Kể bác dạy cũng phải! Không biết tả với hữu đến đâu dưng em thấy ngoài hàng họ vẫn bán ầm ầm, ăn ào ào, mà có khi cũng bắn pháo hoa tung trời ý bác nhỉ :lol: Hay ta cứ làm cái rổ ổi xanh bên cạnh, rồi vẫn cứ chấm mắm tôm hở bác. Cái anh ổi xanh này được cái hiệu nghiệm phết, rất chi là apple :lol:
Hế , các cụ bẩu với em thế mờ, hè thơ hay thế mờ bác lại đổi cho em vùi giềng mẻ, mắm tôm vào đó, cơ mờ tại cái mũi bác đang đặc sệt... ấy... :mrgreen: , hé [/quote] Chỉ sợ lại đóng nút thì toi, hé hé... :mrgreen: , nhưng cơ mờ "ổi xanh rất chi là apple" thì lại quá sành sứ
Thứ năm tuần trước có 8 ông Ngồi buồn Lôi Cu* kể chuyện rông Kể đến cái món hồn quốc túy Miệng ngáp liên tục như lên đồng Lò Sũ là nơi họ làng sàng Xì tin, Bạch Dương... cả caithang Tám cái bụng rỗng phiêu thất thểu Miệng quát, chân đi thành hai hàng Mấy chị già cả mặt tái xanh Bưng bê xếp dọn sao cho nhanh Chỉ lên qua chỗ mấy váy ngắn Lạy chúa, nhìn quanh, lòng hết lành Trước tiên có mấy đĩa lòng non Fee gọi mấy chai bia con con Lại thêm 1 chú Vodka nữa Trận chiến nhen nhóm ai mất, còn? Loanh quanh 1 lúc bún đi tong Mấy bác chùi mép, coi như xong Hương mắm tôm vẫn bay sực nức Đậm đặc ám ảnh trong cả phòng Gà ta kẻ cả gọi cái bill Một chị chạy lên trong khá cute Tám gã xơi hết 500 lẻ Lolotica, "máu là tiu" Rồi lại à ơi bác gà kia Có 1 em mặt to như nia Ngồi bấm điện thoại, kêu khuyến mãi Mắt gà đảo như mèo đi hia Em về người cứ thấy lan man Lolotica, chuyện xả giàn Mắm tôm hãy cứ còn văng vẳng Lò Sũ - lòng lợn cứ giòn tan.... *: Lối Cũ, cấm nghĩ bậy. Hê hê
Bác Rim rên văn hay vào phản bác ông KTS này cái đê : Chiếc long bào của vị Hoàng Đế cởi truồng! Gần đây, có nhiều chuyện thật như đùa mà nổi bật nhất có lẽ là hai sự việc quan trọng. Thứ nhất, mặc dù thừa đủ điều kiện theo quy định trong Luật Di sản nhưng Hội trường Ba Đình vẫn không được công nhận là một di tích lịch sử (!). Thứ hai, mặc dù quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội còn chưa được nghiên cứu xong và chưa được phê duyệt nhưng một đề án mở rộng Hà Nội gần như đã được thông qua (!) và địa giới hành chính cũng như bộ máy quản lý "Hà Nội mới" đang được gấp rút xem xét quyết định (!) Chuyện Hội trường Ba Đình tới nay không còn gì để nói vì nó đã bị đập bỏ. Được biết chi phí cho việc đập bỏ công trình lên tới hàng trăm tỷ đồng (bằng tiền có thể xây được hai hội trường tương tự). Lý do chi phí đập bỏ Hội trường Ba Đình đắt đến như vậy vì theo nhà thầu thì công trình Hội trường Ba Đình là loại công trình đặc biệt, được thi công với hệ thống kết cấu hết sức vững chắc, phá được 1m3 bêtông ở Hội trường Ba đình khó khăn và tốn kém gấp mười lần so với công trình khác. Rất tiếc, trong báo cáo trước đó của Quốc Hội khi đề nghị đập bỏ Hội trường Ba Đình lại nói rõ: Hệ thống kết cấu của Hội trường Ba Đình đã ọp ẹp, mục nát, có thể gây ra sập nhà bất cứ lúc nào, ảnh hưởng tới tính mạng của các đại biểu Quốc Hội!!! Không hiểu mọi người nghĩ gì trước những lập luận đầy mâu thuẫn như trên. Về đề án mở rộng Hà Nội gần đây, có thể nói sẽ chỉ có những người không biết gì về thể chế và hệ thống pháp quy của Nhà nước mới có thể đưa đề án này ra công luận một cách tùy tiện, vô nguyên tắc như đã diễn ra. Không chỉ vì Đề án này đã không hề dựa trên một cơ sở lý luận hay thực tế nào, cũng không chỉ vì đề án này hoàn toàn không nằm trong chương trình thực hiện của Nghị quyết đại hội Đảng X và kế hoạch 5 năm của Chính phủ mà điều quan trọng là đề án này đã được nảy sinh từ những tư duy hết sức méo mó, hoàn toàn phản khoa học về quy hoạch và phát triển đô thị (tất cả hầu như chỉ xuất phát theo cách tư duy của một anh “cò đất” mà thôi). Tôi không tin đây là đề án do Bộ Xây Dựng đệ trình, các anh Nguyễn Hồng Quân (Bộ trưởng), Trần Ngọc Chính (Thứ trưởng phụ trách kiến trúc quy hoạch) hoặc Nguyễn Đình Toàn (Viện trưởng Viện Kiến trúc quy hoạch Việt nam)– là những người có trách nhiệm quan trọng nhất trong trong quản lý ngành và là những người tương đối có hiểu biết nhất định về chuyên môn mà lại có thể đưa ra một đề án quá tùy tiện, đơn giản và phi lý như thế. Còn trong trường hợp đây lại chính là ý tưởng của Bộ Xây dựng thì chắc chắn Bộ Xây dựng đã tự mình không còn giữ được phẩm chất, bản lĩnh của những nhà chuyên môn mà đã trở thành những nhà tham mưu hời hợt, hợm hĩnh và vụ lợi, nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Đương nhiên việc đề án mở rộng Hà Nội ngay lập tức được các Bộ, Ban, Ngành cũng như các Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và ủy ban Nhân dân các tỉnh liên quan thông qua 100%. ôi hình dung rất rõ những chiếc bánh vẽ đã được các nhà tham mưu bày ra như sau: - Các nhà tham mưu vẽ rằng ở phía Tây, Hà Nội đang thiếu đất quá. Rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước xin đầu tư xây dựng mà không có đất cấp cho họ. Còn Hà Tây, Hòa Bình lại nhiều đất quá nên sát nhập họ về hẳn hoặc một phần để tăng quỹ đất. Với quỹ đất mới thì những người được quyền cắt đất, cấp đất mới có nhiều việc để làm, xã hội mới mau phát triển. Không biết quyền lợi của những người có quyền cắt đất, cấp đất kia có bị tổn thất gì không? Nhưng xưa nay, cứ mỗi lần có dự án được cắt đất, cấp đất là mỗi lần hàng tỷ tỷ đôla của nhà nước cứ không cánh mà bay vào túi các chủ đầu tư trong và ngoài nước, vì các chủ đầu tư chỉ phải đền bù theo giá đất trước khi quy hoạch chứ không phải trả tiền theo giá trị đất sau khi đã được quy hoạch (!). Thực chất, khi cắt đất, cấp đất cho các dự án, chúng ta đã luôn quên rằng đất của dự án là đất đã được quy hoạch và chỉ Nhà nước mới được quyền phê duyệt quy hoạch này. Và giá trị thật của đất chỉ thực sự được xác định khi có được sự phê duyệt của Nhà nước. Thí dụ: đất ở khu Ciputra trước khi dự án phê duyệt chỉ có giá trên dưới 1triệu đồng/1m2 vì không ai biết miếng đất đó sẽ được nhà nước cho phép khai thác, sử dụng như thế nào. Còn khi dự án được phê duyệt thì từng lô đất trong khu vực đã có được giá trị hoàn toàn khác. Nếu đất được làm nhà ở, hay làm khu thương mại thì giá trị của lô đất có thể tăng lên hàng trăm ngàn lần, tất cả nhờ vào quyền tối thượng của Nhà nước trong việc phê duyệt quy hoạch. Lẽ ra số tiền chênh lệch trên sẽ phải được trả về cho nhà nước. Có nghĩa là khi nhà nước- đại diện cho nhân dân- tạo điều kiện nâng giá trị đất từ 1 triệu lên 100 triệu đồng thì 99 triệu kia phải thuộc về lợi ích công cộng, về nhân dân chứ không phải thuộc về chủ đầu tư và những người cắt đất, cấp đất. Rất đáng tiếc, hàng trăm hàng ngàn dự án xưa nay ở ta đã quên quyền và lợi của nhân dân như lẽ ra họ phải được hưởng. - Các nhà tham mưu vẽ rằng: Kinh nghiệm cho thấy, lẽ ra theo Đồ án Quy hoạch Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998, đô thị Hà Nội sẽ phải phát triển lên phía bắc. Nhưng thực tế suốt 10 năm qua, toàn bộ các dự án phát triển đô thị mà Hà Nội và các Bộ, Ngành phê duyệt đều lại được quyết định xây dựng ở phía Tây và phía Nam thủ đô. Thí dụ: Cầu Giấy, Mỹ Đình, Trung Hòa Nhân Chính, Trung Yên, Định Công, Linh Đàm, Pháp Vân... Những việc làm này thực chất đều đi ngược lại quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về việc phát triển đô thị Hà Nội lên phía bắc mà cũng không sao cả (!). Vậy nên bây giờ ta cứ vẽ ra thế nào cũng được, miễn là có thêm đất để cấp cho các chủ đầu tư đã là thành công rồi. - Các nhà tham mưu cũng vẽ rằng ở phía Nam, tỉnh Hà Nam không có giá trị gì mấy nên không cần phải lấy thêm đất của họ. Còn phía Đông thì để dành mấy tỉnh lại để làm đất dự trữ cho việc mở rộng Hà Nội ở bước 3 vào năm hai ngàn không trăm bao nhiêu đó. Có thể nói các nhà tham mưu của đề án mở rộng Hà Nội nói trên đã tạo ra một chiếc bánh vẽ hết sức vô nghĩa, phiêu lưu, rỗng tuyếc, nhưng lại được một số người ở cấp vĩ mô, vì những lý do nào đó, đinh ninh tưởng là bánh thật. Bất chợt, từ một nỗi nhói đau, tôi bỗng hình dung chiếc bánh vẽ kia cũng chẳng khác gì chiếc long bào trong câu chuyện “Hoàng đế cởi truồng” mà tôi đã được đọc từ năm 9 tuổi: Trong lúc Hoàng đế mặc chiếc long bào "tưởng tượng"đi lại trong thành, tất cả mọi người tấm tắc khen ngợi chiếc long bào, thì bất chợt có một thằng bé khoảng 9 tuổi (cũng như tôi), chạy ra trước mặt Hoàng đế vỗ tay reo mừng: "Ô hay! Hoàng đế cởi truồng!" KTS Hoàng Phúc Thắng
Trúc Bạch, Hồ Tây - năm tháng những chuyện buồn vui Mừng vui biết bao khi biết có lệnh di chuyển các “du thuyền “ đi trước ngày 30/8. Nên chăng làm một cái biển nhỏ ghi lại vài dòng, ví như "Nơi đây vốn là nơi neo đậu du thuyền, vịt sắt. Để thiết thực chào mừng 1000 năm Thăng Long, nên đã có lệnh chuyển đi". Để sau này vị nào có sáng kiến vị lợi, trông thấy biển đề mà bỏ đi tà ý. Hồ Tây – Trúc Bạch trong nhớ thương lưu luyến bao người Lần cuối tôi được gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ở đêm nhạc "Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội" tổ chức tại Cung Văn hoá Việt Xô nhân kỷ niệm 40 năm Giải phóng thủ đô. Hôm ấy anh cầm cây ghi ta và ngân nga: "…Hồ Tây chiều thu, mặt nước hồ lay bờ xa mời gọi, màn sương thương nhớ bầy sầm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời...". Anh thủ thỉ tâm sự trong sự trân trọng nghẹn ngào của bao ngưòi Hà Nội đêm hôm ấy: "Bài hát Hà Nội mùa thu ra đời ngay trong những ngày đầu tiên anh ra Hà Nội chơi năm 1978, khi đứng gần mép nước hồ trong làng Quảng An. Mười mấy năm sau quay lại chốn cũ, khi ấy quanh Hồ Tây đã xuất hiện nhiều nhà hàng, nhà nghỉ, quán xá... Anh buồn lắm và định viết bài mới với câu mở đầu là “… Mặt hồ thì xanh, sông Hồng nước đỏ, hỡi em má đỏ môi hồng nơi đâu?” Nhưng rồi mãi không thấy bài hát ra đời, cũng phải thôi những lời trách than chẳng thể cất lên thành lời ca được. Giờ đây, nhạc sĩ họ Trịnh đã thành người thiên cổ, nhưng mỗi đận lên Hồ Tây, tôi lại cứ so đo, có bao người ở Hà Nội mà sao không yêu Hà Nội? Suy cho cùng, tất cả mọi người, dù là ai, dù ở đâu đến, nhưng họ đã làm gì để Hà Nội tốt hơn, đẹp hơn thì người ấymới đáng là người Hà Nội. Còn ai đó tới đây mà chẳng làm gì, hay làm những việc để Hà Nội xấu xí, hư hỏng đi thì rõ là... Bạn bè gần xa đến chơi, tôi thường đưa lên Hồ Tây, vòng quanh có đến mấy mươi đền chùa, chỉ cần thăm thú vài nơi cũng kỳ thú lắm rồi. Ngay cả lúc còn thiếu thốn, rảo bước tới đường Thanh Niên, tên cũ là Cổ Ngư, các bạn đều xuýt xoa: "Thành phố của bạn thật giàu có khi có mặt nước lớn thế này”. Ấy là nói chuyện xưa, còn giờ thì... Nhà hàng bên đường vào chùa Trấn Quốc Vịt sắt xếp hàng bên hồ Trúc Bạch Giờ thì, đi đâu tôi cũng cố tránh cái đường ấy ra. Nguyên do là lâu mới có dịp đưa bạn lên chơi buổi tối, bên này Trúc Bạch, bên kia Hồ Tây, vỉa hè đã lát mới cẩn thận, bờ hồ đã kè vuông vắn, góc hồ Trúc Bạch lại có nhà máy xử lý nước cho sạch sẽ… Thế nhưng hai bên hè dày đặc quán hàng, kẻ mời người chào nhao nhao như ở bến tầu bến xe. Các quán nhậu san sát, nằm ôm lấy hồ, hở ra chỗ nào là chi chít những vịt sắt với xuồng cao su. Rẽ xuống đường kè Hồ Trúc bạch mới khiếp: La liệt chiếu rải san sát, nồi lẩu lò nướng tưng bừng, mùi mực, mùi mắm tôm sực nức… Trông thấy đám đông nhồm nhoàm, nâng cốc “dô, dô” bạn tôi hỏi: “Họ là ai?" - tôi đâm cuống mà trả lời bừa: “Họ không phải ở đây đâu, chắc là ở xa mới đến nên họ đánh chén dữ đến vậy”. Thế là chừa Hồ Trúc Bạch từ dạo ấy... Cuộc tranh đấu giữa cái Thiện - Mỹ và cái Lợi - Lộc Thực ra thì chỗ đẹp đẽ quý hoá của Hà Nội này, từ xưa đã khối kẻ giành giựt kiếm lời. Hồi năm 1937, ông Tây chủ khách sạn Metropole đã vận động xin phép chính quyền thành phố dựng một quán giải khát, hoà nhạc kiểu nhà sàn có “sân nhảy đầm “ở cạnh đường Cổ Ngư sát cổng chùa Trấn Quốc để phục vụ cho lũ ăn chơi trần tục. Ấy vậy mà ngay báo Tây lúc đó đã lên tiếng gay gắt “… kẻ nào có ý định thô bỉ chọn một ngôi chùa cổ đáng tôn kính ở giữa Hà Nội để làm chỗ ăn chơi rượu chè nhảy nhót, đèn mầu loè loẹt, tiếng nhạc ồn ào làm khuấy động chỗ không gian u tịch có tính chất tôn giáo, là một kẻ vô ý thức, chúng ta là ngưòi Pháp không sợ bị người Việt Nam coi kinh bọn da trắng thiếu văn hoá khi mà chúng ta vẫn khoe là đem văn minh đến khai hoá cho những ngưòi bản xứ đó sao?” (Báo L’Eveil économique de l’Indochine - 1937). Thế là dự án ấy bị xoá sổ. Năm 1985, người ta đóng cọc bê tông để xây nên cái nhà nổi – quán ăn loè loẹt kính nhôm tại đúng cái vị trí mà năm xưa người Pháp không được làm. Báo chí rầm rĩ mãi ngưòi ta mới thay cái quán ăn cố định bằng cái quán ăn di động: Mời các quan bác lên thưởng ngoạn bia rượu, trả thêm tiền thì cái quán - thuyền chạy một vòng rồi lại đỗ lại ở đâu đó đó, mới đầu chỉ có một thì nay có thêm vài chiếc nữa rồi. Đền Cẩu Nhi, năm 1982 cũng đã bị phá đi để làm chỗ sản xuất cho một hợp tác xã, sau rồi người ta ghép các thuyền câu lại thành cái cầu phao để làm nên một cái "Quán ăn Cổ Ngư”. Cũng may là ít lâu sau, cái quán bị dỡ bỏ để ngưòi ta dựng một cái bia đá đề chữ "nơi đây vốn là đền Cẩu Nhi” Sau hoà bình (1957), thanh niên Hà Nội lao động tình nguyện đông lắm, hồn nhiên hồ hởi, họ chở đất từ ngoài bãi sông Hồng vào đắp con đường Cổ Ngư cho rộng ra - thế mới có tên mới là đường Thanh Niên. Chỗ đắp rộng nhất là nơi đặt quán bánh Tôm Hồ Tây, mới đầu chỉ có cái nhà bằng gỗ sơn mầu xanh, bánh dùng tôm đánh từ Hồ Tây, nhúng bột rán lên chấm mắm chanh, sau rồi tôm ít bột nhiều quán siêu mái vẹo. Đùng một cái người xây cái nhà bê tông sừng sững hai tầng, rộn ràng xào nấu đủ thứ sơn hào hải vị, nghe đâu cái quán ấy đã “cổ phần hoá" với cái giá “bèo” lắm , không biết rồi sau này nó làm thành cái gì nữa có trời biết. Thanh niên ít tiền thì chắc là đứng ngoài nhé . Rồi cũng chẳng biết từ lúc nào, ở đâu ra mà lắm thuyền ăn với vịt sắt đến vậy. Đầu năm 2008 lại có cái nhà thuyền sắt khởi công sau rồi dừng lại ít bữa, nay thì đã chễm chệ bên Hồ Trúc Bạch. Nhà máy xử lý nước thải có giá hàng triệu đô nằm ở góc hồ kia có ý nghĩa gì khi nước thải của chi chít quán nhậu, nhà thuyền xả thẳng xuống hồ. Đã từng nghe có cái dự án nhiều tiền lắm để lọc nước Hồ Tây, thế từng ấy quán ăn ven hai hồ, từng ấy cái quán ăn di động trên hồ có đóng góp được mấy phần công sức, tiền của nào vào cái dự án “vĩ đại” ấy không. Cho dù cái dự án ấy có hay không làm nữa thì cũng không thể để bao thứ thừa cặn tự do đổ tuột xuống hồ được. "Trước đây nơi này từng neo du thuyền, đậu vịt sắt..." Mừng vui biết bao khi biết có lệnh di chuyển các “du thuyền “ đi trước ngày 30/8. Người người nín thở chờ xem cái lệnh ấy có đủ nghiêm không hay lại dằng dai như nhà hàng xây trên đất công viên Thủ Lệ . Nên chăng làm một cái biển nhỏ ghi lại vài dòng, ví như "Nơi đây vốn là nơi neo đậu du thuyền, vịt sắt. Để thiết thực chào mừng 1000 năm Thăng Long, nên đã có lệnh chuyển đi". Để sau này vị nào có sáng kiến vị lợi, trông thấy biển đề mà bỏ đi tà ý. Cứ cho là thiếu sót thì không ai tránh khỏi nhưng ở đâu đó thì đã khó có thể tha thứ chứ riêng với Hồ Gươm thiêng liêng, Hồ Tây - Trúc Bạch thơ mộng và đầy ắp kỷ niệm, nơi lắng hồn sông núi ngàn năm, nơi đọng lại ngưng lại cơ man huyền tích Thăng Long - Đông đô - Hà Nội, thì đồ rằng không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người cầu mong quý vị: Xin hãy dừng tay. KTS Trần Huy Ánh
vâng em ghi nhầm bác ạ, cám ơn bác đính chính, đúng là của Vũ Bằng thật...như bác Chich Bong nói đấy...đôi khi cái ăn nó làm cho người ta ko kịp "hoãn cái sự sung sướng lại" mà mất cả chính xác ...
Dạ xin kính thưa bác Caithang! Thầy Thắng đâu có nói chuyện với em, thầy ấy đang nói với Chính Phủ đấy chứ, chắc bác cũng thấy rõ, em mà tranh vào thì hóa ra e nói leo bác ạ. Và đây là ý kiến của thầy Thắng, nếu bác đưa ra ý kiến của chính bác thì chắc chắn với bác em sẽ đưa ra ý kiến của em. Cái nữa văn em hay thì cũng chỉ để thư giãn, chứ nghề của em ko cần phải văn mà cần thực tế. Tiếp nữa bác chọc em tiếp đi, thế này chưa đủ điên nên em chưa phản bác lại được. Theo ý kiến của bác Kool thì bác ấy muốn em viết tặng các bác 1 vài dòng văn thơ về Hà Nội mở rộng, em sẽ viết tặng các bác, lúc đó em mời bác đưa ra ý kiến. Chúc các bác một tuần làm việc vui vẻ PS: Bác làm hôm qua em cứ bị máy mắt, thì ra là chuyện này :wink:
Thu đang về Tháng tám thì thầm: "Mình về đây" Ngoài kia Hà Nội chưa hương may Em về cùng với thu năm ấy Lại đếm tháng năm, thu đong đầy Tháng tám thì thầm: "Ngâu về đây" Những giọt nước, những cơn gió bay Khôn cùng ký ức, năm tháng cũ Lúc anh về thấy, thu chưa đầy Tháng tám thì thầm: "Thu bao giờ Lại đến như trong từng giấc mơ?" Heo may, rồi mùa vu lan đến Hà Nội, đẹp hơn mọi bài thơ Tháng tám thì thầm: "Em sẽ về" Mang cả trời nắng, nhớ tái tê Nơi này giọt nước nặng rơi xuống Biết bao phận người không còn quê... Nguồn: Em viết vì lúc nãy đọc thấy bão lụt ghê quá. Buồn.
"Vào mùng 3, ra mùng 7", nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 của tháng 7 âm lịch. Còn tháng 8 trên là DL nhá, nhá Bác lại cứ giả vờ để trêu em... :mrgreen:
Tháng tám thì thầm: "Ngâu về đây" Những giọt nước, những cơn gió bay Có nhiều lão buôn, buồn lắm lắm đây Khôn cùng ký ức, năm tháng cũ Lúc anh về thấy, thu chưa đầy Dấu dấu phẩy Anh để vào đây Hi hi Em sì pam phát các Bác đừng mắng Em nha :lol: @ tai_trau Vay Em tý thơ để nhắn với Lão phương xa
Hà Nội ơi, tháng bảy đến rồi Bồng hồng đỏ con không về tặng mẹ Mỗi lần xa đằng đẵng như thế Con biết mẹ lo Hà Nội ơi tháng bảy đến rồi Con nhớ những ngày mưa xưa cũ Mẹ đạp xe đọc đường đời nuôi con Giờ con ở xa Hà Nội ơi tháng bảy đến rồi Những cơn bão tràn về trong lòng phố Đội gió mưa trong lòng Mẹ nuôi chúng con Hà Nội ơi tháng bảy đến rồi Vẫn mùa mưa cũ, mẹ già thêm 1 tuổi Vẫn mùa gió cũ, mẹ chẳng còn đếm tóc bạc Mẹ già thật rồi Hà Nội ơi tháng bảy đến rồi Mỗi mùa trôi đi như lòng người Chẳng còn ngồi đếm cùng năm tháng Mẹ vẫn nuôi con Hà Nội ơi tháng bảy đến rồi Những bông hoa ngập tràn trong lòng phố Con đi trong nỗi nhớ Mùa Vu Lan đến rồi.... Nguồn: Em xin tặng các bà mẹ nhân dịp lễ Vu Lan. Tiếc là em không về quê được. @bác Kiên: Em đang làm việc "phục vụ" bác đây....
Vẫn còn đó Sông Hồng Sông Hồng là một con sông lớn nhất ở Bắc Bộ, bao bọc lấy Hà Nội từ phía bắc đến phía đông, là con đường thuỷ nối liền Hà Nội với các tỉnh trung du, thượng du và đến các tỉnh thuộc đồng bằng. Hàng triệu năm qua, dòng sông ấy vẫn chảy xiết, mang lượng phù xa đỏ màu mỡ rất lớn theo dòng chảy cho cả khu đồng bằng châu thổ của mình. Dòng sông uốn khúc quanh co như quy luật phát triển tự nhiên của nó. Với chiều dày hàng ngàn năm, Hà Nội đã gắn liền với lịch sử huy hoàng của dân tộc, đã trải qua biết bao biến thiên trọng đại, cùng với đó dòng sông kia như một chứng tích để kết nối Hà Nội nơi lịch sử và truyền thống vẫn chung sống với thời đại chúng ta hôm nay. Có ai đã từng đứng trước một dòng sông mà lại không có những cảm xúc, có những suy tư, và không đưa ra cho mình những ý niệm của cuộc sống, và trong tôi cũng vậy. Với tôi những dòng sông luôn chảy mãi trong lòng. Kỷ niệm theo dòng chảy ngược về tuổi thơ với những ngày hè nóng nực cùng đám bạn quê được đắm mình với dòng sông Đáy quê mẹ. Rồi lại chảy xuôi theo thời gian với những kỷ niệm đầy ắp của một thời cắp sách tới trường, cái thủa mới lớn “bẻ gãy sừng trâu” cùng đám bạn thử thách xải cánh cùng dòng sông Hồng, và nô nghịch với con nước, vốc nước cùng cát tung lên trời, như tung lên bao mơ ước, mà có lẽ cái ước mơ lớn nhất lúc ấy là được ngồi vào giảng đường đại học. Còn nữa, cũng như cái thú của nhiều người, muốn dạo gót trên cầu ngắm cảnh sông, thủ thỉ tâm tình cùng nhau . Rồi còn cả 120 ngày của những ngày lao lực ở cái thời sinh viên nghèo đi làm thêm băng qua cầu Chương Dương những ngày mưa… Phải chăng cuộc sống đời thường xô bồ, nhốn nháo, cũng ít có ai một đôi lần đứng ngắm dòng sông để cùng suy tư với nó. Nhưng hình như, chưa có lần nào trong tâm mình, tôi lại đủ tĩnh để tận hưởng một cảnh đẹp đến dường này khi tôi đang đứng trước dòng sông đỏ nặng phù sa ấy. Dòng sông ôm lấy Hà Nội, sáng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, những dải đất hình thù kỳ lạ được dòng sông bồi lên nhô cao trên mặt nước đỏ đục ngầu, những áng vân mây bồng bềnh lờ lững ở tầng thấp bị gió cuốn trôi trên bầu trời cao vút. Có lẽ thiên nhiên đã rất ưu ái cho Hà Nội, hay cha ông ta với cái tầm nhìn thật rộng, đã nhìn ra cái thế núi, hình sông, nơi “Rồng cuộn, Hổ ngồi” để đặt Kinh đô Thăng Long ở đó. Ngắm nhìn cảnh sông nước mà trong lòng mình thấy cuộc sống thật thanh bình, cảm thấy ấm lòng và những kỷ niệm xưa theo về thật gần gũi. Trong ý niệm của tôi, từ quá khứ xuôi nguồn về tương lai, nước làm thành dòng sông chứ dòng sông không làm nên nước. Như PGS Trường Lưu có nói: “không phải cái gì đã có trong quá khứ cũng trở thành truyền thống. Truyền thống là tinh hoa đã được chắt lọc qua thử thách của thời gian và được nâng cao theo yêu cầu của trình độ dân trí mà không xa rời cội nguồn sản sinh ra truyền thống”. Ví thử rằng, văn hoá truyền thống của Hà Nội hay gọi là văn hoá Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội như một dòng sông đang chảy xiết, và những con người đang sống trong lòng nó là nước. Thì với thời cuộc này, khi quy mô của Hà Nội lại đang có sự thay đổi lớn, khi Hà Tây một vùng đất cổ sát nhập về Hà Nội, liệu rằng tất cả có cuốn theo dòng chảy xiết ấy, tạo một dòng xoáy và hoà tan nhau để bồi đắp lên một lượng phù xa lớn nhất hay không? Hay liệu rằng văn hoá xứ Đoài sẽ bị chìm nghỉm trong văn hoá Thăng Long? Sự kết hợp này có phải là sự kết hợp hoàn hảo để tạo ra một đứa con tinh thần thật hoàn mỹ. Nhưng có lẽ, nơi nào được ánh sáng văn minh vươn tới, thì nơi ấy sẽ phát triển. Tất cả đều phụ thuộc vào nước, vào chính chúng ta, những con người đang sống, làm việc và ảnh hưởng trực tiếp từ những văn hoá ấy. Dòng sông nào dù lớn hay nhỏ cũng có phù xa bồi đắp lên bãi bờ, nên có lẽ hãy để cho tất cả các dòng sông đều chảy với dòng chảy của chính nó, tạo ra phù xa của chính nó, không hoà tan nhau, đem lại lợi ích cho mỗi vùng mà dòng sông ấy đi qua. Mọi dòng sông đều gắng ra biển lớn, phù sa nào cũng bồi đắp lên bãi bờ. Với sự sát nhập vừa qua, Hà Nội sẽ được bồi đắp thêm cả về tầm cao và thế đứng trên trường quốc tế. Hà Nội mở rộng như một cuộc cách mạng, một cuộc kiến tạo vĩ đại, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, mở ra những vận hội mới cho sự phát triển, hãy tin vào điều đó. Vẫn dòng sông Hồng kia chảy êm đềm hiền hoà ở đó, chứng kiến bao sự đổi thay của Hà Nội. Quả thực như một nhà triết gia đã từng nói: “không ai tắm 2 lần trên cùng 1 dòng sông” vì dòng sông luôn luân chuyển không bao giờ ngừng nghỉ, cũng như sự vận động của cuộc sống, chỉ dừng lại khi không còn nhịp thở. Và tất cả chúng ta luôn hướng về Thủ đô thân yêu để cùng nhịp đập với trái tim Hà Nội. Hãy cùng nhau chung sức cùng xây dựng Hà Nội của chúng ta tốt đẹp hơn. Chúc các bác vui vẻ
Hà Nội và những giấc mơ.... Nhắc đến tên Hà Nội, là nhắc đến giấc mơ của biết bao người, như mình. Ngày còn bé đây là giấc mơ của những cô cậu học sinh trường làng. Cố học hành, mỗi năm nhà trường tổ chức một chuyến tham quan thủ đô, nào là vườn thú, nào là lăng Bác, nào là hồ Gươm...háo hức đến nỗi ám ảnh cả những năm tháng của tuổi học trò cấp hai nhỏ bé. Lớn lên một chút, Hà Nội là nơi có những cổng trường đại học cao ngất xa xôi. Đi học ĐH để làm gì mình cũng không biết nữa, chỉ biết mong mỏi ghê lắm, vì như thế mình sẽ được về thủ đô, được đi học như những niềm tự hào khác trong làng. Nhắc đến tên Hà Nội, là nhắc đến giấc mơ của biết bao người. Cố gắng thoát ra những phận lam lũ vất vả, người ta đổ về Hà Nội. Được bán sức lao động, được kiếm sống, được xua đuổi, được nói với hàng xóm "tôi đang kiếm sống ở thủ đô..". Vất vả đấy nhưng nếu không bị ép, có ai muốn về quê? Mình cũng thế, loay hoay mãi với đủ thứ, vất vả đấy nhưng cũng đâu có về với mẹ? Nhắc đến tên Hà Nội, là nhắc đến giấc mơ của biết bao người. Nơi đây như quê hương chung của biết bao người. Xa xứ hay vẫn đang ở quê hương mình, vẫn mong chờ có dịp về thành phố. Được một lần thăm Bác, nhìn quanh những cụ già lấy khăn chấm nước mắt, được đi qua Hồ Gươm linh thiêng, và được nằm trong trái tim của cả nước, dù chỉ 1 vài ngày. Không dám nói ra, nhưng ngay cả mình mắt vẫn cay cay khi nhìn thấy những dòng người dài vào Lăng, bỏ mũ chào người cha già. Nhắc đến tên Hà Nội, là nhắc đến giấc mơ của biết bao người. Được đi dưới những hàng sấu già rắc bông trắng li ti lên vai. Thấy Hồ Tây mênh mông. Được thấy vị chua thanh thanh của sấu xanh, những quán cóc, được xem rối nước, hòa mình vào những dòng xe trên phố phường. Nhắc đến tên Hà Nội, là nhắc đến giấc mơ của biết bao người, những giấc mơ đôi khi bị kẹt lại giữa đời thường.....
Bài viết của bác hay wé dưng mờ cái đoạn quote lại em chưa tin nhá ! đê sông Hồng cao thế - bao nhiêu phù sa trôi tuốt ra biển còn đâu mà bồi với đắp , dòng chảy ngày càng nghẹn lại , đặc quánh - bồi lấp đấy :lol:
Vâng, em biết chứ, em hiểu chứ, đã ai dám tin, đó là niềm hi vọng thôi mà, nhưng sự thực sông Hồng vẫn bên bồi bên lở đấy chứ, nên bác không tin là chuyện cũng bình thường. Cuộc sống là thế vẫn "trôi tuột" mà lại vẫn mắc "nghẹn lại", khó thế đấy. Nhưng ước mơ bao giờ cũng cho người ta hi vọng, ước mơ bao giờ cũng đặt người ta vào nhưng điều dễ chịu hơn là nhìn vào thực tế. Và đó là niềm hi vọng, mà cũng đương nhiên ai chẳng muốn những điều tốt đẹp sẽ tới. Em chỉ dám chia sẻ, đặt vấn đề ấy như thế cho nó nhẹ nhàng, nếu em đặt vấn đề nặng nề thì cũng nghẹt thở lắm. Bản thân em viết ra mà phải suy nghĩ, khai thác đến những vấn đề đó thì đau đầu lắm, huống hồ chi viết ra để thư giãn .
Bác tai_trau viết đoạn này súc tích lắm Hôm nay em vừa thoát ra khỏi bầu không khí phố phường ngột ngạt của thành phố, về một vùng quê êm ả thanh bình, cảnh đất trời thật đẹp với màu xanh ngợp mắt, hương mát của không khí phả vào người mà cảm giác như tất cả cái oi bức, bội bực biến tan mất. Nhưng cái lớn nhất mà em đã nhận được là những nụ cười hồn hậu, cởi mở, thân thiện như những gì bấy lâu mình đang tìm kiếm chính nơi mình đang sống và làm việc. Những lời chào mời vồn vã, hồ hởi đầy nhiệt tâm và chất chứa trong đó là sự chân thật vốn có trong bản chất của con người Việt. Tự nhiên thấy trong tâm mình vui lắm, thoải mái lắm. Hay do đã quá lâu rồi mình không được tiếp xúc với những gì được gọi là sự chân thành. Mà chỉ được tiếp xúc với một thứ văn hóa bị tạp giao, giả tạo, bon chen đến kinh sợ. Khiến mình luôn có cảm giác bức bối, bực dọc và luôn muốn được giải tỏa. Vượt cầu Đò Quan cũng qua con sông Hồng đang chảy xiết, mà hình ảnh sông nước ở đâu hình như cũng đẹp và đầy triết lý trong đó thì phải. Và cũng được gặp một người mẹ có con đi học trên Thủ đô, cũng có cái giấc mơ "gắng thoát ra những phận lam lũ vất vả,... Được bán sức lao động, được kiếm sống, được xua đuổi, được nói với hàng xóm "tôi đang kiếm sống ở thủ đô..". , nhưng khi nhắc đến cậu con trai mà trong ánh mắt người mẹ ấy tỏa ra một niềm tự hào đến vô bờ mà khó có thể nói thành lời, cậu bé ấy ngoài những giờ học thì xin đi làm chân phụ hồ, xách vôi vữa, mẹ chỉ biết được khi một cô em họ của cậu bé nói cho biết, càng kể ra bao nhiêu thì đôi mắt người mẹ càng ngấn lệ... Có lẽ trong cuộc đời này, điều bình thường, đơn giản của người này lại là ước mơ khát khao đến cháy bỏng của người khác. Và dường như, điều này ở nơi này mất đi thì vẫn tồn tại ở nơi khác. Cuộc sống phải chăng luôn là vậy...