Goto Unit - Thành viên mới trong hệ thống.

Discussion in 'Giới thiệu hệ thống Nghe-Nhìn của thành viên' started by giahy, 8/3/09.

  1. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    29
    Hay quá, có gì anh Hồ tiếp tục cập nhật cho em học tập với nhé.
     
  2. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    29
    Cách đây hơn nửa tháng, thông qua bác Nguyễn Minh Đức (Hifi club) em có dịp giao lưu khá thú vị với Mr Bjorn Bengtsson (BB) chuyên gia kỹ thuật Nordost tại tư gia. Như các bác đã biết, BB mệnh danh là “phù thuỷ” âm thanh với biệt tài cân chỉnh, set-up hệ thống. Ông được giới chuyên môn đánh giá là chuyên gia thẩm âm có "đôi tai vàng". Qua tiếp xúc, có một chi tiết em thấy giới truyền thông ít nhắc đến. Đó là ông có một giọng nói thiên phú vô cùng hấp dẫn và truyền cảm. Theo em đánh giá, chất giọng này rất hữu ích cho việc giúp ông setup hệ thống. Chắc sẽ có bác thắc mắc tại sao giọng nói lại giúp BB trong việc setup phòng nghe?
    Số là thế này. Khi ghé nhà thăm, sau khi nghe một vài CD ông đưa ra nhận xét: bạn có phòng nghe đẹp, khá lý tưởng và được setup tương đối chuẩn mực. Thú thật, được một chuyên gia thẩm âm tầm cỡ quốc tế khen ngợi quả thực em cũng có chút tự hào xen lẫn . . . . . tự kiêu. Lúc đó mũi em phồng to một cách nhanh chóng. May mà em kịp thời tiết chế cảm xúc và nhanh tay bóp chặt lỗ mũi chứ không bây giờ chả còn mũi đâu để thở. Sau đó để giải thích nhận định của mình, ông tiến hành chứng minh bằng hành động thực tế. Để xác định vị trí đặt loa theo chiều dài căn phòng. Bắt đầu từ bức tường phía sau loa bên trái, ông bước từng bước nhỏ theo trục dọc hướng về vị trí ngồi nghe. Vừa đi, vừa nói, vừa búng tay, vừa nghe. Liên tục cho tới khi đi tới ngang vị trí ngồi nghe. Trong khi vừa đi vừa nói ông đánh dấu một khoảng cách dài chừng 1,5m theo chiều dọc phòng. Tương tự như vậy, bắt đầu từ bức tường ngang bên trái loa, nằm trong khoảng giữa của đoạn 1,5m đã được xác định trước đó. Ông lại tiếp tục vừa đi, vừa nói, vừa búng tay, vừa nghe. Liên tục cho tới khi đi tới giữa chiều ngang căn phòng và xác định được một khoảng cách dài 1m. Từ đó ông kết nối hai khoảng cách lại với nhau được một ô chữ nhật có chiều dài 1,5m và chiều ngang 1m (với cạnh dài theo chiều dọc căn phòng). Theo ông nói: đây là ô đặt (1 bên) loa tốt nhất cho căn phòng của bạn. Hãy dùng thước đo và thiết lập ô thứ 2 cho bên loa còn lại. Dĩ nhiên bạn cần phải cân chỉnh, xê dịch vị trí loa cho phù hợp với gu nghe nhưng không được vượt ra khỏi giới hạn của ô này. Bạn hãy nhìn, loa của bạn hiện cũng nằm bên trong giới hạn của ô. Tuy nằm chính giữa trục ngang của ô đặt loa nhưng lại nằm trên đỉnh trục dọc (gần vị trí ngồi) vì thế nếu loa của bạn kéo lên chừng 5cm nữa là âm thanh sẽ trở nên tồi tệ. Toàn bộ thời gian cho việc tìm ô tốt nhất cho vị trí đặt loa chỉ mất chừng 30 phút. Theo em thấy, do trời phú có giọng nói truyền cảm kết hợp với kinh nghiệm setup nhiều năm nên có lẽ chỉ riêng ông mới làm được như vậy. Còn với mọi người, để tìm được ô đặt loa thì cần phải phát một số CD test và dịch chuyển loa theo 2 trục ngang và dọc để xác định vị trí. Như vậy sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
    Thời gian gần 1,5 tiếng sau đó ông dành để chia sẻ về kiến thức, lý thuyết setup phòng nghe. Phương pháp truyền đạt rất dễ hiểu. Với nền tảng kiến thức vững vàng và kinh nghiệm phong phú, những vấn đề tưởng chừng rất phức tạp về setup phòng nghe thông qua diễn giải của BB mọi việc trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Trong đó ông dành phần lớn thời gian để giảng giải về thuyết 1/3. Theo ông đây là kiến thức cơ bản nhất cho việc setup một phòng nghe thông thường đạt hiệu quả. Nó sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian mày mò setup. Thật đáng tiếc vì thời gian có hạn nên không kịp tham khảo ông ấy về những phòng nghe có hình dạng khác và khó setup.

    Hôm qua thứ 7, rảnh rỗi em thử nghiệm setup với thuyết 1/3 của Mr Bjorn Bengtsson. Thấy khá đơn giản và hiệu quả nên em chia sẻ để các bác cùng tham khảo. Hy vọng với bài viết này sẽ phần nào giúp các bác setup hệ thống hay hơn.
    Theo thuyết 1/3 thì chiều dài phòng nghe của chúng ta được chia làm 3 phần đều nhau. Cạnh dưới của 1/3 đầu tiên sẽ là vị trí đặt loa. Cạnh dưới của 1/3 thứ 2 chính là vị trí ngồi nghe. Khoảng cách giữa 2 loa cũng chính là 1/3 chiều dài căn phòng.
    Các bác hãy coi hình em vẽ minh hoạ.
    [​IMG]

    Ví dụ chiều dài căn phòng là a, chia làm 3 khoảng b bằng nhau với giá trị của b bằng 1/3 a. Vị trí đặt loa sẽ bằng 1 b, vị trí ngồi sẽ bằng 2 b và khoảng cách giữa 2 loa tính từ tâm loa sẽ bằng 1 b. Vì không được thiên phú chất giọng và đôi tai như Mr BB nên em đã sử dụng CD Test & Burn-In của Reference Recordings phát hành để thử nghiệm và setup.
    [​IMG]


    Bước 1: Đo đạc và sắp xếp loa, ghế ngồi nghe theo thuyết 1/3 như trong hình minh hoạ. Dĩ nhiên là sau khi kết nối hoàn chỉnh từ CD player đến loa.

