Ngày xưa chắc chưa có khái niệm "mở rộng địa giới hành chính" đi lang thang lớ ngớ cu-lít nó hỏi thẻ căn cước thì ... chít :mrgreen:ngay mấy cái xe tay ở "đội đua F1" của kụ Tai thì hàng năm sở công chính cũng phải căn cứ vào bá cáo số km đường làm thêm để cấp bổ sung thẻ "lưu hành" :wink: đấy là em nghe các kụ ngày xưa bẩu thế ...
Nhìn trang phục & cái xe "cá ươn" thì em đoán tầm thập kỷ 60-70 ... chắc là đào hố trú ẩn cá nhân (phòng kô ?)
Bác đoán đúng quá, "đồng bào thủ đô chú ý..." là phải tìm mấy anh hầm này thôi. Món này chắc 1 số bác kô bao giừo quên. Em thì chưa được nếm qua.
Hihi , tầm nhà em ở cái thủa ấy "ngồi ở dưới hầm sâu em cũng là chiến sĩ" ợ :mrgreen: em chỉ nhớ có hôm báo động nhảy ùm xuống cái hố ... nước ngập ngang thắt lưng - cứ thế chịu trận gần cả tiếng đồng hồ !
Bác là chuyên gia làm sai đề Câu trả lời đây ạ: - Đây là Quảng trường Chavassieux hay Vườn hoa Chavassieux. Năm 1901 Pháp cho xây dựng ở giữa vườn hoa một bể nước, có một trụ đá to , cao khoảng 3,5m ở giữa, xung quanh có những con cóc bằng đồng phun nước lên trụ đá. Vì vậy vườn hoa còn được người Hà Nội gọi là vườn hoa Con Cóc. Sau 1945 vườn hoa mới được đổi tên thành vườn hoa Diên Hồng nhưng tên "Con Cóc" vẫn hay được gọi hơn. - Vườn hoa Diên Hồng nằm nằm đối diện với nhà khách Chính phủ (trước là Bắc bộ Phủ), một bên là Ngân Hàng Nhà Nước, một bên là khách sạn Metropole. (Hồi bé em vẫn hay lên đây chơi và nơi đây lưu giữ kỷ niệm của em: là nơi em uống cốc sữa cuối cùng, từ đó đến giờ em không bao giờ uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ bơ-sữa. ) - Nhìn tòa nhà bên góc đường thì đúng là khách sạn Metropole: Khách sạn cổ kính và lớn nhất HN thời bấy giờ, chính thức được đưa vào hoạt động từ năm 1900. Nó toạ lạc trên một khu đất khá rộng, trông ra ba mặt phố Ngô Quyền (thời Pháp có tên là Henri Riviere), phố Lý Thái Tổ (thời Pháp là Coubert) và mặt thứ 3 trông ra vườn hoa Con Cóc. Trong mắt người dân HN và nhiều người nước ngoài, khách sạn Metropole luôn hiện lên với vẻ đẹp cổ điển, sang trọng, mang phong cách kiến trúc Pháp. Em chắc chắn có nhiều người đồng ý với em rằng: HN ngày xưa đẹp hơn bây giờ (Thiết kế, Quy hoạch, Không gian sống, ...). Mơ ước của em là được sở hữu 1 ngôi Biệt thự Pháp cổ ở khu phố Tây bác ạ. Em sẽ chuyển ước mơ này cho baby nhà em mơ tiếp :lol: Regards, NCC
Bác này mơ đúng lúc thế. HN đang bàn để bán 600 bịt thự đấy. Hôm nghe tin em cứ nhấp nhổm định mang bán bộ giàn đi để mua 1 chiếc, nhưng tính ra còn thiếu khoảng vài trăm tỷ nữa, nên lại thôi.
