Goto Unit - Thành viên mới trong hệ thống.

Discussion in 'Giới thiệu hệ thống Nghe-Nhìn của thành viên' started by giahy, 8/3/09.

  1. metalworks

    metalworks Advanced Member

    Joined:
    5/8/09
    Messages:
    2.374
    Likes Received:
    8
    The nao thuoc xong Vivaldi bac ay se thuoc tiep anh cai ke de de Vivaldi :))
     
  2. onlyspeed

    onlyspeed Advanced Member

    Joined:
    23/5/09
    Messages:
    300
    Likes Received:
    1
    Bộ này nghe hay cỡ con iphone của em hôn? :mrgreen:
     
    Alonea36 likes this.
  3. sonrock

    sonrock Advanced Member

    Joined:
    14/8/10
    Messages:
    606
    Likes Received:
    5
    trước khi bác xuống tay làm 4 thớt vivaldi, vì bác ở gần hk và đài loan nên đến nhà mấy cụ này thử xem có đúng là 1 cục Trinity dac có hay hơn 4 cục vivaldi giá gấp đôi ko ạ? vì các bác chơi vivaldi đã bỏ 4 thớt này hoặc giữ lại...chỉ để nghe sacd thôi. e chưa đc nghe trinity vì ở uk bác dealer hiện chưa có đồ demo do đầu tư vào cặp loa liszt vừa rồi. Nhưng hy vọng bác ấy sẽ mang cục dac này về nhà nhanh và...cho e mượn :D. tinh thần là có cụ cũng cho đi cả stahl tek opus prime dac + transport để bê trinity thì e ko hiểu lắm là như thế nào. với bộ dàn và tầm của bác, e hy vọng bác sẽ nghe thử trinity dac rồi so với vivaldi trước khi quyết định rồi có 1 bài reviews bằng tiếng việt...cho e và mọi ng đọc với, hiii.

    link + review + pics: http://audioexotics.hk/index.php?option ... &Itemid=53
     
  4. HDhunter

    HDhunter Advanced Member

    Joined:
    13/1/10
    Messages:
    3.186
    Likes Received:
    21
    Location:
    Gầm cầu Long Biên
    DSC cho âm thanh trung thực chính xác nhất trong các thiết bị digital chứ đâu phải là hay nhất, chuyện bác kia sút vivaldi để chơi Trinity DAC thì cũng là bình thường :mrgreen:
     
  5. hiend-to-end

    hiend-to-end Advanced Member

    Joined:
    25/9/06
    Messages:
    1.121
    Likes Received:
    16
    Location:
    HANOI

    Anh cập nhật tình hình set up đến đâu rồi? Dây dợ anh thử qua các loại dây gì rồi và cho anh em một số nhận định các loại dây khác nhau nhé.

    Em đã mua toàn bộ chân chống rung Finite Elemente cho amply, preamp, Turnable, hiệu quả rất cao, bất ngờ lun. Em vừa lấy đôi IC Valhalla 2 kết nối preamp với Amp thì ôi thôi hết đỡ :D

    Nó hơn Transparent Ref. MM nhiều quá anh ạ. Còn dây nguồn Valhalla 2 nó cũng đánh bật King Corbra.

    Báo cáo hết.
    Hete
     
  6. hiend-to-end

    hiend-to-end Advanced Member

    Joined:
    25/9/06
    Messages:
    1.121
    Likes Received:
    16
    Location:
    HANOI
    Đang bị bác Tùng "thuốc" bộ Vivaldi, cắm vào rồi rút ra không nổi T.iu ạ.
    [​IMG][/quote]


    Anh cập nhật tình hình xem set up đến đâu rồi? Dây rợ anh thử qua các loại dây gì rồi và cho anh em một số nhận định các loại dây khác nhau nhé.

    Em đã mua toàn bộ chân chống rung Finite Elemente cho amply, preamp, Turnable, Phono, hiệu quả rất cao, bất ngờ lun. Em vừa lấy đôi IC Valhalla 2 kết nối preamp với Amp thì ôi thôi hết đỡ :D

    Nó hơn Transparent Ref. MM nhiều quá anh ạ. Còn dây nguồn Valhalla 2 nó cũng đánh bật King Corbra.

    Báo cáo hết.
    Hete
     
  7. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Nếu thích Nordost sao T.iu không chơi luôn Odin nhỉ? Chất lượng giữa 2 dòng này khoảng cách cũng tương đối xa đấy.

    Hệ thống của mình cũng tạm ổn rồi. Không còn dây dẫn, không còn thiết bị và quan trọng nhất là không "loay hoay" nữa. Bây giờ chỉ chú tâm vào thưởng thức âm nhạc thôi. Thế mới sướng chứ. :D
     
  8. hiend-to-end

    hiend-to-end Advanced Member

    Joined:
    25/9/06
    Messages:
    1.121
    Likes Received:
    16
    Location:
    HANOI
    ____________________________

    ODIN nặng đô quá T.iu ơi, Valhalla-2 cũng ngon lắm rồi, chắc đợi đến tầm tuổi T.iu em sẽ đổi sang ODIN.

    Em đã marked up lịch hôm nay là ngày 31/12/2013 (ngày cuối năm) ghi rõ T.iu đã mãn nguyện với thiết bị và chỉ còn âm nhạc và giai điệu bất hủ ở lại với T.iu. Em xem được bao lâu thì âm nhạc lại thôi thúc T.iu bơi đến những bến bờ âm thanh mới, hihihi!!!

    Năm mới chúc T.iu nhìu thắng lợi mới, cố giành thời gian chạy rà ở phòng nghe, đừng chạy rà ở phòng chị cọp nhiều nhé :D

    HETE
     
  9. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Happy new year 2014.

    Ps: tự sướng bằng iPhone nên hình hơi chuối. :D
     

    Attached Files:

  10. onlyspeed

    onlyspeed Advanced Member

    Joined:
    23/5/09
    Messages:
    300
    Likes Received:
    1
    Các anh giai khoái LP đọc bài này của anh Hải chụp hình chưa?

    Năm mới, thú chơi cũ

    Cũng lâu lắm rồi mới có một tín hiệu vui về âm nhạc, dù không biết kéo dài được bao lâu: thú sưu tầm và nghe đĩa than quay trở lại.

    Tôi nghe đĩa than từ nhỏ – nghe mono thôi – từ cái máy quay đĩa Phonet của Cộng hoà dân chủ Đức to như cái valy, loa liền gắn trên nóc, mở ra là nghe, mà nghe toàn nhạc cổ điển, nhạc nhẹ thì có vài cái thôi – đĩa dân ca Thái Bình Dương, đĩa Robertino, đĩa Xương rồng với bài Chiều Matxcơva nổi tiếng chơi nhanh như ăn cướp của Rumani… một biểu hiện mông muội về nhạc nhẹ dành cho lớp trẻ hiếu động của các nước xã hội chủ nghĩa. Thế mà thích, thế mà ăn sâu vào ký ức. Có lẽ bởi hồi đó “khát” văn hoá quá và mỗi lần được nghe nhạc là cả một nghi thức rất trang trọng thường chỉ xảy ra vào dịp cuối tuần.
    Năm 1975, tôi mua được đĩa than đầu tiên cho mình – không thể tả nổi cảm giác ngây ngất lúc đó. Nghe bằng máy quay đĩa Pioneer PL-50, ampli Pioneer SX-9000, loa Sansui SP-3500. Với tôi, đó là “thiên đường âm nhạc” thật sự với đĩa hát của Connie Francis với Malaguena, Siboney, của Shadows với Apache… Từ nguồn đĩa được du học sinh Việt Nam từ các nước xã hội chủ nghĩa mang về, tôi có được ABBA Waterloo – đĩa đầu tiên của ABBA, cũng là đĩa hay nhất, “chất” nhất của họ. Nghe ABBA, tôi nghiệm ra cách sống của mình: luôn làm cái mở đầu như là cái kết thúc mà không thể có cái khác thay thế được. Kể từ đó, tôi trở thành tín đồ cuồng tín của đĩa than đến tận năm 1988. Một năm sau khi tôi lập gia đình, thế là bán hết, hùa theo trào lưu chơi đĩa CD. Của đáng tội, ai chẳng thích cái mới, cái tiện dụng, và dễ kiếm nữa… chỉ có một vấn đề nhỏ là có một số album nhà sản xuất không làm CD (hoặc khó kiếm ở Việt Nam) mà những album đó lại oái oăm là những album rất hay và độc, có thể vì tính “đại chúng” không cao nên các nhà sản xuất không làm và thế là lại mon men mua bổ sung đĩa than để có mà nghe, thế là “bệnh cũ tái phát” – tôi chơi lại đĩa than.

    Tôi còn nhớ, thời đĩa than còn “oanh liệt” ở nước Việt, không thể không nhắc đến anh Thắng (con bác Trần Duy Hưng) mà anh em yêu quý đặt tên là Thắng Ngớ, anh Quang Dũng nhiếp ảnh gia – Dũng Digital, và cả hoạ sĩ Thành Chương nữa là một trong số ít người chơi đĩa than nổi tiếng ở Hà Nội.

    Sài Gòn dĩ nhiên là tưng bừng hơn nhiều: anh Hằng “lực sĩ”, anh Lê Hựu Hà, anh Phạm Duy Hải, anh Đạo “khùng”, anh Vương Thuý (người đặt nhạc cho đài FM của quân đội)… Nhiều, nhiều lắm…

    Họ có chung một niềm đam mê bất tận với đĩa than và dành cho đĩa than nhiều ưu ái hơn nhiều giá trị khác trên đời.

    Người bán đĩa than lâu năm ở Sài Gòn phải kể đến Sáu Chiểu ở Bà Chiểu, Dũng “nhỏ” ở Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Hồi đó, như một “con nghiện” một ngày không mua được một đĩa than mới là người cảm thấy bứt rứt khó chịu, đứng ngồi không yên. Tôi còn nhớ mình chạy xe Honda 67 từ Sài Gòn lên Biên Hoà chỉ để mua một đĩa 45 single và tức tốc quay về trong tâm trạng cực kỳ phấn khích.

    Và dĩ nhiên, có đĩa mới là anh em lại tụ họp và cùng nhấm nháp niềm vui chung – tôi nghĩ, vì âm nhạc choán hết tâm trí, đó là quãng thời gian thực sự hạnh phúc…

    Thời gian cứ vùn vụt trôi và đĩa than dần dần biến mất khỏi thị trường âm nhạc trong sự lấn át của CD.

    Rồi đến kỷ nguyên của nhạc số. Chưa bao giờ người ta lại có cơ hội tiếp cận, tiếp thu âm nhạc nhanh, dễ và rẻ đến thế. Thế là có vấn đề. Âm nhạc gần như trở thành trò giải trí thay cho những phút giây chiêm nghiệm. Những âm thanh vui tai và sự phổ cập của nó trong giới trẻ trên toàn thế giới đã chạm giới hạn – nghe nhạc cho vui. Từ đó nảy sinh ra một lớp “nhạc sĩ mới”, một lớp “ca sĩ mới”, một lớp “ban nhạc mới” và sản phẩm của họ chỉ là trò mua vui ít có giá trị nhạc cảm. Nghe, xem rồi quên… mà cũng chẳng nhớ làm gì bởi sự tẻ nhạt, đơn điệu và giống nhau đến kỳ lạ của nó.

    Tôi vốn là người chẳng hay ho gì, cực đoan và duy mỹ nên tôi không nuốt nổi âm nhạc kiểu đó. Tôi vẫn nghĩ nỗi buồn, sự bâng khuâng, cảm giác ray rứt thực sự và sự tận hiến mới làm nên nghệ thuật.

    Nghệ thuật, trước hết phải nói đến sự thưởng ngoạn, phải biết thế nào là hay là đẹp mới tạo ra được sản phẩm hay và đẹp.

    Việt Nam có cái đặc thù trong âm nhạc là tỷ lệ các nhạc sĩ nghe nhạc rất ít, thế mới lạ. Nhạc sĩ chính quy thì quanh đi quẩn lại chỉ nói về Back to Soriento, O Sole Mio, Kachiusa… khoảng 20 bài quen thuộc, tôi xếp vào loại “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Âm nhạc đâu chỉ là vậy! Từ chuyện đó, tự nhiên tôi không mấy thiện cảm với các “cán bộ âm nhạc” chính quy.

    Lớp trẻ thì ngược lại, quá tích cực nghe những thứ ăn khách ở nước ngoài, nghe để bắt chước, để chôm... đáng tiếc!

    Nói như thế không có nghĩa là không có những nhạc sĩ “tử tế”. Vẫn có những nhạc sĩ mà tác phẩm của họ làm tôi rung động, bởi họ có cảm xúc chân thành khi viết tác phẩm và họ có văn hoá nền vững vàng và có danh dự nghề nghiệp.

