Hết mưa rồi, nhưng đường rất đông, chắc giờ mọi người mới đổ ra chạy công việc, kẹt mọi nơi. Lần này các chuyên gia bảo hiểm k gặt hái được nhiều, dân tình 4 bánh rút kinh nghiệm nhiều rồi
Mưa to,nước ngập,xuống nhà thằng bạn dưới Láng mà tắc đường.Hai thằng trổ tài thổ dân,phi xe lên hè,vòng vào khu Thành Công...khu tập thể Thành Công,bao năm rồi mới lại rẽ vào,khu E..vẫn những hàng rào,cái cây nghiêng nghiêng,cái bể nước nửa chìm,nửa nổi.Ngó ra đường ven hồ,vẫn tắc,quay lại cổng sau chợ,luồn lách một hồi,những sân chơi,những lối qua gầm cầu thang ngày xưa đi tắt...men theo bờ tường nhà trẻ là chỗ khu A,trong bao nhiêu căn nhà đóng im ỉm kia,nhà nào là Karaoke Vinh "sự' ngày xưa?Lối Xưởng in thường đi học sớm đá cầu,sang khu G,có mấy cô bạn cùng trường tối nào cũng hẹn hò nhau,cả đám lang thang đi bộ lên dốc Phụ nữ,lượn về tận khu C,nhớ những ngập ngừng,vụng dại...Thành Công ngày xưa yên ả,hiền lành,nhớ những chiều Đông trốn học nghề về sớm,lúc bố mẹ các bạn còn chưa đi làm về,rủ rê nhau nghe nhạc Vàng ở nhà thằng bạn có cái cát xét Sanyo Auto ri vớt.Nhớ những sáng bùng tiết,nhớ những đứa bạn giận gia đình[trẻ con vẫn hay thế]..thế nào rồi cũng lại gặp ở Thành Công,dấm dúi đưa nhau vài nghìn,loanh quanh canh chừng,nghe ngóng...Khu tập thể Thành Công,biết bao người anh,bao bè bạn và những kỉ niệm ngập tràn,ngay cả trong giấc ngủ,giấc mơ về bè bạn ở Thành Công là một trong những giấc mơ đẹp nhất.Thành Công trong kỉ niệm,một chiều mưa,lại có dịp trở về...
Nhớ trước đây cứ mỗi dịp mưa, tụi thanh niên bon em lại kéo nhau ra đường tha hồ đá bóng vậy mà chẳng thấy mống xe cộ nào mà đường xá cũng chẳng ngập lụt như bây giờ. Vậy mà chỉ vài năm trước thôi họ đào hết cả đường lên đặt cống ngầm nhưng tự nhiên từ ngày đặt cống, phố xá lại ngập lụt mới chết chứ :shock: Đúng là người ta nói dự án thoát nước thì cái gì cũng thoát trừ nước
Hay bác nhể, trong Đà Lạt lại có Phượng tím. Em nhớ, trước đây,trước dãy khu tập thể nhà em có 1 rặng cây điệp vàng, mà bọn trẻ con như chúng em chả hiểu nó là cây gì lại cứ gọi là cây phượng vàng mới chết :mrgreen: , hix... Các bác nhắc tới hoa phượng làm em lại thèm được trở về "một thời để nhớ", xin phép được tặng các bác bài thơ mà lúc chia tay cuối cấp em tặng các bạn em, mà phải nói thật lớp em lớp văn các nàng ướt lắm, cứ khóc như thể là mưa, khóc lên khóc xuống..., nhớ ghê cơ Phượng đẹp đang cháy đỏ cây Sao mà lòng cứ buồn ghê là buồn Xa thầy, xa bạn, xa trường Biết bao nỗi nhớ vẫn vương trong lòng Bạn ơi hỡi có biết không Thầy cô dạy dỗ bao công chưa đền Mỗi ngày cứ lớn dần lên Mùa ve mùa phượng cứ gần lại xa Bao giờ ta vượt hẳn ta, Ta vể báo đáp công cha nghĩa thầy Bạn bè lúc ấy xum vầy Lại vui lại vẫn như ngày còn thơ... (thơ trẻ con, các bác đừng cười nhé )
Hi hii ... Bác ơi hoa Phượng có thể đỏ, hồng, tím ...vv Nhưng máu và con tim thì ... Con Đường Phượng Tím Con đường phượng tím em đi Hàng cây phượng tím dậy thì nở hoa Tháng tư nắng mộng chan hòa Con đường tím đẹp Em Hoa đẹp hòai Ngắt hoa làm cánh hoa tai Vành khuyên tím đẹp một mai nhớ về... Con đường phượng tím tình quê Anh xa nhung nhớ gớm ghê tháng ngày Từng hoa phượng tím rơi bay Cánh rơi trên tóc, vai gầy ngày xưa Mình đi giữa nắng ban trưa Tưởng như đi giữa mùa mưa hoa tình Em cười thưở ấy thật xinh Hàm răng trắng ngọc dành mình anh thôi Cách xa nhớ mãi nụ cười Có hoa phượng tím lả lơi mọc mời
Hình như..., hình như..., hình như là, như là, thì là mà rằng là... chán anh CT zộng quá tóc ứ lớn được :mrgreen: :mrgreen: :mrgreen: :mrgreen: :mrgreen:
Bác này trông tướng vừa giống Đac-uyn, vừa giống Pa-va-rốt-ti, thế mà đa cảm thật,...giống em wá :mrgreen:
Lâu lâu không viết gì về Hà Nội cũ, em chợt nhớ những dòng vụn vặt ngày xưa chảy từ từ vào trí nhớ khi còn ngồi lọt thỏm trong lòng bà ngoại. Thấy nói, Hà Nội cách đây 6-7 thập kỷ đổ về trước mới mang nhiều ý nghĩa của 36 phố phường. Một căn nhà chẳng to chẳng nhỏ, lúc nào cũng im ắng bên 1 cây bàng cổ thụ ở phố Thuốc Bắc là nơi xưa kia các cụ nhà em cư ngụ. Cũng lâu rồi nên trí nhớ rơi rụng đi nhiều. Em chỉ còn nhớ về những câu chuyện không đầu cuối trong về những ngày đông giá rét năm nào. Trong những câu chuyện kể rỉ rả, hình như mùa đông năm xưa mưa phùn nhiều hơn, ướt đẫm cả những suy nghĩ người già. Em còn nhớ loáng thoáng về những con phố cũ và mới quanh ngôi nhà ngày xưa. Thấy nói con phố Hàng Lược (chạy thẳng xuống Lương văn Can) bây giờ ngày xưa gọi là Phố Mới do mới hình thành vào đầu thế kỉ trước. Hà Nội vào đông thì đặc trưng lắm. Người đi lại ngoài đường rất ít, quanh khu Phố Mới khi vào đận Tết thì dường như chỉ có những hàng làm mứt kẹo, hàng mã và đặc biệt là những tiệm cầm đồ của người Tàu (trước người Hà Nội hay gọi là các Chú Khách), là nhộn nhịp hơn cả. Với tính sĩ diện ngấm trong máu, người Tràng An thường hay tránh phô bày cái sự khốn khó của mình khi năm hết tết đến. Vì vậy khách đến những tiệm cầm đồ này thường ăn bận rất sạch sẽ, và đều đến từ những khu xa nới này để tránh gặp người quen. Mọi giao dịch đùe chíng vánh qua 1 lỗ ô vuông nho nhỏ, cùng cánh tay của chú Khách với mớ tiền xu hay cái biên lai. Chẳng cò kè hay than vãn nhiều, vì cả hai bên đều rõ gia cảnh nhau cả. Ngẫm lại em thấy những hiệu cầm đồ bay giừo còn thua xa cái khoản tôn trọng khách hàng của cách đây hơn nửa thế kỉ. Thôi thì cũng là chuyện ngày xưa Bây giờ phố Thuốc Bắc với Hải Thượng Lãn Ông vẫn chở đầy hương thuốc để gài chặt vào giác quan người qua lại, nhưng hương sắc của đất kinh thành xưa thì phải thay đổi nhiều. Thôi thì cũng là chuyện ngày xưa. Tự nhiên thấy mình lẩn thẩn mất, ngoài trời đang nóng bức, tháng năm mang đầy mùa hè về mà lại tơ tưởng đến mùa đông HN của mấy mươi năm về trước. Thôi thì cũng là chuyện ngày xưa..... Tặng các bác hình Hàng Đào của ngày xưa. P/s: Đây không phải là tư liệu, em chỉ nhặt nhạnh đâu đó trong trí nhớ đâu đó và viết ra thôi, nên không có sự chính xác ở đây.
Đang để quạt cây dưới gầm bàn thổi thẳng lên đây này. Làm gì có máy lạnh mà chơi sang thế? Nóng quá nên mơ mùa đông đấy. :wink:
Thực sự là ko hiểu:?: Bác tai nhà em tài quá! :lol: Em đoán bác đang mặc quần đùi với cái ống quần rất rộng :lol:
Khi tả thế, em đã đoán sẽ có bác thấy rạo rực, y như rằng bác Dart cắn câu. :mrgreen: Bác đoán sai roài, em đóng cửa văn phòng nên chả mặc giề. Hề hề.
Các bác..các bác chậc chậc,mạch văn đang lãng mạn thế mà lại "xôi thịt'' ngay được,ai lại thế,ngượng chết :lol:
Em tiếp tí ti đây... ....Lại thấy nói trước ở khu vực Quanh Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Mã....trước kia những người lao động tự do hay tụ tập lại với nhau kiểu như chợ người Giảng Võ của những năm 90 thế kỉ trước. Giống mà cũng có nhiều cái khác. Cũng người đấy, cũng bán sức lao động đấy, nhưng cách giao dịch thì e là khác nhau nhiều lắm. Trong vô số những mảnh vụn còn sót lại trong trí nhớ từ những câu truyện mà bà em đã kể, thì những khu phố tập trung người lao động tự do là khá nhiều. Những năm đầu thế kỉ trước thì chưa hề có làn sóng di dân từ miền quê ra chốn thị thành như bây giờ, tuy nhiên Kẻ Chợ vẫn là đích đến của những người dân nhân dịp nông nhàn từ Bưởi, Nhổn, Chèm hay Hà Đông ra tìm cơ may. Chợ người, ngạc nhiên là phần lớn là phụ nữ, họ túm tụm lại xào xạc bàn tán chuyện nhặt được cơ may ở nơi này. Phần lớn họ hy vọng vào những công việc như làm con sen, ở vú, đại loại như osin bây giờ. Tất nhiên là không thể thiếu những tay cò mồi, mà kể ra thời ấy còn chuyên nghiệp hơn bây giờ rất nhiều. Nghe kể, nếu thời đó ra chợ người mà gặp mấy mụ đàn bà sạch sẽ, mau mắn đầy vể giảo hoạt là đúng dân chuyên cò mồi. Cũng chỉ ngồi lượn lờ quanh những góc phố chật hẹp của Hà Nội cũ, những người này phân loại rất nhanh đối tượng lọt vào mắt họ. Một chị nhà quê thậm thụt vào hiệu cầm đồ của mấy chú Khách, một bà ăn vận sạch sẽ với chiếc áo bông nút hoa vá khéo dò dẫm nhìn quanh, một cô tre trẻ với chiếc tay nài ngó ngiêng xung quanh....nếu đã lọt vào mắt họ thì sẽ không bao giờ thoát. Tuy nhiên, cũng chả là gì so với mẹ mìn bây giờ. Thoạt đầu, dân cò mồi sẽ là một người thật tử tế. Bao nhiêu cơ hội để bước vào một gai đình giàu có chốn Kẻ Chợ sẽ được bày ra trước mắt, hình như trong thâm tâm những cô ôsin tương lai luôn có một sự thèm muốn giấu kín là được tống cổ 1 bà chủ già kiết nào đó ra đường để chễm chệ trên cổ ông chồng. Về khoản này có lẽ mấy nhà tâm lí học - cò mồi nắm rõ nên cái sự thẽ thọt lúc đấy sẽ là cao trào. Và khi người phụ nữ nhà quê nọ còn ngẩn ngơ với giấc mơ con ở - bà chủ thì cũng chưa nhận ra rằng cái phí tư vấn nọ cũng phải là vài hào bạc, hay là cả một ngày làm công của họ. Vậy nhưng dù sao vẫn là sòng phẳng. Giờ thì người làm công, cửu vạn ở Hà Nội có nhiều hơn nhiều. Họ cũng làm đủ thứ nghề, vất vả thì nhiều, nhàn hạ thì ít. Nhưng việc mấy bà sồn sồn ra chợ người tuyển nhân lực thì có lẽ thời nay mới có... Vài lời dông dài khi trời mưa to, HN chắc lại ngập lụt mất thôi. Chuyện vô tình kể ra, không có tính tư liệu đâu ạ. Thôi thì cũng toàn là chuyện ngày xưa.... Em Tai _trau tặng các bác.
