Chế Linh là giọng ca vô đối đó các bác. Em cũng là fan Chế Linh nè. Ông ý hát nhạc vàng ko có đối :lol:
Đọc 26 trang trong topic này em phê quá em rất yêu thích giọng ca Chế Linh. em xin có ý kiến nhỏ: một số chương trình Chế Linh hát, nhạc của Lam Phương mà thông tin ít quá, bác nào có chia sẻ cùng anh em để thỏa lòng .
Có một lần em nghe bác Trần Ngọc Ngạn giới thiệu về Chế Linh như là một "hiện tượng" trong làng âm nhạc Việt Nam, sau đó bác Ngạn còn giải thích thêm: gọi là hiện tượng để chỉ những người đi tiên phong trong một lảnh vực (hay phong cách) mà sau đó có nhiều người bắt chước theo. Theo cái cách nói của Bac Ngạn, thì em hiểu rằng Chế Linh là ca sĩ đầu tiên hát cái giọng "Chế Linh" như bây giờ chúng ta vẫn được nghe mà sau này có rất nhiêu người đi theo cái giọng ấy như Tuấn Vũ, Trường Vũ.... Tuy nhiên, khi xem lại thì em thấy Ca Sĩ Duy Khánh và Nhật Trường cũng có cái chất giọng na ná như Chế Linh và thực ra như ca sĩ Duy Khánh lại hoạt động âm nhạc trước cả Chế Linh: từ năm 1952 là năm Duy Khánh đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á và sau đó ít lâu đã ghi đĩa nhựa, (so vớ Chế Linh là năm 1960 và ghi đĩa nhựa từ 1962). Dài dòng một lúc như vậy để em muốn hỏi một câu ạ: Duy Khánh, Nhật Trường, Chế Linh ai là người khởi xướng cho giọng nam rất đặc trưng của dòng nhạc sến? Bác nào hiểu tượng tần xin giúp em với, em cám ơn.
Em xin lỗi bác trước! Em nghe nhạc Chế Linh từ nhỏ, cách đây chắc cỡ gần 30 chục năm rồi. Nhưng từ trước đến nay em chưa thấy ai hay bất cứ tài liệu nào mà có cái nhận xét kỳ cục như cái dòng bôi đỏ của bác...? Bác cho em hỏi thông tin này bác có từ đâu ạ? Theo cái tai trâu của em thì chỉ có Giọng ca của Nhật Linh là giống Chế Linh nhất, ngoài ra trước đây có Bá Tước hơi giống nhưng "lè nhè" hơn chút, sau này thì Trường Vũ có âm hưởng của cả Chế Linh lẫn Duy Khánh. Còn nếu em không lầm thì tất cả các ca sỹ bác nêu ở trên chỉ giống nhau là cùng hát nhạc vàng thôi, chứ phong cách và chất giọng thì chả giống nhau tẹo nào cả, thậm chí chưa muốn nói là rất riêng. VD như bài "Xuân này con không về" nghe Chế Linh hay một kiểu, Duy Khánh hay kiểu khác mà Tuấn Vũ lại còn khác nữa nhưng vẫn thấy hay. Bài "Mùa xuân của mẹ" thì em thấy Chế Linh hát quá đỉnh hay gần như "vô đối" tuy nhiên Tuấn Vũ hát bài này cũng không phải là không suất sắc và có nét rất riêng. Vài dòng cảm nhận, nếu có gì không nên không phải mong bác đại xá cho!
Em thì đoán khác chút . Có thể 1 trong 3 ca sỹ này ai đi hát sớm nhất thì 2 người còn lại bắt trước ạ Nhưng nói Tuấn Vũ nhà cháu mà bắt trước Chế Linh là cháu ứ chịu đâu nhé dù là đi hát sau chót... :lol: Vì cháu chả thấy giống tí tẹo nào ạ
@Steelman: Em viết nhầm, Nguyễn Ngọc Ngạn chứ không phải là Trần Ngọc Ngạn, em sory, chắc bác vui nhĩ...) @ Các bác khác: em không nói là các ca sĩ nam hát nhạc sến như Duy Khánh, Chế Linh, Tuấn Vũ, Trường Vũ... là hát cùng một giọng ạ, mỗi người đều có chất giọng riêng, người nghe quen thì đều dễ nhận ra. Tuy vậy, có một điều là các ca sĩ nam hát nhạc sến nêu trên khi hát đều có cùng cách lấy hơi giống nhau các bác à: đó là cách lấy hơi từ vùng cổ và hầu, cái cách lấy hơi mà các ca sĩ cải lương vẫn dùng, nó khác xa cái cách lấy hơi của cả buồng phổi bằng cách gồng ép cơ bụng - ngực để tống hơi thật mạnh mẽ đi qua thanh quản và hầu tạo ra một giọng ca nam mạnh mẽ và nội lực như Tuấn Ngọc, Quang Lý, Ngọc Tân.. vẫn hát. Khi các bác hát Kẩoke vẫn thế, muốn bắt chước các giọng Chế Linh, Tuấn Vũ, Duy Khánh các bác chỉ dùng hơi từ vùng cổ hầu mà thôi, chứ nếu hít thật sâu, dùng cơ bụng - ngực ém lại rồi bung ra thất mạnh thì không thể giống Chế Linh, Duy Khánh được... Cái mà em thắc mắc đó là Duy Khánh hay Chế Linh ai là người đầu tiên đưa cái kiểu lấy hơi rất đặc trưng này đến công chúng mà thôi. Để trả lời câu hỏi này chắc phải hỏi các bác đã từng nghe các đĩa nhạc của Duy Khánh trước năm 1962, khi đó Duy Khánh rất nổi tiếng với các bài hát quê hương của Phạm Duy, để xem khi Duy Khánh hát lúc đó có giống sau này hay không?
Cái này thì có lẽ phải cả một chủ đề dài rồi bác ạ. Theo em cái kiểu hát nhạc vàng nó phải thế, cũng như cái kiểu hát nhạc opera nó chẳng thể theo kiểu nhạc vàng được. Em lấy ví dụ thế này, bác nào hát nhạc vàng mà cứ chu lên kiểu opera chắc không "nuốt được" mà hát opera mà lại lấy hơi kiểu nhạc vàng thì nghe cũng "chối tỷ". Ở đây cụ thể nhạc vàng là phải nhấn nhá, ngân nga, luyến láy cho nên kiểu lấy hơi đặc trưng như vậy cũng không có gì lạ vì không lấy hơi như thế thì nhạc vàng nó không ra nhạc vàng. Trên thực tế Mr.Đàm hát lại nhiều bản nhạc vàng nhưng dân đam mê nhạc vàng thì chưa bao giờ công nhận Mr.Đàm hát đó là nhạc vàng cả. Đôi dòng chia sẻ với bác, lỡ em có nói sai các bác cho phép em... "nói lại".
Cái này thì mình không bàn ở đây, chỉ thắc mắc một tí về Lịch Sữ thôi, phải có người đi tiên phong chứ, vậy ai là người tiên phong?
Bác tham khảo thêm cho vui nhé Nhạc Vàng hay còn gọi là " Nhạc Sến " Là thể loại nhạc với ca từ bình dân , đời thường dễ nghe và dễ cảm , tùy theo tâm trạng nên những người hát thể loại nhạc này không bị gò bó quá nhiều về kỹ thuật hát , cách xử lý bái hát mà họ chỉ thể hiện sao cho biểu cảm nhất bằng tình cảm đặt vào bài hát thông qua việc hát thật tự nhiên nhất , họ chỉ chau chuốt bằng giọng điệu sao cho thật biểu cảm từng lời hát khi phát âm ra thôi . Dòng nhạc này em nghĩ xuất phát từ Nam bộ nên thường thấy các ca sỹ Nam bộ thành công nhất ở dòng nhạc này. "Tôi với nàng (cóc cóc cóc cóc) hai đứa (cóc cóc cóc cóc) nguyện yêu nhau (cóc cóc cóc cóc). Tha thiết từ đây (cọc cọc cọc cọc) cho đến (cọc cọc cọc cọc) ngày bạc đầu (cọc cọc cọc cọc)...”. http://vietbao.vn/Van-hoa/Nhac-sen-la-n ... 65146/181/
Duy Khánh là người Quãng Trị, Chế Linh là người Chàm, Nhật Trường lại là người Phan Thiết (nam trung bộ) vậy mà hát nhạc sến hay lắm bác à, không cứ gì người nam bộ đâu. Hic, không bác nào giải đáp cho mình biết ai là ca sĩ đầu tiên dùng chất giọng đặc biệt này để đưa các bài nhạc sến đến với công chúng? Chế Linh hay Duy Khánh?
Vâng , thì em cũng chỉ nói là THƯỜNG thì các ca sỹ nam bộ thành công hơn thôi ạ. Còn câu hỏi của bác em nghĩ nó cũng hơi đặc biệt ạ . - Thế nào là chất giọng đặc biệt ? - Giọng Chế Linh có giống giọng Duy Khánh không ? - Có bao nhiêu chất giọng đặc biệt hát thể loại nhạc này ? Bàn xong 3 cái này em nghĩ bác cũng sẽ có luôn câu trả lời ạ.
Hic, bác chịu khó xem lại mấy cái em post ạ, cái em muốn nói ở đây là cái cách lấy hơi để hát của các sĩ nam mà hát nhạc sến đấy ạ, Chế Linh, Duy Khánh, Trường Vũ, Tuấn Vũ, Đan Nguyên, Mạnh Đình... và cả Nhật Trường sau 1975 (Nhật Trường trước 1975 hát còn khác) cùng một cách lấy hơi để hát đó ạ, chất giọng mỗi ca sĩ mỗi khác, nhưng kiểu lấy hơi chỉ là một, em cũng đã nói, ngay như các bác đi hát Karaoke mà muốn bắt chước giọng sến này thì cũng phải lấy hơi vùng cổ - hầu thôi, không thể lấy hơi của phổi để hát nhái theo giọng Chế Linh được. Sao bác thích bắt bẻ câu chử thế.
Híc... Chốt lại em cũng không hiểu ra sao nữa. Bác hỏi cách lấy hơi lấy giọng , bác phidiep trả lời thì bác bảo là hỏi về lịch sử. Em đưa bác cái link tham khảo cho vui về dòng nhạc này thì bác lại bảo lấy giọng lấy hơi. À...em hiểu rồi...Lịch sử của lấy hơi lấy giọng dòng nhạc sến phải không bác ? Em chịu thôi... :lol:
Em có hỏi về cách lấy hơi lấy giọng lúc nào đâu bác, em cũng chẳng hỏi hát nhạc sến nó cần chất giọng ra sao bác à, mấy cái này em biết rồi, bác nói thế thì oan cho em.. chỉ hỏi thăm xem Chế Linh hay Duy Khánh hay ai trước nửa mà em không biết, có cái cách lấy hơi vùng hầu - cổ để hát nhạc sến ra với công chúng đầu tiên thôi?
Lấy hơi nhả chữ thế nào em k biết, có vẻ giống nhau em thấy có Duy Khánh - Chế Linh - Giang Tử - Trung Chỉnh
Theo em được biết thì cái cách lấy hơi thì nhạc vàng đúng nghĩa nó phải thế (em chả biết giải thích thêm như thế nào nữa vì em ngoại đạo về âm nhạc), cho nên theo em từ khi nhạc vàng ra đời nó đã vốn có như vậy rồi, Duy Khánh không phải là người tiên phong mà Chế Linh (thế hệ đàn em) thì lại càng không. Trước Chế Linh và Duy Khánh cũng có nhiều người hát nhạc vàng rồi. Còn nhạc vàng nói chung hay nhạc sến nói riêng (nhiều người cho là 1, nhưng em thì không nghĩ vậy, nhiều bài nhạc vàng nghe cũng tươi vui yêu đời lém) nó chỉ yêu cầu người hát thể hiện giọng hát của mình sao cho thật truyền cảm, thể hiện đúng cái hồn của bài hát mà nhạc sỹ muốn gửi gắm vào (chính vì vậy khi nghe Mr.Đàm hát nhạc vàng, đa phần những người yêu nhạc vàng đều khó chấp nhận). Em hiểu biết nông cạn nên chỉ có thể chia sẻ với bác có vậy, kính bác!
Nhạc vàng mà bác đang nói là theo định nghĩa nào vậy bác? - Nhạc vàng của miền nam trước trước 1975, khởi xướng là ban Nhạc Vàng thuộc đài truyền hình Sài gòn? - Nhạc màu vàng là cách gọi nhạc ủy mị của cuộc Cách Mạnh văn hóa trung Quốc du nhập vào miền bắc nước ta những nằm 50-60? - Nhạc vàng là cách gọi sau 1975 để chỉ tất cả các nhạc ra đời tại miền Nam trước 1975?
Bác này nói đúng đó, chắc bác cũng xem xem U50 hoặc hơn thì phải ? Theo em biết thì cách gọi "nhạc vàng" là vậy, trong nhạc vàng lại còn chia ra nhiều loại nữa là nhạc trữ tình, nhạc sến, nhạc dân ca, ... Sau năm 1975 em đã từng bị các sếp góp ý mỗi khi nghêu ngao vài đoạn nhạc trước 1975 là : "Em không nên hát nhạc vàng...", lúc đó dù em hát nhạc gì cũng là nhạc vàng, ngay cả nhạc của bác Trịnh Công Sơn. Nhạc sến là tự bản thân và theo thời gian em mới biết phân biệt được thế nào là nhạc sến.
Không biết kẻ thiếu thiện chí nào gán cái nhãn "Sến" cho dòng nhạc Trữ tình mà lâu nay người ta quen gọi là nhạc "Vàng" 8) Chỉ với tiêu chí ngắn gọn mà bác Baohun vừa trích dẫn ở trên, theo em, đó là tiêu chí mà mọi thể loại nhạc, mọi nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ...ở tất cả mọi nơi trên cái trái đất này cần phải cố gắng hết sức để vươn tới. :idea: Vậy nhạc "Sến" hay "Vàng" theo em, ngang hàng và bình đẳng với các thể loại âm nhạc khác. 8) Chả biết có lạc đề không nữa... :roll:
" Vàng " hay " Sến " cũng chỉ là cách gọi của người yêu dòng nhạc xưa cũ , dòng nhạc không màu mè hoa lá cành nhưng luôn bị coi là " vàng " là " sến " thôi chứ nếu nhìn lại thì có lẽ phải gọi đó là nhạc trữ tình. Đây là topic của Chế Linh nên nếu bác muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về dòng nhạc này em nghĩ bác nên tham khảo ý kiến của anh em trong topic này ạ : viewtopic.php?p=842179 " Vàng " , " Xanh " , " Đỏ " , " Sến " ....chỉ là cách gọi của người nghe chứ nó không mang tính...định nghĩa ạ .
Thì em đang hỏi về Chế Linh mà bác. Vì có bác vào nói nhạc vàng nó phải hát như thế, nên em mới thắc mắc cái định nghĩa hay cái hiểu của bác ấy về nhạc vàng xem có giống em không? Có chung tiền đề mới bàn tiếp được phải không bác? Cái gì cũng phải có định nghĩa bác à, nếu không biết về định nghĩa mà gọi lung tung thì dễ hiểu nhầm ý nhau lắm. bản thân chử định nghĩa đơn giản chỉ là giải thích nghĩa, có thể cùng một chử nhưng nhiều cách giải nghĩa khác nhau, khi bàn về một vấn đề, người ta cùng nhau thống nhất 1 cách giải nghĩa trước, mới bàn tiếp được bác ạ. Sau đây là một số cách giải nghĩa về nhạc vàng khác nhau nè bác: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A1c_v%C3%A0ng