    Thị trường Việt Nam thực sự thiếu những nhà đầu tư có tầm nhìn lớn và có văn hoá, có ý thức đóng góp xây dựng thị trường âm nhạc đúng nghĩa, thế nên, các nhạc sĩ, ca sĩ, nhạc công “tử tế” vẫn phải chờ đợi và mơ mộng về một ngày nào đó hoặc chẳng bao giờ… Chẳng riêng gì âm nhạc, nghệ thuật ở Việt Nam ở các lĩnh vực khác cũng vậy.

    Tôi thực sự là một kẻ ngoại đạo trong âm nhạc, nhưng tôi yêu âm nhạc và khi yêu, người ta thần thánh nó. Ngày xưa, các cụ đề cao chữ “lễ”, thưởng ngoạn âm nhạc cũng vậy, cũng cần có nghi thức thì việc nghe nhạc mới trở thành liều thuốc tinh thần quý giá cho tâm hồn người và từ đó, âm nhạc sẽ đi vào ký ức và trở thành kỷ niệm. Nói như người Pháp: “Thời gian có thể xoá đi mọi thứ… trừ kỷ niệm”.

    Sau một ngày làm việc vất vả, tạm bỏ đi hết lo toan cuộc sống, tắm rửa sạch sẽ, pha một tách càphê, mở tủ lấy một chiếc đĩa than bỏ lên mâm quay đĩa, quét bụi kim, nhấc chiếc cần đặt lên đĩa, nhắm mắt, tắt đèn để chờ mình lạc vào thế giới khác, thế giới của âm nhạc... cũng hay đấy chứ.

    Buổi sáng, đón bình minh bằng tiếng nhạc hoà tấu trong veo – ngày mới sẽ đến thật thoải mái, nhẹ nhàng và chắc chắn mình sẽ yêu hơn cuộc đời này và cuộc sống sẽ đẹp hơn, tôi nghĩ vậy.

    Thú chơi đĩa than là một trong các thú vui tao nhã, và cuộc sống đôi khi rất cần những trải nghiệm như vậy. Tuỳ thôi, mỗi người một ý thích, mỗi người một suy nghĩ.

    Theo Lê Thanh Hải (SGTT.vn)

    Link: http://docbao.vn/tin-tuc/02-01-2014/Nam ... 68/212582/
     
  11. hiend-to-end

    hiend-to-end Advanced Member

    Joined:
    25/9/06
    Messages:
    1.121
    Likes Received:
    16
    Location:
    HANOI
     

    Attached Files:

  12. ntdragon

    ntdragon Advanced Member

    Joined:
    27/11/10
    Messages:
    300
    Likes Received:
    0
    Em chỉ có 1 thắc mắc rằng máy quay đĩa Pioneer PL-50 sản xuất năm 1980 mà năm 1975 bác ấy đã có để nghe rồi... nhầm lẫn gì chăng?! :)
     
  13. hiend-to-end

    hiend-to-end Advanced Member

    Joined:
    25/9/06
    Messages:
    1.121
    Likes Received:
    16
    Location:
    HANOI

    Theo em hiểu thì năm 1975 là năm bác Hải tự tay và bằng tiền của mình lần đầu tiên mua cái đĩa than (chứ không phải máy quay đĩa than). Còn có lẽ bác ấy để cái đĩa than ấy 5 năm sau mới phê trên máy quay đĩa Pioneer PL-50. :)

    Mà hoài niệm thì nó cứ trộn vào nhau lộn tùng phéo (anh em mình cũng vậy thôi) nên cũng chả nên cân chỉnh hoài niệm của bác Hải - bác ạ.

    HT
     
  14. buihoa75

    buihoa75 Advanced Member

    Joined:
    7/8/12
    Messages:
    1.228
    Likes Received:
    15
    Location:
    Ha Noi Pho

    Theo em hiểu thì năm 1975 là năm bác Hải tự tay và bằng tiền của mình lần đầu tiên mua cái đĩa than (chứ không phải máy quay đĩa than). Còn có lẽ bác ấy để cái đĩa than ấy 5 năm sau mới phê trên máy quay đĩa Pioneer PL-50. :)

    _ Quả là đọc kĩ chút thì bác hete đúng, chuyện mua được đĩa để 5 năm sau mới nghe khi có điều kiện hoàn toàn có logic.
     
