Đúng rồi bác, cầu Đò Quan là của Nam Định, bắc qua sông Hồng, nhưng em ko phải quê Nam Định, vốn em cũng hay thích bay lượn lắm
Bắc qua sông Nam Định (sông Đào), tuy nhiên nói bắc qua sông Hồng cũng không sai, vì thành phố có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Nam Định. Trong đó sông Nam Định (sông Đào) nối từ sông Hồng chảy qua giữa lòng thành phố. Cầu Đò Quan là một trong những điểm giao thông quan trọng nối hai bờ sông Đào, nối hiện tại với quá khứ và tương lai. Bến Đò Quan xưa đã từng là hải cảng lớn nhất của xứ bắc (trước khi người Pháp xây dựng cảng Hải Phòng). Hiện nay thay cho bến Đò Quan ngày xưa cây Cầu Đò Quan nối đôi bờ sông Đào, hứa hẹn một thành phố to đẹp và rộng lớn nằm hai bền sông. Em tham khảo trên từ điển BK.
ui, xin lỗi các bác, em cũng "hơi sai", nhưng sông Đào cũng màu đào giống sông Hồng bác Tai nhỉ, em xin đính chính là "Vượt cầu Nam Định qua con sông Đào đang chảy xiết được nước từ sông Hồng đổ vào sông Đáy và thoát ra biển".
Vâng , mời kụ cứ mái thoải ước mơ nhà iem đang phiêu theo kụ mờ va phải cái đám bồi biếc gì đấy đâm tụt hết cả hứng kụ ợ :cry:
Hôm nay em mới đọc topic này...Buồn thay...Còn nhớ tháng 8 năm nào(2005) ngồi nhậu Vodka Hà Nội với KTS Hoàng Phúc Thắng(bậc thầy của e) ở phố lẩu Phùng Hưng đến tận gần 3h sáng!Hix
Nhắc đến tên Hà Nội, là nhắc đến giấc mơ của biết bao người, những giấc mơ đôi khi bị kẹt lại giữa đời thường..... Câu này và tấm hình làm em chết vì cười với bác nì :lol: tản văn đọc hay và ý nghĩa, đoạn cuối lại trào phúng, đúng là sì tai của tai-trâu :mrgreen:
Sao Tháng Tám Hà Nội ơi vọng mãi đến muôn đời Rợp trời tháng tám đỏ vàng sắc xưa Bừng lên ngọn lửa cháy trong mưa Đưa ta về hào khí “Sao Tháng Tám” Nắng vẫn đây như chiều mùa thu ấy Mây bồng bềnh trôi theo gió heo may Thu gợi về như sương khói qua tay Chiếc lá ấy tiếng rơi nghiêng rất khẽ Mưa kỷ niệm giăng đầy trên lối cũ Lặng lẽ một thời xa vắng trôi qua Chiếc lá rơi nghiêng làm ta nhớ quá Khúc mùa thu rung động tận cõi lòng Thu dong duổi, vỡ oà trong cảm xúc Qua bao khổ ải chưa hề dừng chân Như rộn ràng nhịp bước hành quân Phải chi cuộc đời không bao giờ tĩnh lặng... 1h45'AM, 21/08/2008 rhythm_rainv2
Vào Sì Gòn thay đổi không khí cho nó đỡ chán đi Kụ ơi :lol: Vào đây em độ cho Kụ cái "CẦN MỚI" tha hồ mà...... :lol: Thân,
Mỗi sáng mình thức dậy, chợt lòng mình như thảng thốt. Một ngày mới đến cũng là một ngày cũ đã mất. Có tiếc không nhỉ? Trước mặt là cả đống giấy tờ từ hôm trước như trách móc. Mình còn quên không mở cánh cửa sổ, để thấy thu đã về. Thu về Hà Nội rồi, dường như hơn tất cả mọi nơi, Hà Nội là nơi thu ghé đến đầu tiên. Chắc vì nhiều người mong chờ quá. Và nơi đây sự hiển hiện của màu thu như dễ cảm nhận nhất. Thu về Hà Nội rồi, bây giờ lá cây còn xanh lắm, vài tháng nữa những chiếc lá vàng mới chịu buông mình xuống tán gốc. Chưa có gió heo may đâu, nhưng thu thì về thật rồi, có Ngâu rồi mà. Thu về Hà Nội rồi, những con đường như xao xác nhiều hơn. Trên con phố xa gần những hồ nước đẹp mơ màng là những tà áo trắng như mềm mại hơn khi thu về. Chưa có nhiều cốm xanh lá sen, nhưng ngày dường như bắt đầu ngắn lại rồi, vì thu đã về. Thu về Hà Nội rồi, bầu trời như trong hơn nhiều. Bên những chiếc thúng mở hé tại phiên chợ ven đo hay những khu đô thị mới, mình sẽ thấy những nải chuối tiêu như vàng hơn. Đây đó tiếng nói lao xao trong buổi sớm bình minh mát lạnh, mặt trời như cũng ngập ngừng trước khi đánh thức cả thành phố dậy, trong lành lắm vì mùa thu đã về. Sáng mai mình sẽ thức dậy, lấy chiếc ghế ra balcon ngồi, nhìn về HN xa ngái, và nói "chào nhé, mình chào mùa thu đã quay lại". Một ngày mới bắt đầu, mùa thu mới bắt đầu. Còn mình, cũng sẽ bắt đầu chứ? Tặng các bác, em tiếc là ở nơi này không có mùa thu...
Khà Khà, nếu nói là ngon vật thì phải kế đến giả cầy hay món khè nước cốt dừa rồi thêm ít lá chanh và rau răm vào thì nước cơm sủi bọt nó chảy ào ào :lol: :lol: Thân,
Thu ngập ngừng gõ cửa Hà Nội mùa thu ngập ngừng gõ cửa Con phố đổ vàng sắc nắng mật ong Hương sen quện cốm ngập lòng nỗi nhớ Trải khắp phố phường cùng lá thu bay Gió cuốn thu theo cuộn về bao ký ức Chợt lắng lòng về lại những phút giây Sớm thu nay mây trắng gọi về đây Mắt ai xưa giấu nụ cười sau lưng lá Theo nỗi nhớ đưa ta về thu ấy Có ai nghe trong gió tiếng thu sầu Mang thu về nặng hạt tiếng mưa ngâu Những con đường dài, lá xô nhau ngã Câu hát buồn khiến chân ta rệu rã Tháng ngày dài mỏi mắt ngóng trông Thu mới về lòng chợt chớm sang đông Nhớ lắm lòng ta luôn thầm gọi, Hà Nội ơi, người mãi trong ta… 16h45'PM, 24/08/2008 rhythm_rainv2
Tai_trau ! Em ở đâu ? Dù nơi nào cũng có mùa thu Mùa thu Sài Gòn Mùa thu nay đẹp hơn xưa nhiều lần Nếu có dịp nhớ về thăm em nhé Khung cảnh đẹp chớ để anh cô lẻ Nơi hẹn hò ghế đá anh chờ em Mùa thu vàng với hạt mưa êm đềm Thoảng trong gió một mùi hương gợi nhớ Hương của tóc em nồng hương hoa cỏ Vẫn đâu đây ấm dưới đôi môi mềm Mùa thu vàng sông Sài Gòn biếc xanh Những hạt nắng nở vàng trên nóc phố Qua phố cổ bàn chân anh mắc cỡ Phút xao lòng anh thèm có em bên Mùa thu Sài Gòn còn nhớ không em ? Dương Vũ
Thu Hà Nội tràn về cảm xúc Mùa thu đến thật nhẹ nhàng và duyên dáng, vừa như thực lại vừa như mơ, mang theo không khí dìu dịu trải trên khắp các con phố thân thương. Bầu trời cao xanh trong, những gợn mây trắng theo gió kéo nhau trôi bồng bềnh in hình trên lòng hồ lăn tắn gợn sóng. Thoang thoảng đâu đây mùi hương hoa sen tinh khiết - một mùi hương mộc mạc, giản dị hòa trong gió thu lan tỏa mãi trong không gian mênh mông tưởng chừng như vô tận. Chợt hương cốm theo gió len qua khe cửa và đến như mơn man khiến lòng mình dâng trào thật nhiều cảm xúc. Rồi mình chợt nhận ra thu mang tới cho người ta thật nhiều ý nghĩa, se sắt lòng người lắng đọng thời gian. Mùa thu là những điều gì đó man mác buồn, là những kỷ niệm của một thời, là mùa tựu trường của những cô bé, cậu bé…, hay đơn giản chỉ là mùa lá bay, một mùa trong năm… Bức tranh thiên nhiên thật kỳ diệu, thiên nhiên là một nhà nghệ sĩ đại tài, mà mùa thu lại là một hoạ sĩ pha màu bậc nhất. Nói đến mùa thu là nhắc tới một sắc nắng vàng, màu vàng nắng sóng sánh như mật ong, nhưng đậm nét tươi tắn. Mùa thu Hà Nội là nét đẹp tinh tế mà các bậc thi nhân, văn sĩ và cả những nhạc sĩ của biết bao thế hệ, tốn biết bao giấy mực để đi tìm nàng thu ấy, không giấy mực nào tả hết vẻ đẹp của thu. Hồn thu như luôn phả vào lòng người những điều gì đó mang không khí đượm buồn man mác như sương khói, se sắt nhưng lắng đọng. Mùa thu - mùa khai trường cũng đã sắp bước tới, nhớ tuổi thơ mình với cái buổi náo nức đầu tiên được cắp sách tới trường với biết bao bỡ ngỡ. Mình không thể quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Buổi sáng ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, lần đầu tiên đi học, lần đầu tiên được đeo cặp, lần đầu tiên thức dậy sớm trước tất cả mọi người, và cũng là lần đầu tiên trong đời được khen là “chững trạc”, đó là niềm kiêu hãnh của một đứa bé 7 tuồi... Bà nội nắm tay mình dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Hồi đó ngôi trường của mình nhỏ bé lắm và nằm cách nhà hơn hai cây số, có lẽ đối với một nhóc như mình hồi ấy là rất xa, nhưng hình như cái vui sướng náo nức đã lấn át hết mọi mệt mỏi, trên gương mặt chỉ hiện lên những hân hoan đến lạ kỳ… Biết bao năm tháng ấy đã qua đi, hết thế hệ này sẽ tiếp nối thế hệ khác, với biết bao đổi thay, nhưng mùa thu thì vẫn còn mãi, vẫn mãi là mùa khai trường, vẫn đón nhận biết bao thế hệ của các cô bé, cậu bé để tiến bước vào đời… Một cơn gió nhẹ thoảng qua cuốn theo đám lá vàng rơi ném vào khoảng không vô định. Một chiếc lá vàng rụng xoay tròn trong vũ điệu uyển chuyển, màu vàng trên lá lấp lánh như ánh sáng của vì sao tinh tú. Xoè bàn tay đón lấy, ngập ngừng áp vào con tim mình. Và trong một khoảng khắc, ta chợt nhận ra rằng dường như chiếc lá mỏng manh kia cũng đang hoà nhịp đập với con tim mình... Trong khoảnh khắc nhạt nhoà của thu chợt ta lại thèm được trở về cái ngày xa xưa ấy, để lấy lại những dấu ấn khó phai trong ký ức để thi thoảng trong chuỗi ngày dài những tháng năm đời người heo hút bươn chải đua chen - khi thu về với lá vàng rơi đầu ngõ, giật mình chợt nhớ da diết một khoảng trời cũ - lòng lại thấy ấm áp niềm vui thơ dại ngọt ngào ngày xưa...
Đã bao nhiêu lần mình lang thang một mình trên bờ hồ, để ngắm nhìn, để xoá tan đi những ưu tư, những khổ đau của cuộc đời, để đứng vững, để từng trải, để giải thoát, để thả mình vào một khoảng không gian tĩnh cho riêng mình… Đã bao lần mình ngắm cảnh trăng lên, để được buồn, để được nhớ, để được thương, để được oà khóc, để được trống trải, để được vững tâm, để được là chính mình… Đã bao lần mình đứng trước một dòng sông, để được dâng trào cảm xúc, để được gió cuốn đi, để được thả hồn trôi theo dòng nước… Đã bao nhiêu lần ngắm cảnh ánh sáng đèn đường bắt đầu bật sáng, để chờ ánh đèn sáng hẳn lên, để nhìn vào khoảng không vô định, để ngẫm một ý niệm cuộc sống phải sống sao cho như ánh đèn kia khi đạt được ánh sáng thực của nó… Đã bao nhiêu lần bình minh lên thì cũng sẽ có bấy nhiêu lần hoàng hôn xuống, thời gian luôn cuốn theo tất cả, chỉ còn đọng lại những xúc cảm, những yêu thương, chờ mong, hờn giận, khổ đau, những gì là chân thành…, và lớn nhất là hạnh phúc. Với bao nhiêu điều chất chứa trong lòng mình, tôi như được giải thoát ra tất cả, vì một tấm lòng thật nhân ái, một người bạn lớn, một người bạn thật đáng kính, cám ơn người bạn của tôi.
Em lại vớ được 1 bài hay về VÙNG THỦ ĐÔ. Kính các bác đọc để tản mạn ký về HN. Thủ đô Hà Nội mở rộng hay không mở rộng không còn là câu hỏi đặt ra nữa. Nhưng, mở như thế nào thì cần được xem xét, giải quyết thật thấu đáo để có kết quả tốt đẹp. Việc trước tiên lúc này là cần phải “ trông người để ngẫm đến ta”. Và, một điều quan trọng nữa là cần hiểu thật kỹ về lý thuyết, nếu không sẽ phạm sai lầm. PGS.TS Nguyễn Minh Hòa - Trưởng bộ môn Đô thị học - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM sẽ giới thiệu cùng bạn đọc về 3 thành phố tiêu biểu của châu á và phần mở rộng của chúng trong tiến trình phát triển để góp thêm một góc nhìn - Hà Nội nên mở rộng như thế nào? 1. Thủ đô SEOUL (SEOUL CAPITAL) và Vùng đô thị SEOUL (SEOUL METROPOLITAN REGION) của Hàn Quốc Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thường bắt gặp tên gọi SEOUL. Nhưng để xác định chính xác diện mạo của Seoul thì không phải là dễ, ít nhất có hai cách gọi về địa danh này. Thứ nhất là thủ đô Seoul (Seoul Capital-SC). Đây là tên gọi về thủ đô Hành chính-chính trị của Hàn Quốc được hình thành từ 1394. Nó là vùng đất nằm giữa hai bờ nam và bắc của sông Hàn bao gồm một khu vực tự nhiên với diện tích là 605,8 km2. Nơi đây trước kia là nơi vua ngự, thì ngày nay là nơi bộ máy đầu não làm việc, và những hoạt động chính trị, hành chính, ngoại giao quan trọng nhất diễn ra ở đây. Diện tích của thủ đô không thay đổi từ năm 1948, sau chiến tranh Bắc-Nam đến nay, chỉ có dân số là tăng lên khoảng chừng 7 triệu người. Trung tâm đô thị vệ tinh lấn biển TP Seoul - Hàn Quốc Tên gọi thứ hai là Vùng đô thị Seoul (Seoul Metropolitan Region-SMR). Tên gọi này được sử dụng chính thức vào năm 1977. Nó được hiểu là thủ đô mở rộng, bao gồm ngoài thủ đô (SC) còn có toàn bộ tỉnh Kyunggi với hai mươi mốt thành phố và mười hạt, và tỉnh Inchon. Tổng diện tích của SMR là 11.725 km2 và dân số năm 2002 khoảng 23 triệu người sinh sống ở vùng này. 2. MANILA Và METRO MANILA CủA PHILIPPINES Với khách du lịch hai tên gọi này không có gì khác nhau, nhưng với các nhà hoạch định chiến lược thì chúng hoàn toàn khác nhau. Metro Manila là một vùng đô thị có diện tích là 1.500 km2 với 14 triệu dân. Nó bao gồm 17 thành phố, trong đó Manila là thủ đô (National Capital) đóng vai trò là trung tâm hành chính-chính trị, còn 16 thành phố còn lại đóng vai trò các thành phố đơn chức năng, chẳng hạn Makati là trung tâm tài chính, Quezon là trung tâm đại học và khoa học, Marikina là trung tâm công nghiệp,...Manila được xây dựng từ năm 1571 trên đảo Luzon, cho đến năm 1975 diện tích của nó là 646 km2, dân số khoảng 1,6 triệu và cho đến nay nó vẫn là thủ đô của Philippines và giữ nguyên dân số và diện tích. 3. JABOTABEK CủA INDONESIA Vào trước những năm 1980, diện tích của thủ đô Jakarta chỉ vào khoảng 664 km2. Diện tích cố định này đã hạn chế sự phát triển của thủ đô, trong khi Jakarta lại là trung tâm của một quốc gia lớn nhất Đông Nam á, nhưng nếu mở rộng mãi không ngừng về ranh giới hành chính là điều rất khó, điều này có thể đưa đến rất nhiều hệ quả tiêu cực do căn bệnh “to đầu” mang lại. Do vậy Indonesia đã thực hiện việc mở rộng không gian kinh tế-xã hội trên cơ sở của Jakarta với ba thành phố phụ cận là Bogor, Tangerang, Bekasi và một số thành phố vệ tinh cỡ vừa và nhỏ bao quanh. Như vậy từ sau năm 1980 vùng đô thị thủ đô Jakarta (Jakarta Metropolitan Region- JMR) được hình thành. Nó bao gồm có hai phần là thủ đô Jakarta cũ và phần mở rộng thêm (Bogor,Tangerang, Bekasi). Từ đó vùng đô thị thủ đô của Indonesia có một tên mới viết tắt từ bốn địa danh ghép lại: JABOTABEK. Tổng diện tích của Jabotabek là 7.315 km2 với dân số 23. 650.000 người. Trong vùng đô thị rộng lớn này Jakarta vẫn là Thủ đô (664 km2 và 8,6 triệu dân), đóng vai trò là trung tâm chỉ huy về chính trị và hành chính, còn các hoạt động kinh tế, sản xuất công nghiệp và tài chính được chuyển giao một phần đáng kể cho các thành phố thuộc Botabek. 4. Đúc rút kinh nghiệm. a. Quan niệm chung về vai trò, chức năng của Thủ đô: Tất cả các thủ đô có từ thời xa xưa cho đến ngày nay trên thế giới bao giờ cũng đảm nhiệm chức năng chính yếu nhất là hành chính, chính trị, ngoại giao và sau này có thêm chức năng kinh tế (không phải tất cả). Do vậy không nhất thiết phải to lớn và hoành tráng. Vì tính chất lịch sử (di sản cha ông để lại), giá trị truyền thống (kiến trúc, phong tục tập quán, tâm linh), các giá trị sống hiện hữu (cảnh vật, con người, hoạt động) và văn hoá đại diện (nơi tập trung tinh hoa quốc gia) mà trong tiến trình phát triển chúng thường được giữ nguyên vị trí, diện tích và dân số (khi tới hạn) cho dù diện tích bé và dân số nhỏ. Chỉ khi có những lý do hết sức đặc biệt thì mới tính đến việc chuyển dịch vị trí của thủ đô. Chẳng hạn thủ đô gần biên giới sẽ bị uy hiếp khi chiến tranh nổ ra, ở ngay vùng bị thiên tai tàn phá. Cũng đã có nhiều thủ đô không lớn, ví như thủ đô Ottawa của Canada với dân số 1,1 triệu và diện tích là 2.778 km2;Thủ đô Washington D.C ( Mỹ) có diện tích 177 km2 và dân số là 582.000 người, nhưng các quốc gia này không có ý định mở rộng địa giới. Một vài thủ đô mới xuất hiện không hẳn là thủ đô cũ quá tải mà vì họ muốn tạo ra một phong cách mới, chẳng hạn thủ đô mới của Malaysia là Putrajaya được xây dựng 1995. Đây là thành phố được mệnh danh là thành phố thông minh, dân số chỉ có 300.000 người. Nhưng thành phố này chỉ mang chức năng hành chính, còn các hoạt động kinh tế, chính trị và ngoại giao vẫn diễn ra ở Kuala Lumpur. b. Về mô hình Vùng thủ đô (Capital region): Khi nhu cầu của quốc gia và thời đại đòi hỏi Thủ Đô phải có tầm vóc mới, trong khi bản thân Thủ đô đã tới hạn về tài nguyên (đất đai, nước) con người (số lượng, mật độ) nguồn lực (vốn, thông tin) và trình độ quản lý, thì người ta lựa chọn giải pháp chính là lập ra vùng thủ đô (Capital region). Nó có cấu trúc như sau: Vùng đô thị thủ đô = thủ đô cũ + các thành phố, tỉnh thành mở rộng. Sự mở rộng này có hai cách chính: Thứ nhất là lập ra một mạng lưới các thành phố đồng cấp đơn chức năng, như trường hợp hợp của Metro Manila với 17 thành phố, trong đó Thủ đô đóng vai trò là trung tâm đầu não chính trị, hành chính. Thứ hai là mở rộng vùng ảnh hưởng như trường hợp của Seoul Metropolitan và Jabotabek Metropolitan. Trong vùng đô thị mới này Thủ đô cũ vẫn đóng vai trò chủ yếu là trung tâm chính trị - hành chính còn các hoạt động kinh tế, sản xuất thì đẩy ra vòng ngoài. Tuy nhiên xin lưu ý là vùng mới này có thể nhập về thủ đô nhưng dứt khoát không bằng vai phải lứa với Thủ đô, xét về cấp đô thị nó dưới một, hai bậc. Nó là nơi giúp Thủ đô giảm tải và chia xẻ bớt một số phần cho Thủ Đô như hệ thống giao thông vành đai, các khu công nghiệp ô nhiễm, các khu dân cư tạm,...Khi hình thành nên vùng đô thị như thế thì Thủ Đô và các vùng xung quanh sẽ thuận lợi hơn trong quản lý, điều phối, dễ dàng chia xẻ các nguồn lực (tài chính, nhân lực, tài nguyên, thông tin) cho phát triển. Các đơn vị trong vùng đô thị thủ đô có mối quan hệ chặt chẽ với Thủ đô, nhưng nó chịu một cơ chế quản lý khác không giống như các quận Hoàn Kiếm hay Hai bà Trưng,... Như vậy, Với Thủ đô Hà Nội, việc đưa Hà Tây, một phần của tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình vào Thủ đô để hình thành vùng đô thị nên là (Hanoi metropolitan region) chứ không nên chỉ là Hanoi capital, nhưng trở thành một phần hữu cơ của Thủ Đô như các quận hiện hữu thì cần phải cân nhắc, nhập thì dễ, nhưng khắc phục hậu qủa do nó sinh ra thì thật không dễ chịu, và nhất là khi buộc lòng phải tách ra thì thật lôi thôi. (theo www.ibuild.vn)
Đây cũng chính là boăn khoăn của tai trâu em khi nghe phong thanh về mở rộng HN. Thực ra em hy vọng ta sẽ phát triển giống Metro Manila, nhưng bây giờ thì em chịu không hiểu sẽ ntn nữa vì hình như ta cứ mở rộng cái đã, còn quy hoạch thì cứ từ từ...?