    Bước 2: Hãy chắc chắn rằng bạn đang ngồi ngay chính giữa chiều ngang của căn phòng. Phát track 5 - 315 Hz Test Tone trong CD Test & Burn-In. Lắng nghe và xê dịch ghế ngồi theo chiều dọc căn phòng về phía trước và sau, mỗi phía chừng 30cm với từng khoảng nhỏ mỗi lần từ 3 đến 5cm. Chỉ dừng lại khi bạn nghe được tiếng u u phát ra từ hai loa đều nhau và âm thanh (âm lượng) nghe được nhỏ nhất.

    Bước 3: Cần 1 hoặc 2 người hỗ trợ. Tốt nhất là bạn nên ngồi yên tại ghế để người hỗ trợ dịch chuyển loa. Đầu tiên dịch chuyển 2 loa theo chiều ngang cho khoảng cách giữa chúng lớn hơn so với khoảng cách 1/3 ban đầu. Khoảng cách dịch chuyển tối đa là 10% cho mỗi bên loa so với kích thước chiều ngang phòng. Sau đó dịch chuyển thu nhỏ khoảng cách giữa 2 loa. Lưu ý khoảng cách tối thiểu giữa 2 loa không được lớn hơn 10% chiều ngang phòng so với khoảng cách 1/3 ban đầu. Nói đơn giản và dễ hiểu hơn là từ kích thước chiều ngang căn phòng, mỗi bên loa chỉ nên dịch chuyển tối đa, rộng hơn 10% hoặc thu hẹp lại 5% so với khoảng cách 1/3 ban đầu. Ví dụ, chiều dài phòng là 6m, ngang là 4m thì vị trí đặt loa chuẩn sẽ cách nhau 2m (từ tâm loa). Như vậy khoảng cách tối đa giữa 2 loa bằng 2,4m và khoảng cách tối thiểu giữa chúng sẽ là 1,8m. Phát track 10 trong CD Test & Burn-In, sau đó kéo gần khoảng cách giữa 2 loa lại với nhau với mỗi bước 5cm (giá trị bước kéo càng nhỏ càng tốt nếu có đủ kiên nhẫn và điều kiện). Lắng nghe và xác định vị trí. Lúc này âm thanh phải được phát ra từ bức tường sau loa chính giữa hai loa. Hãy đánh dấu vị trí loa khi bạn nghe thấy điểm âm thanh phát ra nhỏ nhất. Xin nhắc lại, là điểm phát ra âm thanh nhỏ nhất, không phải âm lượng nhỏ nhất. Khi xác định được vị trí theo chiều ngang, hãy di chuyển loa theo chiều dọc phòng. Bắt đầu từ vị trí 1 b, đẩy loa lùi dần ra phía (tường) sau loa cho tới khi bạn nghe được âm thanh phát ra từ bức tường sau loa chính giữa hai loa với độ cao bằng với loa treble và điểm phát ra âm thanh không được lớn hơn so với khi bạn chỉnh khoảng cách hai loa ở trên.

    Bước 4: Hãy nghe và cảm nhận sự khác biệt so với setup trước đó :). Có thể tinh chỉnh lại dựa theo các điểm đã được xác định qua bước 2 và 3 với khoảng cách di chuyển nhỏ, từng cm một chẳng hạn.

    Chúc các bác một ngày cuối tuần vui vẻ với hệ thống âm thanh của mình.

    Note: Với trình độ ngoại ngữ i t ít nên có thể em chưa hiểu hết và đúng những gì Mr BB truyền đạt. Có gì sai sót hoặc chưa đúng mong bác Nguyễn Minh Đức bổ sung thêm nhé.
     
  3. thienthanh

    thienthanh Advanced Member

    Joined:
    9/2/07
    Messages:
    2.948
    Likes Received:
    60
    Location:
    Hạ Long - Quảng Ninh
    Thanks anh Cương vì bài viết rất bổ ích. Nhưng em nghĩ là tỷ lệ 1/3 đó chỉ đáp ứng được với phòng tiêu chuẩn thôi phải không anh, với phòng hình vuông hoặc ví dụ phòng 3mx5m thì khi kê theo tỷ lệ như vậy thì ngồi sát ở loa mất.
    Nhìn biên chế dàn 300B WE mà thèm quá. Hy vọng có 1 ngày nào đó được thưởng thức bộ mới này. Chúc anh sớm hoàn thành mà theo em nghĩ nó còn khó và chông gai hơn rất nhiều khi phối ghép Kharma và Gryphon :D
     
  4. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    29
    Như em đã trình bày, vì ít thời gian nên không kịp trao đổi với ông ấy về phòng hình vuông hay các dạng hình khác bác ạ. Theo em hiểu, tỷ lệ 1/3 là tỷ lệ cơ bản để chúng ta bắt đầu việc setup. Sau đó phụ thuộc vào các thiết bị của hệ thống như thiết kế loa, độ nhạy, công xuất amp . . và cả gu nhạc, cách cảm nhận nữa để setup. Theo đó tỷ lệ này sẽ thay đổi phụ thuộc vào những điều kiện trên. Bởi vậy ông ấy mới nói khá chi tiết về cách dịch chuyển vị tri ngồi, dịch chuyển loa theo chiều dọc, chiều ngang và cách nghe để phân biệt xác định vị trí tối ưu cho căn phòng. Qua trải nghiệm thực tế em đánh giá cao thuyết 1/3 này. Nó giúp em nhanh chóng tìm được vị trí đặt loa tối ưu nhất cho căn phòng của mình.
     
  5. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    29
    Oài, bên Rives yêu cầu cung cấp thêm bản vẽ CAD chi tiết về hệ thống điện, đèn trong phòng. Tiêu chuẩn, ký hiệu sử dụng tại Vietnam về giá trị công suất, ổ cắm điện ... Thế là lại phải còng lưng ngồi vẽ :(
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  6. hongcongdh

    hongcongdh Advanced Member

    Joined:
    12/11/10
    Messages:
    2.641
    Likes Received:
    11
    Location:
    VNAV
    Có một vấn đề em chưa hiểu trong set up vị trí loa của anh đó là theo HDSD của Kharma thì hãng khuyến cáo đặt loa song song và ko nên đặt nghiêng về vị trí nghe, theo ảnh của em thấy hình như 2 loa của anh vẫn hướng về vị trí nghe. Anh đã thử đặt thẳng và so sánh với vị trí này chưa?
    Thêm món khác nữa chắc em chỉ biết hỏi anh về analogue: Số là em kiếm được 2 cây cần: SME 3012R và 3012 series A: Anh có Spec của 2 cây cần này ko? Và theo anh 2 cây cần này sử dụng với kim gì thì phát huy hiệu quả cao nhất? (vì em biết anh đã sd 2 cây này nhiều chắc sắp chán rồi hihi). :mrgreen:
     
  7. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    29
    Loa anh set song song như hãng hướng dẫn, chắc tại cái ống kính góc rộng nên nhìn hình nó như vậy đấy Công ơi. Đã thử set loa hướng về vị trí ngồi nghe các kiểu đều không tốt bằng em ạ.
    Nếu Công kiếm được cây Series A/1 rồi thì giữ cây R làm gì. 3012 Series A/1 chơi hợp với khá nhiều loại kim, còn việc đánh giá hiệu quả thế nào thì quyết định rất nhiều vào thể loại nhạc và gu nghe của người sử dụng.
    Kiếm thông số mấy cây cần Công vào trang vinylengine coi, trong đó nó có gần như đủ hết các loại cần, kim, "cối xay". Nếu cần thì đăng ký thành viên vì có một số file PDF chỉ dành riêng cho thành viên thôi.

    Ps: nếu tiện cho xin 500đ hình 3012 nhé :D
     
  8. hongcongdh

    hongcongdh Advanced Member

    Joined:
    12/11/10
    Messages:
    2.641
    Likes Received:
    11
    Location:
    VNAV
    Em tìm không ra anh ạ
    Ảnh đây anh, ko biết có phải là hàng thật không nữa nhưng cứ nghe đến A là em làm tới rồi hihi
    [​IMG]
    [​IMG]
     

    Attached Files:

    • 17.JPG
      17.JPG
      File size:
      87,8 KB
      Views:
      12
    • 20.JPG
      20.JPG
      File size:
      87,1 KB
      Views:
      13
  9. Củ Mì

    Củ Mì Advanced Member

    Joined:
    1/12/11
    Messages:
    1.357
    Likes Received:
    48
    Đọc xong bài của anh em vội xách thước ra đo lại vị trí loa & chỗ ngồi , may quá vị trí hiện tại giống bản vẽ quá. :D
    Cám ơn anh C rất nhiều.
     
  10. tai-to

    tai-to Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.073
    Likes Received:
    166
    Location:
    Hà Lội 2
    Hi anh GiaHy

    Tối qua em về đo lại phòng theo nguyên tắc 1/3a của anh viết ở trên, thấy hiện tại em kê hơi khác, he he, ngứa ngáy không chịu được đành gọi vợ lên ... kê lại phát. Phòng của em dài 6,3m rộng 4,6m lúc đầu kê theo nguyên tắc 1/3a thì thấy hơi gần. Nhưng thật ngạc nhiên khi nghe thấy khác hẳn, đặc biệt là không gian và phần trầm rõ hơn (chắc là do ngồi gần hơn) hơi có cảm giác là khi nghe mình ngồi cao hơn ban nhạc và nhìn thấy chơi từ trên xuống ( he he, giống như đi nghe Hennysy em phải ngồi ở tầng 3 đó) bù lại thì vị trí nhạc cụ được cảm nhận rõ hơn.
    Tuy nhiên, em gặp phải một vấn đề là khi nghe tiếng ghitar điện thì bị chói và hơi bị rè (chắc do đặt gần bình thường nên sợ sóng nó ... đập nhau he he) / sau đó, em có dùng đĩa test tần số thì thấy ở 1KHz hơi chói và bị rè. Em dự kiến sẽ vi chỉnh vị trí loa ( đặc biệt là mặt loa ) xem thế nào ?

    Cảm ơn anh về bài viết đã chia sẻ
     
  11. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    29
    Hôm nay em mới nhận được email kèm theo 2 bản vẽ sơ bộ từ Rives Audio.
    Dưới đây là nguyên văn nội dung thư đã được dịch qua tiếng Việt để các bác tiện tham khảo:
    "Mr. Cuong và Felix,
    Đính kèm theo đây là hai bản vẽ khái niệm (sơ bộ) đầu tiên của tôi. Chúng được dựa trên sở thích của bạn về phòng mà tôi thiết kế cho Mike Lavigne cách đây vài năm. Đây là một phần công việc của tôi nhằm làm quen với phòng cũng như một không gian âm thanh nhằm tìm kiếm các vấn đề tiềm ẩn và hạn chế trong phòng . . . . Ngoài ra, tôi đã có một vài ý tưởng khác mà tôi muốn thử, dựa trên những gì tôi đã rút được từ việc hoàn thành những bản vẽ sơ bộ đầu tiên này. Vì vậy, tôi sẽ triển khai thiết kế chi tiết khác ngay lập tức sau khi xác định phương án.

    Tôi sẽ chia sẻ suy nghĩ của tôi theo cách dễ hiểu nhất để bạn có thể dễ dàng theo dõi.

    Trong việc thiết kế căn phòng này, đầu tiên tôi chạy một số tính toán để phân tích không gian căn phòng, để xem nó sẽ như thế nào về mặt ... lý thuyết? Tôi luôn luôn nhấn mạnh các vị trí room mode trong bản vẽ sơ bộ của tôi vì tầm quan trọng của nó liên quan đến việc tối ưu hóa vị trí đặt loa và vị trí người nghe, để tránh hiện tượng triệt tiêu sóng âm tại các điểm cơ bản của phòng. Đó là hiện tượng vật lý và như chúng ta đều biết, bạn không thể chống lại vật lý, bạn phải kiểm soát được nó.

    Quan sát đầu tiên của tôi là cửa chính, nằm ngay chính giữa của tường bên phải, rơi vào vị trí cần xử lý cho các bức tường bên hông. Nó không phải là vấn đề không thể xử lý được, nhưng nó có thể có tác động vào kết quả thực hiện. Ví dụ, để có âm thanh đối xứng, những gì thực hiện trên bức tường bên phải phải được thực hiện trên bức tường bên trái. Thách thức vào lúc này, và nó thực sự không phải là lớn là để cửa vẫn có thể mở ra, ngay cả khi một phần của một mảng tán âm được gắn chặt với nó. Sau khi nghiên cứu một vài ý tưởng, tôi đã quyết định đưa ra 2 phương án.

    Lý do cho việc sử dụng tán âm cho 2 vách tường 2 bên là, thay vì 2 bức tường là hai tấm tán âm lớn, chúng tôi sẽ chia nhỏ để có nhiều tia phản xạ nhỏ, phân tán các sóng âm thanh xung quanh khu vực nghe, để âm thanh thêm phần sống động. Ngược lại, nếu để tường ''sống'' (không xử lý), những âm thanh phản xạ sẽ có mức độ âm lượng gần bằng âm lượng âm thanh phát ra trực tiếp từ loa. Hệ quả là gây nhiễu âm thanh và người nghe sẽ không nghe được rõ (mất chi tiết). Có rất nhiều cách để xử lý, hai bản vẽ sơ bộ của tôi đầu tiên sử dụng hai phương pháp tiếp cận khác nhau để tán xạ (khuếch tán) âm thanh.

    Concept.1 - tôi sử dụng cái gọi là Sawtooth (răng cưa). Những tấm panel này hoạt động rất hiệu quả và mở rộng âm hình.

    Concept.2 sử dụng các cây cột để làm điều tương tự, nhưng vì tính liên tục của bề mặt đường cong, âm thanh sẽ khác nhau. Nói chung, tôi thấy rằng các cây cột tạo ra tiếng âm thanh mềm mại hơn so với các mảng răng cưa.

    Cũng cần nói thêm: Còn một cách tiếp cận khác để xử lý các bức tường bên là làm chúng “chết” đi, tức là ngăn chặn bất kỳ âm thanh nào phản xạ, nhưng tôi không nghĩ rằng đó là cái chúng ta muốn.

    Trong cả hai thiết kế sơ bộ tôi có thêm trần giật cấp quanh chu vi của căn phòng. Trong concept.1 các vòm có trung tâm hình chữ ''X '' sẽ được đặt cao hơn các vòm chu vi. Cả hai vòm này sẽ có ánh sáng giấu bên trong. Trong Concept.2 phần trung tâm của trần nhà có những tấm tán âm đặt nghiêng, nhằm đưa những sóng âm thanh khuếch tán trở lại xung quanh khu vực nghe. Với thêm những tấm acoustic - Tôi gọi chúng là Acoustic Cloud - không cần thêm yếu tố để thiết kế vòm .

    Có một thiết kế khác cho việc xử lý bức tường bên mà tôi muốn khám phá cho căn phòng của bạn, và tôi cảm thấy rằng hiệu quả chắc chắn rất tốt. Hệ thống khuếch tán khác này gọi là Vertical Slat Diffusion Array, mà tôi đã được sử dụng cho các phòng ghi âm trong 25 - 30 năm. Tôi cũng đã thành công sử dụng chúng cho phòng rất hẹp, bởi vì nó dường như làm cho các bức tường bên ''biến mất’'.

    Vui lòng xem lại hai phương án và cho tôi biết ý kiến ​​của bạn cũng như bất kỳ ý tưởng mà bạn có thể có. Ít nhất, tôi nghĩ rằng hai khái niệm này sẽ là một điểm khởi đầu tốt đẹp cho chúng ta.

    Regards,

    Chris"

    [​IMG]

    [​IMG]

    Theo nội dung thư, họ đưa ra 2 phương án, phương án 1 có thiết kế vòm. Dưới góc độ mỹ thuật em nghĩ sẽ rất đẹp nhưng cũng khó thi công hơn. Trong 2 phương án này, cơ bản em tán thành phương án 2. Em chưa rõ một chút về cái gọi là Acoustic Cloud nên đang yêu cầu Mr Chris nói rõ hơn một chút về nó. Acoustic Cloud do bên Rives cung cấp hay mình tự làm? Nếu do Rives cung cấp thì giá thành một tấm thế nào? Còn nếu mình tự làm thì thành phần cấu tạo ra sao để còn coi VN có vật liệu thi công không?

    Ngoài ra Chris cũng đề cập tới phương án thứ 3 mà ông ta cho rằng hiệu quả chắc chắn rất tốt. Đó là hệ thống khuếch tán mà ông ấy gọi là Vertical Slat Diffusion Array. Với mục tiêu tối ưu hoá phòng nghe nên có thêm phương án để lựa chọn như vậy cũng tốt. Em cũng đã yêu cầu ông ấy cho một bản vẽ sơ bộ cũng như các loại vật liệu kèm theo để tham khảo cũng như tìm hiểu xem thị trường VN có loại vật liệu này hay không.

    Em sẽ tiếp tục cập nhật khi có thêm thông tin mới.
     
  12. hongcongdh

    hongcongdh Advanced Member

    Joined:
    12/11/10
    Messages:
    2.641
    Likes Received:
    11
    Location:
    VNAV
    Cá nhân em cũng thích PA 2 phòng nghe sẽ mềm mại, em đã từng thẤy cái răng cưa đó roài, làm màu nữa nhìn như vào cái hang vậy.
    Cái Acoustic clound em đang nghĩ thế này hông bít đúng ko? :D
    [​IMG]
     
  13. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    29
    Em mới nhận được bản vẽ concept.3 và vài hình ảnh minh họa về cái gọi là Slat Diffusors Almost Finished từ Rives.
    "Đây là Concept.3. Thiết kế kết hợp với giải pháp Vertical Sat. So với hai giải pháp trước, những thanh thẳng đứng sẽ cho âm thanh tinh tế hơn và "trong suốt" trong tán xạ của sóng âm. Để dễ dàng hình dung, tôi gửi cho bạn một số hình ảnh của các tấm Vertical Sat mà tôi đã thiết kế cho hai phòng khác nhau. Đây là những hình ảnh mà các khách hàng đã gửi đến cho tôi trong quá trình theo dõi tiến độ xây dựng các phòng của họ."

    Mời các bác tham khảo.
    [​IMG]

    [​IMG]

    Trong bức ảnh này là một căn phòng khác trong đó tấm Vertical Sat cũng được làm tương tự như hình trên nhưng được xử lý kỹ nên trông thực sự hấp dẫn. Rất thú vị là RA đã khéo léo kết hợp các tấm slat với cửa phòng, sẽ chỉ nhận thấy khi đến gần nó.
    [​IMG]
     
  14. hiend-to-end

    hiend-to-end Advanced Member

    Joined:
    25/9/06
    Messages:
    1.121
    Likes Received:
    16
    Location:
    HANOI
    Em thấy trong bản vẽ của ông này thì vị trí loa và vị trí ngồi nghe theo trục dọc của phòng nghe là 1-2-1 (tức là loa cách tường sau loa là 1 đơn vị (độ dài), vị trí ngồi nghe cách loa 2 đơn vị, vị trí ngồi nghe cách tường sau lưng là 1 đơn vị.

    Vậy dường như lại khác với Chuyên gia Nordost hướng dẫn và cách anh vẫn làm từ trước đến nay là 1-1-1.

    Anh cho ý kiến.

    Thanks
    HT
     
  15. Unison250th

    Unison250th Advanced Member

    Joined:
    22/6/06
    Messages:
    2.303
    Likes Received:
    4
    Thi nghiem loa gom 3 loai, Dynamic, Electrostatic va ken.

    Dynamic woofer: Tinh chat loa dynamic o uu diem la move air de dang vi duoc coi nhu la mot piston co the day hoi (move ải) nhieu nhat vi cone do the rung dong tu 10mm toi 25mm (tuy loai). Khi xu dung duoi 100Hz thi dynamic woofer khong can co tinh chat nhanh vi duoi 100Hz am thanh co ban tinh non dirẻctional. Mot woofer co the noi vo dich ve phan nay la Rotary woofer, vi move air duoc rat nhieu:
    http://www.youtube.com/watch?v=E7Bkrypxzs4

    ESL: Electostatic Loudspeaker co uu diem tu 100Hz-3Khz, man loa ÉSL co moving más duoi 1 gram duoc cau tao bang Dupont Mylar, cho nen am thanh ve phan trung rat nhanh, co the noi con nhanh hon ca compression driver, ribbon. Vai loa ESL noi tieng ve phan trung la Stax, Beveridge, Janszen, RTR....

    Compression driver:Khi dung voi ken co uu diem la tieng trung - trung tep rat nhanh, image kha rong, do nhay cao , chi can vai watt la du. Compression driver dung la Tad2001, vi Tad co the dung tu 500Hz -20Kz nen co the thi nghiem don gian makhong can loa tep.

    Dan loa thi nghiem nay dung Dynamic woofer chay len khoang 80Hz voi ampli so, sau do ESL duoc dung tu 80Hz-900Hz voi ampli OTL, va ken duoc dung tu 1Khz-20Khz voi ampli SE845. 3 Ampli duoc chon cho hop voi moi loa. Am thanh dan loa nay kha tot, 3 dai nghe rat deu dang, ko cam thay tach roi (nhu khi dung woofer 15in voi ken). Chi tiet day du, mac du nghe am nhac nho hoac to. Am thanh co the noi nghe hoai khong chan, day la buoc chan dau tien de thi nghiem voi ken. Sau khi chinh am thanh loa nay duoc 1 tuan minh cam thay rat hung thu de phoi ghep dan loa ken dac biet hon va phuc tap hon.

    Vai thang nua, co dip se thi nghiem loa ken phuc tap hon.


     

    Attached Files:

  16. vietmyduc

    vietmyduc Advanced Member

    Joined:
    6/1/14
    Messages:
    379
    Likes Received:
    0
    Em hỏi tý,bác nhiều phòng nghe thế thì trước khi muốn nghe nhạc bác có phải tung đồng xu không? :D
     
  17. Unison250th

    Unison250th Advanced Member

    Joined:
    22/6/06
    Messages:
    2.303
    Likes Received:
    4
    Tai sao phai tung dong xu vay bac?
     
  18. vietmyduc

    vietmyduc Advanced Member

    Joined:
    6/1/14
    Messages:
    379
    Likes Received:
    0
    Phải lựa chọn phòng nghe,vì nhiều phòng nghe mà :D
     
  19. Unison250th

    Unison250th Advanced Member

    Joined:
    22/6/06
    Messages:
    2.303
    Likes Received:
    4
    Dong xu co hai mat a bac, moi ngay moi phong, thu bay, chu Nhat di san kiem moi nhau.
    Dang thu them mot cap ESL truoc khi gan ken.

     

    Attached Files:

  20. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    29
    Năm nay nhờ ơn Đảng và Chính Phủ cộng thêm sự ưu ái của đại lý Gryphon tại Vietnam nên em có dịp nghỉ lễ 30/4 dài tới 5 ngày hết sức thú vị với KALLIOPE, sản phẩm DAC mới của Gryphon. Kalliope, nữ thần của thơ ca sử thi và tài hùng biện hay còn gọi là Calliope (có nghĩa là "giọng hát tuyệt vời"), nữ thần của âm nhạc trong thần thoại Hy Lạp. Đây là sản phẩm DAC đầu tiên và duy nhất cho đến nay của Gryphon. Như chúng ta đều biết, nhạc số đến với người tiêu dùng phổ thông lần đầu tiên vào đầu thập niên 80 nhờ sự ra đời của các hệ thống chơi đĩa compact. Trong thời gian đầu, âm thanh của nhạc số thường bị chê là giả tạo và khô cứng. Tuy nhiên với những tiến bộ về mặt công nghệ, trong những năm gần đây người tiêu dùng đã có thể thưởng thức các bản nhạc số với âm thanh mượt mà, mềm mại không kém gì chất âm do đĩa nhựa (Vinyl) tái tạo. Trong gần 18 năm, nhạc số thường được ghi lại trên đĩa compact ở định dạng 16bit/44.1kHz. Năm 1998, Gryphon giới thiệu CD Player CDP-1. Đây chính là sản phẩm đầu tiên trên thế giới áp dụng định dạng 16bit/88.2kHz và được giới chuyên môn cũng như người tiêu dùng đánh giá rất cao. Có lẽ với những ai yêu mến Gryphon đều biết, Flemming E Rasmussen (FR) người sáng lập và điều hành Gryphon luôn đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ chuyển đổi (nâng) tần số lấy mẫu vào các sản phẩm kỹ thuật số của hãng. Tuy nhiên, với những yêu cầu khắt khe về chất lượng âm thanh của người tiêu dùng nên định dạng nhạc số với độ phân giải lên tới 24bit/192kHz nhanh chóng xuất hiện với Gryphon Adagio ra mắt vào năm 2001 và Mikado vào năm 2003. Năm 2008 FR vẫn là người dẫn đầu khi giới thiệu tới công chúng CD Player Mikado Signature với định dạng 32bit/192kHz có thiết kế dual mono, cân bằng hoàn toàn đối xứng (tính xác thực của cái vụ “đầu tiên trên thế giới” cần phải kiểm chứng lại vì em đã đọc ở đâu đó dCS cũng tự nhận có rất nhiều sản phẩm đầu tiên trên thế giới như: DAC 24 bit/ 96kHz năm 1994, DAC và ADC 24 bit/196 kHz năm 1997. Năm 1998, dCS cũng là hãng đầu tiên cho ra các máy mã hóa chuyển đổi DSD và upsampler DSD. Năm 1999, các thiết bị chuyển đổi từ PCM sang DSD đầu tiên cũng của dCS). Có lẽ không chấp nhận làm “người đến sau” nên ở Munich High End Show năm ngoái (5/2013) Gryphon giới thiệu DAC Kalliope, sản phẩm có định dạng 32bit/210kHz đầu tiên trên thế giới. Thú thật, tuy là đồ hãng cho mượn nghe thử chưa biết chất lượng âm thanh ra sao nhưng nghe nói giá tới 19.800 Euro em vẫn thấy choáng váng, xây xẩm mặt mày nên khi khui thùng sản phẩm hai tay cứ run bần bật. Kalliope sử dụng 1 chip EES Technology Sabre 32bit ES9018 cho mỗi kênh. Thật ra con chip đình đám ES9018 này không xa lạ gì với anh em vnav, một số bác đã dùng nó để DIY DAC. Có một thời gian khá dài em sử dụng và nghe qua con chip ES9018 này ở đầu Blu-ray Oppo BDP-95 với giá chỉ tầm trên 1 ngàn Dollar. Oppo 95 cũng được trang bị 2 chip ES9018 Sabre 32bit, 1 cho 7.1 channel và 1 cho stereo. Em đã dùng thử Oppo 95 làm nguồn phát cho hệ thống 2 kênh kết nối qua cổng XLR stereo output. Với một số CD quen thuộc, chất lượng âm thanh stereo của đầu chuyên phát Blu-ray này thật sự làm em ngạc nhiên. Âm thanh tuy hơi thô nhưng vẫn khá mộc mạc, mượt mà, rộng mở. Độ động và sound stage được thể hiện tương đối tốt. Tiếng treble cao và trong, tiếng bass rõ nét, gọn gàng. Điều làm em thích thú nhất chính là dải trung của Oppo 95, nghe nó gần giống như chất âm của đĩa nhựa, cảm giác rất mời gọi và lôi cuốn. Chính vì thế em rất tò mò, không biết FR khai thác con chip ES9018 này ra sao và hy vọng lát nữa đây khi test Kalliope trên hệ thống của mình chất âm của nó sẽ qua mặt được . . . . . . Mikado Signature.
    Cũng giống như các sản phẩm khác của Gryphon, phần vỏ thiết bị là sự kết hợp giữa nhựa acrylic trong với nhôm phay đen tinh tế và sang trọng. Mặt trước Kalliope bố trí các nút chức năng cảm ứng trực quan và dễ sử dụng gồm: On/Standby, Mute On/Off, Input, Digital Filter, Up-Sa (up từ 32bit/192kHz lên 32bit/210kHz), Phase +/- và Menu. Mặt sau có 14 kết nối gồm 1 kết nối đầu vào Balanced 110 Ohm, 3 kết nối đầu vào BNC single-ended 75 Ohm, 1 kết nối đầu vào và 1 kết nối đầu ra BNC 75 Ohm cho word clock, 1 kết nối đầu ra Balanced 110 Ohm dành cho de-jittered (chịu em chưa hiểu cái này kết nối có tác dụng gì), 4 kết nối đầu ra 2 Balanced và 2 RCA cho analog, 1 kết nối vào và 1 kết nối ra cho 12V (cái này dùng làm gì em cũng chịu vì chưa tìm hiểu kỹ), cuối cùng là 1 cổng kết nối đầu vào dành cho USB. Để có cái nhìn trực quan hơn dù chưa được sự đồng ý của đại lý Gryphon Vietnam em đánh liều “mổ bụng” Kalliope coi xem bên trong lòng, ruột, phèo, phổi, tim, gan nó như thế nào. Bên trong máy được Gryphon thiết kế rất cân xứng, gọn gàng và đẹp mắt. Toàn bộ bảng mạch in đều sử dụng loại 4 lớp để đảm phân phối điện cũng như chuyển giao tín hiệu tối ưu nhất. Với cấu hình hình dual mono, hệ thống dây điện đi bên trong máy được cắt ngắn tới mức tối đa. Nguồn cung cấp điện riêng biệt được cô lập hoàn toàn cho 3 phần: analog, digital và điều khiển. Để ổn định và tối ưu hóa chất lượng âm thanh Gryphon dành chi phí đầu tư khá nặng ký (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) cho phần điện nguồn. Mỗi kênh analog trong Kalliope sử dụng một biến áp hình xuyến 65 VA to vật vã cùng 28 tụ điện với tổng điện dung 34.000 Micro Fara (Mikado Signature chỉ có 15 tụ điện với tổng điện dung là 15.000 Micro Fara). Theo FR, để âm thanh đạt được tính chi tiết và độ động cao hơn nên ông không sử dụng tụ lớn mà sử dụng nhiều tụ điện điện dung nhỏ đấu song song. Cái hộp chữ nhật to, đen em khoanh màu cam các bác thấy trên hình chính là một nguồn xung với điện áp ra 12v dành riêng cho mạch digital. Còn cái hộp đen kế bên, nhỏ hơn khoanh màu xanh là một nguồn xung nữa với điện áp ra 5v dành riêng cho phần điều khiển. Để tránh can nhiễu phần digital và analog được đặt nằm độc lập và ngăn cách bằng 2 tấm đồng khá dày. Trên bo mạch digital, 2 khoanh màu đen là 2 DAC module bố trí đối xứng với chip ES9018 Sabre 32bit (khoanh màu đỏ). Mỗi chip ES9018 Sabre 32bit tích hợp 8 nhân chuyển đổi D/A riêng biệt cung cấp cho người sử dụng lựa chọn nguồn PCM (Pulse Code Modulation) upsampling với độ phân giải lên tới 32bit/192kHz và 32bit/210kHz. Tốc độ clock rate lên đến 40MHz trong D/A làm giảm thiểu độ nhiễu, méo âm, hiện tượng sai tín hiệu số (jitter) và loại bỏ tiếng ồn nền ngăn không cho chúng tác động đến âm thanh. Với quan điểm, trong khi chuyển đổi (nâng) tỷ lệ mẫu thì không thể khôi phục thông tin bị mất và cũng không tạo ra thông tin mới nên Kalliope sử dụng thuật toán để thực hiện các tính toán toán phức tạp với tốc độ cực cao và cực kỳ chính xác. Nói chính xác là Kalliope chỉ đơn giản thực hiện đúng tỷ lệ chuyển đổi mẫu trong điều kiện làm việc tối ưu cho các mạch kỹ thuật số và analog, cho phép chúng để tái tạo chính xác tất cả các thông tin có sẵn. Quá trình chuyển đổi tỷ lệ mẫu cho phép thực hiện một cách đơn giản với bộ lọc chất lượng cao bao gồm một tụ Mica bạc duy nhất. Đầu vào USB tương thích với các định dạng âm thanh thông qua máy tính: 44.1, 48, 88.2, 96, 176.4, 192, 352,8 và 384 kHz lên đến 32 bit và DSD: 2,822, 3,072, 5,644, 6,144 MHz. Em giải thích một tí về định dạng âm thanh DSD (Direct Stream Digital) dù đã đọc qua nhưng chưa hiểu gì mấy. Không giống như PCM chính tiêu chuẩn được sử dụng cho đĩa CD, các tập tin WAV . . . . vv, DSD sử dụng xung và tỷ lệ mẫu lên đến 6,144MHz. DSD là cốt lõi của định dạng SACD (Super Audio CD) và đáng tiếc là bây giờ hầu như không còn được sản xuất mới nhưng nó vẫn tồn tại như một nhân chứng lịch sử trong thư viện phần mềm của mỗi chúng ta. SACD được coi là định dạng âm thanh có độ phân giải cao nhất hiện nay có sẵn dành cho người tiêu dùng. Bảng mạnh nhỏ, khoanh màu trắng nằm giữa 2 module DAC chính là bo mạch điều khiển. Khoanh màu tím có logo và chữ The Gryphon là hộp mạch USB. Như các bác thấy trên hình, Gryphon cũng đầu tư cực kỳ kỹ cho phần khuyếch đại tín hiệu analog. Mạch analog của Kalliope không dùng IC mà sử dụng toàn transistor cao cấp. Tụ xuất âm cũng dùng 2 tụ Silver Mica của Mundorf cho mỗi kênh trái và phải. Nhìn những linh kiện cao cấp được FR chọn lọc kỹ càng như vậy em tự nhủ âm thanh chắc sẽ . . . không tệ.
    Sau khi đóng nắp Kalliope, em lấy Mikado Signature làm cơ, sử dụng dây điện nguồn Zensati Seraphim. Kalliope sử dụng dây điện nguồn Zensati No.3. Kết nối Mikado với Kalliope bằng dây digital Odin XLR của Nordost. Và bài test đầu tiên là track 9, Tam O' Shanter do Sir Malcolm Arnold chỉ huy dàn nhạc trong album MEPHISTO & CO của hãng đĩa Reference Recordings phát hành. Trước khi nghe album này em có đọc lời ghi chú ghi trên bìa đĩa đại khái nội dung là “Nên được lắng nghe một cách thận trọng bởi bất cứ ai có bệnh tim”. Mở đầu bản nhạc, tiếng đàn dây hòa với nhau mang sắc thái lạnh lẽo, bi thương với âm lượng nhỏ làm nền cho tiếng Flutes trong sáng, tươi tắn cất lên cao vút. Nối tiếp tiếng Flutes là tiếng trầm ấm như nỉ non, than vãn của kèn Basson. Sắc thái bản nhạc trở nên hung hãn bởi tiếng Trombone được tiếp nối bằng tiếng Tuba run rảy, gầm gừ bao trùm cả dàn nhạc. Tiếng Timpani vang lên dồn dập, căng, nảy. Dàn đàn dây cùng hòa nhịp chạy trước, dàn kèn gỗ, kèn đồng đồng thanh cất lên như rượt đuổi với tốc độ nhanh chóng mặt cùng với âm thanh của Castanets lốp cốp vang vọng như tiếng vó ngựa. Thú thật khi nghe đến đoạn này âm thanh của dàn nhạc tạo cho em ảo giác là mình đang ngồi trên mình một chú ngựa chiến phi nước đại với tiếng gió gào thét hai bên tai. Khi tiếng Bass Drum vang lên như tiếng sấm trong cơn bão cùng với âm thanh của tất cả nhạc cụ trong dàn nhạc đưa khúc nhạc lên đỉnh điểm cao trào, tạo nên cái kêt bi thảm của bản nhạc. Quả thật đây là một track nhạc quá “khủng” dùng để test dải động, độ động, độ “hoành tráng” của hệ thống. Thông qua Mikado Signature và Kalliope, hai sản phẩm này tái tạo được âm sắc phong phú của từng loại nhạc cụ hết sức tự nhiên, thanh thoát, tốc độ và khả năng đáp ứng cao. Dải động và cường độ âm thanh xuất sắc. Không gian sân khấu tái hiện cực kỳ sâu, rộng. Lớp lang nhạc cụ thể hiện rất trật tự, rõ ràng và quan trọng nhất là nó truyền tải được cảm xúc âm nhạc đến với người nghe. Quả thật âm thanh của bộ đôi này ngoài ưu điểm về độ động và không gian “hoành tráng” nó còn thể hiện được chất âm rất gần với đèn điện tử 3 cực. Theo nhận định cá nhân, để có thể mô tả một cách đơn giản ngắn gọn đó chính là 3 từ: Mượt. Ngọt. Ấm.
    Để xác định chính xác hơn về chất âm gần với đèn điện tử của cặp đôi này em thử nghiệm track 12 Breacking Silence trong album cùng tên của Janis Ian. Ngoài âm nhạc tuyệt vời, đây là album có chất lượng ghi âm xuất sắc được thu âm trên máy ghi 24 track và kỹ thuật xử lý hoàn toàn analog, dùng amp đèn điện tử để khuyếch đại. Tiếng tiếng va đập và cộng hưởng tưng bừng của bộ gõ, tiếng treble cao vút , mịn màng, lung linh, tinh tế dưới bàn tay điêu luyện của Jim Brock. Tiếng contrabass của Chad Watson căng mạnh, dứt khoát. Tiếng guitar điện Dan Huff của réo rắt, nỉ non. Tiếng guitar của Janis Ian gần gũi mê hoặc hòa với giọng hát tinh tế, truyền cảm của bà. Đúng như mong đợi, chỉ sau một vài ca từ giọng ca của Janis Ian cất lên thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, ngọt ngào, ấm áp và mượt mà. Sau khi nghe một loại track nhạc quen thuộc chuyên dùng để test thiết bị đều được bộ đôi này thể hiện rất xuất sắc. Để kết thúc cuộc trải nghiệm, CD Jazz at the Pawnshop được đưa vào máy. Track 3 High Life của Stampen, một bản nhạc rất quen thuộc được thâu âm tốt và ban nhạc chơi cực kỳ ngẫu hứng. Bản này chắc em nghe không dưới 100 lần. Tiết tấu và nhịp điệu của bản nhạc được thể hiện xuất sắc. Tiếng ly tách chạm nhau leng keng, tiếng người nói lao xao, tiếng nhạc tuôn trào đầy hứng khởi. Dù đã cố gắng kiềm chế nhưng em vẫnkhông thể không lắc lư cái đầu, nhịp nhịp cái chân (chân “chính” chứ không phải chân “giữa” nha các bác) theo từng điệu nhạc.

    Quả thật khi nghe Kalliope cảm giác rất mời gọi và lôi cuốn làm em liên tục thả hết đĩa này đến đĩa khác qua nhiều giờ đồng hồ liên tục mà vẫn chưa muốn ngừng. Nói thì nói vậy thôi chứ Kalliope có một điểm yếu “chết người” đó là nó có thể là tác nhân gây “tan vỡ hạnh phúc gia đình” :D Chả là thế này. Mấy ngày nghỉ lễ trừ lúc ăn cơm và ngủ ra, thời gian còn lại em toàn cắm đầu trong phòng nhạc suốt. Nghe tới tận 1-2 giờ sáng. Hôm thứ nhất, thứ hai "gấu" còn nhẹ nhàng qua nhắc nhở về ngủ nhưng tình hình mấy ngày kế tiếp không thấy thay đổi. "Gấu" cáu sườn, gắt um củ tỏi đòi đập hết giàn máy đi bán sắt vụn. Hãi quá, vừa qua lễ mặc dù không muốn tý tẹo nào nhưng vì hạnh phúc gia đình nên em đành đem Kalliope đi trả. Híc híc híc.
     

    Attached Files:

    aimcontrol likes this.
  21. audioman10

    audioman10 Advanced Member

    Joined:
    23/7/10
    Messages:
    108
    Likes Received:
    5
    Rất uyên thâm. Không cần nghe, chỉ đọc thôi em đã thấy phê lắm rồi :D . Cám ơn anh đã chia sẻ.
     
  22. hiend-to-end

    hiend-to-end Advanced Member

    Joined:
    25/9/06
    Messages:
    1.121
    Likes Received:
    16
    Location:
    HANOI
     
  23. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    253
    Phần cảm thụ âm nhạc xuất sắc, nhưng FR sẽ trừ tiền nhuận bút cái câu " biến áp hình xuyến 65VA to vật vã ..."

    Anyway, lâu lắm mới đọc được 1 bài viết hay như thế này, cứ tiếp tục cụ nhé , Tks
     
  24. khai_dvport

    khai_dvport Advanced Member

    Joined:
    23/11/09
    Messages:
    806
    Likes Received:
    51
    Location:
    Cảng Đình Vũ
    Đọc bài viết của Bác thật ấn tượng, làm em muốn sở hữu em DAC này quá!
     
  25. quantrungyen

    quantrungyen Advanced Member

    Joined:
    12/2/09
    Messages:
    861
    Likes Received:
    40
    Bác C đánh giá về thiết bị và cảm nhận của bác hay quá, nhưng em nghĩ bác ko dễ dàng mà trả lại hãng như vậy nếu ko có nhược điểm mà bác chưa ưng.
    Và cảm nhận của bác khi nghe Vivaldi của Dcs với Mikado Signature + Calliope này?
     

Share This Page

Loading...