Chào các bác ạ. Em xin kể một kỷ niệm nho nhỏ thời sinh viên. Ngày trước em ở nhà quê ra TP học. Cảnh sinh viên chắc các bác biết cả. Bố mẹ cho tiền ăn sáng trong 1 tuần mà chỉ đến thứ 3 là hết. Vậy ăn sáng bằng cái gì đây. Thôi thì sáng dậy ôm bung rỗng đến trường. Nhất là ban đêm. Khi vật thuốc khổ lắm mà chẳng nghĩ mình khổ. Các bác chắc biết cái nắp phích bằng nhôm rồi. Em hay để dưới gầm giường, lúc nào cũng gần như đầy đầu mẩu thuốc lá, thậm chí nó còn đầy có ngọn. Và khi đêm xuống, hết tiền, thèm thuốc lại đổ cái nắp phích đó ra để tìm đầu mẩu hút nốt. Đó là một trong những kỷ niệm không đẹp nhưng em không bao giờ quên. Vài dòng tâm sự cùng các bác.
Đây là nét hay hay dở của HN các bác ơi ? Báo Mỹ viết về 'loa phường' Hà Nội "Nhiều dấu tích của thời chiến dần phai nhạt trong một đất nước Việt Nam đang hiện đại hóa nhanh chóng, nhưng có một thứ vẫn còn: mạng lưới loa phóng thanh trên khắp cả nước", phóng viên AP viết về hệ thống loa phường và nỗ lực đưa tin đến dân bằng Internet của một chủ tịch phường ở Hà Nội. Cứ khoảng 4 giờ chiều hàng ngày, bà Hoàng Thị Gái ru thằng cháu nội 5 tháng tuổi ngủ để bà đi nấu cơm chiều. Đứa bé vừa ngủ được chừng 15 phút thì tiếng loa phóng thanh oang oang vang lên ngay bên ngoài nhà bà. "Thằng bé khóc thét cả lên, mặt mày tím cả", bà Gái, 61 tuổi, nói. "Mãi mà nó vẫn không quen được". Hệ thống loa phóng thanh ở các phường, xóm, từ lâu là công cụ để chính quyền các địa phương tuyên truyền và cung cấp thông tin hàng ngày, vào mỗi sáng và mỗi chiều, mỗi buổi phát 30 phút. Nay một chính trị gia thông thạo web và Internet đang muốn đưa các thông điệp từ "loa phường" lên mạng, để cư dân tùy ý đọc những lúc rảnh rỗi. Thời chiến tranh với Mỹ, hệ thống loa phường giúp cảnh báo cho người dân về các cuộc ném bom của máy bay địch. Ngày nay, loa phường vừa phát tin địa phương, chỉ thị hay quyết định của chính quyền, vừa phát những bài ca yêu nước. "Tôi phải thừa nhận rằng những người sống gần những cái loa rất khổ. Tiếng loa cứ xói vào tai họ", chủ tịch phường Khương Mai, Hà Nội, Phạm Văn Hiện nói. Hiện, 38 tuổi, là một trong khoảng 500 vị dân bầu như vậy ở thành phố này. Và cũng như các quan chức dân bầu tốt khác, ông chú ý đến mong muốn của dân chúng. Chiến dịch nhằm giảm ảnh hưởng của loa phường do Hiện đưa ra nhận được phản ứng tích cực từ các chatroom, blog và báo mạng. "Thử tưởng tượng nếu anh sống cạnh cái loa, ai đó trong nhà anh ốm thập tử nhất sinh mà ngày ngày được nghe bài hát 'Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay'", một cư dân Hà Nội tên là Trần Hùng viết trên báo Tiền Phong điện tử. "Thật kinh khủng", Hùng viết tiếp. "Nếu hàng xóm nhà tôi mà gây ồn như thế, tôi sẽ đưa họ ra tòa. Thế mà loa phường cứ gây ô nhiễm tiếng ồn mãi". Hiện cho biết sáng kiến của anh nhận được phản hồi tích cực từ một số quan chức cấp cao. Anh nói chỉ muốn chứng minh rằng hệ thống thông tin có thể được hiện đại hóa, rằng người dân có thể được "chọn nghe hay buộc phải nghe loa phường mà thôi". Có hàng nghìn thôn xóm và phường ở Việt Nam có hệ thống loa phát thanh, tất nhiên 577 phường của Hà Nội không là ngoại lệ. Thông tin phát trên loa thường được soạn cho hợp với cư dân địa phương, và kèm cả các thông tin được rót xuống từ Bộ Văn hóa. Phường Khương Mai của Hiện có 60 loa, phát đi thông điệp được đọc từ một căn phòng nhỏ. Những ngày này, phát thanh viên là cô Trần Ánh Tuyết, nhân viên 33 tuổi. Cô đọc một văn bản của chính quyền có tên "Gia đình Hạnh phúc", cung cấp thông tin về tổng điều tra dân số. Sau đó, đến phần kêu gọi cư dân "làm giàu đời sống tinh thần" bằng cách hạn chế xem TV và tham gia vào các sự kiện văn hóa. "Hãy làm cho Hà Nội đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế", Tuyết đọc, kêu gọi cư dân tạo một môi trường "lịch sự và có văn hóa". Trang web mà Hiện tạo ra cung cấp thông tin về phường Khương Mai, chứa đựng tất cả nội dung mà loa phường đã đọc, cộng thêm hàng loạt tin tức khác, từ chuyện lụt lội trong phường đến chuyện một thầy bói Nga dự đoán tương lai của tổng thống Mỹ Obama. Hiện cho biết hơn nửa số hộ gia đình trong phường có thể tiếp cận Internet, ngoài ra còn có các quán cà phê mạng trên địa bàn. Trang web đã nhận được 800.000 hit kể từ khi ra mắt hồi năm ngoái. Báo mạng và cả truyền hình quốc gia đã làm phóng sự về công việc của anh. Cứ đến 7 giờ sáng, khi loa phường lên tiếng, cô gái Nguyễn Thị Oanh 23 tuổi lại vùi đầu vào trong chăn. "Ai mà quan tâm đến những tin họ đọc?", cô nói. "Âm thanh thì chán, nghe cứ như bị ngạt mũi í". Ở tuổi 68, bà Nguyễn Thị Phương đủ già để nhớ những ký ức thời chiến tranh. "Mỗi khi có loa báo động, chúng tôi lao xuống hầm để tránh bom", bà kể. "Những cái loa ấy đã cứu mạng bao người". Nhưng bây giờ, chúng cũng có lúc gây phiền toái, bà Phương nói. "Đưa thông tin lên mạng là ý tưởng quá hay". http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2009/05/3BA0F217/
Trong cơ quan em, ai nói nhiều bị gán cho cái mỹ danh loa phường này. Nhưng kô có nó thì kô ra cái sự chia sẻ cộng đồng, kể cả cái khó chịu. P/s: Cái câu cuối cùng của bà Phương, em e là do nhà bác nhà báo tự viết ra... :wink: