Chào chú Apo, mấy vấn đề bản thu đĩa thu ngày xưa anh nói trên làng Ven chán rồi, chắc chú cũng đã đọc cả. Nói chung mọi thứ là tương đối thôi. Anh thích Menuhin hơn Milstein là vì anh thấy Menuhin chơi tự nhiên hơn, còn Milstein thì kỹ quá, kỹ đến mức không còn gì nữa. Szeryng chơi Bach cũng rất kỹ, nhưng sự kỹ của Szeryng dễ chịu hơn. Bản thu số 9 của Furtwaengler nếu nói về nhạc tính anh thấy cao hơn bản thu năm 51 với EMI. Chỉ tiếc là bản thu năm 54 nghe còn xào xạc hơn cả bản 51. Điểm mạnh của Furtwaengler là có khả năng đẩy vài nốt nhạc tưởng chừng như NOTHING lên thành một câu nhạc có ý nghĩa. Karajan chải chuốt rất kỹ, nhưng cũng giống như Milstein chơi violin- không tự nhiên được như Furtwaengler. Về cái trang classic của chú anh đã có lần ngó vào- thấy chú có copy mấy bài anh viết về nhạc sĩ hiện đại như Staud, Stockhausen vào đó nhưng lại chả thấy có chú nào vào trả lời tán chuyện nên anh chán không muốn viết lách gì hết. Với lại anh thấy cái bệnh phổ biến của dân nghiệp dư nghe cổ điển là ca tụng, nhưng văn kém cho nên tụng nghe rất sến, giống kiểu trẻ lớp 3 viết tập làm văn - đọc thấy ứa cả cổ cho nên anh càng không có hứng tham gia. Khi nào chú kiếm được vài bác nghe cổ điển nhưng có tâm tính thích xoi mói, mổ xẻ thì chú gọi anh. Anh sẽ tham gia. Về vụ 400Lps anh sẽ cố- nếu mua được có gì chia đôi. Anh sẽ thông báo sau. Gửi bác Planets: Beethoven mới là nhạc sĩ mở màn thời Lãng Mạn. Mozart thì là chính thống thời Cổ điển. Nhạc Mozart nghe cũng "lãng mạn" - nhưng sự lãng mạn này là lãng mạn theo cách cảm nhận của chúng ta- giống như kiểu chúng ta bảo rằng tôi lãng mạn (ví dụ vì tôi làm thơ, tôi yêu màu tím, tôn thờ sự thủy chung, ghét những lời nói dối, sẵn sàng tha thứ cho người vì yêu mà nói dối bla bla v.v. và v.v.). Còn ở phương Tây- phong trào Lãng Mạn được định nghĩa khác với sự hiểu thế nào là lãng mạn thuần túy của chúng ta - lãng mạn ở phương Tây còn bao gồm những triết lý tinh hoa của thời Khai sáng- ví dụ tự do, bình đẳng, bác ái, lạc quan (Idealism) ...
Quên - Toscanini cũng là một thiên tài. Ông này có phong cách đối chọi 100% với Furtwaengler. Toscanini giống lửa, còn Furtwaengler như nước. Toscanini mạnh bạo, chính xác, hoành tráng, ào ào như bão tố, còn Furtwaengler sâu lắng, biến hóa, ngẫu hứng, trôi chảy liên miên bất tận. Toscanini còn nổi tiếng là có trí nhớ siêu đẳng (photographic memory)- có lần Toscanini nhận được một tác phẩm của Schoenberg - và chỉ cần đọc đúng 3 lần là đã nhớ toàn bộ bản nhạc để chỉ huy (ít cũng độ 30 trang giấy đặc nốt). Nếu bác nào biết nhạc của Schoenberg là nhạc 12 nốt- tức là phi cấu trúc thì có lẽ sẽ thấy trí nhớ ấy kinh hoàng đến mức nào. Sự nghiệp nhạc trưởng của Toscanini cũng khá tình cờ- khi còn là một Cellist mới ngoài 20 tuổi của một giàn nhạc Ý sang Mỹ biểu diễn. Hôm đó đột nhiên ông nhạc trưởng chính bị ốm, không chỉ huy được. Tình hình đang bí thì một nhạc công đề cử Toscanini lên làm chỉ huy thay. Anh ta nói rằng: "cậu Toscanini này làm được đấy". Và thế là bắt đầu một sự nghiệp huy hoàng. Toscanini rất được yêu chuộng ở Mỹ và là nhạc trưởng của giàn nhạc giao hưởng New York cho tới cuối đời. Chuyện người Đức chiếm ưu thế trong nhạc cổ điển thì là chuyện chẳng có gì khó hiểu cả. Nói chung hầu hết các tên tuổi lớn trong nhạc cổ điển là người Đức (trừ nhạc công thì trong thế kỷ 20 người Nga nổi tiếng hơn). Chỉ trừ Haydn và Schubert không phải là người gốc Đức (tính lãnh thổ Đức ngày nay- nhỏ hơn nhiều ngày xưa- chứ cho tới trước 1919 nước Áo ngày nay chính là thủ phủ của nước Đức ngày trước)- chứ ngay cả bố lẫn mẹ của Mozart đều là người đẻ ở miền Nam nước Đức ngày nay. Ngày nay- cũng chỉ ở duy nhất nước Đức các hãng đĩa nhạc cổ điển vẫn có lãi. Đó cũng là một việc rất đặc biệt.
Mấy bản thu hồi xưa các bác kia cũng nói nhiều, nhưng với em thì mỗi người thích bản thu khác nhau nên không tranh cãi làm gì cho mệt. Mà thực ra ý em cũng không giống ý bác hồi đấy lắm, đọc để tham khảo thôi, chứ em vẫn hay tham gia với bọn nước ngoài. Cái trang của em chắc anh ngó từ đời nảo đời nảo rồi. Cái forum hồi xưa mà có copy mấy cái bài về Staud, Stockhausen nó sập lâu rồi, bây giờ làm lại cái mới đâu còn những bài ấy, vì lúc đấy cái f-hole của bác cũng bay mất. Em cũng hơi bận chứ nếu không thì em cũng đã viết mấy ông hiện đại của Nga, hôm nọ cũng mới đi xem mấy tác phẩm mới. Cái trang của em làm là cho mọi người mọi lứa tuổi, thời gian đầu là để xóa mù cho nên cũng để cho các em tụng văn, em cũng chạy nơi này nơi kìa tán phét cho vui. Các bác nghe lâu năm và thích mổ xẻ thì em cũng khẳng định với bác là có, em biết hết. Nhưng khổ là bác nào cũng có bệnh giống bác, các bác đòi là phải có người đủ tầm nói chuyện mới tham gia, bởi thế cho nên chả bác nào nói câu nào, thỉnh thoảng ghé chơi dạo vài vòng rồi lại đi ra. Em tạo trang này là để cho các bác ấy nói chuyện, thế mà cũng có rồi chả ai nói câu nào. Bây giờ bác vào đấy mở vài cái topic đi, em hứa sẽ kiếm người cho bác hầu chuyện, thế nhé hẹn tái ngộ bác. Cái lãng mạn mà bác Xe nói ở trên chính là một cuộc Cách mạng trong phong trào văn hóa nghệ thuật ở Châu Âu. Một hệ thống tư tưởng và tình cảm mới mẻ và linh hoạt hơn ra đời. Đi đầu là văn học với loại tiểu thuyết "tình cảm" biểu lộ sự quan tâm đến cá nhân đến thế giới nội tâm của con người, điều mà từ trước chưa hề có. Nó thể hiện tính tự do và thiên về duy tâm, còn người Việt thường hiểu lãng mạn có phần "sến" hơn. Nhưng triết học phương Đông và phương Tây nó khác nhau cho nên ta cũng không nên khắt khe. Toscanini thì hơi xưa quá cho nên cũng ít có những bản thu nào tốt, các bác chơi âm thanh nếu muốn nghe hay thì kiếm mấy ông trẻ mà khá như bác Borenboim, chơi piano tốt mà chỉ huy cũng khá, Simon Rattle, chỉ huy Mahler rất ok, Mariss Jansons cũng là một nhạc trưởng tài năng, chỉ huy các bác Nga rất tốt đặc biệt shostakovich. Ngoài ra cũng rất nhiều bác khác như Haitink (Brunker), Boulez chuyên chỉ huy hiện đại, Colin Davis, Ricardo Muti, Gergiev hay Abbado cũng đáng để nghe, tuy chưa đến mức cực kì siêu đẳng như một số bác hồi xưa nhưng đã nghe thì cũng không phải hối tiếc. Bác nào chấp nhận chơi đĩa cũ thì có thể nghe thêm Otto Klemperer, Giulini hay Mravinsky,...
Được rồi để anh vào thử kêu gọi anh em mổ xẻ thử bọn Schoenberg đầu tiên lấy gốc đã. Hy vọng có vài bác cũng nghe sang cổ điển hiện đại rồi để nói chuyện.
Em cũng lờ mờ về các thời kỳ vì cũng có đọc loáng thoáng ở đâu đó rồi. Tuy nhiên theo em các hiểu từ "lãng mạn" như vậy là thiên về lý luận thôi còn trên thực tế và trong hoàn cảnh đời thường ngày nay thì từ romantic của Tây hay lãng mạn của ta nó cũng tương tự như nhau không khác biệt mấy. Vì vậy em cho là cách hiểu về romantic của em cũng không "sến" hơn Tây mà có lẽ nó không đúng lắm về lý luận âm nhạc. Sở dĩ em cho nhạc Mozart là lãng mạn vì em thấy giai điệu của nhiều bản nhạc rất là phi thường, kiểu như Tây nói là "out of this world". Nghe nhạc của Mozart có cảm giác như ông có cách nhìn khác hẳn về thế giới (tất cả mọi thứ đều quá đẹp, đẹp hơn bình thường rất nhiều). Em phải thú thật là nhạc lý thì em dốt lắm. Chỉ là vài dòng cảm nghĩ của em thôi.
Đúng là nghe Mozart thậm chí phải nghe kỹ hơn nghe Beethoven. Nhiều khi nhận ra những câu nhạc Mozart đẹp phi thường mà mình phải há hốc mồm. Ngày xưa mình cũng coi nhạc Mozart là nhạc vo ve ruồi bay bài nào nghe cũng giống bài nào, nhưng khoảng 3 năm trở lại đây thì không nghĩ vậy được nữa. Tuy nhiên mình vẫn cho là nhạc Mozart không phải nhạc lãng mạn (hiểu kiểu ta hay Tây cũng vậy) - mà là một loại nhạc rất tinh tế, biến hóa thiên về đầu óc tính toán.
Sau khi đọc những bài viết của các bạn Apo, Banuvo, CD Shop và Cellist, Tiffany có thể hân hoan rút ra những kết luận sau đây: 1. Những nhạc sĩ thuộc loại chống-chỉ-định cho newbies: Pierre Boulez, Arnold Schönberg, Johannes Maria Staud, Karlheinz Stockhausen... 2. Nên tìm nghe những tác phẩm có "nickname" của Bach, Beethoven, Haydn, Mozart... (những tên tuổi được nhắc đến trong hầu hết các bài post của các bạn). Ưu tiên chọn tác phẩm trước, sau đó mới đến người trình tấu, nhạc trưởng chỉ huy... 3. Theo ý bạn Cellist, nên chọn loa toàn giải để nghe nhạc cổ điển. Mấy hôm nay, Tiffany qua bên nhà của Apo, trang http://www.classicalvietnam.info xem, phát hiện có một loạt bài của Mme Ngô do Apo giới thiệu, đọc rất thú vị hóm hỉnh, xin giới thiệu với các bạn Chọn và mua đĩa CD nhạc cổ điển http://classicalvietnam.info/forum/showthread.php?t=255 Nhạc kịch Opera http://classicalvietnam.info/forum/showthread.php?t=253 @CD Shop: Bạn ơi, bạn đi đâu mất tiêu rồi? :cry:
Tôi vẫn ở đây thôi, Tiffany ạ. Nhưng sau khi đọc cao luận của các cao thủ tự nhiên tôi mất hứng thú soạn bài tiếp rồi. Đành lỗi hẹn vậy. Chân thành xin lỗi.
Anh CDshop ơi! Những bài viết trên đây chẳng qua là thỏa mãn cái tính cá nhân thôi! Bài viết của anh mới thực sự có ích cho mems trên diễn đàn này. Anh viết bài tiếp đi nhé!
Cám ơn bác CD Shop đã xóa mù âm nhạc cổ điển cho em. Trước đây, em cũng hay nghe nhạc cổ điển những chả hiểu được cái tên bản nhạc của nó Bác cứ viết tiếp đi để anh em được nhờ !
Re: Em mới xem cái topic này lần đầu theo giới thiệu của bác CDshop. Chết cười với lối nhận định về nghệ thuật và các tác giả của cha này! Hết chịu nổi với ba cái câu hơn hơn kém kém.
Tôi vẫn ở đây thôi, Tiffany ạ. Nhưng sau khi đọc cao luận của các cao thủ tự nhiên tôi mất hứng thú soạn bài tiếp rồi. Đành lỗi hẹn vậy. Chân thành xin lỗi. @ CD shop: bác có những bài viết về nhạc cổ điển rất cơ bản, dễ hiểu. Chỉ tiếc cái là có mấy " cao nhân " cũng muốn khoe cái sự hiểu biết làm bác bực mình. Diễn đàn thì tự do....cần gì phải ý tứ :mrgreen:
Re: Đọc những câu này mà chết vì mắc cười. Giờ em thêm cái giả định nữa ngoài mấy cái giả định khôi hài trên. Ví dụ: Nếu nhân loại có ông nhạc sĩ XYZ thì âm nhạc sẽ phát triển rực rỡ hơn cái hiện nay có. Vì nó không thể có nên cũng chả ai hiểu rằng cái rực rỡ hơn đó sẽ như thế nào. Cũng vì chưa ai biết cái ông XYZ đó đầu cua tai nheo ra sao nên cũng chả biết ông ý sẽ đóng góp cho nền âm nhạc của nhân loại cái gì. Dùng một giả định mà không thể xảy làm cơ sở để kết luận rất chắc chắn về hiện tại. Giả định nếu thiếu Bach... rồi kết luận không có những nhạc sĩ còn lại nhưng thiếu Bach là điều ko thể xẩy ra. Không thể kiểm chứng việc thiếu Bach thì mọi việc sẽ như thế nào. Lối tư duy thiếu biện chứng sẽ không đánh giá đúng đóng góp của hàng ngàn tài năng khác của nhân loại. Edit by seachervn
Rất cảm ơn topic này. Em cũng còn mù mờ về cổ điển lắm nên nghe thấy rất đã. Các bác nên đóng góp những nhận xét và chia sẻ hiểu biết của mình theo chiều tích cực để ngày càng có những thông tin bổ ích. Bác CD Shop đừng nản. Đối với em bác đã là cao nhân rồi bác nhìn lên thì cũng còn nhiều cao nhân nữa. Tuy nhiên cao thấp chỉ là cái đích để phấn đấu thôi. Quan trọng là mang lại gì cho anh em đọc với là cao chứ. Thông tin và cảm nhận cộng với trình độ của mỗi người đều khác nhau. Những người đọc phải biết cách nhặt sạn (theo cách của mình) chứ có sạn mới có gạo chứ. Các bác đừng để topic này trôi nhé!
Nếu bác CD Shop một đi không trở lại thì bạn làm nhiêu người cụt hứng. Nhân bất thập toàn. Hãy nhìn nhận trình độ và nhiệt tình của bác ấy với 4rum chứ không nên để ý đến sự nhạy cảm, dễ tổn thương của bác ấy ( người tốt thường hay dỗi). Ở vào hoàn cảnh của bác ấy cũng không ít người tự ái đâu. Tiếp đi bác CD Shop ơi. Tôi chưa được đọc bài nào dễ hiểu như của bác. Những ai mến mộ tài năng của bác CD Shop cùng lên tiếng để động viên, khích lệ để bác ấy tiếp tục.
Hay thật, bác CDShop đang vào guồng, mọi người đang căng mắt theo dõi thì bác lại disappear luôn Theo thiển ý cá nhân của e, các bác mod(s) nên move các bài của bác CDShop cho liền mạch, các bài discuss khác của các members khác để xuống phía dưới. Hy vọng rằng, bác CDShop sẽ trở lại!
Trong khi chờ đợi, e mạn phép, post các article về Lịch sử nhạc cổ điển lên. Tuy nhiên, đây là các article được copy/paste từ site khác, nên chắc chắn, không thể có giá trị nội tại trong vnav.net như bài của bác CDShop được. Vì thế, nếu bác CDShop trở lại với bài mới, e nhờ bác Mod nào move dùm e bài này xuống dưới. Lịch sử phát triển Nhạc cổ điển - phần 1 Lịch sử phát triển Nhạc cổ điển - phần 2 Lịch sử phát triển Nhạc cổ điển - phần 3 Lịch sử phát triển Nhạc cổ điển - phần 4 Nguồn: http://oxyz.wordpress.com/2007/12/24/l% ... %BA%A7n-1/
Một buổi sáng tháng 9 năm 1820, cảnh sát thành Vienna đã bắt giữ một gã đàn ông có bề ngoài kỳ quặc vừa đi vừa nhòm vào cửa sổ nhà người khác. Lùn, mập mạp, mặt rỗ, đen như một người Ả rập, gã đi lảo đảo như một thằng điên: lúc nhanh lúc chậm, tay chân vung vẩy, miệng làu bàu gì đó với một giọng khàn khàn… Nhưng kỳ quặc nhất là cái gã cô hồn đó lại rống lên “Tao là Beethoven!” khi bị cảnh sát lôi về đồn. Viên cảnh sát cười phá lên, các quan chức cấp trên của y cũng vậy. Thế nhưng tận 12 tiếng sau, gã điên đó vẫn la hét như thế. Đến nửa đêm, một nhạc trưởng nổi tiếng được mời tới đồn cảnh sát và xác nhận, trước sự bàng hoàng của các viên chức, “Đó chính là Beethoven!” Đỏ mặt tía tai, thị trưởng lập tức cho đưa ông về nhà bằng công xa và chỉ đạo thuộc cấp phải học cách phân biệt sự khác biệt giữa những kẻ lập dị nguy hiểm với những nghệ sĩ đang trong cơn xuất thần. Với Beethoven, sự khác biệt đó thật khó nhận ra _ cho đến tận ngày nay. Rất hiếm khi những bản chất trái ngược của loài khỉ và thiên thần lại bao gồm trọn vẹn trong một con người. Chứng kiến những thói quen thô lỗ hàng ngày và đôi khi những cơn thịnh nộ đến mất cả nhân tính của con người đó, những người đương thời khó tính tự hỏi làm thế nào mà cái gã cục súc ấy lại có thể viết nên những nhạc phẩm siêu phàm như thế. Ngày nay, thế giới thường chỉ nhớ đến tài năng âm nhạc xuất chúng mà quên đi phần khiếm nhã của con người ông. Nhưng quả thực là một con khỉ và một thiên thần đã giao hòa với nhau để tạo ra một trong những con quỷ vĩ đại nhất trong người nghệ sĩ. .......................... .......................... ..
Chúng ta cứ thế này tiếp tục thì chắc là bác CDshop sẽ "trở về" với chúng ta thôi. Chỉ tiếc là tôi ko có khả năng "rì- viu", tiếc quá, tiếc quá............
Một buổi sáng tháng 9 năm 1820, cảnh sát thành Vienna đã bắt giữ một gã đàn ông có bề ngoài kỳ quặc vừa đi vừa nhòm vào cửa sổ nhà người khác. Lùn, mập mạp, mặt rỗ, đen như một người Ả rập, gã đi lảo đảo như một thằng điên: lúc nhanh lúc chậm, tay chân vung vẩy, miệng làu bàu gì đó với một giọng khàn khàn… Nhưng kỳ quặc nhất là cái gã cô hồn đó lại rống lên “Tao là Beethoven!” khi bị cảnh sát lôi về đồn. Viên cảnh sát cười phá lên, các quan chức cấp trên của y cũng vậy. Thế nhưng tận 12 tiếng sau, gã điên đó vẫn la hét như thế. Đến nửa đêm, một nhạc trưởng nổi tiếng được mời tới đồn cảnh sát và xác nhận, trước sự bàng hoàng của các viên chức, “Đó là Beethoven!” Đỏ mặt tía tai, thị trưởng lập tức cho đưa ông về nhà bằng công xa và chỉ đạo thuộc cấp phải học cách phân biệt những kẻ lập dị nguy hiểm với những nghệ sĩ đang trong cơn xuất thần. Nhưng với Beethoven, sự khác biệt đó thật khó nhận ra. Rất hiếm khi, những bản tính trái ngược của loài dã nhân và thiên thần lại ẩn chứa trọn