Nhắc lại cho ông Nơ-vinh 1 lần nữa là đừng có làm anh em vật Ông có đưa tất đĩa hay cho tôi burn k thì bảo
Bác caithang ơi, oan cho em quá. Đa số đĩa em rìviu trên này là đĩa Tàu, em mua về nghe rồi tiện tay viết vài dòng thôi mà. Còn đĩa hay thì... bác qua nhà em nghe thử đã, nhỡ đâu lại không thấy hay thì sao...
Em mới mua đĩa này ở Hai Bà Trưng, nghe thấy rất tình cảm các bác ạ http://translate.google.com/translate?u ... uage_tools
Bác No-Fear ơi ơi, bác mua đĩa này ở đâu thế, em ở HN, đi lùng mấy cửa hàng đĩa mà khôgn có, hay bác cho em xin 1 bản Copy được không ạ, Cảm ơn bác
Một album theo em la tuyệt đỉnh: Album Breaking Silence của Ian Janis.Giọng ca điêu luyện ,cách hòa âm không đụng hàng,hay tuyệt từ đầu cho đến cuối,em nghe mấy tháng rồi mà chưa thấy chán :lol:
Còn em nghe chỉ 1 ngày là chán ngấy ngay ! nên qua ngày hôm sau em nghe tiếp lại thấy chán ngấy, em nghe cả năm rồi mà vẫn cứ thấy chán ngấy ! và bây giờ em lại tiếp tục chán ngấy ! ==> em nghe CD này cũng nhiều nhỉ ! :lol:
Còn em nghe mấy bác khen CD này cũng chán ngấy ra. Vậy nên mong bác nào ghét em nhất thì cho em xin 1 bản copy...Cám ơn các bác.
Hôm qua mới công tác về HN, tối đến không biết làm gì em bèn đi loăng quăng ra mấy hàng đĩa, tình cờ vớ được em này, về nằm nghe cả đêm mà thấy phê đờ, quên ngủ luôn. Vâng, các bác nghiền phim chắc chả lạ trilogy rất nổi tiếng về nhân vật Blondie do Clint Eastwood thủ vai, album này là tập hợp âm nhạc của cái ông nhạc sĩ đã làm ra những âm thanh rất kì diệu trong 3 phim đó (và rất nhiều phim khác nữa). Mặc dù trilogy này chỉ là spaghetti western (phim cao bồi theo kiểu Italia - tức là đoàn làm phim là người Italia, quay trên đất Italia) nhưng cái âm nhạc thì... em bảo đảm là nó Viễn Tây hơn cả nhiều phim Viễn Tây chính hiệu con nai vàng. Nó mộc mạc, đơn sơ và đặc biệt là rất hoang dại. Nhưng điều làm em tâm đắc nhất là âm nhạc trong album này rất giàu hình ảnh. Nó làm em nghĩ ngợi và mơ tưởng về những vùng đất với cát đỏ hoang vu, những quán rượu với cửa gỗ bé tí, những con ngựa tung vó và những tiếng súng đanh gọn, chát chúa... Ở đó, chỉ có kẻ bắn nhanh và kẻ chết (mượn tí tên phim của em Sharon Stone), và ai cũng có thể tự giới thiệu "My name is nobody" (em cũng rất thích phim này của bác Henry Fonda và chú Terence Hill, bản tiếng Việt thuở xa lắc xa lơ dịch Tôi không là ai cả - nghe rất phê). Không chỉ giàu hình ảnh, em còn thấy đây là một thứ âm nhạc rất kịch tính, rất lôi cuốn (theo cái kiểu tò mò). Không chỉ có nhạc trong Blondie Trilogy, các bác còn thấy nhiều nhạc phim kiểu spaghetti western khác như Once Upon A Time in America, Once Upon A Time in the West, My name is Nobody và 1 phim cực kỳ nổi tiếng khác: Cinema Paradiso. Ngoài ra là nhạc của khá nhiều phim khác, toàn thuộc hàng kinh điển cả. Nói thêm là em mua đĩa Tàu khựa, ở Victory Hàng Bạc ạ. Ban đầu em định giới thiệu bên topic Soundtrack, nhưng nghĩ lại thì để ở bên này sẽ gây được nhiều sự chú ý hơn. Kính các bác!
Gold - The Definitive Hits Collection - Andrew Lloyd Webber Đây là album tổng hợp những ca khúc hàng đầu trong những vở nhạc kịch hàng đầu của Sir Andrew Lloyd Webber, nhà soạn nhạc kịch vĩ đại nhất thế kỷ 20. Tất cả ca khúc trong album đã từ lâu được biết đến như những tác phẩm độc lập, và gắn liền với các tên tuổi lớn như Barbra Streisand, Madonna, Michael Crawford, Michael Ball, Jason Donovan, Cliff Richard, Sarah Brightman... Trong Gold, người nghe sẽ được gặp lại Madonna thổn thức với You Must Love Me (vở Evita), Barbra Streisand nồng nàn với As If We Never Said Goodbye (vở Sunset Boulevard), Tina Arena mạnh mẽ với Whistle Down The Wind... Sự kết hợp giữa Sarah Brightman và Steven Haley trong bản Phantom Of The Opera luôn được coi là "mẫu mực", còn Michael Ball với bản Love Changes Everything đã từ lâu không có ai sánh bằng. Yvonne Elliman là một cái tên xa lạ với bản I Don't Know How To Love Him, ít ai biết cô đã hát bản nhạc này cực kỳ thành công trong bản phim của vở Jesus Christ Superstar hồi năm 1973. Mặc dù chỉ là dân nghiệp dư nhưng Yvonne Elliman thể hiện cảm xúc không thua gì Sarah Brightman sau này. Trong Gold, người nghe còn được gặp lại Eleine Paige với bản Memory (vở Cats) lừng danh, Jason Donovan với bản Any Dream Will Do (vở Joseph And The Amazing Technicolor Dreamcoat) và cả nhóm Boyzone với bản No Matter What (vở Whistle Down The Wind) đình đám một thời. Có lẽ không mấy người biết ca khúc này lại được trích ra từ một vở nhạc kịch, và Boyzone chỉ là những người đi cover.
Thú thực là em không thích album này lắm, nhưng mấy người đồng nghiệp của em (không chơi âm thanh) lại mê mệt kiểu hát này, thậm chí họ còn thích mấy bản jazz trong album hơn những bản nhạc dễ nghe và quen thuộc kia. Em viết phần rì viu album này chiều theo ý thích của các đồng nghiệp (để đăng báo), nên có phần hơi tâng bốc, hi vọng các bác sẽ không phản đối kịch liệt. Cá nhân em thì vẫn thích cô này, dù A night at the movies đúng là một sự thất vọng (đối với riêng em). A Night At The Movies - Susan Wong Album mới nhất của vocalist phương Đông rất quen thuộc với các Audiophile Việt Nam vẫn đi theo phong cách quen thuộc - mộc mạc, đơn sơ, giản dị và không sử dụng các kỹ xảo âm thanh để che đi nhược điểm của người hát. Các ca khúc trong album đều rất nổi tiếng và đều đã được sử dụng là soundtrack hoặc nhạc nền cho nhiều bộ phim, thế nên nó mới có cái tên A Night At the Movies. Chất giọng của Susan Wong không quá đặc biệt, nhưng nó lại giữ được sự tự nhiên vốn có và đặc biệt, cô không lạm dụng kỹ thuật khi hát, cho nên, các cung bậc tình cảm được người nghe cảm thụ một cách hết sức đầy đủ. Âm nhạc trong album không nghiêng hẳn về một dòng nào, nó là sự giao thoa giữa folk-pop và jazz, nhẹ nhàng, không làm khó đôi tai người nghe. Những Sometimes When We Touch, First Of May, More hay Fallen... thực sự mang phong vị riêng, dấu ấn riêng, các audiophile nghe qua là biết ngay đó chỉ có thể là Susan Wong. Chất jazz trong As Time Goes By, Smile, You Don't Know Me... dường như Susan Wong thể hiện chưa tới, nó vẫn nghiêng về folk nhiều hơn. Thành công nhất trong album có lẽ là Sway - tung tẩy, rộn rã gợi lên những ý vị đam mê nồng nàn, làm người nghe nhớ lại Just A Little Bossa Nova đầy quyến lúc trước. Chỉ hơi đáng tiếc ở bản Memory, lối trình bày kiểu acoustic đã làm bài hát bị "biến dạng", không còn chút gì gọi là kịch tính nữa (đây là ca khúc đinh trong vở Cats của Andrew Lloyd Webber). Thực sự là Memory luôn thuộc về sân khấu lớn với dàn nhạc giao hưởng phía sau chứ không dành cho một vocalist với ban nhạc nhỏ của mình.
Celtic Treasure - Hayley Westenra Tuyệt tác, chỉ có thể dùng từ này để mô tả về album mới nhất của cô ca sĩ trẻ đến từ New Zealand. Đây là tập hợp các ca khúc dân gian Celtic (của người Ireland) và Maori (thổ dân ở New Zealand). ít ai biết được rằng Hayley thực hiện album này để tưởng nhớ về gốc gác của mình - những năm cuối thế kỷ 19, cụ kỵ của cô đã rời Ireland tới New Zealand, mang theo một kho âm nhạc rất phong phú. Và chất giọng trong trẻo như pha lê, cao vút đầy chất thơ của Hayley lại cực kỳ phù hợp với dân ca của hai miền đất được ví như thiên đàng hạ giới, cảm giác như vẻ đẹp trong từng tiếng hát có thể chạm tới tâm khảm. So với 2 album trước, (Pure và Odyssey), âm nhạc trong Celtic Treasure giàu hình ảnh hơn, rộng mở, khoáng đạt và cũng phong phú hơn. Không chỉ hát, Hayley còn đàn (piano) và sáng tác hai ca khúc tuyệt hay là Let Me Lie và Summer Rain. Người nghe sẽ tìm thấy ở đây nhiều ca khúc quen thuộc như Scarbourough Fair, Danny Boy, The Water Is Wide, Shenadoah... được trình bày lại theo một phong cách mới lạ, nhưng nét đơn sơ, mộc mạc và sự lung linh huyền ảo thì vẫn còn nguyên vẹn. Một chút ngẫu hứng của jazz thoáng qua bản Summer Fly, còn One Fine Day lại là biểu hiện của đường nét cổ điển sang trọng, quý phái (đây là bản tiếng Anh của trích đoạn Ul Bel Di trong vở opera Madamma Butterfly, tuy nhiên, nhiều người cho rằng Hayley không thành công với ca khúc này). Vừa qua sinh nhật lần thứ 20, Hayley Westenra đã được so sánh với đàn chị Sarah Brightman ở nhiều khía cạnh và giờ đây, người ta đang mơ ước đến sự kết hợp tuyệt vời (trên sân khấu và trong phòng thu) giữa cô và Josh Groban - chàng hoàng tử của dòng classic crossover.
Nhưng cũng còn gỡ gạt được chút đỉnh, đĩa này nghe tốt: Maratz high - end audiophile test demo SACD (Sevent Edition)
Các đĩa sau nghe cũng bị lẹt xẹt: - Paganini Concertos. - Audiophile vocal recordings - Best Audiophile Saxaphone Tạm kết luận: Mua 5 đĩa dùng được 1 đĩa