Goto Unit - Thành viên mới trong hệ thống.

Discussion in 'Giới thiệu hệ thống Nghe-Nhìn của thành viên' started by giahy, 8/3/09.

  1. bolshevik

    bolshevik Approved Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    46
    Likes Received:
    0
    Location:
    Thành Công - Đống Đa - HANOI
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Hay quá bác ơi, bác tiếp tục nhé, Thanks !
     
  2. ducanhle

    ducanhle Advanced Member

    Joined:
    21/6/07
    Messages:
    1.704
    Likes Received:
    3
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Các bản symphony của beethoven em chưa có đk nghe nhiều người chỉ huy. Nên hiện tại em kết nhất là Karajan, ông thể hiện được tính tương phản và đấu tranh quyết liệt trong các bản symphony của Beet, nghe Karl Bohm và Abbado thấy yếu xìu
     
  3. ducanhle

    ducanhle Advanced Member

    Joined:
    21/6/07
    Messages:
    1.704
    Likes Received:
    3
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Bác giahy giới thiệu nhiều LP của Karajan quá em cũng xin xì-păm 1 tí

     
  4. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Vâng. Tiếp theo là Symphony No. 4 in B flat major, Op. 60
    (Giao hưởng số 4 giọng Si giáng trưởng, tác phẩm số 60)

    Giao hưởng số 4 được viết giữa những giao hưởng "anh hùng" (số 3 và số 5) là một trong những sáng tác trong sáng, trữ tình nhất của Beethoven - Schuman đã ví bản giao hưởng này với cô gái Hy Lạp mảnh dẻ (Hellene) đang đứng giữa hai người khổng lồ phương Bắc. Được sáng tác trong thời kỳ vui tươi của nhạc sĩ, và thêm vào đó, "sáng tác một mạch, không phác thảo trước" (Romain Rolland), giao hưởng số 4 thể hiện sự phấn chấn trong tâm hồn, trong cách nhìn thế giới một cách sáng sủa, vui tươi và hài hòa. Bằng tính chất "lộ liễu'' trữ tình của cảm xúc, những liên tưởng phong cảnh rõ ràng, cách thể hiện tinh tế ý đồ sáng tác, giao hưởng số 4 đã đi trước các nhạc sĩ thời lãng mạn. Nhưng "phía sau những trò vui giải trí, những điều mới lạ ấy, và cả tính chất dịu dàng âu yếm của bản giao hưởng vẫn cảm thấy có một sức mạnh đe dọa, tính nết thay đổi, những cơn giận dữ" (Rolland).

    [​IMG]
     
  5. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Symphony No 8 in F major, Op. 93
    (Giao hưởng số 8 giọng Fa trưởng, sáng tác số 93)

    Giao hưởng số 8 đứng tách ra hơi xa với tuyến chủ yếu của nhạc giao hưởng của Beethoven. Đó là một loại intermezzo (khúc trung gian thể tự do), một phút nghỉ ngơi ngắn ngủi trước lúc tấn công lên đỉnh cao cuối cùng - giao hưởng số 9, như ta đã biết, đã được nghiền ngẫm trong nhiều năm rồi. Chính Beethoven gọi giao hưởng số 8 là "giao hưởng nhỏ". Đúng thế, về thể thức ngắn gọn nó gần với những tác phẩm thời Haydn và không những về hình thức, mà còn về phong cách. Cũng hơi lạ lùng là ở ngưỡng cửa của giao hưởng số 9 mới mẻ, Beethoven lại làm sống lại, dù không toàn bộ, cách viết đã đi vào quá khứ. Tuy nhiên sự phục hồi này - không phải là sự khôi phục y nguyên. "Chủ nghĩa cổ điển mới" của giao hưởng số 8 để lộ chút sắc thái cách điều hòa mỉa mai. Người nghệ sĩ - nhà triết học đã trải qua những bi kịch của tồn tại con người, với nụ cười châm biếm độ lượng, ngoảnh lại nhìn về thế kỷ 18 điền viên xa xưa về tinh thần, và với tính chất nhẹ nhàng kỹ xảo thiên tài khôi phục lại hình thức âm nhạc vốn có của nó. Sự trong sáng, rõ ràng, sự cân đối ngự trị trong tác phẩm, phong thái nghệ sĩ tế nhị nằm trên tất cả, và chỉ thỉnh thoảng trong thế giới của vẻ đẹp trong sạch và niềm sung sướng bỗng tuôn trào sức mạnh chinh phục thật sự Beethoven.
    [​IMG]
     
  6. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Fidelio, Op.72
    (Fidelio, tác phẩm số 72)

    Đây là vở opera duy nhất của Beethoven. Ban đầu vở opera có 3 chương và tên là Leonore được công diễn lần đầu tại Theater an der Wien vào ngày 20 tháng 11 năm 1805. Sau đó, vào ngày 29 tháng 3 năm 1806, Beethoven đã giới thiệu phiên bản mới của vở opera này. Ông đã rút ngắn vở xuống còn 2 chương và dùng 1 overture mới (Leonore No. 3). Cho đến tận 8 năm sau, Beethoven mới sửa chữa lại vở opera này lần cuối cùng và đó cũng chính là phiên bản mà ngày nay chúng ta được thưởng thức. Beethoven đã quyết định đổi tên thành Fidelio. Fidelio được công diễn lần đầu tiên vào ngày 23 tháng 5 năm 1814 tại Kärtnertor Theater.

    Nhân vật: Leonore : Soprano
    Florestan : Tenor
    Rocco : Bass
    Marzellinie : Soprano
    Don Pizzaro: Bass

    Màn 1: Tây Ban Nha, thế kỷ 18. Trong một nhà tù, Marzelline con gái của viên cai ngục Rocco từ chối sự quan tâm chăm sóc từ người phụ tá của cha mình, Jacquino (“Jetzt, Schätzchen, jetzt sind wir allein”). Từ lâu, Jacquino đã ấp ủ hy vọng kết hôn với Marzelline. Trong trái tim của cô gái trẻ này đã có hình ảnh của chàng thanh niên Fidelio, một người giúp việc (“O wär ich schon mit dir vereint”). Tuy đến sau nhưng Fidelio là một chàng trai chăm chỉ và ngay lập tức sự quan tâm của Marzelline khiến anh không thoải mái, đặc biệt kể từ khi nhận lời chúc phúc của Rocco. Fidelio trên thực tế là Leonore, một phụ nữ quý tộc của thành Seville. Cô đến cải dạng nam trang đến nhà tù để tìm chồng, Florestan, một tù nhân chính trị đang bị đày ải đến ốm nặng trong xiềng xích. Khi Rocco kể về một tù nhân bị ốm nặng nằm chờ chết dưới mái vòm của nhà tù, Leonore ngay lập tức nghi ngờ và linh cảm rằng đó chính là Florestan, chồng mình (“Ihl könnt das leicht sagen, Meister Rocco”). Vì thế, cô liền xin phép Rocco cho phép cô được xuống nhà tù cùng ông ta. Rocco đồng ý (“Gut, Söhnchen, gut”) bởi ở đây, ông ta có quyền lực chỉ sau giám đốc nhà tù Don Pizarro.
    Cũng như những người lính tụ tập trong sân nhà tù, Pizarro nhận được bản thông báo gửi tới rằng Don Fernando, Quốc vụ khanh, sẽ trên đường tới duyệt binh tại pháo đài. Vì thế, Pizarro quyết định sẽ giết Florestan, kẻ thù của ông ta (“Ha, welch ein Augenblick!”), không đếm xỉa đến việc trì hoãn. Ông ta ra lệnh cho Rocco đẩy nhanh lưỡi hái tử thần đến với tù nhân trong ngục tối nhưng Rocco tỏ ra sợ hãi (“Jetzt, Alter, jetzt hat es Eile”). Leonore nghe lỏm được kế hoạch đó và hình dung được sự độc địa của Pizarro cũng như sự khốn khổ của người tù. Sau khi nguyện cầu cho có sức mạnh để hoàn tất việc cứu chồng mình (“Abscheulicher! Wo eilst du hin?”), Leonore thu hết hy vọng một lần nữa cầu xin Rocco cho phép được theo ông ta đến xà lim có người tù bị kết án và cho phép những người tù khác được hưởng một vài phút thoải mái trong sân nhà tù. Trước ân huệ bất ngờ, những người tù kinh ngạc và thích thú (“O welche Lust”) khi thoáng thấy bóng dáng của tự do. Tuy nhiên, tất cả lại an bài bởi Pizarro, người đã thúc giục Rocco thực hiện kế hoạch giết Florestan (“Ach, Vater, Vater, eilt!”). Với nỗi kinh hoàng, Leonore theo ông ta vào ngục tối.
    Màn 2: Trong một xà lim tăm tối nhất của nhà tù, Florestan đang mơ thấy Leonore đến giải thoát cho anh (“Gott! Welch Dunkel hier!”). Nhưng khi mở mắt ra, anh cảm thấy hết sức tuyệt vọng và hoàn toàn kiệt sức. Rocco và Leonore bước tới và cái chết dường như đã rình rập đâu đây. Florestan không hề nhận ra vợ mình còn Leonore thì hầu như đánh mất bình tĩnh khi bắt đầu nghe thấy giọng nói thân thương, quen thuộc của chồng (“Euch werde Lohn in bessern Welten”). Florestan nhận lấy cốc rượu từ người cai tù còn Leonore đưa cho anh một mẩu bánh, đồng thời thuyết phục anh đừng đánh mất niềm tin. Rocco ngay sau đó đã thổi còi báo hiệu cho Pizarro là mọi việc đã sẵn sàng. Viên giám đốc nhà tù đã rút dao găm tấn công Florestan (“Er sterbe! Doch er soll erst wissen”) nhưng thật bất ngờ, Leonore đã buộc y phải ngừng ngay lại bằng một khẩu súng rút ra đúng lúc. Trong lúc này, tiếng kèn trumpet vang lên qua lỗ châu mai, báo hiệu Don Fernando đã đến. Rocco dẫn Pizarro ra khỏi xà lim để gặp Don Fernando còn Leonore và Florestan thì vô cùng vui mừng vì được gặp lại nhau (“O namenlose Freude!”) .
    Trong sân của nhà tù, Don Fernando đã tuyên bố sẽ đem lại sự công bằng cho tất cả mọi người. Ông ta lấy làm sửng sốt khi Rocco đưa người bạn Florestan của ông ta tới gần và kể lại hết sức chi tiết về hành động dũng cảm của Leonore (“Wohlan, so helfet! Helft den Armen!”). Ngay lập tức, Pizarro bị bắt giữ còn Leonore tháo gỡ xiềng xích trên người chồng mình. Những người tù nhân khác cũng được hưởng tự do và tung hô ca ngợi Leonore, người phụ nữ quả cảm (“Wer ein holdes Weib errungen”).

    Nguồn: http://www.metopera.org


    [​IMG]
     
  7. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Beethoven Overture

    Overture "Egmont", Op. 84

    (Khúc mở màn "Egmont". tác phẩm số 84)

    Đây là khúc mở màn cho vở bi kịch của Johann Wolfgang von Goethe. "Egmont" - một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Beethoven. Vở bi kịch (Goethe viết năm 1787) dựa trên cơ sở những sự kiện lịch sử có thật vào thời kì Tây Ban Nha chiếm đóng nước Hà Lan. Egmont, bá tước Lemorale (1522 - 1568) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Tây Ban Nha và đã bị nhà cầm quyền Tây Ban Nha - công tước Alba, đàn áp tàn bạo. Egmont bị tử hình. Beethoven viết nhạc cho vở "Egmont" theo yêu cầu của nhà hát Burgtheater ở Vienna, đã tăng thêm rất nhiều âm hưởng Cách mạng của vở bi kịch của Goethe. Âm nhạc được giải quyết theo hướng anh hùng ca, tỏa rộng tinh thần yêu tự do. Toàn bộ nhạc viết cho vở kịch "Egmont" có 10 khúc nhạc: mở màn, 4 chuyển cảnh, 2 bài hát của Klerhen, "cái chết của Klerhen", đoạn tự tử của Egmont ở trong tù và "giao hưởng thắng lợi" (chương kết ngắn, cảnh kết huy hoàng).
    Khúc mở màn bắt đầu bằng phần mở đầu trịnh trọng - dữ tợn, nhịp điệu của điệu nhảy Tây Ban Nha cổ xưa sarabanda, những hợp âm tối tăm của bộ dây tượng trưng cho hình tượng áp bức nặng nề, tàn bạo, những tiếng "rên rỉ" đáp lại của bộ gỗ thể hiện sự đau khổ. Hai chủ đề ấy giữ vai trò chủ yếu trong diễn biến của phần sonata allegro. Từ chủ đề ấy phát sinh ra chủ đề anh hùng ca (chủ đề chính), chủ đề thứ nhất vẫn giữ ý nghĩa của lực lượng tàn bạo, ngăn trở đường đi đến tự do. Xung đột gay gắt ấy là cơ sở của sự phát triển giao hưởng của tác phẩm, tạo cho phần phát triển và cả phần nhắc lại (reprise), tính chất bùng nổ đặc biệt. Đoạn "giao hưởng thắng lợi" kết thúc khúc mở màn vang lên tươi sáng - màn kết huy hoàng của chủ nghĩa anh hùng và sự hy sinh quên mình cho tự do.

    Overture "Coriolan", Op. 62
    (Khúc mở màn "Coriolan", tác phẩm số 62)

    Beethoven viết khúc mở màn "Coriolan" dựa vào vở bi kịch cùng tên của nhà viết kịch người Áo - Heinrich Joseph von Collin - người cùng thời và là bạn của nhạc sĩ. Lý do bên ngoài của việc sáng tác bản "Coriolan" là Beethoven muốn trở thành nhạc sĩ chính thức của nhà hát hoàng cung, nơi đang diễn vở bi kịch của Collin - người có chức vụ cao trong hoàng cung. Tuy không đạt được ý định, nhưng thế giới đã nhận được một tuyệt tác nữa của Beethoven - một bản thơ giao hưởng thật sự, mặc dù trong một hình thức ngắn gọn, mang một nội dung có "sức công phá" rất lớn.

    Beethoven bị hình ảnh bi kịch của nhân vật Coriolan hấp dẫn, con người bị trục xuất ấy đã buộc thành Rome thân yêu của mình phải run sợ. Bị đuổi ra khỏi thành phố, lòng đầy khát vọng báo thù, Coriolan đưa quân về tận tường thành La Mã. Coriolan không lay chuyển trước những lời khẩn cầu của đồng bào xung quanh, nhưng đã không đủ sức đôí phó với những lời cầu xin tha thiết của mẹ và vợ. Kiêu hãnh và bất khuất, Coriolan không tìm lối thoát nào khác, ngoài việc tự sát. Xung đột mâu thuẫn tâm lý gay gắt đó là lúc khởi đầu của "bi kịch" khí nhạc: mâu thuẫn dày vò tâm hồn Coriolan được thể hiện ngay trong chủ đề thứ nhất, kết hợp sự chuyển động mãnh liệt về phía trước và những hợp âm gay gắt của dàn nhạc chặn bước tiến như những nhát kiếm chém mạnh. Ước vọng và trở ngại không vượt qua được - đó là ý đồ của hình tượng âm nhạc. Khởi đầu khúc mở màn đưa người nghe vào thế giới của những mâu thuẫn dằn vặt, những xúc động đầy kịch tính. Sự gay gắt mãnh liệt của chúng càng làm nổi bật chủ đề hai du dương, dịu dàng mang âm điệu cầu xin mềm mại, nhưng khẩn khoản, kiên trì. Cấu trúc của tác phẩm nổi bật ở sự liên tục đặc biệt của các đoạn. Sự phát triển âm nhạc theo một tuyến thống nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, xung đột giữa sự bối rối và cơn giận dữ, nỗi tuyệt vọng. Cuộc đấu tranh nội tâm (và sự căng thẳng gay go về cảm xúc của âm nhạc) đạt đến giới hạn tột độ trong phần nhắc lại. Âm thanh hùng hậu ban đầu tác phẩm trở lại lần nữa, rồi lắng xuống dần. Nét chủ đạo (leitmotiv) gay gắt, dữ dội của nhân vật chậm "bước" và như đã kiệt sức "hấp hối". Tác phẩm được kết thúc bằng tiếng bật dây (pizzicato) rất khẽ của bộ dây.

    Overture "Leonore" No. 3, Op. 72
    (Khúc mở màn "Leonore" số 3, tác phẩm số 72)

    Xerov gọi khúc mở màn này là một trong những "kỳ quan vĩ đại nhất của nghệ thuật giao hưởng". Ông đã chứng minh một cách xác đáng mối liên hệ của tất cả những yếu tố của nó với đề tài và âm nhạc của vở nhạc kịch "Fidelio". Tư tưởng của vở nhạc kịch - sự hi sinh quên mình vì công lý và tự do. Florestan bị Pizarro nhốt trong ngục tối. Vợ của Florestan - nàng Leonore, cải trang thành đàn ông đã lừa được tên cai tù và vào gặp được chồng. Khi Florestan sắp bị tử hình, Leonore quyết định hi sinh bản thân mình. Nhưng hành vi tội ác không thực hiện được: tiếng kèn trumpet vang lên báo tin viên bộ trưởng đến để khôi phục công lý.

    Tư tưởng đấu tranh và chiến thắng được biểu lộ rõ nét trong âm nhạc. Phần mở đầu chậm rãi gắn liền với hình tượng Florestan, với những suy tư nặng nề trong ngục tối, những lời than thở của chàng: đột nhiên như một bóng ma hung ác, Pizarro xuất hiện trước cửa ngục, xuất hiện những nét lướt man rợ của bộ dây, một lần nữa nghe thấy tiếng "rên rỉ" của Florestan. Nhưng kìa, như từ phía xa, ở bè violin, xuất hiện chủ đề nhẹ nhàng và bay bướm của Leonore - ước mơ và hy vọng (chủ đề chính của sonata allegro). Trong giây lát và nàng đang "đứng trước chúng ta" trong tất cả vẻ hùng tráng của khí thế anh hùng. Chủ đề Florestan đáp lời nàng, mềm mại, du dương. Phần phát triển bắt đầu. Giống như những trở ngại trên đường giải phóng của các nhân vật, khó vượt qua được, nhạc sĩ đưa ra một dãy những hợp âm đe dọa. Những "tiếng nổ" dữ dội như chứa đựng kịch tính của cuộc đời đấu tranh đang diễn ra. Và khi nó đạt đến cao trào, giữa sự yên tĩnh đột ngột đến. Vang lên tiếng kèn hiệu, như báo tin. Đáp lại tiếng kèn là giai điệu cầu nguyện của Florestan và Leonore. Từ giây phút ấy tính kịch không còn nữa, sắc thái âm nhạc tươi sáng lên và như được giải thoàt khỏi xiềng xích trói buộc, giai điệu tuôn chảy nhẹ nhàng, phóng khoáng. Chủ đề Leonore xuất hiện ở kèn horn và có ngay tính chất anh hùng ca - vui mừng. Chủ đề Florestan vang lên quả cảm. Những nét lướt nhanh, những âm thanh chiến thắng kết thúc trong tác phẩm.
    Nguồn: http://www.classicalvietnam.info

    [​IMG]
     
  8. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Một bài rất hay về Karajan. Mời bác tiếp tục ạ.
     
  9. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Karajan chỉ huy thì nghe bốc lắm ah, dậm dật chân tay, lắc lư cái đầu. Nói là một nghệ sỹ Rock cũng không ngoa. Thể loại rock symphonie bây giờ cũng học tập Karajan nhiều. Thật ra không phải lúc nào cũng nghe Karajan được. Vì nghe nhiều thì mệt.

    Bác Giahy show hàng típ điê.
     
  10. ecd

    ecd Advanced Member

    Joined:
    30/3/06
    Messages:
    228
    Likes Received:
    0
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Bác Giahy, em rất kính phục thư viện của Bác. Em cũng thật sự ngưỡng mộ bác đã dày công nghiên cứu từng tác phẩm. Và em cũng nghiêng mình trước những người bạn "đồng sàng" mà cũng "đồng mộng" với bác.

    Mấy ngày nghỉ cuối tuần, em ở nhà làm "Ôsin", em nằm em ngẫm em nghĩ. Chợt em nghe một giai điệu piano rất hay, em nhìn ra thấy "ông tướng" nhà em đang nghịch đàn của mẹ nó. Ông này chưa đến 1 tuổi rưỡi nên bảo ông ấy chơi lại lạ không tưởng rồi. Thế là em phải mày mò, mất chừng 25 - 30 phút thì mới hoàn chỉnh giai điệu ông ấy "sáng tác".

    Rồi em chợt nghĩ, sáng tác ca khúc thì các bác cứ viết, sau rồi lấy đàn kiểm tra lại, "nghe thấy hay là được".Vậy cụ Beethoven, khi cụ sáng tác mấy bản symphony, chẳng lẽ cụ viết đến đoạn nào thì cụ nói dàn nhạc gồm mấy chục đến mấy trăm chú chơi lại cho cụ nghe để cụ sửa à? Vậy em đoán cụ Beethoven phải là triệu phú nhỉ?

    Lại nữa, cụ viết xong rồi cụ đi, bác Karajan, bác Karl, bác... nhặt bản tổng phổ lên, lại mỗi bác chỉ huy một kiểu, khiến cho người nghe thấy lúc thì Napoleon như là chiến sĩ, lúc lại giống văn công... Vậy là bác Karajan, bác Karl... bác ấy lại sáng tác thêm à?

    Bác có thể kiến giải cho em mấy vấn đề này được không?
     
  11. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Cụ hỏi khó bỏ mợ, em không đủ "trình" kiến giải nổi. :lol:
    Có bác nào đi ngang giải thích giúp bác ECD với ạ.
    Em cảm ơn nhiều.


    @ em cứ tưởng bác ở nhà làm "Osin" 2 năm nay rồi chứ ạ?
     
  12. beckham

    beckham Advanced Member

    Joined:
    14/1/08
    Messages:
    576
    Likes Received:
    2
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2


    hahahahhahahahha :?:
    Tiep di bac ECD oi. Tiec la dot vua roi em khong gap duoc ba'c
     
  13. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Sonata
    Sonata chính là lĩnh vực thể hiện rõ nhất cuộc đời sáng tác của Beeth, đặc biệt là piano sonatas. Nhưng bản Sonata hay nhất của ông: số 8 Pathétique (bi thương, 1 trong những tác phẩm nhân văn nhất), số 13 (số phận), 14 (ánh trăng), 15 Pastorale (đồng quê), 17 Tempeste (Cơn bão), 21 Waldstein (bình minh), 23 Appassionata (Đam mê khúc), 26 (tổ khúc chia xa, vắng bóng và trở về), 29 Klammerhavier (Giông bão), 30, 31, 32. Violin sonata: 5 Spring (mùa xuân), số 9 Kreutzer. Và một số bản sonata dành cho cello.


    Trước tiên xin giới thiệu tới các bác một piano sonata rất quen thuộc.

    Sonata No.14 in C sharp minor, Opus 27 No.2 "Moonlight"
    (Sonata cho Piano số 14 giọng Đô thăng thứ, tập tác phẩm 27 số 2 "Ánh trăng")

    Piano Sonata số 14, về sau thường được gọi là Sonata Ánh trăng, được Beethoven thêm vào tiêu đề tác phẩm cụm từ "Quasi una fantasia" (trong tiếng Ý có nghĩa là "gần như một fantasy"), bởi nó không theo mẫu mực của sonata truyền thống trong đó chương đầu tiên thường ở thể sonata và những chương được bố trí tuần tự theo quy luật nhanh - chậm – nhanh.

    Beethoven sáng tác bản sonata này vào năm 1801 và đề tặng cho cô học trò 17 tuổi của mình là nữ bá tước Giulietta Guicciardi, người mà (theo một số tài liệu) ông đã đem lòng yêu. Năm 1832 (một số tài liệu cho là năm 1836), tức vài năm sau khi Beethoven qua đời, nhà thơ và là nhà phê bình âm nhạc Đức Ludwig Rellstab đã so sánh những giai điệu mượt mà trong chương đầu của tác phẩm với ánh trăng trên hồ Lucerne và tác phẩm mang tên "Ánh trăng" từ đó. Đây là một trong những tác phẩm của Beethoven được nhiều người biết đến nhất và nó thường xuyên được trình diễn và ghi âm.


    Một số bản thu của sonata quen thuộc này.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  14. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    tiếp . .

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
  15. lovetube

    lovetube Advanced Member

    Joined:
    28/5/06
    Messages:
    656
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hải Phòng nhiều hoa phượng
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Rồi em chợt nghĩ, sáng tác ca khúc thì các bác cứ viết, sau rồi lấy đàn kiểm tra lại, "nghe thấy hay là được".Vậy cụ Beethoven, khi cụ sáng tác mấy bản symphony, chẳng lẽ cụ viết đến đoạn nào thì cụ nói dàn nhạc gồm mấy chục đến mấy trăm chú chơi lại cho cụ nghe để cụ sửa à? Vậy em đoán cụ Beethoven phải là triệu phú nhỉ?

    Lại nữa, cụ viết xong rồi cụ đi, bác Karajan, bác Karl, bác... nhặt bản tổng phổ lên, lại mỗi bác chỉ huy một kiểu, khiến cho người nghe thấy lúc thì Napoleon như là chiến sĩ, lúc lại giống văn công... Vậy là bác Karajan, bác Karl... bác ấy lại sáng tác thêm à?

    Bác có thể kiến giải cho em mấy vấn đề này được không?[/quote]

    chào bác ecd.
    em xin phép có mấy câu trả lời về những gì bác thác mác ở trên .
    theo em thì mỗi một nhạc trưởng đều có một phong cách riêng cũng như cách hòa nhạc riêng của họ , chính vì thế nên mới có nhiều nhạc trưởng và cùng một bản nhạc nhưng lại cho AE ta nghe một âm thanh mới lạ tùy theo mỗi nhạc trưởng . ví dụ điển hình là bản symphony No5 đã có rất nhiều kiểu hòa nhạc khác nhau.
    và những nhạc trưởng đều tập dợt với tất cả dàn nhạc trước khi trình diễn rất kỹ càng . chính em đã được coi một phim tài liệu nói về Karajan . và họ cũng đã quay nhưng lần Karajan tập dợt với các nhạc công .

    em nói thế có đúng không bác giahy? :)
    nếu em có gì sai thì các bác bỏ quá cho ạ.

    Lovetube
     
  16. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Giải lao một tý.
    Em ghi dưới đây một cảm nhận về Moonlight sonata mà em đã đọc được ở đâu đó. Xin ghi lại để các bác "bình lựng" :lol:

    Đêm! Em mở tung cửa sổ. Moonlight sonata vang lên. Em thấy mình lạc vào giữa một lâu đài cổ. Bên cửa sổ có một cô gái đang chơi dương cầm. Thời gian như ngưng đọng trong những giai điệu chậm và thánh thót. Bất chợt cô gái ấy đứng dậy. Tiếng nhạc vẫn du dương. Cô chạy trên những bậc thang của toà lâu đài cổ. Tiếng piano nhanh dần, nhanh dần theo nhịp bước. Kia rồi, một cánh chim bồ câu nhỏ đang chao liệng trên bầu trời. Cô gái đứng nhìn mải mê theo cánh chim bay. Tiếng nhạc du dương và trầm ấm. Em cũng mơ ước được bay cao như cánh chim ấy. Còn cô gái, cô ấy đứng lặng và chiêm ngưỡng cánh chim trời. Có phải đó là khát khao về tự do không? Có phải lòng đang căng lên vì những ý nghĩ và khát vọng? Tiếng piano vẫn buông từng nốt, từng nốt....nhưng nhanh lắm. Thứ ánh sáng mê mải vẫn phủ ngập tràn, tràn lên trên cái váy rất nhiều tầng và đẹp đến kỳ lạ, ánh trăng thấm đẫm ướt một mái tóc vàng, tràn ngập trong ánh mắt dõi theo cánh chim mải miết. Tiếng nhạc nhanh hơn, gấp gáp hơn nhưng em vẫn cảm thấy bước chân của cô gái rất nhẹ, rất nhẹ...trong cái đập cánh gấp gáp của chim trời. Rồi mọi thứ chùng xuống một chút. Sự chuyển động chậm dần, chậm dần trong cái ánh sáng mơ màng.

    Và rồi em quay về với thực tại. Lại là đêm, yên tĩnh lạ thường!
     
  17. lovetube

    lovetube Advanced Member

    Joined:
    28/5/06
    Messages:
    656
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hải Phòng nhiều hoa phượng
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    em hổng chịu.
    bác giahy dịch lại hay hơn bản chính nhiều quá. :D :D
    nhưng nói chung là rất hấp dẫn . em hưởng ứng nhiệt liệt.

    mời bác tiếp.
    lovetube
     
  18. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Giới thiệu "phần mềm" nhiều quá lỡ cái . . . . gì cũng mềm thật thì chết. :lol:
    Để hòa hợp giữa "mềm" và "cứng", em xin lần lượt giới thiệu một bộ setup phần "cứng" để nghe nhạc cổ điển - mà theo tương truyền đồn đại là không có địch thủ. :roll:

    Thứ nhất: Stepup transformer Audio Technica AT-1000T.
    Đây là một stepup được chế tạo rất kỹ lưỡng. Bên trong có 4 cuộn dây xuyến riêng biệt. 2 cuộn (L&R) cho 3ohm. 2 cuộn cho 20 và 40ohm. Vỏ của nó được làm bằng đồng đỏ, rất dày (nặng 7kg) và sơn tĩnh điện màu đen.

    Stepup này hiện được các audiophile hay nghe nhạc cổ điển rất ưa chuộng và săn lùng vì âm thanh độc đáo của nó. Nhưng tiếc thay stepup này gần như không thấy xuất hiện trên thị trường.

    Bác ecd cũng đã săn lùng từ rất lâu rồi nhưng tới nay vẫn chưa tìm mua được. :lol:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Em mới biết nhiêu đó. Mời các bác bổ xung thêm thông tin về Audio Technica AT-1000T.
     
  19. khuehn

    khuehn Advanced Member

    Joined:
    12/10/06
    Messages:
    5.241
    Likes Received:
    50
    Location:
    Ha noi
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Thật đáng quí và may mắn thay là bác Gia hy đã có, anh em mình ai có diụp vào HCM city xin Bác cho nghe ké thưởng thức :idea:
    "Stepup này hiện được các audiophile hay nghe nhạc cổ điển rất ưa chuộng và săn lùng vì âm thanh độc đáo của nó. Nhưng tiếc thay stepup này gần như không thấy xuất hiện trên thị trường".
     
  20. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Piano Sonata No. 23 in F minor "Appassionata", Opus 57
    (Sonata cho piano số 23 giọng Fa thứ "Đam mê", tác phẩm số 57)

    Bản sonata viết cho piano số 23 giọng Fa thứ, tác phẩm số 57, thường được gọi là Sonata “Appassionata” được xem là một trong 3 sonata đỉnh cao thời kỳ “thành thục” của Beethoven, cùng với Sonata No. 26 “Les Adieux”, Op. 81a và Sonata No. 21 “Waldstein”, Op. 53 quen thuộc với tên gọi Sonata “Bình minh” bởi cảm hứng trong trẻo và tươi mới đem lại từ những giai điệu đầy sức sống. Tác phẩm được viết trong những năm 1804, 1805 và có lẽ cả trong năm 1806, đề tặng cho công tước Franz von Brunswick. Ấn phẩm đầu tiên xuất bản vào tháng 2 năm 1807 tại Vienna.

    Ngoại trừ sonata số 8, “Pathétique” (Bi thương) được chính tác giả đặt tên, “Appassionata” cũng như “Moonlight”… là cái tên được nhà xuất bản gán cho và nhanh chóng được phổ biến bởi tính chất biểu cảm nhiệt thành toát ra từ nội dung. Cái tên này xuất hiện lần đầu trên ấn phẩm chuyển soạn sang cho piano 4 tay xuất bản năm 1838. “Appassionata” được đánh giá là một trong những bản sonata hay nhất của Beethoven, với khả năng biểu đạt chuyển động và cảm xúc rực rỡ. Cùng với sonata “Waldstein”, người ta cho rằng nó là được sáng tác từ nguồn năng lượng mới khai sinh cùng với Giao hưởng số 3 “Anh hùng” - một cột mốc chói sáng ghi dấu những nét đặc trưng cấu trúc và biểu cảm trong âm nhạc Ludwig Van Beethoven.

    [​IMG]

    Piano Sonata No. 8 in C minor, "Pathétique"
    Sonata cho piano số 8 "Bi thương"

    [​IMG]
     
  21. khuehn

    khuehn Advanced Member

    Joined:
    12/10/06
    Messages:
    5.241
    Likes Received:
    50
    Location:
    Ha noi
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Chào bác, mình đang chờ bác cho nhận xét về bản N0.9
     
  22. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Violin Sonata No. 9 in A major "Kreutzer"
    (Violin Sonata số 9 giọng La trưởng Op. 47 “Kreutzer".)

    Bản Sonate số 9 cho violon & piano của Beethoven
    Đây là bản "Sonate tặng Kreutzer" nổi tiếng, ra đời vào khoảng 1802 - 1804.
    Tác phẩm này được xuất bản với lời đề tặng sau: "Bản sonate cho đàn piano - Frote và violon trong phong cách hoà tấu gần như một bản concerto được sáng tác tặng cho Kreutzer, thành viên Nhạc viện Parigi, violon thứ nhất hàn lâm viện nghệ thuật Hoàng gia.
    Tác phẩm này nhấn mạnh một cách rõ rệt những ý đồ chính xác và đặc biệt của Beethoven: "Phong cách hòa tấu" chỉ ra rằng nó không có ý nghĩa gì là một bản Duo - sonate trong tinh thần phối hợp, cộng tác giữa hai nhạc cụ mà trái lại, nó là sự đối đầu giữa piano và violon, ở đây tinh thần của âm nhạc thính phòng tạm thời dừng lại nhường chỗ cho phòng hòa nhạc lớn với nhà nghệ sĩ điêu luyện tài hoa.
    Đầu tiên tác phẩm không phải định viết cho Kreutzer mà Beethoven gửi gắm nó cho một người có tên là Brigetowe, nghệ sĩ violon nổi tiếng với một tên gọi khác là "ông Hoàng xứ Abyssine". Nhưng trong khi nghiên cứu bản sonate, Brigetowe đã tự ý thêm thắt vào các nét chạy, các cadanza... Beethoven tức giận liền rút lại lời đề tặng. Trong bức thư gửi cho nhà xuất bản Beethoven đã viết "Bản sonate này đợc viết ra chính là để dành cho một nhà nghệ sĩ violon thực sự có khả năng, nó được tặng cho Kreutzer là rất đúng đắn. Tôi yêu thích sự giản dị trong nghệ thuật và phương thức diễn tấu của ông...". Nhưng Beethoven lại không có duyên may với nhà nghệ sĩ mà ông khâm phục. Kreutzer tuyên bố là tác phẩm "cực kỳ khó hiểu" và ông không bao giờ biểu diễn nó.

    [​IMG]
     
  23. kiemkhach

    kiemkhach Advanced Member

    Joined:
    28/4/07
    Messages:
    227
    Likes Received:
    2
    Location:
    Ho Chi Minh
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2


    cực kì phê bình anh giahy,anh phải nên tự kiễm điễm thật nghiêm khắc....

    anh không hiễu rõ câu..."lao động là vinh quang ..lang thang là chết đói" và câu " mình vì mọi người, mọi người coi minh là mọi" sao????????????

    @giahy, anh nên xoa tí nước hoa lên LP, chụp hình cho nó thơm..:D
    @ecd : nghe nói bác sắp sữa tăng niềm vinh quang lên 2 lần phãi ko bác??? (khu nhà mới có 2 thang máy).....


    thân ái ...ân....
     
  24. thinhgia

    thinhgia Advanced Member

    Joined:
    18/1/08
    Messages:
    5.002
    Likes Received:
    528
    Location:
    Còn Lâu Mới Khoái Nhá
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Cái này Em và vài ông quen có cả ông yêu mỗi thứ là lovetube nghe qua và phán là,tổng thế tuyệt,top end thật tuyệt,nhưng phần dưới dõ ràng bị mềm chút xíu,rất hay nhưng kén người yêu,
    Bác nào cần liên lạc với Em nhé nhất là bác ecd thì lúc nào cũng có giá chổng ngược cho bác tê tái luôn thể.hehehe
     
  25. khuehn

    khuehn Advanced Member

    Joined:
    12/10/06
    Messages:
    5.241
    Likes Received:
    50
    Location:
    Ha noi
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Cái việc này ở ngoài bắc giống như câu "ôm rơm rặm bụng", nhưng Bác Giahy đánh giá nó có hay không ? và lời tuyên bố của ông Kreutzer có thực sự là khách quan ?
    "Nhưng Beethoven lại không có duyên may với nhà nghệ sĩ mà ông khâm phục. Kreutzer tuyên bố là tác phẩm "cực kỳ khó hiểu" và ông không bao giờ biểu diễn nó".
     

Share This Page

Loading...