đáng lắm vì phần màu đỏ tuy bị "mất" như bác nói nhưng thật ra đã được bù lại bởi phần màu xanh (như hình dưới đây) do driver phụ trách giải còn lại chưa bị cắt mất! Theo em hiểu thì phần màu đỏ ấy nó chỉ thực sự mất nếu 2 tín hiệu tại từng tần số ấy thật sự ngược pha và có cùng biên độ. Điểm này thì em không rõ phương thức arrangement bác sử dụng là loại nào. Theo một số loại arrangement: Butterworth, Linkwitz-Riley hay Bessel thường gặp trong hifi audio thì em thấy hình như vẫn tuân thủ theo nếu n=1 là 6dB/Oct. thì n=6 sẽ là 120dB/Oct. Có thể phương thức bác sử dụng ít gặp trong lĩnh vực audio cho hifi nên em chưa có dịp tìm hiểu. Nếu được mong bác chia sẻ thêm. Phần này em hoàn toàn đồng ý với bác là nếu nhiều linh kiện mà đúng phương thức và tính toán thì âm lượng không bị ảnh hưởng nhiều. Có điều, điểm em muốn nhấn mạnh ở đây là âm sắc hay nôm na là chất lượng âm thanh sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều nếu đi qua từng linh kiện một ạ. Vài dòng trao đổi, có gì không phải mong bác bỏ qua cho. Cảm ơn bác,
Từ xưa tới nay ít có ai "dám" dùng qua N=3 hay N=4 cho passive crossover, trừ có Bác LịnkWitz. Trong các dòng loa lớn như JBL, Klipsch... Họ dùng rất nhiều N=4,5 nhiều khi 6 nửa. Họ làm cái crossover đơn giản rồi sau đó gắn thêm linh kiện theo kinh nghiệm hoặc theo âm thanh trong phòng lab theo kiểu đoán mò cho tới khi âm thanh nghe được thì họ cho xuất xưởng. Kỷ sư của họ thường là Audio Engineer chứ không phải là filter engineer. Vấn đề dùng extreem slope (slope cực thẳng ở 50-100dB/octave) bắt nguồn từ bác Albert (ALK Engineering). Bác này đưa ý kiến này cho công ty Klipsch để Klipsch có các bộ phân tần tốt hơn, nhưng nhóm kỷ sư ở Klipsch đã chẳng thèm để ý đến mà còn đưa lên diễn đàn bêu xấu bác Al. Sau đó Bác AL mới bắt đầu làm Xover để thay thế cho dòng loa của Klipsch. Ngoài ra còn có Bác Bob Crites cũng bán trên eBay những bộ phân tần đơn giản hơn thay thế cho klípsch's. Bác Alan đã bán ra rất nhiều bộ phân tần với slope rất cao và giá cũng không mềm chút nào, cũng như post mạch lên trên web cho mọi người có thể xử dụng. Em biết đến Bác Al vì bác ấy là đai lý cho một cái software cổ lổ xỉ là "Sfilsyn", mà em đã dùng trong công việc của mình là thiết kế các bộ phân tần cho các vệ tinh thông tin của Mỹ hay các máy bay chiến đấu đời mới sau này. Lúc này Em làm ở tần số viba nên không biết nhiều về phần audio. Sau khi em nghĩ việc và thành lập công ty thì em liên lạc với Bác Al để mua cái software này, và tình cờ thấy cái mục "Klipsch" ở trên website của ALK Engineering. Em liền liên lạc với bác ấy qua diễn đàn AudioKarma, và ở trên diễn đàn này chỉ có bác ấy và em là hiểu nhau về vấn đề kỷ thuật trong cách thiết kế. Sau dó, em tò mò đi tìm các patent về speakers của tất cả các công ty danh tiếng mà nghiên cứu thì Các bộ phân tần của họ chỉ cần em thay đổi một chút mà dùng ít linh kiện hơn nó sẽ hoạt động tốt hơn. Thât ra cũng nhờ vào VNAV mà em mới lẩn quẩn đi nghiên cứu sâu hơn vào audio frequency. Em chỉ đem kiến thức làm việc ở trên tần số cao mà dùng xuống ở dưới này. Công việc hàng ngày vẫn còn nằm ở trên GigaHertz, cái dzụ audio này là để giải trí thôi. Bác Al biết technique, nhưng cách design của bác ấy vẫn còn rườm rà và tốn nhiều linh kiện. Cách của em đơn giản hơn nhiều! Qua bác Al thì klipsch cũng đang mướn thêm kỷ sư để làm việc cho cái hi slope xover. Tay kỷ sư trưởng của Klipsch là Delgado cũng đã dịu giọng với bác Al. Sau đây là archive xover network của JBL để các bác vào xem: http://www.jblproservice.com/navigation ... atics.html http://www.jblproservice.com/pdf/Networ ... etwork.pdf
Cái phần màu xanh là phần nhiểu của thằng phía đưới lấn sân thằng trên và ngược lại. Có lẽ em phải viết một bài riêng về bộ phân tần, nhưng danh từ kỷ thuật VN không chuẩn cho lắm nên phải chờ thêm ít lâu. Điều cơ bản nhất của bộ phân tần là gì ? Nhiệm vụ của bộ phân tần là chia âm thanh dưới dạng sóng ra từng phần tương ứng cho mỗi driver và phần của anh nào thì chỉ giao cho anh đó mà thôi. Trong khoảng các giửa hai driver kề nhau (Low & Mid, Mi&Hi) sẽ có phần chồng lên nhau. Nếu hai phần kề nhau thì càng rộng thì âm thanh sẽ bị mất theo độ nghiêng (slope) của mỗi bên của bộ phận lọc cho từng driver. Khi chạy qua bộ phân tần thì âm thanh đang là năng lượng đươc chuyển vận dưới dạng sóng. Các linh kiên chỉ làm nhiệm vụ là làm giảm năng lượng này ở những điểm cần thiết và cho qua những phần được xác định khi thiết kế. Phần chuyển sóng này chẳng ăn nhậu gì với "âm sắc" gì cả (trừ khi con tụ hay cuộn cảm bị hư mà không làm tròn nhiệm vụ của mình). Cho tới khi sóng tín hiệu chạy vào driver mà tùy vào cường độ qua magnet mà sự vận chuyển của các driver "thụt ra thụt dzô" để tạo áp suất trong không khí rồi đập vào màng nghĩ của mình. Thêm một điểm đáng nói nửa là khi nối mạch dùng những cách tính xover thông thường thì tại điểm crossover thì trở kháng của mạch sẽ nhảy lên gấp nhiều lần trở kháng của riêng từng mạch. Chỉ có bác ALK và em là dùng non-contiguous singly terminated diplexing (mù biết tiếng Việt luôn) technique để thiết kế. Cách này rất ít người biết, trừ các bác kỷ sư chuyên trị multiplexers. Bác đi tìm đâu ra N=6 thì slope là 120dB/octave vậy? Octave khác Decade!
Dạ chỗ này thì em gõ nhầm 6x6 = 36 thôi! Về lý thuyết thì: nếu 2 loa con là giống nhau tuyệt đối về mọi mặt chỉ khác mỗi dải tần hoạt động tối ưu là khác nhau cũng như nếu ta có thể chế tạo bộ phân tần có độ dốc tuyệt đối mà không làm ảnh hưởng gì đến âm thanh thì đoạn này em không thể có ý kiến gì khác. Ngoài ra em thấy mạch phân tần bác đưa ra chỉ rõ trở kháng của loa là 8Ohm. Như vậy, mạch này chắc cũng phụ thuộc vào trở kháng loa. Trong hầu hết trường hợp, trở kháng loa tại từng tần số khác nhau đáng kể và cũng khá khác nhau so với trở kháng danh định (nominal impedance) mà các củ loa hay các nhà sản xuất loa cung cấp (do cảm kháng của voice coil là rất đáng kể khi tần số tăng). Quan điểm của em từ xưa đến giờ vẫn là nếu chỉ dựa vào trở kháng danh định để tính toán phân tần thì không thể hy vọng tính chính xác ở đây. Nếu ta nói là chỉ mong muốn ở mức tương đối thì lại không phải là điều đáng bàn nữa. Nếu đã xét đếm điểm này thì phần lớn các công thức tính mạch phân tần hiện hữu đều ít để ý đến sự cộng làm tăng năng lượng của 2 driver gần nhau (em không nghĩ là sẽ có hiện tượng mất âm thanh ở đây) trừ khi mạch phân tần ta chọn có độ dốc gần như tuyệt đối (sự tuyệt đối này một lần nữa lại dẫn đến việc nếu có nhiều linh kiện thì ảnh hưởng) Em nghĩ là phần lớn các bác DIY trên này đều nhận thấy điểm "trừ khi" bác để trong ngoặc ở trên đáng buồn thay lại là sự thật. Nói không xa việc ta so đo từng loại dây loa khác nhau cam đoan là chất âm khác nhau nhiều nhưng lại bảo các cuộn cảm dài vài chục m trong loa là không ảnh hưởng gì thì em e là không được khách quan cho lắm. Chính vì các điểm em đã đề cập ở trên nên việc các hãng họ chỉ làm một cái phân tần đơn giản theo tính toán (dựa trên các thông số của củ loa) rồi sau đó thêm thắt, gia giảm cho "nghe được" trước khi xuất xưởng chắc là cũng có lý do của nó. Thật sự là các củ loa trong thực tế có đáp ứng tần số có thể tốt và dễ đo đạc để chọn nhưng giữa 2 củ loa khác nhau thì chắc chắn tốc độ đáp ứng tín hiệu cũng khác nhau (điều này chắc chắn ảnh hưởng đến phase) nên ghép nối chúng thế nào, thay đổi phân tần ra sao cũng như lựa chọn điểm cắt và tần số cắt thế nào để chúng hòa hợp được với nhau cũng không thể tính toán đơn thuần được. Điều đó còn chưa nói là màu âm (do méo hài chăng) của mỗi em cũng khác nhau. Các bác đừng bảo em là nghe củ loa JBL375 hay Altec 288-16G hay gần đây là cái "field coil" gì đấy mà thấy âm thanh không khác gì nhau trên cùng một bộ dàn, bộ kèn nhé! Em không nghĩ là các hãng sản xuất họ không biết là ông filter engineer sẽ làm tốt phần thiết kế mạch phân tần tốt hơn ông Audio Engineer nhưng thiết kế tốt làm gì khi nó vẫn phải phụ thuộc khá nhiều những yếu tố không đo đạc được. Đầu vào không đầy đủ thì đầu ra cũng không thể hoàn mỹ. Và cuối cùng đều phải thuê thêm ông Audio Engineer tinh chỉnh, gia giảm. Việc bác Alan có thể thiết kế tốt mạch phân tần cho loa Klipsch (nếu đúng như bác nói) thì cũng có thể vì ông đã quá hiểu các đặc tính của củ loa mà Klipsch sử dụng nên có thể thành công. Em không nghĩ là nếu đem mạch này áp dụng sang các loa của hãng khác cũng tốt. Mong bác và các bác khác tiếp tục trao đổi ạ.
Phần tô xanh của bác PC_chip không có tác dụng nhiều, nếu giao nhau quá nhiều còn gây nên đối pha nhau khi các Driver nằm cách nhau theo trục dọc hoặc phương ngang của loa. Ở đây phần bị mất chính là phần màu đỏ là chính xác. Theo lý thuyết thì càng dốc càng tốt nhưng trên thực tế lại phụ thuộc vào người nghe và các đồ Audio các bác đang sử dụng, bác nào đang dùng cái Behringer DCX2496 thử thấy rất dễ dàng, ở 6,12,18,24 8 dB/Octave tiếng mềm hơn nhưng không chi tiết bằng 48 dB/Octave, ở 48 8 dB/Octave tiếng chi tiết, căng nhưng nhưng hay chói với loa mid và tweeter.
Vay chu bac Cau Yem co nghe thu loa Klipsh voi xover mac tien cua Alan chua, thay dau mot cap xover gia khoang $2000. Minh thay web site cua Alan noi ve xover voi steep slope, nhung cha noi gi ve phase, cung la mot phan quan trong khi design xover, co le la phan phase nhin cha ra gi nen khong dam post. Phase la phan quan trong nhat khi dung cho speaker xover cung nhu cho DAC analog output filter. JBL engineer hay chon 2nd order cho xover (1st order neu cross thap de lam be diahragm, neu khong ho da dung roi) hoac DAC analog cung chon 2nd hoad 3rd order la cao, ly do la phase chi doi 180 la cao nhat, khong lam hai den am thanh. DAC cung vay, truoc day dung 4th oder tro len, sau nay day oversampling len cang cao , 192Khz, nhu the de dung 1st order filter.
Lần này là lần thứ 4 em post, nếu không được nữa thì em thôi. Được rồi, lần này là lần thứ 5 em login lại. Bác Cau Yem thì siêu về lí thuyết với cả simulation, nhưng bác ấy hình như chưa chế tạo thực tế? Bác Phương thu chế tạo hơi bị nhiều. EM nghĩ nếu bác PT có đk, thì làm cả hai phương án đi. Em lại edit tiếp cho chắc. Em đã làm theo phương án của bác Cau Yem một lần, kết quả có ra gì không thì em kô dám nói vì văn mình vợ người phần nữa là vì đồ của em cỏ quá, nhưng hay hơn cách em tự chế, hihi, đươgn nhiên. :lol: EM lại edit tiếp sau khi login lần thứ 6. Về lý thuyết của bác CY, rất đơn giản chỉ với 2 chữ Cực Thẳng. - Thẳng về dB trong suốt dải tần. Để làm được cái này thì phải dùng biến trở để chỉnh cho độ nhậy các loa thành phần bằng nhau, các điểm giao tần có độ slope gần như 90 độ để những điểm này không có + hay - sóng... - Thẳng về điện trở xoay chiều trong suốt giải tần. Tất cả những lý thuyết trên đều dựa trên công thức và simulate, đã được kiểm chứng trong miền Giga, nhưng trong miền AF thì không biết thế nào? Nên bác CY rất mong anh em chế thử để kiểm chứng những lý thuyết này.