vẹn trong một con người. Chứng kiến những thói quen thô lỗ hàng ngày và đôi khi những cơn thịnh nộ đến mất cả nhân tính của con người đó, những người cùng thời khó tính vẫn tự hỏi làm sao mà cái gã cục súc ấy lại có thể viết nên những nhạc phẩm siêu phàm như thế. Ngày nay, thế giới thường chỉ nhớ đến tài năng âm nhạc xuất chúng mà quên đi phần khiếm nhã của con người ông. Sự thực là một dã nhân và một thiên thần đã giao hòa với nhau để tạo ra một trong những con quỉ - nghệ sĩ vĩ đại nhất. Bài 4: BEETHOVEN Sống và chết như một kẻ nổi loạn, con người Beethoven là một bí ẩn. Ông tự học và đọc rất nhiều nhưng lại rất kém số học cơ bản. Ông đòi hỏi những nguyên tắc đạo đức khắt khe nhưng lại thường cẩu thả khi giao dịch với các nhà xuất bản. Ông làm việc có phương pháp, trình tự nhưng lại ăn mặc nhếch nhác và sống trong 1 căn hộ bừa bộn đến mức khó tin. Ông có tình cảm với nhiều phụ nữ nhưng không bao giờ xây dựng một quan hệ bền vững. Lớn lên cùng với các cuộc cách mạng Pháp và Mỹ, tính ngang ngạnh của ông phần nào xuất phát từ tài năng và lòng khát khao độc lập. Tính ngang ngạnh đó cũng có nguồn gốc từ một tuổi thơ bị ngược đãi và bóc lột. Sinh năm 1770 tại Bonn, Đức, trong một gia đình không hạnh phúc với người cha nghiện rượu nặng, thường dạy dỗ con bằng đòn roi, mắng chửi. Khi chú bé Ludwig hé lộ những dấu hiệu đầu tiên về một tài năng âm nhạc, người cha _ nhớ đến thần đồng Mozart đã được giới quý tộc hoan nghênh nhiệt liệt_ nghĩ rằng con mình cũng có thể mang lại một nguồn tiền uống bia kha khá và bắt cậu bé khổ luyện suốt ngày, không tiếc roi vọt nếu cậu mắc lỗi. Khi cậu lên 8 tuổi, người cha đã quảng cáo khắp thị trấn về buổi trình diễn ra mắt của tài năng trẻ – 6 – tuổi của mình. Cho dù 6 hay 8 tuổi thì buổi công diễn đó cũng không mang lại ấn tượng gì cho khán giả. Beethoven là một tài năng nở muộn, ít ra là theo những tiêu chuẩn về thần đồng âm nhạc. Mãi tới năm 16 tuổi, trong một chuyến thăm thành Vienna, khả năng ứng tấu của Beethoven đã tạo ấn tượng với Mozart và bậc thầy đó đã nói với mọi người: “Hãy dõi theo chàng trai này. Ngày nào đó cả thế giới sẽ phải nhắc đến cậu ấy.” Chẳng bao lâu sau, lời tiên đoán của Mozart đã thành sự thực. Một năm sau cái chết của Mozart (cuối mùa thu năm 1791), Beethoven chuyển đến thành Viên, khát khao tạo lập danh tiếng. Thời gian đó, châu Âu đang có những biến động lớn. Cách mạng Pháp đã lên tới cao trào, nước Áo lo sợ bởi cách đối xử của cách mạng với các thành viên hoàng tộc, đặc biệt là hoàng hậu Marie Antoinette _ từng là công chúa nước Áo_ đã tuyên chiến với Pháp. Suốt hơn 2 thập kỷ, châu Âu bị chiến tranh chia năm xẻ bảy. Trong khi cuộc đời Mozart hầu như không bị ảnh hưởng bởi những sự kiện chính trị thế giới thì tư duy nghệ thuật của Beethoven chịu tác động của những biến động mạnh mẽ về xã hội và ý thức hệ của thời đại đầy sóng gió mà ông đang sống. Những năm đầu tiên ở Vienna, Beethoven làm việc vất vả, từ từ gặt hái được lòng tin và sự ngưỡng mộ của công chúng. Mặc cho sự nổi loạn của ông chống lại các quy ước xã hội thời đó (khẳng định rằng nghệ sĩ cũng xứng đáng được tôn trọng như giới quý tộc), chính giới quý tộc đã bỏ mặc Mozart chết trong cảnh nghèo khổ nợ nần lại tặng quà như mưa cho Beethoven. Không giống như những nhạc sĩ trước đó, Beethoven chưa bao giờ phục vụ giới quý tộc thành Vienna. Ông kiếm sống bằng cách dạy đàn piano, biểu diễn âm nhạc và bán tác phẩm cho các nhà xuất bản. Vậy mà năm 1809, ba nhà quý tộc thành Vienna đã tự nguyện cam kết tặng Beethoven 4.000 florin mỗi năm cho đến khi ông mất với điều kiện duy nhất là ông ở lại Vienna _ một thỏa thuận chưa từng có trong lịch sử âm nhạc. Sự nghiệp sáng tác của Beethoven thường được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu (early period) từ khoảng 1792-1802 với những tác phẩm nói chung vẫn nằm trong ranh giới của những chuẩn mực do Haydn và Mozart xây dựng nên, mặc dù đã xuất hiện những dấu ấn cá nhân. Đó là 2 bản giao hưởng, 3 bản Piano Concerto (1-3), 6 bản String Quartet và 8 bản Piano Sonata đầu tiên. Năm 29 tuổi, thảm họa ập đến: những triệu chứng đầu tiên của bệnh điếc xuất hiện mà thầy thuốc không thể làm gì để ngăn chặn. Ngày 6 tháng 10 năm 1802, Beethoven viết 1 lá thư đầy u uất gửi những người em “Lẽ ra tôi đã kết thúc cuộc đời mình, chỉ vì nghệ thuật đã giữ tôi ở lại.” Chiến thắng sự tuyệt vọng đã mang lại những thay đổi quan trọng về phong cách âm nhạc của Beethoven, những tác phẩm sau thời kỳ khủng hoảng tâm lý của ông có một sức mạnh mới biểu hiện chủ nghĩa anh hùng _ rõ rệt nhất có lẽ là bản Giao hưởng số 3 hùng tráng (Eroica), sáng tác trong 2 năm 1803-1804, ban đầu được đề tặng Napoleon nhưng khi Napoleon tự xưng hoàng đế thì Beethoven đã sửa lời đề tặng thành “ Bản giao hưởng anh hùng ca tưởng nhớ 1 con người vĩ đại.” Với bản Symphony số 3 dài hơn, hòa âm táo bạo hơn và cảm xúc mạnh mẽ hơn bất kỳ bản giao hưởng nào trước đó, Beethoven đã dấn thân vào một hướng đi mới. Từ đó trở đi, ông thử nghiệm các cấu trúc mới đồng thời với việc mở rộng những cấu trúc cũ, sáng tạo ra những đặc trưng âm nhạc của riêng mình, viết những tác phẩm với thang âm rộng lớn và khác thường, và cuối cùng phá vỡ mọi định kiến đương thời về khả năng biểu cảm của âm nhạc. Các tác phẩm của giai đoạn này (middle period: 1803-1814) thường dài hơn và hùng tráng hơn, bao gồm các Symphony từ số 3 đến 8, 3 bản String Quartet và 14 bản Piano Sonata tiếp theo (9-22), 2 bản Piano Concerto cuối cùng (4,5), bản Violin Concerto và vở Opera duy nhất Fidelio. Giai đoạn cuối (late period: 1815-1827) bắt đầu khi Beethoven bị điếc hoàn toàn nhưng những xung động nội tâm và tài năng lại phát triển đến đỉnh điểm. Những kiệt tác siêu phàm của ông ra đời trong giai đoạn này. Không còn bận tâm đến những hạn chế của nhạc công hay sở thích của khán giả, Beethoven sáng tác cho vĩnh cửu. Khi một nhạc công violin phàn nàn rằng đoạn nhạc này khó chơi quá, Beethoven trả lời :” Bộ anh nghĩ là tôi bận tâm đến cây vĩ cầm khốn khổ ấy khi thượng đế đang cất tiếng với tôi sao?” Các kiệt tác của thời kỳ này gồm bản giao hưởng số 9 hùng tráng, những bản String Quartet và Piano Sonata cuối cùng (23-31) _ trong đó có bản sonata dài gần 1 giờ Hammerklavier Sonata thường được mô tả là “phi thường”_ và vở Missa Solemnis. Với Beethoven, âm nhạc không còn là phương tiện giải trí nữa mà chính là sức mạnh tinh thần, “với mức độ khai sáng cao hơn mọi lời châm ngôn và triết lý.” Ông đã mở ra một thế giới mới về cách biểu hiện âm nhạc và ảnh hưởng sâu sắc tới các nhạc sĩ suốt thế kỷ 19. Hầu như Beethoven sử dụng các hình thức và kỹ thuật của thời kỳ cổ điển nhưng ông mang lại cho chúng sức mạnh và xúc cảm mới. Thừa kế gia tài âm nhạc của Mozart và Haydn, ông là người đã bắc cây cầu dẫn từ thời kỳ cổ điển sang thời kỳ lãng mạn. Nhiều cách tân của ông đã được các nhạc sĩ thời sau sử dụng. Trong các tác phẩm của ông, sự căng thẳng và kích thích được xây dựng bằng đảo phách và nghịch âm. Cao độ và động lực được mở rộng chưa từng có, vì vậy sự tương phản giữa các trạng thái rõ rệt hơn. Các điểm nhấn và cao trào mạnh mẽ phi thường. Kịch tính cao hơn đòi hỏi cấu trúc âm nhạc rộng lớn hơn và ông đã mở rộng các cấu trúc hiện có, ông là 1 kiến trúc sư âm nhạc có thể sáng tạo ra những cấu trúc âm nhạc cho dàn nhạc lớn với những nốt nhạc tưởng chừng đã rất quen thuộc. Nhưng âm nhạc của ông không phải chỉ có hùng tráng và mãnh liệt, mà còn có rất nhiều tác phẩm tinh tế, hóm hỉnh hay trữ tình. Không giống như những tiền bối, ông cố gắng thống nhất những phần tương phản của bản nhạc bằng tính liên tục. Có khi phần sau tiếp nối ngay với phần trước mà không có khoảng dừng truyền thống, có khi sự liên kết được tạo ra bởi những chủ đề tương tự. Ông cũng đã mở rộng thành công phần phát triển chủ đề và kết thúc của hình thức sonata, khiến chúng giàu kịch tính hơn. Tác phẩm của ông thường có đoạn kết sôi nổi, mạnh mẽ tới đỉnh điểm, một khởi đầu quan trọng so với kiểu kết thúc nhẹ nhàng, thư thái của Haydn và Mozart. Những tác phẩm phổ biến nhất của Beethoven gồm 9 bản symphony, viết cho dàn nhạc lớn hơn so với tác phẩm của Haydn và Mozart. Mỗi bản giao hưởng đều có đặc trưng và phong cách riêng, nhưng các bản mang số lẻ thường mạnh mẽ hơn còn những bản mang số chẵn thì êm dịu và trữ tình hơn. Trong chương kết của bản số 9, Beethoven đã sử dụng cả dàn đồng ca và 4 ca sĩ solo _ 1 việc chưa từng có tiền lệ. 32 bản piano sonata của ông khó hơn nhiều so với sonata của Haydn và Mozart, ông tận dụng những cải tiến của cây đàn piano vào thời đó và đã khai thác được nhiều hiệu ứng mới. Trong những bản sonata này, ông thử nghiệm các kỹ thuật sáng tác mà sau đó ông mở rộng cho symphony và tứ tấu đàn dây. 16 bản tứ tấu đàn dây của ông là những tuyệt tác và mỗi bản piano concerto đều có giá trị đặc biệt. Mặc cho tất cả những tranh cãi xoay quanh con người ông, những lời đồn đại về cách cư xử tai tiếng của ông và việc ông tự cô lập mình khỏi xã hội, công chúng biết rằng đó là một con người vĩ đại. Hàng chục ngàn người đã tham dự đám tang của ông, trong đó Franz Schubert _ một nhạc sĩ ít tiếng tăm hơn _ là 1 trong những người cầm đuốc đưa ông về nơi an nghỉ. Bia mộ của ông chỉ ghi ngày sinh, ngày mất và một từ: BEETHOVEN. *Với những ai mới làm quen với nhạc cổ điển thì có thể tìm nghe trước các sonata viết cho violin + piano (đặc biệt là 2 bản số 5 & số 9) hay cello + piano.
Em có cái này muốn hỏi các cao thủ. Post đã lâu nhưng vẫn chưa thấy ai trả lời đành lôi vào đây. Dù sao nó cũng liên quan đến cổ điển: Wagner - Die Walküre Chẳng là đi xem phim mơi ở Mega thấy có nói đến cái món này và trong phim thì HÍT LE ca gợi bác Wagner lắm. Loay hay lên mạng down được cái DVD này nhưng có khả năng chưa thẩm thấu được. Bác nảo rành cho em ít review để xem với. Đua đòi quá.
Trước hết xin lỗi bác CD xốp về việc spam trong tốp píc này. Tiếp theo bác longhp cho em hỏi bác loay hoay thế nào mà down được DVD trên mạng với ạ. Bác bảo cho em loay hoay với ạ. Thk bác trước.