  15. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    "Ai cho rằng âm thanh kỹ thuật số phẳng và thiếu chiều sâu thì hãy một lần thử nghe Vivaldi. Với Vivaldi các nhạc cụ rất giàu biểu cảm. Thể hiện rõ từng bản sắc riêng của nhạc cụ và cảm giác không phải nghe kỹ thuật số. Âm thanh nhiều màu sắc, đa dạng. Theo cá nhân tôi Vivaldi đã thu hẹp tối đa khoảng cách giữa digital và analog. Nó thể hiện rõ ngay cả ở CD với tần số 44.1/16bit".
    Đó là nguyên văn câu Mr Raveen Bawa - GĐ bán hàng của dCS - nói với mình khi ghé nhà để nâng cấp phần mềm cho bộ Scarlatti.
    Sau đó ông ấy nêu một loạt ưu điểm cũng như các cải tiến công nghệ của Vivaldi. Điều đầu tiên ông ấy nói đến, Vivaldi chính là sản phẩm trả lời cho câu hỏi của đội ngũ kỹ sư dCS: Đâu là giới hạn của Scarlatti? Như bạn đã biết và đang sử dụng hệ thống Scarlatti. Đây là sản phẩm đầu bảng của hãng chúng tôi được thiết kế và giới thiệu tới khách hàng vào năm 2007, trong một dự án không hạn chế kinh phí đầu tư sản phẩm. Chúng tôi đã tiêu tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu và kiểm tra sản phẩm này. 6 năm sau đó là một thời gian dài, thế giới có thêm nhiều linh kiện, nhiều lựa chọn mới cho việc tạo ra sản phẩm tái tạo âm nhạc chất lượng cao. Đội ngũ kỹ sư dCS đã suy nghĩ về việc phát triển một sản phẩm tham chiếu mới để thay thế Scarlatti. Và Vivaldi chính là kết quả của 3 năm nghiên cứu và phát triển.
    Tiếp theo và rất quan trọng đó là tất cả các mạch xử lý tín hiệu và mạch điện bên trong cả 4 khối chassis đều được thiết kế theo công nghệ mới FPGAs (New Field Programmable Gate Arrays) với chip DSP. Con chip mới này giúp cho nhóm kỹ sư của chúng tôi có thể tăng dung lượng truyền tải lên tối đa và hoàn thiện khả năng trình diễn. Nó chính là tác nhân giúp tốc độ xử lý phần cứng của Vivaldi mạnh hơn 200 lần so với người tiền nhiệm Scarlatti. Phần nguồn của Vivaldi không những được sắp xếp hợp lý hơn mà còn có cho phép người dùng nâng cấp phần mềm trong tương lai. Chẳng hạn như phần mềm chuyển đổi PCM hoặc DSD qua mã five bit Ring DAC. Khi dCS phát triển công nghệ này, bạn có thể tải mã mới bằng CD nâng cấp của hãng chúng tôi thay vì phải thay thế ROMs. Bo mạch của Vivaldi là 8 lớp thay cho 4 lớp của Scarlatti và (ông ấy nhấn mạnh) những bo mạch 8 lớp là rất hiếm trong những sản phẩm âm thanh cao cấp. Ngoài ra còn một sự khác biệt lớn nhất giữa Vivaldi và Scarlatti là sử dụng Latches độc lập trong Ring DAC (Latches là gì mình cũng không rõ lắm. Có lẽ là mạch xử lý digital hoạt động trên nền tảng chip Field Programmable Gate Array-FPGA). Scarlatti sử dụng 22 Latch chips, mỗi cái gồm 4 Latches (mình đoán nó kiểu như Quad Core trên bộ vi xử lý của máy tính). Như vậy ở Scarlatti có 88 Latches nhưng ở Vivaldi sử dụng tới 96 Latches độc lập để hạn chế nhiễu xuyên âm giữa các Latches với nhau.
    Tầng ra analog cũng là một cải tiến quan trọng. Tầng ra analog này là hoàn toàn mới. Nó tĩnh hơn 6db và lớn hơn 20db mỗi kênh so với Scarlatti. Hai kênh của tin hiệu liên kết chặt chẽ hơn, lý do là các bo mạch analog được làm bằng tay, nó cho phép bộ phận thiết kế có thể thay đổi các linh kiện để đạt được khả năng trình diễn tốt nhất. Giao diện cho người dùng được sắp xếp trực quan và hợp lý hơn. Điều cuối cùng tôi muốn nói với bạn rằng Vivaldi được thiết kế độc đáo, đẹp mắt và thân thiện hơn Scarlatti và dĩ nhiên Vivaldi vượt trội Scarlatti về cả chất lượng âm thanh lẫn . . . . giá tiền.
    Sau đó ông ta chỉ vào kệ đựng Lp của mình và nói đùa rằng: Khả năng bạn sẽ chuyển tất cả chỗ Lp này và cả cái bàn xoay (turntable) cổ lỗ sĩ nặng nề kia lên kho khi sở hữu Vivaldi là rất lớn. Thấy thế mình cũng nói đùa: Ở đất nước chúng tôi, giới chơi audio hay có câu nói "cắm vào, rút ra không nổi" để mô tả chất lượng vượt trội của một sản phẩm. Vậy ông hãy thử thuyết phục tôi theo cách đó xem sao?
    Nghĩ chỉ nói đùa cho vui không ngờ ông ấy rất quyết đoán, gật đầu cái rụp: Được, sau 10 ngày nữa bạn sẽ có Vivaldi ở tại đây để "cắm vào, rút ra không nổi". Tôi tin là như thế!
    Sau đó ông ấy rất thoải mái bước ra ngoài "chém gió" với Gia Hy chính hiệu bỏ mặc mình đứng ngẩn ngơ vì chưa tin đó là sự thật.

    Một tuần sau đó bộ Vivaldi được giao tới tận nhà như Mr Rav đã hứa. Để mấy bữa nữa rảnh mình sẽ viết vài cảm nhận khi so sánh giữa Vivaldi và Scarlatti.
     
  16. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6
    Nghe kg rõ lắm nhưng loáng thoáng như vầy:
    - Cháu có hiểu cắm vào rồi rút ra kg được là gì kg?
    -Hiểu chứ, lần nào có đồ mới về ông trong kia cũng nói như thế mà :mrgreen:
     
  17. hiend-to-end

    hiend-to-end Advanced Member

    Joined:
    25/9/06
    Messages:
    1.121
    Likes Received:
    16
    Location:
    HANOI
    "Ai cho rằng âm thanh kỹ thuật số phẳng và thiếu chiều sâu thì hãy một lần thử nghe Vivaldi. Với Vivaldi các nhạc cụ rất giàu biểu cảm. Thể hiện rõ từng bản sắc riêng của nhạc cụ và cảm giác không phải nghe kỹ thuật số. Âm thanh nhiều màu sắc, đa dạng. Theo cá nhân tôi Vivaldi đã thu hẹp tối đa khoảng cách giữa digital và analog. Nó thể hiện rõ ngay cả ở CD với tần số 44.1/16bit".
    Đó là nguyên văn câu Mr Raveen Bawa - GĐ bán hàng của dCS - nói với mình khi ghé nhà để nâng cấp phần mềm cho bộ Scarlatti.


    Chúc mừng T.iu đã có quyết định đúng đắn. Vivaldi là mơ ước của giới Audiophile thế giới rồi.

    Đề nghị chuyển cái cối xay ra HN cho em nhá :D

    Hete
     
  18. searchervn

    searchervn Advanced Member

    Joined:
    15/9/06
    Messages:
    1.127
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn
    Hứa hoài, đại sư huynh :D
    Khi nào set-up xong (trở lại) cối xay, ới đệ sang chơi với, có mấy LP cũ cũ ... :wink:
     
  19. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Đã mua tới cái phono thứ 3 rồi mà vẫn chưa ưng ý như hồi xài phono của M1000 em ạ. :(
     
  20. kiemkhach

    kiemkhach Advanced Member

    Joined:
    28/4/07
    Messages:
    227
    Likes Received:
    2
    Location:
    Ho Chi Minh
    Mời các tiu tạm gác audio sang , ta luận bàn về phở tí nhé

