Vâng,thưa các bác nc kool va caithang,để em xem đã nhé.Có 1 mối quen,năm ngoái em lấy được 3 lít năm nay chưa hỏi.Rượu đó bây giờ là đúng mùa các bác ạ.
Em mới nghe chuyện thấy lạ tai 16 ngàn tiến sỹ nay mai Trèo lên lưng rùa để cư ngụ Nghìn năm bia miệng liệu có phai? * Văn Miếu thứ hai sẽ được xây Hàng vạn bia đá cùng gió mây Trơ gan tuế nguyệt theo năm tháng Bà con chòm xóm nở mặt mày Lại nữa trước của một Bộ nao Đi ủng, lên xe mới được vào Thật hay công sở - như thửa ruộng Trụ sở nhìn ra là thấy ao ** Cũng hay cho bác Bộ Canh nông Chẳng cần đi lại, ra đồng không Mông quạnh làm chi cho mệt xác Thực tập - Ra cửa thành đi đồng... (Đi làm đồng). *: Đề xuất xây Văn Miếu mới để khắc bia tiến sỹ mới. Em sẽ cố mua 1 chiếc bằng **: Bộ TT-TTh tại Hà Nội.
Về vụ này, mời các bác xem thêm bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc đăng trên Tạp chí Tia Sáng số ngày 5/10. Đúng là trò hề... Xin can 03:19-03/10/2008 Vừa đọc thấy tin ra mắt Trung tâm bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam thời hiện đại, trong đó có hẳn mấy mươi hecta dành cho một Văn miếu ghi danh các tiến sĩ thời nay; lại còn thấy kể rằng sẽ có rùa đội bia đá khắc tên chư vị tiến sĩ. Một tờ báo trân trọng đưa tin và đưa ảnh một vị giáo sư tiến sĩ hăng hái mang đến tặng ngay trung tâm một "di vật" cực quý: bức ảnh ông ta chụp cùng một vị Thủ tướng, lại có ảnh ông ngồi viết những dòng quý giá vào sổ lưu niệm của trung tâm nữa. Được biết vị tiến sĩ hăng hái này cũng chính là một trong những người từng chủ trì Hội đồng phong chức giáo sư và phó giáo sư nhiều tai tiếng… Đọc tất cả những tin đó, khá dồn dập trong mấy ngày nay, mà lo quá! Ừ thì có nơi nào đó lo việc lưu giữ những tài sản trí tuệ của đất nước này nay là việc nên làm, nhưng lưu giữ tài sản trí tuệ của đất nước là lưu giữ tên tuổi của các tiến sĩ chăng? Tôi nghĩ ngay đến một nhân vật chắc chắn cho đến nay vẫn được sự kính trọng của mọi người như một nhà trí thức lớn của Việt Nam, một đầu óc uyên bác, một nhà giáo dục kiệt xuất, một nhân cách cao quý, từng có đóng góp rất quan trọng cho một thời kỹ khá rạng rỡ của giáo dục đại học ở nước ta: Tạ Quang Bửu. Theo chỗ tôi được biết, và tôi đã kiểm tra lại trí nhớ bằng cách, hỏi kỹ lại nhiều người am hiểu: Tạ Quang Bửu là người không hề có bất cứ một bằng cấp nào hết. Có người còn kể: Ông theo học rất kỹ một ngành, đến khi sắp lấy bằng ở ngành đó thì bỏ, chuyển sang một ngành khác, cứ thế, hàng chục ngành… Vì sao? Vì ông quan niệm học là để chiếm lĩnh tri thức chứ không phải để lấy bằng, để thành tiến sĩ này tiến sĩ nọ; cũng rất có thể từ rất sớm ông đã nhận ra điều hết sức quan trọng đối với một người trí thức ngày nay - mà mãi sau này Edgar Morin mới nói – là: trong thời đại ngày nay một tri thức thật sự không phải, không thể là tri thức đơn lẻ, bị chia cắt, cục bộ, phiến diện, mà phải là người "liên kết các tri thức", có vậy mới thật sự chiếm lĩnh được thế giới vô cùng phong phú và cũng vô cùng phức tạp này? … Tôi hình dung với số lượng tiến sĩ đã có – và sẽ còn có theo kế hoạch đào tạo vài trăm ngàn tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo -, hẳn số lượng các bia đá phải nhiều gấp chục lần số bia đá ở Văn miếu Hà Nội (chẳng chơi, một kỷ lục ghi-nét mới của Việt Nam, chắc hẳn thế giới không sao theo kịp!). Trên những tấm bia đá mà hàng ngàn con rùa tội nghiệp sẽ phải còng lưng vốn đã còng của chúng để đội đó, hẳn các nhà chủ trương và thực hành Văn Miếu hiện đại sẽ khá lúng túng trước trường hợp Tạ Quang Bửu. Nhất định là ông không thể có mặt trên bảng vàng bia đá đó rồi, bởi ông thuộc một nền văn hóa khác, nền văn hóa của tri thức thật sự, chứ không phải của tri thức bằng cấp tràn lan đang là tai nạn xã hội của chúng ta bây giờ. Vậy nên chuyện văn miếu với bia đá tiến sĩ hiện đại không chỉ là chuyện tốn kém, tiền nong và đất đai, cũng không chỉ sẽ là chuyện đấu đá khốn khổ và xấu xa để chen chân vào cái chốn lưu danh thiên cổ chắc chắn sẽ xảy ra ở một đất nước vốn chuộng hư danh này, mà còn là, trước hết là chuyện một nền văn hóa, tiếp tục và tăng cường văn hóa bằng cấp chăng? hay là kiên quyết bằng mọi cách châm dứt đi, chôn vùi đi, để có được một không khí văn hóa, tri thức lành mạnh, dễ thở hơn, văn minh hơn đôi chút. Lưu giữ, bảo tồn tri thức ư? Tất nhiên là cần quá đi chứ. Nhưng cần kíp hơn, cấp bách hơn là tôn trọng thật sự trí thức ngay bây giờ, tạo điều kiện cho người ta làm việc, và sống, trước hết là tự do tư tưởng và sáng tạo. Hàng ngàn tấm bia đá không bằng không, nếu không thật sự có tự do suy nghĩ và sáng tạo cho người trí thức! Tôi cũng không thể không hình dung vô số chuyện khôi hài sẽ diễn ra khi thực thi sáng kiến văn miếu vĩ đại này. Chẳng hạn, tôi có được biết một vị cứ mỗi lần viết một bài báo lại trịnh trọng ký tên: "Lưỡng quốc tiến sĩ". Chả là ông ấy từng có bằng tiến sĩ mỹ học ở Liên Xô (cũ), nơi bên cạnh việc giúp đỡ ta to lớn về giáo dục, cũng đã từng hại ta với không ít bằng tiến sĩ hữu nghị; sau đó lại có một cái bằng tiến sĩ nữa về ngữ văn ở Việt Nam. Không biết các vị làm Văn Miếu hiện đại sẽ ghi danh ông ở đâu và bằng cách nào? Lưỡng quốc tiến sĩ kia mà, duy nhất toàn quốc đấy, chắc chắn ông ta sẽ đòi được đứng ở tấm bia đầu tiên, và lớn nhất, và khắc bằng chữ đỏ, thật to nữa kia. Có khi còn đòi dựng tượng đồng nữa là khác! Đã có không ít chuyện khôi hài hiện đại rồi, đừng thêm làm gì nữa. Một anh bạn ở nước ngoài, người rất tâm huyết với mọi chuyện kinh tế văn hóa của đất nước, vừa viết mấy chữ, ngắn mà thống thiết: Xin can! Xin can! Tôi cũng vậy: Xin can! Nguyên Ngọc http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx? ... &News=2388
Đọc bài của các bác làm e cũng cảm thấy nhớ Hà Nội quá cho dù e đang sống giữa lòng thành phố này. Thông thường khi người ta xa quê ,nỗi nhớ dc chắt lọc theo thời gian rồi phát tiết thành cảm xúc.Chẳng thế mà biết bao bản nhạc hồn thơ dc viết lên qua những giai đoạn lịch sử, sau những cuộc đổi dời. E vẫn nhớ ,khi trời vào thu là trẻ con bắt đầu mùa chơi bi hay là choi quay. Vài viên bi đất xanh xanh đỏ đỏ với hòn bi cái (bi ve hoặc bi đá, bi đá phải tự mài tự xoáy lấy cũng giống DIY vậy) suốt ngày lê la ko biết chán. Nghĩ lại thấy con em mình giờ cũng thiệt thòi. Thiết nghĩ thòi gian thì luôn vận động (có thể là tích cực hay theo chiều hướng tiêu cực), có quan điểm cho rằng những gì tinh hoa nhất thì mai một đi. Và dường như tư duy con người ta cũng nằm trong cái quy luật ấy, âu cũng là chuyện đáng tiếc lắm. Vài dòng suy nghĩ linh tinh, các đọc ko dc thì bỏ quá cho e nhé. Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương...
Em nghĩ bác Văn Thiên Tường cũng yêu văn hóa cổ Trung Hoa lắm đây. Có gì không phải bác cũng bỏ qua cho em nhé
Bác loving ơi, thế thì bằng Mát Tơ vẫn chưa được khắc tên nhể? Em thấy bên Sing đợt rồi có phong trào mua bằng Pi Ết Đi online từ Mỹ, giá 5-600 Đô. Theo bác em có nên theo vụ này không nhỉ? Tầm 3-4 ngày là thành Thuốc Sâu ngay. :mrgreen:
cái hai sao chú thích là sai rồi, em đọc thấy nói là cơ quan của Bộ Thông tin, truyền thông cơ mà, Bộ em sạch sẽ và ko ngập đâu tai trâu ơi
cái hai sao chú thích là sai rồi, em đọc thấy nói là cơ quan của Bộ Thông tin, truyền thông cơ mà, Bộ em sạch sẽ và ko ngập đâu tai trâu ơi [/quote] Bác tinh thế cơ chứ, E nhận thấy nhầm nhọt sửa ngay mà vẫn không kịp, bị bác bắt giò tại trận. Cáo lỗi bác nhé. Em sửa rồi.
ko dám bắt giò đâu, các cụ vẫn bảo mồm chó vó ngựa mà vó trâu khéo đá còn đau hơn ngựa . Về Hnội chưa bác?
Dạ chưa ạ, em vẫn tha hương cầu cơm chưa về được ạ. Em chỉ có tai trâu thôi, vó vẫn vó em mà bác, hị hị.
Có bác nào nhà ở khu này không ạ? Kể cũng khổ, hình như ở thành phố nơi nào trên thế giới cũng có nỗi khổ xêm xêm hay sao ý... http://www.tintuconline.com.vn/vn/xahoi/227456/
Không tưởng tượng nổi Bác ạ Khổ nỗi nhiều người bảo đi không chịu đi cơ ạ, cứ phải ở trên phố mới "hoành tráng" Không biết trong điều kiện đó thì chơi Audio thế nào nhỉ :lol:
Dạ,e mới tham gia, gọi là góp vui thôi. Có gì ko nên ko phải các bác cứ chỉ dậy ạ. Chúc các bác mạnh khoẻ.
Đọc bài bác cũng thấy hay hay. Còn nhớ hồi nhỏ học cấp I, cấp II, mỗi lần đi học về là trốn đi chơi (chơi xong về nhà là te tua luôn), ấy thế mà có sợ đâu, vẫn đi . Mà sao các cụ ngày xưa nghĩ ra lắm trò chơi để truyền lại cho đời sau thế mà chúng ta đâu có truyền lại đc cái đấy cho con cháu mình đâu, không biết là mình thiệt thòi hay bọn trẻ thiệt thòi. Nhắc đến audio, cái thời còn nhỏ, mỗi lần đi học về nghe ra rả mấy cái loa kèn của Phường treo trên cột hát mấy bài của các cô, chú, anh chị hồi đấy sao bây giờ nhớ thế (bây giờ chỉ còn lại trong 1 số đĩa than Melodia của các nước xã hội chủ nghĩa thu âm lại giúp VN nhưng chất lượng cũng giảm đi quá nhiều). Tết đến đc ngồi sau xe đạp bố mẹ cho đi chơi Tết mà thấy thích thật: nào pháo, nào hoa, nào áo mới,... và cả mấy bài hát về mùa xuân mà thấy lòng ấm lại, con người gần gũi nhau đến thế! Còn nhiều, còn nhiều nữa... Tiếc 1 điều là vốn từ em ít quá, nhắc đến HN là cảm xúc lại dâng trào nhưng ko biết viết sao cho nó hết và đúng với cảm xúc của mình, tiếc thật! BAO GIỜ CHO ĐẾN NGÀY XƯA CÁC BÁC NHỈ???
hahaha....bằng tiến sĩ mua được mà...báo nói đầy đấy thôi...đúng là cái chữ Danh Lợi cũng năm bảy đường "Nó lại chúc nhau cái sự sang Đứa thời mua tước đứa mua quan Phen này ông quyết đi buôn lọng Vừa bán vừa la cũng đắt hàng...." Có ông nào đi buôn với tôi không?
Đúng là điều kiện sinh hoạt như thế thì khổ quá, nhưng ở phố cổ cũng ko còn nhiều nhà như thế đâu các bác ạ. Có lẽ là do tâm lý sông đâu quen đấy và nói gì thì nói ở phố cổ nó tiện đủ bề và vui nữa nên người ta chấp nhận một số cái bất tiện để đc cái " nhiều tiện " . Em quen một ông cách đây mấy năm nghe lời con cháu bán nhà phố cổ ( trong ngõ )đi sang gia lâm mua đất xây đc cái biệt thự to đùng, thoáng mát, yên tĩnh để an hưởng tuổi già thì nhất rồi còn gì. Nhưng chỉ khoảng 3 năm sau lại thấy ông ấy tập thể dục ở bờ hồ, hỏi thì nói là bên ấy buồn quá ko quen nên lại bán biệt thự về phố cổ mua căn hộ trên gác 2 ở chen chúc tý nhưng mà nó vui. Một chuyện nữa là khoảng chục năm trước thằng bạn em đc ông bà già cho thừa kế cái cửa hàng nho nhỏ ở Hàng Đào nhưng cả hai vợ chồng đều đang đi làm nên bàn nhau cho thuê rồi dùng một phần tiền thuê đó đi thuê một căn biệt thự rất đẹp ở cầu giấy ( có cả sân vườn ) để đi làm cho tiện. Bây giờ cu cậu về hưu non lấy lại cửa hàng bán ba cái đồ linh tinh như đồng hồ, thắt lưng, ví da...thu nhập ko bằng cho thuê nhưng quyết là bám trụ ở phố cổ chứ ko đi đâu nữa, lý do lại cũng là...vui. Hắn tâm sự là cũng chả có nhu cầu làm triệu phú, tỷ phú, thu nhập từ cửa hàng và lương hai vợ chồng cũng đâu khoảng ngót 3 chục triệu/ tháng và đều tăm tắp nên lăn lộn, giành giật với thiên hạ làm gì cho mệt, về môi trường của mình sống thấy thoải mái lắm. Sáng ra bờ hồ làm mấy vòng, đi ăn sáng rồi mua tờ báo mò ra quán cafe quen ngồi đọc, một lát sau lại có thêm mấy ông nữa kéo ra, thế là rôm rả, vui vẻ. Thỉnh thoảng lại kéo nhau đi câu, đi săn, đi picnic...nói chung là sướng hơn hồi hắn còn đi làm nhiều.
Tặng các bác bài Ngẫu Hứng Phố của bác Trần Tiến. http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Nga ... F0IW8.html Hà Nội cái gì cũng rẻ chỉ có đắt nhất bạn bè thôi. Hà Nội cái gì cũng rẻ chỉ có đắt nhất tình người thôi. Hà Nội cái gì cũng buồn buồn thương đến thế mùa thu ơi Hà Nội cái gì cũng vui rủ nhau ra phố bia hơi vỉa hè Hà Nội mùa mưa bạn bè tuổi thơ, lội dòng sông phố nô đùa Hà Nội mùa đông quán đêm thơm nồng mùi ngô nướng xém Hà Nội là em vụng dại thầm kín 1 thời thiếu nữ u hoài Hà Nội mẹ tôi vấn khăn nâu sòng 1 thời áo cũ, thương con mắt đỏ thờ chồng Hà Nội lúc nào cũng bụi cả nhà ra ngắm Hồ Gươm xanh Hà Nội tiết trời giá lạnh chỉ chờ êm ái bàn tay anh Hà Nội có lần khóc thầm, chạy lên thang gác bóng mẹ còn đâu Hà Nội có gì rất đau, người ta yêu dấu đi không trở lại Hà Nội Hồ Gươm bình rượu ngàn năm để lại bên phố nghiêng buồn Hà Nội nghìn thu lối xưa xe ngựa đành lòng thương nhớ Hà Nội đầu ô 1 chiều đầy gió 1 người không nỡ quay về Hà Nội lòng tôi giấc mơ xa vời của người xa quê, ai ơi sống gửithác về
Hà Nội lạnh rồi phải không em? "Em đợi anh.." trên con đường quen Từng cơn gió vùi vào nỗi nhớ Từng giọt rơi, cuối thu êm đềm Anh nhớ Hà Nội những đêm mưa Những ký ức như giọt nhặt thưa Từng hàng cây vặn mình như hứng Từng bước đi, đếm mấy cho vừa? Anh nhớ Hà Nội mùa gió lên Cặp học trò bay trên đường quen Tà áo trắng như mơ trong nắng Tóc ai dài thành kỷ niệm có tên Anh nhớ Hà Nội một giáng sinh Từng dòng đi như hết bình minh Noel này rồi lại lần lữa Mùa nào đó đã thành riêng mình? Anh nhớ ngày trên cánh đồng xa Nhiều giấc mơ- khoảng trời bao la Giờ còn lại một điều khắc khoải Vẫn một kẻ phiêu lưu xa nhà. Tặng các bác thủ đô nhân dịp trời lạnh về... Em T_T
Ui cái tên thi sĩ này phiêu quá đi thôi ! mưa rơi thì lo mà rảo cẳng tìm cái mái hiên ... người đâu mà lại ... từng bước đi , đếm mấy cho vừa ? :lol: