hé hé , em nói vậy cho vui thui, chứ thực tế ở đây là phụ nữ phải đấu tranh mãi mới có quyền bình đẳng, phương tây và phương ta cũng vậy mừ.
Nếu có cuộc thăm dò dư luận, em dám cá là không đến 98% thì phải 95% dân Hà Tây đồng ý nhập HN, lòng dân ý Đảng đều đồng thuận, và đã được Quốc Hội thông qua bằng việc chính thức bỏ phiếu 92,9% đồng ý. Các bác ngồi bàn ra tán vào làm gì, nghe đài xem loa đi. :roll:
Hà Nội thời bao cấp trong trí nhớ của em hiện về trên những chiếc xe đạp chở kem đi bán rong, cùng với tiếng rao và tiếng còi toe toe khó lòng quên được. Xuyên qua những con phố dài, xuyên qua những con ngõ nhỏ và xuyên qua cả những giấc trưa oi nồng, vắng lặng của phố phường Hà Nội, những chiếc xe và tiếng còi quen thuộc của nó xuất hiện như một que kem mát lạnh, mời chào. Làm gì có đứa trẻ con nào ngủ được yên khi nghe thấy những âm thanh mời gọi ấy. Khi tiếng còi ngày một rõ hơn thì cũng là lúc cả những đứa đã thiu thiu ngủ, cả những đứa chẳng bao giờ chịu ngủ trưa như em nhất nhất đều nhỏm dậy, hồi hộp cho tới khi chiếc xe đi đến, rồi đi qua và thứ âm thanh phát ra từ những chiếc còi tự chế cứ nhỏ dần, nhỏ dần cho tới khi mất hút mới chịu nghe lời dỗ của mẹ của bà mà nằm xuống cho hết giấc ngủ trưa. Nhớ món kem đầu tiên trong thời bao cấp ở Hà Nội mà em được ăn đó là thứ nước gì đó vàng vàng đựng trong những chiếc túi nilon bằng 3 ngón tay để lạnh đông cứng, muốn ăn phải cắn một góc và mút chùn chụt cho tới khi thứ nước đá lạnh ấy tan hết. Những đứa trẻ con cùng tuổi hoặc hơn một chút, có lẽ không ai không nhớ tới thứ “kem” đặc biệt ấy cùng mùi vị và cả cái lạnh tê cứng chân răng. Đó là thứ kem bán rong mà những lần thèm khát, 2 chị em em đứng ăn ngó, trầu trực các bạn, giá mình được cắn 1 miếng thì hay biết mấy. Những hàng kem bán rong ấy lướt qua tuổi thơ hồn nhiên và vô tư, em đâu biết được rằng sau những cái thèm muốn con trẻ ấy là đôi mắt rưng rưng của bố. Chỉ tại bố nghèo… Bây giờ, muốn ăn kem chỉ cần bước ra khỏi cửa là có đủ loại kem Pháp, Ý nhưng ở Hà Nội này, trong số những loại kem ngon nhất, có lẽ kem Tràng Tiền vẫn giành vị trí độc tôn. Không rõ vì thói quen hay vì cái hương vị khó có thể chối từ của kem Tràng Tiền mà bất kể dù đông hay hè, dù nắng hay mưa, hàng kem vẫn chẳng bao giờ vắng khách. Cả người lớn, cả trẻ con, người ta ăn kem, thưởng thức cái mát lành, ngầy ngậy của kem Tràng Tiền có lẽ không chỉ đơn thuần coi nó là thức quà để mà giải nhiệt. Hơn thế nữa, họ đã biết trân trọng một thứ hương vị của con người Hà Nội. Ngày bé, chỉ cầm cây kem trên tay là em đã cảm thấy vị mát lành của nó. Dù chỉ là cái vị ngòn ngọt của thứ nước đá thời bao cấp hay là hương thơm ngầy ngậy, bùi bùi, ngọt mát của cây kem Tràng Tiền chính hiệu thì cũng đều nhắc em nhớ về những háo hức thời thơ bé, những kí ức đẹp đẽ và yên bình của Hà Nội ngày xưa.