    1. Đàn ông thèm phở vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở, nhất là phở đặc biệt phải có tiền, có xe, hoặc có cả tiền cả xe. Trong khi đó cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.
    2. Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc, ấm áp đến nhàm chán, còn phở ở nơi xa nhà, trang trí lạ mắt và có cả âm nhạc.
    3. No thì khó ăn thêm cơm. Còn với phở, dù no tới mấy nếu làm thêm một tô cũng chẳng sao.
    4. Ăn phở xong là đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi hoặc nằm một chút tùy thích. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.
    5. Phở không quán nào giống quán nào, thậm chí không tô nào giống tô nào. Còn cơm bao nhiêu năm vẫn thế, chỉ có nguội hơn.
    6. Phở thì có thể ăn chung với bạn bè. Cơm thì rất ít, phần lớn ăn chung với... bà nấu cơm.
    7. Lúc ăn phở thì dễ dàng yêu cầu thêm tí hành, tí bánh hoặc thêm tí ớt cho mặn nồng, thêm cả nước béo. Còn cơm thì có gì trên mâm xơi nấy, yêu sách lôi thôi có khi còn mắng hoặc bị gắt gỏng “không ăn thì thôi”. Ai gắt xin tự hiểu.
    8. Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể tái chín, nấu nạm, gân tùy ta quyết định. Cơm thì do người nấu cơm quyết định, đàn ông chỉ có chấp hành.
    9. Nếu ăn phở tới mức độ trở thành khách quen, ta có thể ăn chịu. Còn nếu không đưa tiền lương, cơm sẽ dừng ngay.
    10. Bỏ tiệm phở này có thể tìm tiệm phở khác. Bỏ cơm thì nan giải vô cùng.
    11. Cuối cùng thì phở bao giờ cũng nhiều nước hơn cơm. Cơm muốn có nước thì phải thêm canh, rất phức tạp.
     
  21. Thuannilon

    Thuannilon Advanced Member

    Joined:
    12/5/13
    Messages:
    219
    Likes Received:
    0
    Xin phép Bác GiaHy cho em " chém " chút ah .
    Nói gì thì nói , " cơm tẻ vẫn là mẹ ruột " Bác KK ui ! Em hầu như ăn " cơm " hằng ngày mà hổng thấy " ngán " ! ! Vì " cơm " ta có thể chế biến thành " cơm chiên dương châu " , " cơm chiên cá măn " ...... rất ngon , đặc biêt là rất lành và gần như ..... " miễn phí "ah :D .
    Còn Phở , tuy có ngon và nóng hổi ( có lẽ do nhiều nước ... hơn cơm :lol: ) nhưng ở " trỏng " có quá nhiều " bột ngọt " ,"đường hoá học " thậm chí cả " phooc môn " ôi thôi đủ thứ ai mà biết !!! Mới nghĩ tới đã " nổi da gà " rùi Bác ui ! mà giá cả lại quá đắt đỏ . Tiền đó em để dành nâng cấp Audio cho lành Bác ui ! :D .
     
  22. buihoa75

    buihoa75 Advanced Member

    Joined:
    7/8/12
    Messages:
    1.228
    Likes Received:
    15
    Location:
    Ha Noi Pho
    _ Xét về mặt bản chất thì Cơm và Phở cũng từ một giống mà ra :D nhưng Cơm thì nó gần với thủa ban đầu hơn Phở, có một điều chắc chắn là Phở cũng sẽ là Cơm nếu được dùng nhiều như Cơm :D
     
  23. thaiduong

    thaiduong Advanced Member

    Joined:
    14/9/08
    Messages:
    1.045
    Likes Received:
    77
    Em thì phở chả có mà cơm thì cũng không...Toàn phải húp cháo hihi (sorry spam thớt bác chủ tí :) )
     
  24. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Thật tình mà nói, với mình Scarlatti đã quá đủ rồi T.iu ạ. Nhưng sau khi nghe Mr Rav thuyết trình về những cải tiến công nghệ và ưu điểm của Vivaldi thì lập trường tư tưởng của mình (vốn hay xao động trước cái đẹp, nhất là phụ nữ đẹp) lập tức lung lay dữ dội. Chính vì lẽ đó, khi được Mr Rav tạo điều kiện (miễn phí) cho thử và so sánh chất âm giữa hai thiết bị thì mình bị thuyết phục ngay tức khắc.

    [​IMG]

    Với Vivaldi (gồm 4 thiết bị - Transport, DAC, Digital-to- Digital Upsampler và Master Clock) ngay khi những nốt nhạc đầu tiên trong bản Also Sprach Zarathustra của Richard Strauss phát ra, sự khác biệt với Scarlatti đã rất rõ ràng. Đầu tiên là độ chi tiết, sức mạnh và độ động của Vivaldi. Độ chi tiết vượt trội làm người nghe có thể “thấy” được nhiều hơn, rõ hơn các nhạc cụ trong một dàn nhạc. Khi tiếng Contrabass vang lên, ta cảm nhận được độ dính của archet và tiếng rung của dây đàn. Sức mạnh được thể hiện bởi sự dày dặn đầy ắp tiếng hơi của dàn kèn đồng, tiếng trầm hùng sống động của bộ gõ. Đến đoạn cao trào của bản nhạc thì độ động được Vivaldi được tái tạo quá xuất sắc. Tiếng Violin cao vút, bay bổng. Tiếng Viola, Cello đầm ấm, cuốn hút. Tiếng contrabass đầy đặn, mạnh mẽ. Tiếng Cymbal, trong trẻo, lung linh. Tiếng Flute thanh thoát, mềm mại. Tiếng Clarinet hư ảo, mê hoặc. Tiếng Trumpet, Trombone tươi vui, rộn rã. Tiếng Tuba lồng lộng, khỏe khoắn. Tiếng cộng hưởng trầm hùng tưng bừng của bộ gõ. Tất cả hòa quyện cùng đồng thanh lên tiểng đẩy khúc nhạc tới đỉnh cao trào với tốc độ cực nhanh và năng lượng đáng nể. Ngoài ra, một yếu tố khá quan trọng để nâng Vivaldi lên tầm cao mới chính là việc tái tạo không gian sân khấu khi thể hiện bản nhạc này. Cảm giác âm thanh của một số nhạc cụ được phát ra từ hai bức tường bên cạnh. Dàn kèn đồng và nhất là bộ gõ như đứng chơi phía sau bức tường sau loa. Vị trí các nhạc cụ được khắc họa rõ ràng, sắc nét, nổi khối (3D) trong một không gian sâu rộng. Quả thật, khi đó không còn Vivaldi, không còn Scarlatti, không còn Kharma, không còn Gryphon cũng chẳng còn Odin hay Zensati, chỉ còn âm nhạc với cảm xúc dâng trào (nổi hết cả da gà :D ).

    [​IMG]

    Một loạt CD quen thuộc đưa vào test đều được Vivaldi thể hiện xuất sắc với âm sắc phong phú, nhiều màu sắc. Tốc độ và khả năng đáp ứng cao. Giải động và cường độ âm thanh lớn. Không gian sân khấu tái hiện sâu rộng, rõ ràng. Nhịp điệu được giữ rất tốt nên nó thể hiện rất truyền cảm khi nghe những bản nhạc có tiết tấu chậm và sống động khi nghe những bản có tiết tấu nhanh. Tuy vậy không phải là Vivaldi không có điểm yếu. Điều duy làm mình không hài lòng chính là âm treble của Vivaldi. Rất cao, trong, sạch nhưng hơi sắc và có thiên hướng đầy về phía trước một chút. Tuy nhiên, với tất cả những những gì mà Vivaldi đã thể hiện thật sự quá tuyệt vời rồi. Quả thực, với Vivaldi ta chỉ có nhiệm vụ thả CD vào khay đĩa và âm nhạc sẽ tuôn trào với một cảm giác thư giãn hoàn toàn.

    Tóm lại Vivaldi là một sản phẩm đáng để sở hữu. Nhưng với giá ngang bằng với một căn hộ chung cư, trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay thì đây là rào cản lớn nhất để Vivaldi đến được với khách hàng nói chung và mình nói riêng. Với những ai (như Hete chẳng hạn) tiền không thành vấn đề thì rất nên sở hữu một bộ. Còn với mình tiền đang là vấn đề (vì đang thiếu trầm trọng), thế là sau gần một tháng ăn Vivaldi, ngủ Vivaldi mình đành chia tay với em nó trong nước mắt. Thôi đành tự an ủi, sẽ phấn đấu "cày cuốc" để kiếm tiền sở hữu nó trong năm 2014 này. Hy vọng là vậy!

    [​IMG]
     
  25. b52pig

    b52pig Advanced Member

    Joined:
    8/8/06
    Messages:
    1.947
    Likes Received:
    1
    Location:
    HCM
    Mình rất đồng cảm và nhất trí cao với quyết định của t.iu.
    Có điều SG nóng gần 40o mà t.iu vẫn lôi suit HB ra mặc là mình không vừa lòng!
     

Share This Page

Loading...