Mấy cái biệt thự Pháp cổ í bác mơ làm giề - Tây nó lại bẩu cho là kiểu "kiến trúc thuộc địa" :wink: bi giờ là cái thời "trời của ta đất của ta" mạnh ai nấy ... đào :lol: "ngõ nhỏ , phố nhỏ" nhà cửa lô nhô , thòi ra thụt vào mới là "thuần Việt" ợ :mrgreen:
Ảnh này chụp toàn cảnh khu Đấu xảo. Đây là mặt tiền khu Đấu xảo: - Khu Đấu Xảo (gọi là khu triển lãm cho dễ hiểu ) nay là Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, do chính quyền Pháp xây dựng (dưới thời Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer) trên nền của khu Trường đua (Champ de courses). Tổng diện tích khu triển lãm là 49.330m2, với ranh giới phía bắc giáp đại lộ Gambetta (phố Trần Hưng Đạo hiện nay), phía nam giáp phố Riquier (nay là phố Nguyễn Du), phía đông giáp phố Delorme (nay là phố Trần Bình Trọng) và phía tây giáp đường Mandarie (nay là đường Lê Duẩn). Ngày khai mạc triển lãm đầu tiên tại khu Đấu xảo không diễn ra như dự định lúc đầu là vào ngày 1.12.1901, bởi các công trình xây dựng chưa hoàn thành đúng hạn, hơn nữa, người ta còn muốn nó được khai mạc long trọng đúng dịp khánh thành cầu Long Biên và tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội. Cuối cùng, triển lãm được khai mạc vào ngày 16.11.1902, mở cửa tự do cho mọi người vào xem đến tận ngày bế mạc 15.2.1903 với hàng trăm nghìn lượt người. Triển lãm đã tập hợp được gần 200 tổ chức, cá nhân sản xuất và buôn bán hàng hoá tham gia trưng bày các sản phẩm tinh xảo nhất của mình. Sau đó địa điểm triển lãm trở thành Bảo tàng Nông nghiệp - Thương mại - Công nghiệp. - Trong khu Đấu xảo có 1 tòa nhà lớn (ở góc trên của ảnh) gọi là Grand Palais, được xây xong vào ngày 26.2.1902 với lối vào chính phía đại lộ Gambetta còn gọi là lối vào danh dự (Entrée d' Honneur) và hai lối vào phụ ở hai bên. Mặt trước toà nhà lớn và ở hai bên có 6 gian nhà hình khối vuông (mỗi bên 3) được nối với nhau bằng 4 gian nhà hình chữ nhật. Hai bên lối vào chính có khu trưng bày sản phẩm dưới nước và khu vui chơi. Phía sau toà nhà lớn là 14 gian nhà nữa để trưng bày hàng hoá và các sản phẩm. Các khu trưng bày được chia làm 3 nhóm là khảo cổ, mỹ thuật, giáo dục, khoa học...; nông nghiệp, thương mại, công nghiệp, mỏ...; và xây dựng, cơ khí, giao thông thuỷ, vận tải, công chính, đường sắt... Regards, NCC
Văn của bác càng ngày càng hay Em muốn viết 1 bài như của bác mà ngặt nỗi không bới đâu ra cảm xúc NCC
Đúng rồi ạ, chỗ này là Cung văn hóa hữu nghị Hà nội (có tên này sau khi anh Hai tan rã trước là Việt-Xô) Trong ảnh thì chỉ còn toà nhà của Bộ giao thông vận tải là vẫn nguyên xi
Ảnh này chắc chắn các bác sẽ đau đầu, em cũng rất bất ngờ khi biết rằng: ở Hà nội cũng đã từng có 1 tượng đài "Nữ thần tự do". Đố các bác biết tượng đài này đã từng được đặt ở đâu tại Hà nội? Regards, NCC
Thời đại Gúc gồ đây bác http://vietnamnet.vn/service/printversi ... _id=688686 Em lo là đi tiếp theo hướng này thì tô pic nó lại na ná cái "Thổ công ..." bên TTVNOL ợ
Người nhà quê ở Hà Nội... Kể ra chắc phải rất dài dòng Bao nhiêu phận người phải long đong Mưu sinh vất vả nơi Kẻ Chợ Mong gửi về quê được vài đồng Có người miền ngược, người miền xuôi Người đi bán báo, kẻ bán xôi Đánh giày, cửu vạn...thôi đủ cả Đêm về chỉ mong được đầy nồi Có người cứu bạn mất chân tay Có người phải ngủ giữa mưa bay Có người cặm cụi đi ở đợ Có người quên mất Tết sum vầy Nghèo thì bao giờ nó cũng hèn Cho nên nhà quê chẳng bon chen Có đâu dám ngủ, đi chợ sớm Với gánh hàng rau suốt cả đêm Trẻ con cũng chịu cảnh thiệt thòi Mưu sinh đường chợ, chịu đòn roi Đứa làm vất vả như nô lệ Kẻ thành lưu manh bên lề đời Thành phố còn bao cao ốc đây? Còn xây mới, còn cần thợ xây Bao nhiêu công trình thật đẹp đẽ Đằng sau đó, nhà quê có đầy Nhà quê nhưng làm có kém ai Oằn đôi quang gánh, nặng hai vai Vỉa hè khấp khểnh, chân khấp khểnh Nhìn lên phía trước, đường còn dài... Tặng các bác ở nhà quê ra Hà Nội vất vả mưu sinh.
Tặng các bác yêu Hà Nội Hà Nội mưu sinh Kể ra quả đúng rất dài dòng Bao nhiêu phận người phải long đong (*) Ồ ạt xô nhau mong kiếm sống Phù xa tròn cuộn sóng sông Hồng Sóng dồn, sóng dập, sóng lênh đênh Thương lắm phận người mãi bấp bênh Ngược xuôi trôi khắp đường vạn nẻo Mong mỏi đò con bớt ghập ghềnh… Giót giọt mồ hôi, nếm trải đời Thẫm đẫm vị đời tuôi đôi mươi… Mặn, đắng, ngọt, cay, chua cùng chat Bao nhiêu chan chứa, lệ tuôn rơi… Đã mang mây trắng thả trôi sông Nhưng áng sông kia vẫn rực hồng Thôi thì cứ chảy theo dòng nước Cuộc đời trải rộng tới mênh mông… (góc nhìn vẫn chưa đủ các bác nhể ) (hình ảnh sông hồng mùa nước cạn) rhythm_rainv2
Hôm nay cũng như bao ngày khác lang thang online, chợt thấy vài tờ báo mạng copy bài của nhau để trách cứ những gánh hàng hoa bán rong trên vỉa hè. Người ta nói như thế là gây tắc đường, và xả rác ra thủ đô. Chắc là nói đúng rồi. Ngẫm lại, phần nhiều ở đây có ai làm được gì cho thành phố này đâu. Trách cứ nhau thì dễ, nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó. Thời gian vừa rồi được ở thủ đô nhiều, thấy khát khao mãnh liệt được thấy những góc phố hiền lành, mái cổ rêu phong như trong bài hát, nhưng chẳng làm được. Thành phố như 1 thứ gì đó hỗn độn, ầm ĩ và vội vàng. Qua hơn 100 năm, 15 cửa ô của thành phố rơi rụng, chỉ còn lại 5 như bao người vẫn nhắc đến, tự nhiên thấy lo lắng rằng mươi năm nữa con cháu mình có biết HN đã từng có 5 cửa ô. Chắc là khó vì khi đó, người ta sẽ ngồi trong quán ăn nhanh và uống cà phê trong hộp nhựa. Ở tận một miền quê trung du của em, mấy mươi năm trước đây mỗi lần có ai đó trong làng được về HN ("về" chứ không phải "đi"), người đó ắt hẳn phải cẩn trọng lắm, từ đôi dép đến bộ quần áo, lời ăn tiếng nói sao cho không bị chất người Tràng An thanh lịch họ chê cười. Thế mới biết nơi đây chính là 1 chuẩn mực văn hóa. Có người đã viết "..người “nhà quê” ra Hà Nội nếu định sống lâu dài thì cũng vậy thôi: phải nhìn người ta và phải để người ta trông vào....". Do còn ít tuổi, nên em cũng chỉ được nghe nói, ngày đó những người nhà quê ra tỉnh, dù bất kể sang hèn thế nào cũng được người dân nơi Kẻ Chợ đãi đằng đúng đẳng cấp của người có thanh có lịch. Lớn lên có tí tuổi đầu, mỗi năm em được mẹ cho về HN một lần, lưu lại 1 ngày thôi mà có biết bao sự chuẩn bị, quần áo phải sạch sẽ, ăn nói phải lễ phép cẩn trọng, như vậy mới không bị nơi phố xá chê cười. Những điều đó bây giờ xem ra hiếm quá mất rồi. Quay lại những gánh hàng hoa gây ách tắc giao thông nọ, thì mới thấy cái sự vô duyên của những nhà làm văn hóa hay truyền thông. Thay cho việc chỉ trích họ, sao ta không thử bàn xem tại sao họ không thể buôn bán được ở nơi quê mùa đó, mà phải đi xa xôi thế về nơi thành thị này kiếm sống? Thành phố càng to ra, thì tắc đường càng nhiều, chắc hẳn chẳng phải vì mấy gánh hàng rong nọ. Chắc chắn không phải thế. Dạo này người ta hay kiếm những việc có thể sờ mó, cụ thể để làm lý do đổ diệt những cái không hay. Nhưng cũng lố bịch lắm. Ví dụ thế này vậy, người ta cấm mình vào hát thì không được nhảy. Cái này thì dễ thực hiện thôi, vì cứ có khách vào thì ta lấy cùm, cùm chân khách lại. Khi nào về thì mở ra, thật là tiện, vì như vậy đố khách bờm xơm được mấy em tiếp viên, mà lại đòi tiền cũng dễ - thanh toán rồi ta mở cùm cho... Hoặc lại ví dụ thế này, người ta cấm khi vào phòng hát, tiếp viên không được ngồi với khách. Cái này quá hay rồi, vì như thế nếu nằm với nhau thì không phạm luật, vì chỉ cấm "ngồi" thôi. Nhưng kể ra chân bị cùm mà lại nằm thì e khó tác nghiệp quá. Nghĩ mà thấy lố bịch (hình như chữ này mình viết ở bên trên rồi). Vậy 10 năm nữa HN sẽ như thế nào? Em chả biết, vì lúc đó có khi HN đổi thành tên khác mất rồi. Thôi tặng các bác vài quả sấu, gọi là có chút quà từ Hà Nội....
...thoáng 1 chốc, tháng Tư lại sắp qua... ...hằng đêm, gã cao-boi lãng tử vẫn cứ ngồi vắt vẻo trên bal-công nhà gặm nhấm những nỗi buồn vu vơ muôn thuở. Đâu đó, trên những thân Sấu già, những chú Ve con thỉ thoảng lại cất tiếng...mùa Hạ đang đến. - "Ta quen nhau mùa Xuân, ta yêu nhau mùa Thu, để rồi tàn theo mùa Đông, người về lặng lẽ sao đành!"- gã khe khẽ hát... Viết tiếp "tháng Năm về" đi kụ "Tai" oi!