Hà Nội, chiến tranh và cái nghèo.... Nhớ có lần đọc báo, có người thở dài "..chiến tranh và cái nghèo đã giúp Hà Nội cổ kính và đẹp như thế.." Chả lẽ lại thế? Chả lẽ bây giờ hết nghèo và cũng chẳng còn chiến tranh nên HN đã thay đổi đến thế. Cách đây hơn mươi năm, trong trường em được học môn "Cơ sở văn hóa Việt Nam", ông giáo sư đầu rất ít tóc có nói "..Nền văn minh sông Hồng kô ở đâu xa, nó nằm ngay trong tất cả những gì các anh chị cảm nhận đc về HN...". Những con phố chạy hình mạng nhện, nhưng nhất thiết số nhà phải được bắt đầu từ phía sông Hồng rồi chảy sâu vào nội thành, phải chăng đó chính là mạch sống của thành phố?? Em có người bạn nhà ở Khâm Thiên, anh ấy có kể vào đợt Noel năm 72, loạt bom đã tiến đến người ngồi sát cạnh anh ấy. Khi được cứu lên, hình ảnh đầu tiên là biết bao người đang cứu biết bao người, và họ vẫn cố gắng moi lên từ lòng đất những bát hương, mâm bồng, những chiếc lư hương, đôi câu đối...và tất nhiên, mười mấy ngày đêm đó cũng chỉ làm cho số dân HN vơi đi, những người còn sống thì vẫn thanh lịch, khoan thai vì không thể khác. Ngược thêm chút thời gian nữa, khi trung đoàn Thủ Đô cảm tử ở lại giữ thành, biết bao nhà đã cùng họ mang tủ thờ, câu đối, những gì thiêng liêng gia bảo mà họ gìn giữ bao năm để chặn xe tăng và bước tiến của quân giặc, mất đi để giữ lại thôi mà. Đất nước mình hòa bình, thôi thì khó khăn, ai mà chả thế, nhưng ở Hn thì khác. Họ cũng nuôi lợn, nuôi chim cút, nuôi gà trên tầng cao, họ cũng ra sông vớt bèo, trồng rau, nhưng bên cạnh đó người HN còn có những chậu cây cảnh, những bể cá vàng, những bộ cờ tướng, những bộ đồ uống trà, điếu bát đã ngả màu theo thời gian.... Có lần em đến nhà 1 bác trên vnav ở Triệu Việt Vương, được nhắp chén rượu với lạc húng lìu Bà Triệu, ngồi trên sập gụ để nghe nhạc, thì em biết cái mạch sống này còn mạnh mẽ lắm. Em hy vọng mai sau vẫn thế...
Hôm nay đọc báo CAND cuối tuần lại thấy nói chuyện mở rộng HN có liên quan gì đấy đến phong thủy , tâm linh , văn hóa Lạc Việt , sự suy vi nhanh chóng của các triều đại chọn kinh đô nơi khác mà ko phải HN , sự bền vững cho thế hệ tương lai ( Ai vậy nhể ? ). Còn chuyện đất đai , mua quan bán chức chỉ là chuyện nhỏ ,em mới giật mình hiểu ra các vị lãnh đạo nhà ta nhìn xa trông rộng quá , tự thấy mình xxx tối như vậy đi chạy xe ôm là đúng lắm rồi .
Chết dở bác ơi, làm gì có lạc húng lìu Bà Triệu nhể , hình như chỉ có lạc húng lìu Bà TIÊN, Bà LIÊN, Bà TÂN, Bà LÂN, Bà LAN... gì đó thì phải. Đặc sản lạc rang húng lìu chỉ có trên đường Bà Triệu thì đúng hơn. Lạc rang mặn, hoặc lạc rang ngọt, đặc sản này có từ lâu đời rồi, em chẳng bít có từ bao giờ và xuất phát là do Bà nào nghĩ ra, nhưng món này hay đáo để. Chúc các bác tuần mới vui vẻ!
Hương sen Hà Nội Cuộc sống phồn hoa đua chen ngột ngạt, những dư vị đời thường cứ theo gió bụi mà bay, thèm khát được ném mình xuống đầm sen ngào ngạt hương thơm như thủa hàn vi mục đồng... Có một chiều, mùa ngang qua ngõ quyện đặc mùi sen. Kéo xô khung cửa, em hít vội... chuyếnh choáng. Hình như... ai vừa mang sen về cho hương toả phố. Hà Nội phố giờ thưa dần những đầm sen tự nhiên. Có chăng là những bể non bộ hay cái ao nho nhỏ được kè gạch, đá cẩn thận, mang sen về trồng vào đó như một thú chơi tạo cảnh. Em nghe nói vùng Quảng Bá, Nghi Tàm, sen rộ rất nhiều. Có thể, vùng này nhiều đầm và bên cạnh hồ Tây, lại thuộc ngoại phố trước đây nên còn nhiều sen. Cất công đi tìm. Ra phố, sen đã theo những vòng quay bánh xe của mỗi hàng hoa rong từ trong đêm về toả ngát những con đường khi trời vừa hửng. Hoá ra ta đã nhầm... Chẳng ở đâu như đất Hà thành, sen bây giờ “cạn dần” mà thú mua hoa sen từ những gánh hoa rong ngoài phố về bầy trong nhà hoặc đặt trên bàn thờ hoặc đi lễ... vẫn được giữ nguyên. Chắc có lẽ tự xưa, làng còn ở trong phố, người và hoa đã nguyện “hiến mình” vào những phổ dụng toàn thể và cảm xúc cho ước lệ “hạ sang”. Lạ lẫm mà rất đỗi quen thuộc, thật khó tả hương sen và càng khó tả khi hương sen ấy hoà cùng nắng làm dịu bớt oi nồng, để rồi chưng cất một hương hạ Hà Thành, dẫu không đậm nét như mùa thu thì cũng đủ để những ai yêu Hà Nội vương những ngó tơ lòng. Hạ tán, những cánh sen như “thuyền bát nhã, trôi về miền đợi sấm” vẫn cố vướng víu lại sang tận mùa thu để ẩn mình trong cốm vòng. Hương sen toả ra từ lá sen gói cốm, chính sen đã ngấm vào trong cốm để làm lên cái dư vị mùa thu. Nao lòng lắm chứ! Cứ giả sử định lượng thì trong hương cốm bao nhiêu là hương lúa nếp non, bao nhiêu là hương sen gói bọc? Chẳng cần đong đếm, dù ít hay nhiều, dù hữu hay vô, cốm chẳng thể thiếu lá sen cũng tựa như phố phường Hà Nội chẳng thể thiếu hương sen khi hạ sang. Những người thích hương sen thường là kẻ ham hồi tưởng, mà khi hồi tưởng người ta lại rất hay chơi trò “giả sử”, và em cũng không ngoại lệ. Giả sử trà sen toả hương cùng khói mơn man, trên bàn trà bình sen vừa hé và trên vách tường bức “thiếu nữ bên hoa sen” của Tô Ngọc Vân dịu dàng ẩn hiện. Trong bối cảnh ấy, một vài gã đàn ông thuộc típ người “nhìn một khúc sông thấy nửa hờn dỗi, nửa nhớ thương” đang rôm rả chuyện hoa sen, ngồi hít hà hương trà, hết ngắm bình hoa, lại ngắm bức tranh... kiểu gì cũng có gã bật tanh tách những đoạn tản về sen. Giờ đang là đầu hạ, sen bắt đầu ướp phố, nồng nàn sắc và hương. Gần như sớm nào em cũng dậy để chạy vội ra đầu ngõ ôm về những bó sen thật lớn, để thưởng thức để hà hít, thích là một nhẽ, nhưng cái cảm giác hè sang, hoa lại thơm quyện cả vào phố, vào mùa như Hà Nội thật tuyệt diệu. Chúc các bác cuối tuần vui vẻ!
Mai có về Hà Nội không nhỉ, đã mấy mùa mưa rồi nhưng nhìn về vẫn thấy gần gũi như thế. Hôm qua lại 1 cơn mưa ập xuống làm em nhớ đến những khoảnh thời gian đầu hạ. Khi tràn về Hà Nội, những cơn mưa trút xuống để lại đằng sau những lo bụi và ầm ĩ của cuộc sống. Em nhớ có lần đạp xe đi làm về muộn trong 1 cơn mua như không có kết thúc, đường Nguyễn Trãi vắng tanh nên vị chua chua của đất rõ ràng như trộn với những dòng nước chảy dài trên mặt. Hồi đó Hà Nội nhiều cây xà cừ hơn bây giờ nên khi vắng lặng, đường phố như vắng lặng thêm với những bóng cây đen thẫm trong mắt. Mùa hạ về rồi, thấy học trò nghỉ quên cây bút rồi. Những khi hè về ai mà chả thế, kêu ca mãi sao tiếng ve nhức đầu thế, nhưng hình như đã lâu rồi ve ở Hà Nội có kêu nữa đâu? Sáng nay thấy mấy cô cậu tre trẻ trèo lên cây phượng trước mắt để bẻ cành, định nói rồi lại thôi vì biết họ cũng chỉ có vài năm. HN lúc này vào buổi chiều, có còn bác nào đạp xe lên bãi Sông Hồng, trên tay là đôi dép đi dọc bờ cất nâu đỏ, hoặc ngồi vắng vẻ cảm nhận thêm sự vắng vẻ cùng đợt gió bên sông thổi về??? Liệu sau này mình có còn cảm xúc mỗi khi giao mùa, Hà Nội có thay đổi nhiều không nhỉ? Tôi hối hả giữa chiều thu Hà Nội Qua Chương Dương mát rượi gió sông Hồng Những phố cổ rêu phong viền mái ngói Ðón tôi về với hàng Bạc hàng Bông ... Hà Nội dẫu từng ngày bao biến đổi Hồ Gươm xanh - xanh mãi liễu buông xanh Người náo nức cùng thu đi rất vội Tôi tìm em - bông cúc trắng riêng mình ! Em có đón thu về - thu Hà Nội ? Sao chiều nay em chẳng tới Hồ Tây ! Trời xanh biếc , mặt hồ xanh vời vợi Những tòa cao soi bóng giữa mây bay ! Con thuyền nhỏ tay ai chèo bối rối Ðể lòng tôi với Hà Nội xốn xang ! Thu chậm lại cho tôi chờ em tới Em có về Hà Nội với thu không ? (Thơ : Hoàng Gia Cương).
Hôm qua vợ em có đọc cho em nghe một đoạn trong chuyện kể về những năm 80 của thế kỷ trước, nói về mấy anh chị ở Sài Gòn ra thăm Hà Nội, hồi đó chưa có sân bay Nội Bài mà bay vào sân bay Gia Lâm, chỗ em đang ngồi viết bài này. Có nói về xe buýt chở mọi người đi qua cầu Long Biên, bảo tàng Lịch sử, Nhà Hát Lớn, nghĩa là những danh thắng khi người ta nghĩ về thủ đô. Rồi mọi người ồ lên ngạc nhiên khi đi qua kem Tràng tiền vì một đám đông đang đứng ngồi ăn kem trên vỉa hè. Trong đó có đoạn viết: "Có một bác mặc đồ sỹ quan quân đội, liên tục lắc đầu qua hai bên rất nhịp nhàng mút hai que kem cầm trên hai tay như đang tung hứng". Cái hình ảnh này rất dễ liên tưởng và hình dung, làm em cười muốn chết. Thật ra, người Hà Nội gốc thì còn nhiều, sống chen chúc trong những ngôi biệt thự cổ thì em cũng biết. Nói cho cùng sống như thế cũng bất tiện lắm. Còn về ăn uống, em lại nhớ đến cái ảnh bác Via nhà ta, tay cầm tờ polyme 100K, mặt dài như cái bơm đứng chờ mua phở, hic hic. Ông Via là một ông sinh ra lớn lên ở Sài Gòn nhưng cái thâm ý trong lời nói và hành sử của lão thì rõ là giống người Hà Nội. Cái này là ý của em, còn của người khác em không biết. Hic hic! Em không biết ý các bác thế nào chứ nhưng mà cái thú ăn chơi người Hà Nội em cảm giác nó hơi quá cầu kỳ và cứng nhắc, có lẽ nó nên phải thay đổi và sáng tạo hơn. Thật ra, văn hóa của đô thị trung tâm là một nên văn hóa mở, và nó sẽ tiếp nhận vào mình tất cả những gì hớ hênh nhất của tất cả vùng miền khác. Nên em thấy về văn hóa Hà Nội sẽ luôn luôn tồn tại song song cả hai thứ cũ và mới. Cũ có thể được coi là hủ lậu, bảo thủ hoặc là thuần chất. Mới có thể là cấp tiến, tiến bộ nhưng cũng có thể là lai căng, pha tạp. Đấy hoàn toàn là cách nhìn nhận của mỗi người. Giống như ở khu nhà em, tối nào các chị em cũng mở đài tập thể dục ở dưới tầng một. Với chị em thì thế là lành mạnh, đảm bảo sức khỏe. Nhưng với tai của em thì thế là tởm lợm khi phải nghe những âm thanh chát chúa ấy vào giờ nghỉ ngơi, là phỉ báng và rất đáng để đổ cho một chậu nước "thơm" vào giữa cái đám nhẩy nhót vã mồ hôi ấy. Còn về chuyện mở rộng thì em không thấy có vấn đề gì, em chỉ mong muốn một điều là giá đất, giá nhà giảm xuống cho phù hợp với thu nhập, chứ sau khi mở rộng, tất cả đất Hà Tây cũng lại đắt như Hà Nội thì teo. Hiện nay chung cư sắp xây và đang xây ở khu vực vành đai 3 mà chênh lệch so với giá ghi trong hợp đồng (giá gốc) lên đến 400T, với cái giá chênh lệch này thì nhiều anh em teo không kham nổi. Ah, mà hài hước nhất là đất Hà Tây rộng như thế nhưng khi em đi qua thì thấy anh em nhà ta vẫn cứ xây nhà ống dài thuỗn y hệt như ở Hà Nội, hix hix. Rồi đường xá ngày càng hẹp lại vì ai cũng lấn ra một ít, nhà sau lấn hơn một ít so với nhà bên cạnh. Hix hix. Em chỉ ước sao cho Hà Nội mình có khoảng 5 đường cao tốc đi vào, hoặc 5 - 6 tuyến tầu hỏa, tầu điện cao tốc, nối với 5 khu đô thị to to một tý, cách Hà Nội từ 50-60Km. Khi ấy em sẽ đi làm ở Hà Nội mà về quê ở cho thoáng, có phòng nghe 40m2 hi hi. Em thấy các đô thị khác toàn thế. Rõ nhất là tokyo, em cứ nhìn cái đường tầu điện là thấy ngay được cái cánh hoa nó xòe ra vừa đẹp vừa tiện, rồi Paris cũng thế, có mấy cái đại lộ to tướng hướng thẳng về trung tâm thành phố. Bác nào có cái bản đồ New York thì post lên đây cho anh em xem thử nó xòe nan quạt không? Ở trên có bác nào đã nói, về con người Hà Nội, em thấy thế này, phần lớn là lười nhác, nói nhiều làm ít, toàn nghe hơi nồi chõ, không chịu tìm kiếm cái mới, bảo thủ, trì trệ, không dám chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó lại rất hay hiềm tị với nhau, ít khi chịu cùng ngồi lại với nhau. Cái này rất rõ ở chỗ anh em lãnh đạo gốc người Hà Nội hơi bị hiếm, cái này anh em người Nam Định tốt hơn. Bù lại được cái tiếp xúc dễ chịu, hòa nhã, biết trên dưới, khéo tay, tỷ mẩn, thật thà. Hề hề! Mấy cái này là do em tự xét bản thân có gì các bác bỏ qua nhé.
He he, ve không kêu nữa vì trở thành món ngon thịnh hành rùi bác ơi, mới đầu trông cũng ghê ghê, nghĩ sao người ta lại ăn bửn thé, nhưng đúng là ngon thiệt
Bác đanh đá thế khéo vợ bác độ đanh đá chỉ bằng nửa nhể :mrgreen: Thắc mắc thì lên phường, hé hé Bác có mơ ước đơn giản thế, bác chờ đến "Hà Nội cô tiên năm 3000" nhé :lol: Cái này bác nói đúng nhất, mấy cụ lãnh đạo Đảng ta tuyền người miền trong cả, người Hà Nội gốc chẳng ai giỏi thế đâu bác, tuyền chỉ thích ăn trên ngồi chốc, nhưng mờ mấy bác ngoại tỉnh lại chỉ thích về Hà Nội để cọ xát, thế mới đau chớ.
Em không bít đất Hà Tây có rẻ không chứ mấy quy hoạch ở Thạch Thất sau tết hét 40 triệu/m2 . Những cái quy hoạch nhố nhăng, giá nhà đất trên trời và muôn vàn các bất cập khác được các nhà quản lý gọi chung chung là "Do đây là thời kỳ quá độ" sau này sẽ khác :lol: . Chẳng biết sau này là thế kỷ nào . Nói vậy chứ em cũng vui, sinh ra ở vùng quê thuần nông, đi học, lấy vợ Hà Nội, mua nhà Hà Nội rùi ở lại đây làm việc ở đây và chát chít với các bác, dưới cái Avatar location vẫn đề là: Hà Nội. Chắc là tại những người như em nhiều quá đã phá vỡ cái gọi là hào hoa phong nhã của Hà Nội xưa chăng??? :?: .
Hôm nay cuối tuần có khác, các sếp nhà ta thay nhau Ký lia Ký lịa :lol: :lol: :lol: Em ngồi từ sáng đến giờ mà chưa Ký được phát nào..sốt hết cả ruột :lol: :lol: Thân,
Ui, té ra là bác Rain, Tính em không bít tự ái mới chít chứ. He he đó chỉ là tâm sự thui chứ em cũng mong Hà Nội văn minh và hiện đại như Paris lém.
Ui, hiện đại những như là Ba-di cơ ah bác, thế thì mong quá đi chứ bác, mong lắm, để cái nhà em ở bây giờ lúc ấy lại được trang trí kiểu Gothic đấy bác ah
Paris em thấy cũng không hiện đại lắm đâu bác, nếu có dịp em xin dẫn bác đến một chỗ ở Paris vẫn dùng xí xổm nhé, hi hi! :lol: Thật ra cái gì cũng có hai mặt của nó, và như ở trên em đã nói, cái văn hóa của đô thị là một nền văn hóa mở và bên trong có tất cả tốt, xấu lẫn lộn. Vì vậy mình phải biết chấp nhận và phát huy cái tôi một cách phù hợp với sự phát triển thôi. Ví dụ như sáng nào em cũng phải đi trên vỉa hè đường Nguyễn Thái Học để đi làm, đôi lúc phải vượt đèn đỏ trên đường Hàng Bông vì đường này không bao giờ có cảnh sát đứng... Thằng nào tạt đầu hôm trời mưa cũng phải phi lên tạt lại nó một phát... Kỷ niệm của em ở London là đi trong nhà ga tầu điện ngầm, va phải một bác đi ngược chiều, mình chưa kịp xin lỗi thì nó đã F**k you mình rồi. Nói chung đô thị là phải như thế, em nghĩ chẳng có gì gọi là: "Chắc là tại những người như em nhiều quá đã phá vỡ cái gọi là hào hoa phong nhã của Hà Nội cổ." Vì bản chất của HN là từ những người thợ ở các làng nghề khắp nơi đổ về mà xây dựng nên. Nên việc bài trừ hay tẩy chay người ở các nơi khác đến cũng chính là việc bài trừ hay tẩy chay chính gốc gác của mình.
Phố cổ, phố cũ Hà Nội vẫn dùng xí xổm là do cái anh Paris này cả đây thôi Em rất nhất trí quan điểm này của bác Ấy chết nhá, thảo nào, hum nọ zdời Hà Nội mưa tầm mưa tã, em thấy có 1 lão già thì chưa già, nhưng trẻ thì không trẻ, lao như thiêu thân dưới mưa tạt ướt hết cả cái áo mưa của em mới chết chứ, thì ra là lão này ah. Em nhớ ra bác rồi đấy, em là rain đó nha :wink: