Đôi khi em lại tự nghĩ, tỉnh thoảng cũng cần 1 sự kiện kiểu "phá hoa" gây sốc như thế để 1 bộ phận người dân HN tỉnh ra, và thấy xấu hổ khi được gọi là người Tràng An.
Cụ Băng Sơn gốc Hải dương, nhưng lên Hà nội từ thời còn trẻ. Định nghĩa thế nào là gốc Hà nội cũng khó lắm. Theo tôi, không sinh tại Hà nội thì tôi không coi là gốc Hà nội. Còn mấy đời mới là gốc thì cũng còn tùy. Tôi đã 3 đời mà cũng chưa dám nhận là gốc. Có khái niệm rằng ai không có quê mới là Hà nội gốc. Chà! vậy thì quá ít. Nhưng gốc hay không không quan trọng. Cái chính là cụ yêu Hà nội và có nhiều tác phẩm về Hà nội được nhiều người biết đến. Cái này hỏi lão Tai hay Loa Đểu chắc là rõ hơn tôi. Bây giờ Hà nội mở rộng rồi thì cứ ai có hộ khẩu Hà nội và có văn hóa, yêu Hà nội ta coi như người Hà nội đi.
Lạm bàn chút về gốc gác, theo em thực ra ta không nên và cũng không cần để ý đến gốc gác của 1 người nào đó. Vì điều này chỉ mang ý nghĩ tương đối. Em lấy ví dụ, người VN ta có bao nhiêu % thực sự là người gốc Việt, sau gần 11 thế kỷ Bắc thuộc và bị đồng hóa? Quay về thủ đô yêu dấu, em thấy lo lắng thực sự (và em xin nói lại là em 100% là người ở đâu đó, hổng phải HN). Thủ đô có những giá trị hữu hình và vô hình quá đặc biệt, mà nếu để mất đi thì đau quá.
Nói xa ra nữa từ thời Lạc Long Quân và Âu Cơ. Nhưng thôi, vì khá nhạy cảm. Chung quy cũng chỉ tại 1 số người có văn hóa quá lùn. Kinh tế suy thoái phục hồi đã khó chứ văn hóa suy đồi rồi thì không biết bao giò mới phục hồi được đây. Tay dungext chắc là đùa thôi chứ không có ý gì đâu.
Em nghĩ vẫn sẽ có nhưng nó còn tệ hơn lần trước. Cái tệ ko phải nằm ở chỗ tan hoang mà tệ ở cái ng ta sẽ được ngắm hoa qua 1 cái hàng rào hoặc qua cổ mấy anh bảo vệ
Vẫn còn , vẫn còn nhưng mà chờ chút cho khỏi ... sốc đã :lol: hi vọng trận "đại hồng thuỷ" + sự kiện "phố hoa" vừa rồi sẽ làm ... nguội bớt mấy cái đầu nóng :wink:
Nếu nói về những chuyện này nọ ở phố hoa mà chỉ đổ tại ý thức dân nhập cư theo tôi cũng chưa đúng lắm, người Hà nội gốc thì càng không phải. Vấn đề là cách thức tổ chức và quản lý chứ không như mấy tờ báo lá cải cử đổ tiệt cho dân đen. Đơn cử như Sài gòn số lượng dân nhập cư còn đông hơn nhưng tổ chức mấy lần rồi có bị như HN đâu.
Tức là ít văn hóa từ trên xuống dưới bác ạ. Trong Sài Gòn họ có văn hóa tổ chức, ngoài này thì không :lol:
Sáng nay, ngồi đọc những dòng về những mảnh vụn của lịch sử đang được những người thợ ghép lại trong những chiếc tiểu sành trên chợ 19/12, tự nhiên thấy đắng lòng quá. Sáu mươi ngày đẫm máu đã đi qua quá lâu, và có lẽ tất cả các bác trên vnav, cũng như em, chưa từng biết đến những tháng ngày đó. Nhưng đó lại là một phần của Hà Nội hào hùng, mất mát, và nhà em cũng có người nằm ở đó...Ngày trở về với thành phố, bao nhiêu người ca khúc khải hoàn, rồi ta cấp tốc xây dựng lại nơi đây theo cách mà ta thích. Cũng có thời nhà em vất vả tìm kiếm những cái còn sót lại của người thân, nhưng cũng không thành. Thôi thì hàng trăm, hàng ngàn người đã ngã xuống và nằm đó cũng không phản đối, thì những ai còn sống cũng không cần lên tiếng. Ngày thành phố được mở rộng, em đã vui một cách ngây thơ, và buồn một cách ngây thơ. Đất đai giờ rộng lớn thế, chắc đâu cần chen chúc; con người đông đúc thế, chắc đâu thiếu hiền tài. Nhưng hóa ra không hẳn thế. Vì vẫn chen chúc, vẫn đầy những con người vô trách nhiệm và xxx xuẩn. Đất đai giờ rộng lớn thế, quản lý rồi sẽ biến HN thành cái chợ quê; con người đông đúc thế, chắc sẽ mất đi chất Tràng An. Nhưng hóa ra cũng không hẳn thế. Chợ quê đã có ở HN từ lâu, chất Tràng An cũng đã mai một từ trước đó rồi. Hay vẫn còn? Trong sự kiện lễ hội hoa vừa rồi, có người đã nói “Nếu thấy người dân xem thường chính quyền thì phải xem lại đức hạnh của quan lại; nếu thấy người dân không tuân thủ luật pháp thì phải xem lại ý thức thượng tôn công lý của hệ thống; nếu thấy người dân hay trí trá thì phải xem lại sự thành tâm và tín nghĩa của người lãnh đạo; nếu thấy người dân hay mê tín dị đoan thì phải xem lại tính minh bạch và công tâm của cơ chế.” Vậy họ nói thế có đúng không? Mong ước có một ngày, trên con phố 19/12 mới đó, chỉ cần có 1 tấm bia để nhớ đến những người đã vì thành phố này mà không bao giờ biết đến bên kia đường có khách sạn Melia. Đâu cần phải làm gì to tát, cứ để thế là được rồi...
Hà Nội... sưởi (LĐ) - Các cơn rét đậm tràn về khiến cả Hà Nội rùng mình. Những đống lửa xuất hiện trên nhiều đường phố nội thành - nơi có những người phải trường mình trong gió buốt: Đường Liên Trì; đường Giải Phóng, Kim Mã, Nguyễn Du... Những phận người nhỏ bé bên hè phố những ngày cuối năm chỉ có những đốm lửa lập loè, phập phù như thế vật lộn với thời tiết để tiếp tục những công việc mưu sinh vất vả. (Theo Lao động)
Hà Nội dường như lại càng dịu dàng hơn giữa những cơn gió lành lạnh, buôn buốt, ngấm dần, rồi tê cóng. Hà Nội, một mùa đông nữa lại đến, hanh hao…thao thức, lạnh, ngơ ngác, nhớ nhung. Một nét gì đó chậm dãi, cổ kính, trầm mặc… Cảm xúc, đó, có lẽ lại là cảm xúc tràn về trong mình. Những giai điệu da diết, những cái nhìn thân ái, những nụ cười dạng ngời, những bước đi thong thả… Và hàng triệu, hàng triệu những điều thân quen khiến lòng mình cảm thấy bâng khuâng quá như là sắp phải đi xa nơi này. Mình như đang chìm đắm trong những điều giản dị ấy, cảm xúc lưu luyến, say mê, tiếc nhớ… tất cả làm cho mình nhớ đến nao lòng. Đưa mắt nhìn về phía xa nơi mặt hồ cũng đang lặng đi giữa không gian thao thức của mùa đông. Hà Nội chiều đông tất cả như đã hóa thành những điệu nhạc dịu dàng mà da diết quá! Lòng mình cũng đang lịm đi giữa không gian ấy. Mình vẫn bước đi trên con đường này, con đường đã cho mình được trải lòng về với cảm xúc xa xôi xưa cũ, rồi bước thật chậm, thật khẽ để cảm xúc ấy giữ mãi trong mình, để không gian ấy mình sẽ không vô tình để tuột mất. Cuộc sống vẫn tấp nập, bon chen, nhưng vẫn có những góc phố đầy bình yên cho lòng mình tìm thấy những khoảng lặng, những nỗi nhớ, những góc khuất tâm hồn mỗi người. Hà Nội mùa đông Xin tặng các bác bài hát đã quá quen thuộc của nhạc sĩ Phú Quang "Lãng đãng chiều đông Hà Nội" http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=lL3X88dUjd Chúc các bác một mùa đông thật ấm áp!
Hôm nay, ngồi cũng với mấy anh bạn ngoài Hà Nội vào trong SG công tác cuối năm. Đều là dân trong ngành đào đường làm hạ tầng cả. Sau khi trà dư tửu hậu, anh bạn người HN mới đọc cho em câu vè như sau, em xin chép lại để cho các anh em cùng đọc và suy ngẫm bài vè của những sĩ tử Bắc Hà. Việt Nam ! Một đất nước nhỏ. Trong đất nước rất nhỏ đó có một cái thủ đô rất to. Trong cái thủ đô rất to này có những con đường rất nhỏ. Bên những con đường rất nhỏ lại có những ngôi biệt thự rất to. Trong những ngôi biệt thự rất to có những cô vợ nhỏ. Những cô vợ nhỏ dành cho các ông quan to. Những ông quan to đeo những cái cặp rất nhỏ. Trong những cái cặp rất nhỏ thường có những dự án rất to. Những dự án rất to nhưng hiệu quả lại rất nhỏ. Hiệu quả rất nhỏ, nhưng thất thoát thì rất to. Những thất thoát rất to thường được coi là những lỗi rất nhỏ. ...... Những ngày cuối năm thường bận rộn và mệt mỏi vì những buổi liên hoan tất niên của công ty mình và bên công ty của bạn. Đọc xong em thấy cũng ít nhiều giảm đi cái sì trét.
Lạy giời cái thằng cha lúc trước còn có ý định dùng máy xúc hết con đường ấy đi đấy các bác ợ chỗ đó ôg già em chơi bắn bi từ hồi nhỏ, lúc chưa có chợ khi đó xương người còn chồi lên mặt đất cơ, hik cũng nhờ mấy ôg nhà báo khui ra, hik tì giao rùi mà cháo mãi chưa được múc nên cứ phải cố đấm ăn xôi :lol:
Sỹ tử là những người học hành tới Bắc Hà để thi cử. Mấy cái anh học hành ở Bắc Hà mà gàn gàn gọi là Sỹ phu Bắc Hà bác ạ. Đặc trưng chính là: nghĩ, suy luận rất nhiều, châm biếm sâu cay rất nhiều nhưng chẳng làm gì cả. Điều này khác hẳn với những khu vực năng động khác trên toàn quốc :lol:
Đúng đấy bác.Các cụ này suốt ngay ngồi cãi nhau chuyện Trung Hoa giáp Tàu,rồi thơ phú chữ nghĩa đối ngược đối xuôi.Sống chủ yếu nhờ mấy bà vợ tần tảo ngược xuôi buôn bán.
Ý kụ là thi Hương , thi Hội hay thi Đình Khi xưa Nguyễn Hữu Chỉnh dâng kế đưa quân ra bắc "phù Lê diệt Trịnh" , Long Nhương Tướng Quân Nguyễn Huệ có than rằng : đất ấy vốn là đất đế đô lại lắm nhân tài , ta e khó mà lấy được ! Chỉnh thưa : Nhân tài xứ ấy giờ chỉ còn mỗi mình Chỉnh tôi lại đang theo phò giúp tướng quân , vậy ngài còn lo gì ? Huệ đáp : vậy là mối lo của ta về sau này chính là ngươi :mrgreen:
Giàu - nghèo Tết đến (LĐ) - Đất nước đổi mới, kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Bây giờ có rất nhiều người không những no đủ, mà còn giàu có. Nhưng cũng chính sự phát triển của xã hội, mà khoảng cách giàu - nghèo ngày càng cách xa Năm hết, Tết đến, người ta sắm sửa, người ta chưng diện, người ta lam lũ, cái khoảng cách ấy càng lộ rõ. Tất cả cùng nghèo Thời bao cấp, ai cũng nghèo, gia sản quý giá nhất trong nhà là chiếc xe đạp. Anh hơn tôi là ở chiếc vành. Anh vành nhôm, tôi vành sắt. Ấy là nói đến những người thuộc diện được mua xe cung cấp, chứ nhiều người còn không có xe đi. Xe đạp phải đăng ký đúng tên người sử dụng, phải đeo biển số do công an cấp. Cá biệt có ai đó đi nước ngoài về, kiếm được chiếc đài bán dẫn đeo bên hông, thì đã thuộc loại "đại gia". Tôi còn nhớ, những lúc đạp xe trên đường, nếu có một người nào đó đeo đài bên hông, thì cả một đoàn người đạp xe theo để nghe nhờ. Thời ấy, nhà ở thì vô cùng khó khăn, tiêu chuẩn để được phân nhà, dưới 1,5m2/người. Chỉ thế thôi, đã thấy mặt bằng đời sống xã hội quá thấp. Nhưng có điều lạ, người ta còn vinh dự với cái nghèo. Ai cũng muốn gắn đời mình với cái lý lịch: Dân nghèo thành thị, buôn thúng bán mẹt. Có nhiều người quan niệm rằng "nghèo vì phải giữ gìn đạo đức", chứ chưa nhận ra, nghèo không thuộc phạm trù đạo đức, nó chỉ thể hiện sự bất lực của con người trước thiên nhiên và xã hội. Giàu - nghèo xa cách Đất nước đổi mới, cơ chế bao cấp được xoá bỏ, kinh tế phát triển làm cho đời sống nhân dân đều được cải thiện. Có nhiều người giàu lên trông thấy. Xã hội đã nhìn người giàu với con mắt khác. Bây giờ, cán bộ, công nhân viên đi làm bằng ôtô riêng đã rất phổ biến. Nhiều người chưa mua ôtô, không phải vì họ thiếu tiền, mà họ ngại vì kẹt xe, vì giao thông tĩnh quá tồi. Ấy vậy mà cứ mỗi buổi chiều, chỉ tính riêng nhà trẻ Việt - Triều ở khu Trung Tự thôi, cơ man là ôtô riêng đến đón con, xe đậu đặc kín cả một khu vực, tắc nghẽn cả giao thông. Nhưng sự vươn lên của mỗi thành viên trong xã hội rất khác nhau, cho nên khoảng cách giàu - nghèo lại càng gia tăng. Bà giúp việc cho gia đình chị tôi ở B4 Trung Tự, trông bà cứ ngỡ ở một miền quê nào đó đói nghèo, nhưng hoá ra không phải. Bà là giáo viên nghỉ hưu, kinh tế khó khăn, bà phải đi làm thêm với đồng lương 800.000đ/tháng. Tết đã đến gần, nhưng bà bảo: "Tôi chỉ mong cho khỏi đứt bữa, chứ chưa nghĩ đến Tết". Quê tôi, thôn Thạch Nham, Mỹ Hưng, Thanh Oai, chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn 30km, nhưng mỗi lần về, nỗi ám ảnh quê nghèo cứ đeo đuổi mãi. Tuy đã khá giả hơn trước nhiều, nhưng vẫn còn những mái buồn nắng mưa bạc phếch, đường làng lõm vết chân trâu, những rẻ khoai teo tóp, những đứa trẻ tóc màu râu ngô, ngơ ngác đợi cơm chiều. Bây giờ thì không đến nỗi: "Hỡi ai sắm Tết hàng trăm nghìn, có thấu tình cho nghèo chạy Tết" như thời của cụ Tú Xương, nhưng xem cách mua sắm, chưng diện, lam lũ ngày tết, thì thấy khoảng cách giàu - nghèo, chưa lúc nào cách biệt như lúc này. Ông bạn tôi mới mua chiếc Camry 2.4 gần 800 triệu đồng để "chuẩn bị ăn Tết", mời chúng tôi đi "rửa xe" ở nhà hàng San Hô - 58 Lý Thường Kiệt. 9 người gọi 6 con tôm hùm, giá 3 triệu đồng/con, vị chi 18 triệu đồng, chưa kể tiền rượu ngoại. Số tiền này đủ làm một ngôi nhà tình nghĩa cho người nghèo. Cuối năm, trời rét căm căm, nhưng có rất nhiều người vẫn lội quanh hồ Tây mò cua, bắt ốc để kiếm tiền tiêu tết. Cứ chiều chạng vạng, họ lại ngồi trên đường Lạc Long Quân để bán những sản phẩm mà họ mò được. Tôi hỏi một chị bán ốc "thế thu nhập có khá không?". Chị bảo "nếu thu nhập khá thì sinh viên họ cũng đổ xô đi bắt ốc". "Trời rét thế này mà lội xuống hồ...". "Năm ngoái còn rét hơn, thế mà 30 Tết chúng em vẫn mò...". Thì ra những ngày Tết ở khu vực những quán ốc bên hồ Tây, người ta cần nhiều ốc để bán cho thực khách. Có người mò cua, bắt ốc suốt 3 ngày Tết. Thời nào cũng vậy, người có tài, có tri thức, có học vấn đều bứt phá lên được để làm giàu, họ vượt lên với tốc độ nhanh hơn những người ít học, ít hiểu biết. Bởi vậy thời gian càng dài, thì khoảng cách giàu - nghèo càng lớn. Chỉ khi nào giàu - nghèo không còn cách xa, thì mỗi độ xuân về, ai cũng được hưởng trọn niềm vui đón Tết. (Bùi Nguyên Ngọc - Lao động)
Câu này đúng quá bác Kool ơi. Nói theo cách mấy ông bạn tôi làm lái trâu thề thốt là: Chính xác 100 phần nghìn. :lol: :lol: :lol:
Riêng em thì em không cầm lòng được khi nhìn thấy một cá nhân nào đó, cùng dòng máu đỏ da vàng, ở trên đất nước này ở cảnh cơ cực. Có thể em hơi nhạy cảm quá nhưng câu này em nói thực lòng