[quote="rhythm_rainv2 ] @ClassA: cao bá nhá là nhá bá cao, he he [/quote] Em hỏi thật đấy, nguồn gốc tại sao người ta lại dùng từ đó, có theo điển tích văn học hay nhân vật lịch sử nào không, hay một ngày đẹp giời có người nào thần kinh hoặc tâm thần ngọng nghịu sáng tác ra, sau đó mọi người cứ thế bắt chước dùng theo?
Em e là bác nói đúng. Mà từ ngữ ngoài chợ thì đa phần khó mà tra trên từ điển được. Từ này đã quá lâu em không thấy sử dụng.
Câu hỏi này của bác đối với em quá khó, he..., nhưng theo cái tầm hiểu biết cao tới chạm ngọn cỏ của em thì cái từ cao bá nhá chỉ những kẻ nhố nhăng và ko đứng đắn, đấy là các chị ngoài chợ nhắn với em thế, vì đây là từ ngữ ngoài chợ thì theo em cũng hiểu theo đúng nghĩa ngoài chợ (Xin lỗi các bác nhé, vì em ko cố ý dùng từ ngữ phản cảm). Mà thôi em thích bàn tiếp đến Hà Nội kia, ko bàn những chuyện xa ngoài vòng Hà Nội quá.
Xin nhắc nhở bác lần sau khi sử dụng ngôn từ nên suy nghĩ và cẩn trọng. Kể cả đây là diễn đàn ảo ta cũng cần tôn trọng, không được phép xúc phạm người khác. Đặc biệt nếu "tầm hiểu biết cao tới chạm ngọn cỏ.." thì bác càng cần phải chú ý vì đây không phải là cái chợ. Nếu bác nghe các chị ngoài chợ nói như thế thì cũng chỉ nên áp dụng ngoài chợ. Bác nói .."Mà thôi em thích bàn tiếp đến Hà Nội kia, ko bàn những chuyện xa ngoài vòng Hà Nội quá..." và em cũng mong như thế.
Cám ơn bác đã nhắc nhở! Nhưng em thấy có vẻ quả thực bác rất thích được nói chuyện với em đấy, he..., em ko giống mấy chị bán thịt đâu, nhưng em e bác cũng có vẻ lại giông giống, he... Bác thích nói chuyện về Hà Nội, hay bác thích nói chuyện với em? Nếu bác nói về Hà Nội, em mời bác chia sẻ, còn bác thích nói chuyện với em, mời bác PM nhé!
Bữa cơm gia đình Hà Nội Hà Nội cũng giống như các miền đất nước (có lẽ trừ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi chịu ảnh hưởng sớm nhất sinh hoạt phương Tây) thường ăn cơm bằng bát và đũa chứ không ăn bằng đĩa với thìa và dao dĩa. Cũng theo truyền thống, cả nhà quây quần quanh mâm cơm, nó được đặt trên chiếu, rải kín mặt phản gỗ, giường tre, sang hơn thì sập gụ, mà nghèo nữa thì mâm đặt trên chiếc chiếu rách giữa nhà mọi người ngồi ghế đòn xung quanh... mà hầu như không có gia đình nào ngồi ăn cơm quanh bàn, có ghế tựa, có khăn bàn trắng... như một số gia đình đi làm công sở, có người phục vụ gọi là "con sen”, “thằng nhỏ” và vợ chồng gọi nhau bằng "cậu mợ"... Đôi đũa hẳn có số tuổi mấy nghìn, nó có thể từ que rào bẻ vối quanh vườn, dần dần mới có đũa tre, rồi đũa gỗ mun, đũa mộc, đũa son, đũa ngà, đũa ngọc... (Nghe đồn nhà vua dùng đũa vàng, đũa bạc, cả đũa gỗ Kim Giao để phát hiện sớm chất độc trong món ăn). Nhiều thế kỷ, chiếc bát gốm, bát sành là vật dụng quen thuộc hàng ngày, nhất là loại bát ăn cơm "bát đàn” miệng hơi loe. Dần dần mới có gốm sứ, nhưng kỹ thuật còn đơn sơ lòng bát chồng lên nhau khi nung lên còn để lại một vòng tròn không có men (làng Bát Tràng, nơi sản xuất chính, mới có lịch sử khoảng trên 500 năm). Sau này, chắc từ thế kỷ XIX trở lại đây, Hà Nội mới có nhiều người dùng bát đĩa bằng sứ men trắng, loại sứ Bát Tràng cao cấp, sứ Giang Tây, sứ Nhật Bản, đồ pha lê... Cũng không ai biết cái mâm ra đời từ bao giờ, nó thay chiếc mẹt tre, thay tàu lá chuối, thay mảnh ván gỗ. Đầu tiên nó có hình tròn là hợp lý nhất. Mâm tiện bằng gỗ, loại gỗ khá bền, có thể nứt vẫn dùng được. Sau là mâm được sơn then, màu son, loại sơn ta, nên mới có câu kiêu ngạo "Đũa mốc sao dám chòi mâm son". Mâm đồng xuất hiện muộn hơn. Có thời Hà Nội nhà nào cũng có chiếc mâm đồng 3 chân, để bày cỗ những khi cần thiết, cỗ một tầng, cỗ hai ba tầng chồng lên nhau, được đội lên đầu hay bưng ngang trán. Còn có mâm chạm trổ như đăng ten. Giữa thế kỷ XX mới có mâm bằng nhôm màu trắng, rẻ tiền. Và cũng từ đây trở đi mới có nhiều gia đình không cần mầm mà cơm được dọn ngay trên mặt bàn, rải khăn trắng, sang thế kỷ XXI còn có kiểu rải thêm chiếc khăn bàn màu khác, chéo đi cho vui mắt (thực ra không hợp lý, vì khăn trắng là sạch nhất). Ghế tựa bày xung quanh, bốn hoặc sáu, tám cho đến mười hai... và thêm cái lệ gia đình ai về trước, ăn trước, ai về sau được để phần... Vào bữa, một thủ tục đầu tiên và là nghi thức bắt buộc cho mọi gia đình giàu nghèo, sang hèn là phải mời. Ăn xong, lặp lại, cũng phải mời. Có mâm cỗ, chủ nhân sơ suất quên mất lời mời, khách không ai cầm đũa, sau sực nhớ ra, xin lỗi, bữa cỗ mới được bắt đầu chính là "Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Chào ở đây chính là lời mời vậy, cũng như vào đâu, chưa có lời mời ngồi thì người Hà Nội không bao giờ ngồi. Lời mời là người bé mời người lớn trước. Thái độ trân trọng, lễ phép. Ví dụ: Cháu mời ông xơi cơm, mời bà xơi cơm. Con mời bố mẹ xơi cơm... rồi đến anh, đến chị... Không bao giờ có thể mời theo kiểu: ông bà ăn cơm, bố mẹ ăn cơm, mà nói nhanh thành ông bà câm, bố mẹ câm... Không những thế, còn phải có chữ "ạ" phía sau nữa. Xong bữa, cũng phải mời: Mời ông bà xơi cơm, con xin phép ạ... rồi mới được đứng lên. Càng không mời chào theo kiểu giao hẹn: Mẹ ăn cơm nhé... Sắc thái của chữ Xơi và chữ ăn rất khác nhau, gia đình nền nếp Hà Nội luôn coi trọng nó. Chữ "ạ" phía cuối câu cũng vậy, chứ không thể nói trống không, nói lửng lơ kiểu bằng vai cá mè một lứa. Người phụ nữ cao tuổi nhất, bà hoặc mẹ, hoặc chị gái lớn là người ngồi đầu nồi, một chỗ không phải là danh dự nhưng là để cầm cân nảy mực, để vừa ăn vừa trông chừng, vừa xới cơm phục vụ cả nhà. Nhiều lúc thiếu thốn, chính người ngồi đầu nồi là người chú ý để mâm cơm vui vẻ, liều lượng vừa phải. Xem chừng nếu hơi ít cơm, người ngồi đầu nồi ăn chậm lại, nhường người khác. Với người cao tuổi, người dầu nồi xới chỗ cơm mềm, dẻo, và mỗi bát cơm cần xới vơi hay đầy thì người này đã quen để ai cũng vừa lòng. Trên mâm, miếng ngon nhất bao giờ cũng được gắp cho người cao tuổi nhất, nhưng kỳ lạ miếng ấy sẽ được truyền đi truyền lại để cuối cùng lại vào bát người ít tuổi nhất, vào em bé nhất nhà Câu cửa miệng "ăn trông nồi, ngồi trông hướng” luôn được mọi người chú ý thực hiện trong mọi gia đình Hà Nội. Món ăn thì sao, nói cách khác, người Hà Nội thường ăn các món gì? Trước hết, chiếc mâm hình tròn, tâm của nó bao giờ cũng là bát nước chấm, dù nó là nước mắm hay tương hoặc thứ nước chấm pha riêng cho mỗi món. Vào bữa, từng đôi đũa được so cho đều đặn, đặt quanh mâm hướng tâm, trông không khác nào là tâm mặt trời, còn xung quanh là những tia sáng xòa ra bốn phương tám hướng. Mâm màu vàng, bát màu trắng, đũa màu nâu chưa kể màu sắc các món, trông đã đẹp. Đời sống kinh tế khá giả hơn nhiều nơi khác. Ít ai chỉ ăn cơm với một món, mà thường vài ba món, thế nào cũng có món mặn kèm món nhạt. Trước hết không thể thiếu canh. Nước rau luộc, canh nấu với rau như giò sống rau ngót, canh cá rô rau cải nấu gừng canh cá quả rau cần, canh cua rau đay, rồi cải soong, cải cúc canh dưa... hoặc riêu cá nấu chua với thì là, riêu cá quả băm viên, riêu cua, riêu sườn, nước luộc gà... Canh và riêu múc bát to, ai cần thì dùng muôi múc vào bát mình mà húp, không ai được húp vào cái muôi chung đó. Vào bữa, không ai gắp cặp díp, không chọn miếng to nhất, ngon nhất cho mình. Chấm thức ăn xong phải đưa lên bát mà không đưa trực tiếp vào miệng, cũng không rê nó lên đĩa thức ăn khác (nhỡ ra lòng lợn chấm mắm tôm, nếu rê đi, người không ăn được mắm tôm thì sao)? Không húp canh thành tiếng xụp xoạp, cũng không nhai tóp tép ồn ào, và không cười nói bô bô làm bắn cả nước bọt thức ăn ra phía trước. Không được ngồi chống nẹ, (chống khuỷu tay xuống một bên đầu gối làm lệch người), không được ngồi xổm khiến đầu gối quá tai. Xong bữa, người có địa vị trên trong gia đình còn được đưa tăm đưa nước, đưa khăn mặt ướp nước nóng đến tận tay. Theo tục lệ đưa tăm cho ai không bao giờ cầm một cái tăm đưa vào tay, để kiêng chuyện sẽ có cãi nhau, mà phải đưa cả hộp cho người cần tự rút lấy một cái. Thực ra, kiêng thế là không có lý do, mà ngầm nói một điều kỹ càng hơn: kiêng cầm bằng tay vì cái tăm đó sẽ trực tiếp xỉa vào răng, nên cần giữ vệ sinh. Nay có tăm từng gói, tăm từng chiếc, có khăn ăn, giấy ăn thuận tiện hơn nhiều. Không phải gia đình bình dân thông thường nào ăn xong cũng có đồ tráng miệng hoặc có trà ngon để uống ngay sau khi ăn. Chỉ những gia đình khá giả mới có. Nên đồ tráng miệng là gì, không có nề nếp nào chung cả, từ cam, quýt, chuối, dứa, nho, dâu tây, táo, mận. hay bánh mứt kẹo. Trà cũng vậy, nhiều cụ nghiện trà, không dùng trà ngon để súc miệng sau bữa ăn, mà một lúc lâu sau mới tự tay pha trà để thưởng thức. Còn cả gia đình đã có nước súc miệng là nước lọc đựng vào chai, đậy bằng những chiếc bồ đài trắng (những cái phễu bằng giấy) để khỏi lẫn với rượu khi đút nút bằng rút hay lie. Người Hà Nội ngay trong một gia đình cũng có khi có nhiều người làm khác nghề, khác giờ, nên có nhiều gia đình đều phải phần cơm. Không thế chấp nhận một bữa cơm mà ai về trước, ăn xong, úp lồng bàn lại, ai về sau tiếp tục ngồi vào ăn, nhìn thấy bát lệch, đũa bẩn, xương lợn, xương cá, cơm nguội bừa bãi. Gia đình nền nếp phải phần riêng, thứ nào cũng có. Cơm phải ủ trong chăn bông nếu là mùa rét. Bát đũa cũng phải sạch sẽ thơm tho, khô ráo làm bữa cơm thành ngon lành lịch sự. Phải là một kẻ cô đơn, một người rơi vào hoàn cảnh gia đình không trọn vẹn, không hoàn chỉnh mới thấy không khí gia đình là quý báu như thế nào, nhất là những bữa cơm gia đình, dù nó là hàng ngày nó quen thuộc với ta suốt một đời... Nó là tình yêu, là sức khỏe, là thương mến, là tình máu mủ ruột rà… hơn thế nữa, nó còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa, và thực chất, nó chính là một phần của văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Băng Sơn Nguồn: Tạp chí Hà Nội ngàn năm
Em có thể khẳng định là không thích nói chuyện với bác tý nào. Nhưng vì bác đưa ra những ngôn từ thiếu tôn trọng em nên em lên tiếng. Bác nói "...em ko giống mấy chị bán thịt đâu, nhưng em e bác cũng có vẻ lại giông giống.." là bác thực sự thiếu tôn trọng em và thể hiện 1 lối cư xử rất thiếu văn hóa. Em có cảm giác bác là 1 cô gái và đã từng rất khâm phục về sự hiểu biết của bác. Nhưng chắc là em nhầm, vì con gái HN ăn nói tinh tế và không giống bác. Em cũng định PM nhưng rồi lại post lên đây vì em kô muốn những chuyện này lặp lại nữa. Xin lỗi bác chủ topic vì những chuyện không hay này. Em xin dừng chuyện này ở đây.
Xin tặng các bác Hà Nội của em (Lã Thế Phong) Nghe em kể chuyện quê em Hà Nội Thành cổ xưa, ba mươi sáu phố phường Anh ước ao được ghé lại một lần Cùng em ngắm sông Hồng phù sa đỏ Những con đường ngạt ngào hương hoa sữa Đêm hồ Gươm, sương lơ đãng bên bờ Những cặp tình nhân chìm đắm trong mơ Và cái rét về se lòng lữ thứ Sẽ nhờ em đưa ta về lịch sử Bốn ngàn năm tráng lệ của Hà thành Cầm tay em, ta dạo bước bộ hành Trên dãy phố ngây ngây mùi hương cốm .
Vâng em thấy cũng hơi xa nên em cũng đang kéo về chủ để của mình đây thôi bác, xin lỗi bác tai_trau nhé
Cảm xúc tháng 6 Hà Nội Mới nắng đó mà đã mưa, chuyện mưa nắng là chuyện thường tình của thời tiết, nhưng khi cảm xúc lạc về dòng suy tư, lạc về miền miên man của mưa, của gió, của mây và của nắng thì đó cũng là lúc nắng chẳng là nắng và mưa không là mưa. Cảm xúc cho tháng 6 Hà Nội thật lạ, ai trong đời chẳng có những khi bước giữa ranh giới của mưa và nắng. Ranh giới ấy thật mong manh. Và dường như trong những cơn mưa mùa hạ luôn phảng phất một sự tiếc nuối ngọt ngào, hay những rộn ràng ánh nắng như trải lòng về những kỷ niệm thật khó diễn tả bằng lời… Nắng cứ giam mình mãi trên vòm lá xanh của mùa cuối hạ, rồi ao ước được một lần tìm lại cảm xúc cho những ngày đầu thu sắp tới. Mưa cứ ngụp lặn trong những cơn gió loang loáng nước để mãi mơ tưởng về những con đường đầy nắng, nắng vàng nhẹ nhàng chạy qua kẽ tay của một mùa hương cốm sắp tràn về. Mưa và nắng của tháng 6 như hai kẻ hững hờ, làm sao có mưa khi trời còn nắng, và làm sao có nắng khi trời còn mưa, nhưng như thế mới là cảm xúc tháng 6 chăng? Ta chờ đợi sự kết hợp của mưa và nắng sẽ mang đến bao điều ước cầu vồng 7 sắc. Xin tặng các bác đoạn thơ Chuyện Nắng Mưa (Dạ Thảo) Nắng chợt về, mưa lạnh âm thầm đi cố vươn níu càng sâu niềm tâm sự chuyện em, anh - như mưa buồn lữ thữ rồi nắng về và trời trở nên xanh... … Nghe mưa buồn từng giọt lạnh lùng rơi như trăn trở bao điều trong tâm tưởng vẫn ước mình tương lai chung một hướng nhưng dỗi hờn về - cơn bão xô ngang Lòng ạt ào theo ngọn sóng hoang man rồi thầm nhủ sao số mình lận đận đành ẩn nấp vào góc cô đơn giá lạnh mặc mưa phủ đời hay nắng đốt vây quanh....
Em bắt đền các bác đấy! em đã cố kìm mình không dám nhớ nhiều đến Hà Nội được gần 3 năm rồi vậy mà các bác nỡ "làm khổ' em vậy... :roll: Em cũng giống như bác Tai-trau, chỉ là những người "nhà quê" ra sống ở Hà Nội. Thế mà khi đi xa, Hà Nội lại là nơi em nhớ đến nhiều nhất, bắt em phải mất ngủ nhiều nhất đấy. Thèm lại cái cảm giác một mình lọ mọ qua các con phố Hà Nội về đêm quá các bác à.. (Hichic, em ham chơi lắm :evil: ). Các bác chia sẻ thật nhiều cho em hóng với nha, cho ngày về nó gần thêm hơn. Kính. "... and I'll be home, I'll be home soon"
Các bác đi trên đường phố Hà Nội sáng nay có thấy cảm xúc gì không nhỉ? Em thì chót "nhớ nhung" chị bán bún ốc vỉa hè phố... nhưng chị ấy lặn mất tiêu rồi...
Nếu bác thèm bún ốc thì về bảo amp vô địch nấu cho nhé. Mà cái món này và nhiều món vỉa hè khác mất vệ sinh an toàn thực phẩm lắm nhé( em thấy báo chí nói thế ) , thôi mời các bác chuyển dần sang Piza , hamberger, hotdog...cho nó sớm trở thành người văn minh thành thị, chứ thời buổi này ai lại đi ăn mấy cái thứ quà nhà quê như thế thì làm sao mà hiện đại hóa đc. . Đúng là cái đồ chả đc đi Tây học hỏi gì cả, lạc hậu quá, lạc hậu quá...
Xôi thì em mới ăn ở nhà vì "anh chỉ ăn xôi do chính tay em nấu, chứ không ăn xôi của Bà bán xôi"!!! Bác "văn minh" nửa vời thế? đã fast food lại còn "thịt chó nóng"......................
Em xin tặng bác daika mấy vần thơ của cố thi sĩ Xuân Quỳnh Ai cũng có một quê Nơi tuổi thơ để ở Tuổi khôn lớn để yêu Và ra đi để nhớ Với bao bộn bề của cuộc sống hiện tại, nhưng khi ta mong được trở về với tâm hồn thư thái, mong có được cái cảm giác bình yên nhất, có lẽ nơi đó là Hà Nội, nơi mạch nguồn cảm xúc luôn tràn về trong mỗi người khi đi xa hay mới chỉ lần đầu gặp gỡ. Khi ta mải miết đi trên những con phố rợp lá màu xanh của Hà Nội, thì chắc tất cả trong chúng ta ai cũng sẽ có cái cảm xúc không thể nào đếm nổi đã bao lần thả mình hoà vào dòng chảy miên man của phố. Những chiều đi làm về không thể ngăn mình hòa nhịp với phố, ùa vào lòng phố, dường như ta như trôi nhẹ trên những con đường xanh mướt mát, thoảng chút hương hoa đặc trưng của từng dãy phố thân quen. Ta nhận thấy trái tim mình đập nhịp bồi hồi, tiếng lá xào xạc rì rào như muốn an ủi vỗ về. Phố ôm trọn ta vào lòng - tất cả bao nỗi băn khoăn, lo lắng, cả đắng cay, thất vọng như đều được san sẻ và niềm vui lại dạng ngời trên khuôn mặt mỗi người. Khi hoài niệm còn miên man thì góc ngõ nào của phố cũng vương đầy kỷ niệm... Chợt nhận ra hơi thở Hà Nội đang len lỏi, hoà vào từng ngóc ngách trái tim mình. Những ngày buồn thoáng đi như giấc mơ, ngỡ tưởng tan ra, bay lên bầu trời xanh mát để trốn thoát sự hoang mang trong mình. Nhưng rồi ta lại tìm được về một chốn bình yên, gối đầu vào lòng Hà Nội... Một ngày ồn ã đã qua... và giờ đây... ta thư thái trở lại cõi yên bình... Chúc các bác một ngày mới tốt lành!
Xời , iem "văn minh" thế mà bác còn chê, chịu bác thật. Iem chứng minh cho bác thấy nhé : - Iem chỉ thích ăn đồ Tây mua trong siêu thị, iem sợ nhất là mắm tôm, mắm tép, nước mắm, magi, eo ôi ăn vào ko tiêu chảy cấp thì cũng ung thư, lại còn cái mùi nữa chứ, ăn xong đi ngang qua người ta biết ngay là người...Việt nam, ko oai , ko oai. - Iem chỉ thích nghe nhạc ngoại thôi, giao hợp hưởng xướng của Mô gia, bách thô ven hay bach trít boi gì gì đấy , cùng lắm thì iem nghe Đàm vĩnh Hưng, Ưng hoàng Phúc...chứ ai lại đi nghe nhạc đỏ nhạc xanh. Các bác thấy iem sành điệu chưa, sợ iem chưa. - Dàn nhà iem cực xịn nhé, Loa JBL iem đặt mua ở Mẽo thông qua một công ty biểu diễn nghệ thuật nhá, amp của iem cực nhiều núm nút ( đâu khoảng 50 ) to bằng cái bàn nhá, chạy đc cả điện 220V lẫn 380V nhá. Đầu của iem là đầu DVD 9, 10 số gì gì đấy, ngoài nghe nhạc , xiem phim iem còn hát đc nữa cơ, kinh chưa. - Iem còn có mười mấy( chính xác thì iem ko nhớ ) cái nhà, mặt phố có, chung cư có, biệt thự có, trang trại có tuốt nhá, và đâu vào khoảng mươi, mười năm mảnh đất nữa nếu iem nhớ ko nhầm Thôi iem chả kể nữa đâu kẻo các bác lại bẩu iem khoe khoang, iem chỉ xin đc nói lời cám ơn chân thành từ tận đáy lòng đến Bố iem , người mang cho iem tất cả. Em phóng tác theo báo đài , các mod thông cảm cho em thư giãn chút nhé.
Chú khỉ này vui tính ghê nhỉ! Chắc Canh Thân hả? Vì khỉ vàng mà.... Mà chú khỉ có yêu Hà Nội không nhỉ? Vậy ở Hà Nội chú thích ăn nhất là món gì???
chị Bích Vân đâu? Ra đây "giao lưu" với tụi em tí cho vui! Chị thấy Hà Nội mở cửa "hoành tráng" chưa? Hà nội bắt đầu từ hôm nay cấm bán hàng rong trên một số tuyến phố, thấy các bác "ra quân" đồng loạt nghiêm lắm chị ạ. Trong chị tình tình thế nào? có áp dụng như vậy không?
Ko phải Canh Thân đâu bác ạ, nic này em xin của chú em. Theo bác đoán qua mấy bài tếu táo của em trong topic này thì bác thấy em có yêu HN ko ạ? Thích món gì thì cũng tùy nơi tùy lúc, nhưng món em khoái nhất và khi đi xa em nhớ nhất là món bia hơi HN. Rồi đến phở, bún thang, bún chả... HN cấm vỉa hè thí điểm rồi đại trà thế này, giá thuê cửa hàng thì cao, có lẽ sắp tới mấy món em kể ở trên phải vào Metropol để cái ông đầu bếp người Pháp gì đấy nấu cho người Việt mình ăn mới đúng là văn minh, hiện đại bác nhỉ.