Wow sấu chin ngon quá Cung gan 8 nam roi em chua đuoc an món nay. Ngay bé Treo cay sấu Sao luc đó qua sấu chín ngon qua' Thân
Kính gửi Bác tai_trau Nhìn sấu chín thèm quá Bác ơi! Mùa hè này Bác cứ làm lấy vài cân sấu rồi cho ngăn đá tủ lạnh ăn dần nhé ( thì được ăn sấu quanh năm Bác ạ). Nói về gánh hàng hoa bán rong vỉa hè. Cá nhân em thì muốn Hà nội mình cứ vẫn giữ mãi những hình ảnh các bà, các chị gánh hoa đi bán rong trên các phố phường. Chỉ ước gì phố cổ Hà Nội sẽ là phố đi bộ và các bà, các chị sẽ chỉ bán hoa rong hoặc quẩy các gánh hàng rong đi dạo bán trong những con phố này, để hình ảnh này sẽ vẫn cứ là biểu trưng cho văn hóa Hà nội. Chứ đúng là các bà các chị cứ gánh hàng đi bán khắp nơi như hiện nay cũng gây ra nhiều vấn đề: xả rác, tắc đường..vv. Các Bác làm quan nhà mình thực ra cũng có những nối khổ của người ta Bác ạ. Ai nhìn thấy thì cũng "bức xúc", ai sờ vào thì cũng thấy "nổi cộm", mở ra thì thấy "bùng nhùng"...và cuối cùng thì đành rút ra để cả hai bên cùng vui vẻ...
Hà nội ngày trước bé thế mà vẫn có chỗ để anh em ta chơi thế này Lại còn không gây tắc đường nữa chứ :lol: Ôi nhớ quá! Bao giờ cho đến ngày xưa ??? Regards, NCC
Ngày xưa có vỉa hè đá cầu nhưng không có điều hoà, internet, truyền hình cáp... và anh em mình toàn ăn thứ gì không đâu... bác thích trả giá không :roll:
Khu nhà bác ko có chỗ chơi như thế àh, khu nhà em vẫn còn đấy, mà chả tắc nghẽ bao giờ, mấy bác tài tiện tay ga cứ phóng như thiêu thân ấy, hè, bác nhớ thì xuống khu nhà em mà chơi cho đỡ nhớ :mrgreen:
Đọc những dòng bác viết,thấy muốn khóc.Thương những gánh hàng rong,thương những thanh niên lao động phổ thông[ai đó gọi một cách miệt thị là Cửu vạn],những quán vỉa hè,thương những em[anh,chị,chú]đánh giày bị thu gom mỗi dịp Lễ,Tết...bác ạ,còn tại sao người ta không ở quê mà buôn mà bán?Đô thị hóa là điều tất yếu,và việc người ta từ vùng nông thôn dồn về các vùng đã đô thị hóa cũng là lẽ dĩ nhiên.Là công dân Việt Nam,họ có quyền tự do đi lại,cư trú và mưu sinh.Ai có khả năng gì,có vốn liếng bao nhiêu thì sẽ lựa chọn cho mình cách thức mưu sinh phù hợp.Còn việc của các nhà quản lí,là căn cứ vào luật pháp,vào thực tế xã hội,vào cả cái tâm của mình,để đề ra những quy định phù hợp,đảm bảo sự công bằng,dung hòa mọi lợi ích.Hà Nội,có rộng lớn,đẹp đẽ,đông đúc...như ngày hôm nay cũng là nhờ xưa kia,các thế hệ Cha,Ông từ khắp nơi đổ về,mang theo những tinh hoa nghề nghiệp,văn hóa,lối sống..làm nên Kẻ Chợ.Cảm ơn bài viết của bác.
Cách nêu vấn đề của các bác em thấy rất tâm đắc. Ơ...nhưng mà nó lại liên quan đến kinh tế, văn hóa - xã hội và trình độ, khả năng, cái tâm của nhà quản lý...lớn quá! Em lại khoái cái món sấu tươi của bác "Tai"-chua chua, ngọt ngọt, dễ nhằn hơn :lol: :mrgreen:
Sáng gió Đông Bắc,chiều tạnh mưa,gió Đông Nam rười rượi.Hôm nay 30-4,Hè gần lắm rồi các bác ạ,tuy chưa thấy Phượng nhưng hôm nay em đã được nghe những tiếng Ve đầu tiên,giờ ở Hà Nội tiếng Ve cũng chẳng còn nhiều như trước,chỉ rải rác vài nơi[những con phố râm mát,có nhiều cây Xà cừ]Xưa,Ve kêu râm ran suốt cả mùa Hè,19-5 nghỉ học,tối về nhà,cơm xong là chạy ra tụ tập với bọn bạn cùng phố,kế hoạch thì nhiều vô kể:trước hết là sáng mai dậy mấy giờ này,đứa nào dậy trước thì gọi đứa nào này,đứa nào nhớ mang bóng để còn có cái mà đá này...rồi xem hôm nào thì đi mua quay,hôm nào thì có tiền mua cá chọi,rồi về nhà tìm xem cuộn dây gai[tước ra từ những mảnh lốp ô tô]năm ngoái còn nhiều không để còn làm diều...Nhưng đầu Hè,nhớ nhất là nước rau Muống luộc chua Me,hoặc canh Cua-Mồng tơi với mấy quả Cà,thêm xoong thịt Ba chỉ kho Tàu,trong bữa cơm chiều Mẹ nấu...nhớ lắm.
Bác thật là người hạnh phúc. Em thì vẫn chưa được nghe những tiếng ve đầu tiên của mùa hè này nhưng cứ nhớ tới lại thấy tiếng ve cũng thiêng liêng bác nhỉ. Nó cũng gắn liền với thời khắc của một năm. Bây giờ chẳng còn hy vọng gì với những trò nghịch ngợm thỏa chí nữa rồi
Mấy dòng bác viết cảm xúc quá, bác nhắc đến mấy món dân dã đời thường sao tự nhiên muốn bỏ cà phê để uống nước muống luộc quá :mrgreen: . Mấy ngày nghỉ này em cũng lên kế hoạch trở về thời hoang dã đi bắt cua, vồ cá :mrgreen: @Bác Kool: Bác vượt cầu Thăng Long đi vồ cá với em đê, nghịch cho thỏa chí để đầu óc giải tỏa bớt đê bác
Đọc những dòng bác viết,thấy muốn khóc.Thương những gánh hàng rong,thương những thanh niên lao động phổ thông[ai đó gọi một cách miệt thị là Cửu vạn],những quán vỉa hè,thương những em[anh,chị,chú]đánh giày bị thu gom mỗi dịp Lễ,Tết...bác ạ,còn tại sao người ta không ở quê mà buôn mà bán?Đô thị hóa là điều tất yếu,và việc người ta từ vùng nông thôn dồn về các vùng đã đô thị hóa cũng là lẽ dĩ nhiên.Là công dân Việt Nam,họ có quyền tự do đi lại,cư trú và mưu sinh.Ai có khả năng gì,có vốn liếng bao nhiêu thì sẽ lựa chọn cho mình cách thức mưu sinh phù hợp.Còn việc của các nhà quản lí,là căn cứ vào luật pháp,vào thực tế xã hội,vào cả cái tâm của mình,để đề ra những quy định phù hợp,đảm bảo sự công bằng,dung hòa mọi lợi ích.Hà Nội,có rộng lớn,đẹp đẽ,đông đúc...như ngày hôm nay cũng là nhờ xưa kia,các thế hệ Cha,Ông từ khắp nơi đổ về,mang theo những tinh hoa nghề nghiệp,văn hóa,lối sống..làm nên Kẻ Chợ.Cảm ơn bài viết của bác.[/quote] Nhân vài dòng của Bác em có câu chuyện này muốn kể. Số là cách đây vài hôm, nhà em cần 2 anh cửu vạn, thế là ông anh đi xe máy lên đầu chợ đàm phán chở về hai anh. Xe của ông anh vừa đỗ ở cửa thì...hỡi ơi...đằng sau đó là ùn ùn một đống đi theo, thề với Bác là đếm đúng 20 ông trẻ có già có...mà nhà mình thì chỉ cần 2 chiến sỹ là đủ...thế mà nói thế nào cũng không đi Bác ạ. Cả chục đồng chí cứ đứng năn nỉ, ỉ oi. Cuối cùng sau 20 phút cũng chịu rút, để lại hai đồng chí một già một trẻ...túm tay năn nỉ: anh cho tôi làm, không thì hôm nay hai bố con ko có cơm để ăn...thế là em thấy tội nghiệp quá, "phóng khoáng" rút ví ra cho họ 2 chục... Kể câu chuyện vui nhưng cũng đáng để ngẫm các Bác nhỉ!!!
Hề hề, cái nhà bác này, không dưng bác lại thích đi quần cái vợt :?: , không phải tại do cái đầu giờ to hơn cái thằng người ạ :idea: :mrgreen: thế bác phải đi giải tỏa cho cân đối thì hợp lý quá còn giề nữa ạ, hế :mrgreen:
Bác Caithang là đồ Rã Man, thế mà quay ra bảo với em là chỉ xin được có 15k. @bác Dualcorechip: Không phải hai bố con đâu ạ, bác Cai hơn em có 2-3 tuổi mừ. @bác steelman: Cám ơn bác đã động viên em.
Tháng Năm về.... Hoa lá mùa hè nở tung ra rồi. Mấy ngày nay Hà Nội nhiều hoa lắm, như chực chờ trời ấm áp là chạy ùa về nơi này. Sáng đi làm cầm lòng không dừng lại để ngắm nghía mấy vệt tím ngắt lấp ló trên những tầng lá xanh thẫm. Bằng Lăng đấy. Giờ này thì chưa có tiếng ve, nhưng Phượng với Bằng Lăng thì đã ghen nhau trên những khoảng không kia rồi. Ước gì mình được làm học trò, uớc gì thế nhỉ. Tháng Năm lúc ấy sẽ đong đầy những cuộc thi, vội vàng học, vộ vàng thi, vội vàng chia tay, vội vàng những kế hoạch to lớn của con trẻ, vội vàng lắm. Nhìn quanh may ra thấy vẫn còn những bóng dáng cu cũ của 1 Hà Nội đâu đó. Trong ánh nắng ngòn ngọt của tháng năm còn thấy những khu nhà cũng mang ánh vàng cũ kỹ. Thấy thân quen bên những khu nhà mới đang mọc lên. Quay lại nhìn, biết mình không còn trẻ nữa, nhưng vào 1 chiều tháng Năm thì vẫn có thể ngồi giấu mình đâu đó lặng yên nghe bức thư tình đầu tiên của Đỗ Bảo gửi cho bản thân. Nhận ra những "điều thật lớn lao" mà mình đã từng ấp ủ phần nhiều cũng như nước chảy kẽ tay, mở ra chỉ thấy thời gian ướt sũng. Thấy tiếc thời gian, nhưng có quay lại bao nhiêu tháng Năm, chắc vẫn làm thế. Tháng Năm về thật là nhiều và hào phóng, mình thấy yêu thành phố này. Vẫn thế, và lại chờ đến tháng Sáu, khi ấy trời sẽ mưa không dứt, vẫn thế.
Ảnh ngã tư Chùa Bộc của bác nom thân thương quá, một trong những hình ảnh đặc trưng của Hà Nội rồi chả mấy chốc sẽ chỉ còn là kỷ niệm.
Hì, em thấy rất thích cái màu đó. Nhìn thế mới ra màu...thời gian chứ. Tháng Năm đấy, tháng 8 còn nóng hơn nhiều. @bác Chích: Không phải hình của em cụ ơi.
Xem đĩa sấu của các bác tự nhiên em thấy chợt buồn. :?: . Nhớ thời nhỏ cả lũ tụm năm tụm ba cứ về hè được nghỉ học là chạy dọc Hai Bà Trưng leo cây hái sấu. Cuối hè mỗi khi có mưa giông lại kéo nhau vào sân toà án nhặt sấu chín rụng hay chạy dọc Tràng thi nhặt bàng chín. Sao hồi đó cảm thấy vui và vô tư làm vậy. Đường xá vắng tanh dù giữa ban ngày vậy mà chạy hoài chẳng thấy bóng dáng cái nào gọi là phương tiện giao thông. Hơn 3 chục năm thôi vậy mà đã phải đuổi bớt người lao động bán hàng rong để khỏi ách tắc, bạn bè tứ tán khắp nơi :? :roll:
Dỡ giàn Trâm bầu,Mẹ rủ Bố đi chợ phiên,chọn được cây Dâu da thân mới chỉ như cổ tay nhưng được cái thẳng tắp,tán xòe rộng như cái ô.Tiện Chú đang lên chơi,Bố với Chú hì hục suốt một ngày,đào đất,lấy bùn sông Tô,chở phù sa tận sông Hồng...trồng xong,sợ Dâu da còn non nớt,hai người làm cái chạc 3 bằng tre,chống cho Dâu da thật vững.Dâu da lớn lên cùng cả ba anh em.Cái nhà ngói ngày xưa,thật chỉ hơn túp lều,Dâu da che mát rượi trước cửa,cành lá xum xuê phủ ra cả khoảng sân con giữa nhà trong và nhà ngoài,mùa quả chín,mấy anh em và những lũ anh em nhà hàng xóm khác,vụ nào cũng thế,chế mấy cái gậy tre dài,đầu gậy buộc cái tròng nhỏ bằng sắt,bao nhiêu chùm quả,chỉ lựa những quả chín nhất,đứa lựa cái tròng rồi kéo,đứa đưa cái nón ra hứng... Lá Dâu da có gần như quanh năm,quả thì năm nào cũng 2 vụ,sáng sớm mùa Hè thức dậy,nắng sớm vàng ươm chen qua kẽ lá,nắng len qua cửa chớp,lùa qua cái mành,nắng đùa khẽ,lao xao,nắng rủ cả hương thơm của hoa Dâu da đầu mùa,nắng vào tận giường,tí tách trên khuôn mặt tròn tròn,thơ dại của thằng em út còn đang say giấc. Lại đã tháng Năm,thằng út ra trường năm ngoái,vừa có việc làm,Dâu da xoan,thành viên nhỏ nhất trong gia đình của Bố-Mẹ ngày xưa,kém anh cựu sinh viên 1 tuổi,và giờ,lại sắp có một vụ quả đầu mùa.