Goto Unit - Thành viên mới trong hệ thống.

Discussion in 'Giới thiệu hệ thống Nghe-Nhìn của thành viên' started by giahy, 8/3/09.

  1. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Thật sự em không dám đánh giá vì hiểu biết của em còn hạn chế lắm bác ạ. Cái này phải nhờ XX giải thích và đánh giá sẽ tốt hơn nhiều.

    @ Bác XX đâu rồi nhỉ? Lên tiếng đi chứ ạ!
     
  2. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Violin Sonata No.5 in F major Op 24 "Spring"
    (Violin Sonata số 5 giọng Fa trưởng Op. 24 "Mùa xuân”)

    Sonata "Mùa xuân” được xuất bản vào năm 1801 và đề tặng bá tước Moritz von Fries - một người bảo trợ của Beethoven. Bá tước Fries cũng là người được Beethoven đề tặng Violin Sonata No.4; Ngũ tấu đàn dây giọng Đô trưởng và Giao hưởng số 7.
    Biệt danh “Mùa xuân” của sonata này không phải là do nhà soạn nhạc đặt.
    Trong số những sonata của Beethoven (gồm 32 piano sonata; 10 violon sonata và các sonata cho cello, kèn cor), có nhiều sonata mang biệt danh do người khác đặt (“Ánh trăng”; “Báo táp”; “Đồng quê”...).
    Nhưng chỉ có 2 sonata được Beethoven chính thức đặt tên (Piano Sonata No.8 “Pathétique” và Piano Sonata No.26 “Les Adieux”).
    Piano Sonata No.14 giọng Đô thăng thứ có biệt danh “Ánh trăng” là do nhà thơ kiêm nhà phê bình âm nhạc Đức Ludwig Rellstab đã so sánh những giai điệu mượt mà trong chương đầu của tác phẩm với ánh trăng trên hồ Lucerne. Biệt danh “Mùa xuân” của Violin Sonata No. 5 cũng ra đời tương tự thế, chỉ không rõ ai là người đầu tiên so sánh cảm xúc mà bản nhạc mang lại tươi tắn tựa mùa xuân.

    Dù mang biệt danh gợi cảm đến mấy nhưng các sonata của Beethoven vẫn là thứ âm nhạc thuần túy chứ không phải âm nhạc chương trình.
    Vì thế khi thưởng thức Sonata "Mùa xuân” nói riêng và các sonata của Beethoven nói chung, thính giả không nhất thiết phải (và rất không nên) đóng khung trí tưởng tượng và cảm xúc của mình vào biệt danh của nó.
    Trong Sonata “Mùa xuân”, Beethoven không đòi hỏi người chơi violon phải có kỹ thuật bậc thầy mặc dù người chơi piano cần phải đạt tới chuẩn mực kỹ thuật nhất định. Cái khó của bè violon trong sonata này là phải tạo ra “giọng hát” thật đẹp.
    Beethoven đã sử dụng nhiều nốt luyến láy trong các chương nhạc. Vì thế việc duy trì chất giọng đẹp của bè violon một cách hoàn hảo không hề đơn giản, ngay cả với các nhạc công violon chuyên nghiệp.
    Âm nhạc của Sonata “Mùa xuân” cần phải được chơi một cách xúc cảm nhưng hết sức hòa nhã. Việc lạm dụng kỹ thuật rung (vibrato) sẽ khiến âm nhạc trở nên quá lãng mạn và làm mất đi giá trị cổ điển của tác phẩm như trường hợp nghệ sĩ violon Anne-Sophie Mutter trong thu âm trọn bộ 10 violin sonata của Beethoven.
    Tuy thế cũng không ít người thích cách xử lý phiêu lưu và táo bạo của Anne-Sophie Mutter trong thu âm nói trên. Vì vậy bạn nên thử nghe một số bản thu của các nghệ sĩ khác nhau và tự chọn cho mình bản thu ưng ý nhất.

    Nguồn: Sưu tầm trên internet.

    [​IMG]
     
  3. searchervn

    searchervn Advanced Member

    Joined:
    15/9/06
    Messages:
    1.127
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Dạ có XX đây ạ :) Xin mời bác Giahy tiếp tục chia sẻ mạch cảm xúc.
     
  4. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Xuống tay đi, xuống tay đi XX ơi. Em chỉ loanh quanh vòng ngoài thôi. Chuyên sâu thì còn đợi bác đấy ạ. :D
     
  5. searchervn

    searchervn Advanced Member

    Joined:
    15/9/06
    Messages:
    1.127
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Violin Sonata No. 9 in A major Op 47 nằm trong giai đọan mà các nhà phê bình âm nhạc đánh giá là "Một rừng kiệt tác" của Beethoven 1803-1805. Tác phẩm gồm 3 chương, trong đó chương 3 Presto được lấy từ bản sonata số 1 op 30 (tất nhiên là được thay thế bằng 1 chương khác)

    1. Adagio sostenuto - Presto - Adagio
    2. Andante con variazioni
    3. Presto

    Chính xác là trong 1 lần Brigetowe & Beethoven cùng ngồi uống rượu với nhau, Brigetowe đã có những bình phẩm về 1 người phụ nữ, mà người phụ nữ này lại bạn của Beethoven. Beethoven cảm thấy bị xúc phạm, đã kiên quyết lấy lại bản viết tay bản nhạc, trên có lời đề tặng của mình, từ Brigetowe.

    Sau đấy, Beethoven đã đề tặng bản sonata này cho Kreutzer, được xem là nghệ sĩ violin xuất sắc nhất lúc nấy giờ. Tuy nhiên Kreutzer lại cho rằng Beethoven "không hiểu gì về violin" nên mặc dù được đề tặng, ông chưa bao giờ chưa bản sonata này. Một trong những lý do đó là, lúc này, yếu tố cách mạng trong âm nhạc của Beethoven vẫn chưa hòan tòan được công nhận, nhiều tác phẩm của ông được cho là quá dài so với cấu trúc hiện tại...

    ...(còn tiếp) :)
     
  6. searchervn

    searchervn Advanced Member

    Joined:
    15/9/06
    Messages:
    1.127
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    ...lần đầu tiên biểu diễn sonata số 9 này, Beethoven đã chơi bè piano cùng Brigetowe chơi violin. Nhiều đánh giá cho rằng trong bản sonata này có nhiều nét lập dị.

    Thế nhưng, chúng ta biết là trong giai đoạn này,
    phong cách của nghệ thuật cổ điển đang có nhiều biến chuyển theo hướng suy tàn, và những khuynh hướng mới, khoa trương, hoa mỹ, kỳ quái xuất hiện (tiền đề bước vào thời kỳ lãng mạn). Tuy nhiên, Beethoven không thuộc những khuynh hướng ấy, ông sáng tạo phong cách riêng cho âm nhạc của mình: Phong cách "Anh Hùng Ca"!

    Bản sonata số 9 được viết gần với thể loại concerto hơn, chương 1 có sức mạnh kỳ lạ, nhiều chất bi kịch, và phát triển mạnh mẽ, tương tự như chủ đề chính trong Symphony số 3 "Anh Hùng Ca". Sonata thông thường có 2 chủ đề chính-phụ, bi-hoan, chính-tà...đối lập nhau, thế nhưng ở sonata số 9 này, cả 2 chủ đề đều sôi sục những hình tượng anh hùng, đan xen vào các nét trữ tình. Chúng ta biết rằng, trong giai đoạn này, Beethoven cũng đang tập trung vào Giao Hưởng "Anh Hùng Ca", nét anh hùng/lãng mạn của Cách Mạng Pháp là tiêu biểu cho ý đồ này của tác giả.

    Chương 2 duyên dáng với các biến tấu đa dạng, loang loáng lướt nhanh. Để đi đến chương kết nảy lửa! Nếu như chương 1 là câu hỏi, thì chương kết là câu trả lời. Trong chương này, Beethoven sử dụng kết cấu của vũ khúc dân gian Tarantas sôi nổi rực lửa, đây chính là yếu tố cách mạng trong âm nhạc của Beethoven. Thường thường, các vũ khúc chỉ là 1 nét thoáng qua trong các tác phẩm hoàn chỉnh của các nhạc sĩ cổ điển, và, Beethoven là người đầu tiên sử dụng kết cấu này trong chương kết, như một khẳng định khát khao chiến thắng

    ...
     
  7. kanehoshi

    kanehoshi Advanced Member

    Joined:
    26/3/06
    Messages:
    1.615
    Likes Received:
    2
    Location:
    OSAKA-HO CHI MINH
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Không biết em nói có phải hay không chứ; topic này nên để vào box âm nhạc thì hay hơn chứ em nói thiệt là e mà giới thiệu phần mềm và "câu khách" bằng "Audio Note Kondo M-10000 Mk2" thì sao ta??????????? về "phần mềm" thì vô số để nói và em hứa rằng em sẽ làm một topic về "phần mềm" của "Lão" audiophile Đà Nẵng cho các bác xem .........
    Trân trọng,
     
  8. jack sparrow

    jack sparrow Approved Member

    Joined:
    29/4/08
    Messages:
    7
    Likes Received:
    0
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Đương nhiên là không phải tí nào.
     
  9. kanehoshi

    kanehoshi Advanced Member

    Joined:
    26/3/06
    Messages:
    1.615
    Likes Received:
    2
    Location:
    OSAKA-HO CHI MINH
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Vâng, vẫn bik là ko fải, nhưng mà ai ai cũng giới thiệu "phần mềm" trong box "Giới thiệu hệ thống Nghe-Nhìn của thành viên"
    thì loạn à! nào thì Moza, nào thì bét tho ven, nào thì 007, nào thì Nguyễn Thành Luân ... và XXX ............. thì sao hả????????????? và vì chúng ta đã có box: viewforum.php?f=36 và không cần phải "câu khách" bằng tiêu đề: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 ... 8)
     
  10. Scorpio

    Scorpio Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    7.242
    Likes Received:
    3.315
    Location:
    VNAV
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Em thì thấy các topic trong box này gần giống như các blog cá nhân
    Chia sẽ những gì mình có, viết về những đồ mình thích
    Trong khuôn khổ ! Thế thôi bác nhỉ !
     
  11. kanehoshi

    kanehoshi Advanced Member

    Joined:
    26/3/06
    Messages:
    1.615
    Likes Received:
    2
    Location:
    OSAKA-HO CHI MINH
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Oke la, bác! em sẽ làm tương tự. và em hy vọng mọi người ai ai cũng làm như blog cá nhân để ai ai cũng biết!
     
  12. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Mong bác kanehoshi thông cảm. Em đã nói rõ ở đầu topic của mình rồi.
    "Mềm" hay "cứng" theo em cũng là một phần của hệ thống bác ạ.
    Có gì không phải mong bác bỏ quá cho.
    Kính bác.

    Để tiếp tục em xin giới thiệu tới các bác một tác phẩm của Beeth.
    Albumbatt “Für Elise” A-Moll Bagatelle
    (Bagatelle giọng La thứ Für Elise)

    "Für Elise" là một tiểu phẩm được viết cho piano độc tấu. Ở Việt Nam, người yêu nhạc biết đến tác phẩm này với tên gọi thật giản dị và dịu dàng - "Thư gửi Elise".
    "Für Elise" có lẽ chỉ là một tiểu phẩm nhỏ nhoi nếu so sánh với di sản âm nhạc đồ sộ của Beethoven, thế nhưng nhờ nó mà rất nhiều khán thính giả đã biết đến và yêu mến tên tuổi Ludwig van Beethoven.

    Tác phẩm thuộc thể loại Bagatelle trong âm nhạc cổ điển. Bagatelle (tiếng Pháp có nghĩa là “vặt vãnh”) như một sự ám chỉ tính vô tư của khúc nhạc.Thể loại Bagatelle do François Couperin, nhà soạn nhạc người Pháp thời kỳ Baroque, sáng tạo ra để chỉ những khúc nhạc ngắn nhẹ nhàng và êm dịu, thường viết cho piano.
    Beethoven viết "Für Elise" ở giọng La thứ. Về sau trong danh mục tác phẩm của ông, nó được mang ký kiệu WoO 59. WoO là viết tắt của từ tiếng Đức "Werke ohne Opuszahl", có nghĩa là tác phẩm không đánh số Opus. Đây là một Bagatelle độc lập nhưng nổi tiếng nhất của Beethoven vì ngoài ra ông còn viết nhiều Bagatelle khác trong đó có ba tập Opus 33, Opus 119, Opus 126.
    Điều thú vị là ngay cả những học giả và nhà phê bình về Beethoven cũng không hoàn toàn chắc chắn ai là nàng Elise.

    Elise - cái tên bị chép nhầm hay một tình yêu bí ẩn? Hay là tên một người phụ nữ đã tạo cảm hứng cho sáng tác này của Beethoven? Đó vẫn còn là một điều bí ẩn lớn của cuộc đời nhà soạn nhạc đại tài này.
    Giả thuyết có lý nhất là ban đầu Beethoven lấy tiêu đề tác phẩm của mình là "Für Therese". Therese tên đầy đủ là Therese Malfatti von Rohrenbach zu Dezza (1792-1851) là người mà Beethoven có ý định kết hôn vào năm 1810. Cô là con gái của Jacob Malfatti von Rohrenbach (1769-1829) - một thương gia người Vienna. Beethoven thường không may mắn khi có ý định tiến đến hôn nhân và Therese là một trong số vài người phụ nữ đã cự tuyệt lời cầu hôn của ông.
    Beethoven viết tác phẩm này khi ông đang làm thầy dạy piano cho Therese. Khi tác phẩm được xuất bản vào năm 1865, người phát hiện ra tiểu phẩm này - Ludwig Nohl, đã chép nhầm tiêu đề thành "Für Elise".

    Sự nhầm lẫn này chắc hẳn do kiểu chữ viết tay “đẹp” một cách khủng khiếp của Beethoven gây nên. Không may là bản thảo viết tay sau đó đã bị thất lạc. Nên đây cũng chỉ là một trong vô vàn giả thuyết nhằm thỏa mãn trí tò mò của chúng ta mà thôi.

    Một phỏng đoán khác về tiêu đề của tác phẩm cho rằng Elise là cái tên thường được sử dụng để chỉ một người yêu trong suốt cuộc đời Beethoven và tác phẩm được viết ra với ý định như một khúc ca chung cho mọi người yêu dấu. Tuy nhiên đây không phải là một cách giải thích phù hợp lắm.

    Elise - cái tên chép nhầm hay một tình yêu bí ẩn? Hay là tên một người phụ nữ đã tạo cảm hứng cho sáng tác này của Beethoven? Đó vẫn còn là một điều bí ẩn thú vị trong cuộc đời của nhà soạn nhạc đại tài này.
    Liệu có phải ý định của Beethoven là viết khúc nhạc theo những chữ cái của tên người yêu ông hay không? Giai điệu nổi tiếng bắt đầu bằng những âm E - D# - E, hoặc một cách trùng âm E - Eb - E, mà trong tiếng Đức tương đương với E - Es - E, những chữ cái “mang kí hiệu âm” trong cái tên ThErESE hay EliSE. Nếu đúng vậy thì hẳn Beethoven đã rất nắn nót khi viết bức thư tình bằng âm nhạc này. Và biết đâu, ông đã chân thành hôn lên những dòng nhạc đầu tiên như hôn lên cái tên của người yêu dấu.

    "Für Elise" là một trong những tiểu khúc cho piano nổi tiếng nhất thế giới. Bản nhạc là chất xúc tác và nguồn cảm hứng thôi thúc nhiều người làm quen để rồi gắn bó với cây đàn piano.
    Những nốt đầu tiên của bản nhạc đã được hầu hết những người chơi đàn nhận ra ngay lập tức và cả phần thứ nhất của nó thường được dạy cho những học viên mới bắt đầu với piano. Số người có thể chơi toàn bộ bản nhạc này ít hơn một cách đáng kể bởi cách điều khiển ngón tay phức tạp và cảm xúc của "Für Elise" đòi hỏi phải vượt qua ít nhiều thử thách.
    Nguồn: sưu tầm trên internet

    [​IMG]
     
  13. kanehoshi

    kanehoshi Advanced Member

    Joined:
    26/3/06
    Messages:
    1.615
    Likes Received:
    2
    Location:
    OSAKA-HO CHI MINH
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Chả có gì, có mềm thì mới cứng !
    nhưng mềm ra mềm và cứng ra cứng ! vì bác khơi nguồn chúng ta có thể làm topic mềm ở đây thì box âm nhạc ...
     
  14. yeuamnhacbvnt

    yeuamnhacbvnt Advanced Member

    Joined:
    5/11/06
    Messages:
    826
    Likes Received:
    14
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2


    Em thấy rất quý Bác ạ, như em và một số anh em khác có một số chương trình nhưng cũng chưa hiểu hết về lịch sử, nội dung tác phẩm, người sáng tác, nghệ sĩ biểu diễn, topic này đã cho em hiểu biết thêm nhiều về chúng và thấy quý trọng hơn, và hiểu hơn về thể loại âm nhạc, tác phẩm mà mình đang nghe.
    Rất cảm ơn bác giahy, mời Bác tiếp tục ạ. :D
     
  15. kanehoshi

    kanehoshi Advanced Member

    Joined:
    26/3/06
    Messages:
    1.615
    Likes Received:
    2
    Location:
    OSAKA-HO CHI MINH
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Nhất trí 100% nhưng theo em lộn box. và không cần phải đặt: "Audio Note Kondo M-1000 Mk2 ... " làm tựa :evil:
     
  16. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Tiếp theo . . .
    Missa Solemnis
    (Missa Solemnis giọng Rê trưởng, Opus 123)

    Missa Solemnis được Beethoven sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1817 đến năm 1823, là một trong những kiệt tác của ông. Cùng với tác phẩm Mass in B minor của J. S. Bach, cả hai là đại diện ưu tú nhất của thể loại thánh ca, thường xuyên được trình diễn cho đến ngày nay.
    Trong những năm cuối đời, Beethoven tỏ ra vẫn còn sức sáng tạo mãnh liệt, bằng chứng là 2 kiệt tác âm nhạc của loài người: Giao hưởng số 9 ("Hợp ca") và Missa Solemnis. Trước đó, Beethoven có sáng tác 1 bản thánh ca là Mass in C, Op.86 nhưng không thể so sánh với sáng tác sau.

    [​IMG]
     
  17. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Beethoven Piano Concerto No. 1 in C major (1796-1797).
    Bản này em không tìm ra tư liệu.
    Bác XX bổ xung giúp em nhé.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Beethoven Piano Concerto No. 3 in C minor, Op. 37
    (Concerto số 3 viết cho piano và dàn nhạc giọng Đô thứ, tác phẩm số 37)
    Bản concerto số 3 mang nhiều nét đặc tính Beethoven rất rõ ràng. Nó được viết ở giọng Đô thứ rất được Beethoven ưa thích, nhạc sĩ đã liên tưởng điệu thức này với nhân tố quả cảm, kịch tính anh hùng (sonata Pathetique - xúc động mãnh liệt, bản giao hưởng số 5). Những nét đặc trưng ấy có cả trong concerto no. 3, ở đó chúng được kết hợp với chất trữ tình trong sáng và trầm tĩnh thanh cao.
    Chương I - cơ sở của nó - một số lớn những hình tượng âm nhạc. Mở đầu bản concerto bằng một chủ đề quả cảm, ngắn gọn như một công thức toán học, và có tính chất độc đoán như một quyết định dứt khoát. Tuy nhiên, phần tiếp theo của chủ đề thì trữ tình, trong đó cảm thấy được sự xúc động, được kiềm chế và mối cảm hứng trong tâm hồn. Trên đường đi tới chủ đề phụ, chủ đề chính trải qua nhiều biến hóa khi thì nó có tính chất ca ngợi hân hoan, khi thì có kịch tính. Chủ đề phụ dịu dàng mềm mại, thùy mị, mang sắc thái trữ tình. Ở đây Beethoven còn giữ hình thức concerto truyền thống, và vì vậy đàn piano phải nhắc lại toàn bộ phần trình bày (exposition) vừa rồi của dàn nhạc. Và ở đây chức năng biểu hiện của đàn piano được bộc lộ: ngay từ đầu đã làm dịu bớt tính chất khắc nghiệt của các chủ đề, truyền thêm cho chúng âm hưởng trữ tình hơn. "Trữ tình hóa" vẫn được tiếp diễn của trong phần phát triển. Mặc dù có những nét lướt, những âm hình mang tính chất kỹ xảo, đàn piano vẫn rất mềm mại, du dương, thánh thót. Rõ ràng Beethoven để dành màu sắc kịch tính cho phần cuối (coda), ở đó ưu thế của chủ đề thứ nhất độc đoán, mệnh lệnh, được phục hồi.

    Chương II - Sự trầm tư mặc tưởng cao thượng rất điển hình Beethoven. Âm nhạc điềm tĩnh và trang trọng, "bước đi" nhịp nhành đều đặn của âm nhạc không thể phá vỡ những nét (ornamente) kỹ xảo duyên dáng bao quanh tuyến giai điệu.

    Chương III - Khúc rondo truyền thống. Cơ sở của nó - giai điệu có tính chất nhảy múa; có chút hài hước, tinh nghịch và đỏm dáng, nhưng nói chung, về toàn bộ, giai điệu giản dị và nhiệt tình như một bài dân ca Đức.

    Nguồn: Sách "Dành cho người nghe hòa nhạc giao hưởng" do Nguyễn Cửu Vỹ dịch

    [​IMG]
    [​IMG]
     
  18. dlamtv

    dlamtv Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    221
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà nội
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Bản này nói chung là rất hay, có sự góp mặt của 4 giọng ca Thanh nhạc hay vào bậc nhất của thế kỷ 20.
     
  19. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Bác có thể nói rõ hơn được không ạ.
    Cảm ơn bác nhiều.
     
  20. dlamtv

    dlamtv Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    221
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà nội
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Vâng trong 4 giọng ca thanh nhạc chính thì có Fritz Wunderlich giọng Tenor là 1 trong những Nghệ sỹ được coi là hào hoa nhất của nước Đức những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, ông sở hữu một giọng ca ngọt ngào và được coi là Lãng tử trong làng nghệ sỹ hát Operete, nếu bác nghe được bài Granada và Santa Lucia do nghệ sỹ này hát thì...
    Gundula Janowitz và Christa Ludwig là hai giọng ca Soprano mang đến cho người nghe cũng rất nhiều cảm xúc, một người thì có giọng ca rất đẹp (Gundula Janowitz) và một người có giọng ca Soprano thể hiện được nhiều âm điệu, bà này chuyên hát Lieder ( Soprano màu sắc- Mezzo-Soprano )..
    Ngoài ra còn nghệ sỹ Walter Berry ( người Áo) có giọng Bass rất ấn tượng ( theo em biết trên thế giới có rất ít giọng ca này).
    Trong đĩa này của Bác thì các nghệ sỹ hát bằng tiếng German, một ngôn ngữ thường được sử dụng để hát Opera sau tiếng Ý.
     
  21. searchervn

    searchervn Advanced Member

    Joined:
    15/9/06
    Messages:
    1.127
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Piano Concerto No. 1, C major (Đô Trưởng), op. 15, (1796 - 1797). Dù được đánh số là piano concerto số 1, nhưng đây là tác phẩm thứ 3 của Beethoven của thể loại này. Đầu tiên là 1 bản piano concerto không được xuất bản (giọng Mi Giáng Trưởng), sau đấy là concerto số 2 (nhưng được sáng tác gần 10 năm trước đó), rồi mới đến bản concerto số 1.

    Bản concerto số 1 có 3 chương, có nhiều ảnh hưởng từ Mozart và Haydn về cấu trúc, nhưng về hoà âm thì có những nét riêng của Beethoven.

    Có 1 câu chuyện cho chúng ta biết rằng, 1 lần nọ, chàng trai trẻ từ thành Bon sang Vien để xin gặp Mozart, lúc này đang nổi tiếng với các vở Opera như Đám Cưới Figaro, Don Giovani..., chàng trai ngập ngừng xin phép được Mozart chỉ vẽ về kỹ thuật chơi piano, cũng như về sáng tác. Mozart đã đồng ý, chàng trai ngồi xuống cây đàn, và bắt đầu chơi 1 bản ngẫu hứng của mình....

    Mozart lặng im ngồi nghe, và ôm đầu...Chàng trai khép lại bản ngẫu hứng của mình, lo lắng nhìn Mozart...Hồi lâu sau, Mozart nói "Chàng trai trẻ, sau này cậu sẽ là 1 nhạc sĩ thiên tài, cậu sẽ đi con đường riêng của cậu, và cậu hãy chỉ đi con đường đó mà thôi...Tôi không có gì để chỉ cho cậu cả...Àh, mà cậu tên gì?"

    "Beethoven"
    chàng trai trả lời.

    Sau cuộc gặp gỡ thú vị đó của 2 nhạc sĩ thiên tài, Beethoven trở về Bon, và mong mỏi được gặp lại Mozart. Thế mà, không lâu sau, Mozart qua đời...

    I. Allegro con brio
    II. Largo
    III. Rondo. Allegro scherzando

    Chương 1 được triển khai dưới hình thức sonata với 2 chủ đề tương phản, cùng phần phát triển của giàn nhạc đệm, 3 khúc trổ ngón (Cadenza) với nhiều luyến láy, và đoạn kết (Coda) gọn gàng của giàn nhạc

    Chương 2
    (La Giáng Thứ) triển khai theo hình thức ternary (Tam Luận) ABA: Chủ đề A nhẹ nhàng lướt sang chủ đề B, rồi lại chậm rãi quay về

    Chương 3
    triển khai dưới hình thức Rondo Thất Luận ABACABA. Hai chủ đề chính lặp đi lặp lại, xen lẫn chủ đề phụ C, và kết thúc tương phản với bè piano chơi nhẹ nhàng, để giàn nhạc khép lại mạnh mẽ...

    Có thể cho rằng, với Beethoven, các concerto đã dần dần tách ra khỏi các quy ước của thế kỷ 18, nhích gần đến thể loại Giao Hưởng. Điều này đòi hỏi nghệ sĩ độc tấu phải có kỹ thuật và cảm xúc âm nhạc thật tốt, đồng thời nâng cao yêu cầu với giàn nhạc đệm. Với Beethoven, giàn nhạc từ vai trò đệm đơn thuần, đã có có thể trình diễn, diễn cảm ngang hàng với nghệ sĩ độc tấu. Và ngược lại, nghệ sĩ độc tấu đã có thêm chức năng lớn lao, hùng vĩ của giàn nhạc...

    :)
     
  22. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Hay quá. Cảm ơn bác nhiều.
    Em sẽ nghe lại đĩa này, chắc chắn cảm nhận sẽ khác trước. :D
    Kính bác.
     
  23. hamzui

    hamzui Advanced Member

    Joined:
    21/5/06
    Messages:
    2.310
    Likes Received:
    70
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Đọc mãi vẫn thấy ...khó hiểu quá :( . Bác Giahy có tài liệu gì đấy, đại loại như là "nhập môn nhạc cổ điển" thì xin post lên luôn cho newbie như em thông suốt tí ạ. :D

    Thanks
     
  24. ngoc hanh

    ngoc hanh Approved Member

    Joined:
    13/7/08
    Messages:
    23
    Likes Received:
    0
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Phần mềm nhạc cổ điển của bác Giahy quả là phong phú. Nhưng em cảm thấy rất tiếc cho chúng vì không có giá trị sử dụng :(
     
  25. giahy

    giahy Advanced Member

    Joined:
    22/10/07
    Messages:
    1.983
    Likes Received:
    30
    Re: Audio Note Kondo M-1000 Mk2 - Thành viên mới - Phần 2

    Em chưa hiểu ý bác lắm. Nhưng có lẽ bác nói đúng.
    Phần lớn số vinyl mà em có đều được sản xuất vào khoảng thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước. Đặc biệt có một số bản thu âm mono được sản xuất sớm hơn nữa, khoảng giữa thập niên 50.
     

Share This Page

Loading...