Trước đây thì dân Kẻ Chợ quả là có chuyện phú quý sinh lễ nghĩa, nhưng giờ thì phần nhiều phú quý sinh hợm hĩnh. Em có ông bạn ở HN, ngày trước thời còn tầm tầm thì cũng nhũn nhặn lắm. Rồi thì với sự ưu ái của những cơ may và tài năng nên cũng được cất nhắc lên có tí chức vụ trong cơ quan quản lý thành phố. Giờ thì thành ra khệnh khạng lắm. Nói chuyện với mọi người như thể nhân viên của mình, kể cả với những người hơn tuổi. Thôi thì đồng tiền nó cũng thay đổi cả tâm tính, chuyện đó phải chấp nhận thôi. Hy vọng là khách phương xa mỗi lần nghe nhắc đến Tràng An vẫn còn tí nể nang. P/s: Bác nhắc đến Hàng Chuối, làm em lại nghĩ ra Hàng Mắm. :wink:
Đúng quá bác ạ, niu-bờ-ren thì Tây nó có thừa, đẹp và hoành tráng gấp cả ngàn lần những sản phẩm đc sinh ra từ " nền văn hóa Lẩu ". Nó bỏ mấy ngàn $ sang đây để ngắm những cái nó ko có chứ sang đây lại chỉ toàn thấy bê tông với kính thì thà nó bay sang châu Phi ngắm đười ươi còn sướng hơn . Em thấy khách du lịch cực kỳ thích chụp ảnh mấy bà gánh hàng rong, mấy bác xích lô, mấy em VN mặc áo dài...chứ có bao giờ nó chụp mấy ông VN cò hương mặc comple, đeo cà vạt đi ô tô, xe máy xịn đâu.
Em đồ rằng gốc gác ông này ko phải dân kẻ chợ thịn, nếu là dân kẻ chợ thịn thì thường là họ lánh xa chốn quan trường hoặc ko bao giờ có " cửa " để chen chân đâu bác ạ. Xem sơ yếu lý lịch của các " quan " xem có mấy bác là dân kẻ chợ thịn thì biết liền hà.
Ông này chỉ là quan giời ơi thôi bác, tức là có tý tầm giám đốc, phó giám đốc ban nọ kia thôi. Gốc Kẻ Chợ thì quả là khó kiếm, nên thôi coi tạm như ông nào ở lâu 1 vài đời là thành Người HN (như ông bạn quý hóa mà em có nhắc đến ở trên đó). Nhiều cái mất đi em thấy phí quá bao gồm cả nhà cửa, kiến trúc. Nhắc đi nhắc lại, nhưng em vẫn thấy gờn gợn cái vụ mở rộng thủ đô. Tưởng là để đỡ chật chội thiếu đất, ai dè em đúng là "tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ...".
Ngàn đời , đất Thăng long vẫn là nơi quy tụ được nhân tài bốn phương.Các danh nhân được đặt tên trên các đường phố đa số đều không phải người Tràng an. Ông quan kia cứ coi chừng :mrgreen:
Trước kia, chế độ thi và cử khá khách quan, công bằng nên phải có tài mới về được Tràng An. Sau khi khởi nghiệp thắng lợi, các bậc minh quân thường xét : kẻ có thực tài giữ lại làm quan, kẻ có công thì được phong tước, ban ruộng hoặc ăn lộc của 1 vùng tùy vào công trạng nhưng cho về quê mà không được tham dự việc triều chính, rồi lại phải nhanh chóng mở khoa thi để kén hiền tài khắp nước về Tràng an phò tá. Bi giờ có khi cử mà chả cần thi hoặc thì rồi lại không được cử hoặc thi gian lận nên bên cạnh nhiều vị cán bộ có thực tài cũng không hiếm những vị về nhầm Tràng an. Thật giả lẫn lộn nên theo tôi gặp quan ta cứ cung kính cho khỏi nhầm. Chỉ mong sao sếp của lão Tai đọc được những gì lão viết và chắc chắn lão phải xóa cả bài của mình với của lão vì có lẽ là đang phạm thượng. :lol: :lol: :lol:
Em chả biết định nghĩa "quan" chính xác là gì ? Nhưng nếu định nghĩa là người đứng ra cai trị, quản lý, thu thuế của 1 số lượng ngừoi trong 1 địa phận thì tại phố Hàng Chuối đầu gấu, đại bàng k thiếu
Ông bác lâu lâu mới thấy xuất hiện, bác còn nợ em một bài test về chất giọng đó nhỉ. Hôm nào có lẽ phải triển khai tiếp thôi bác ạ :wink:
Dạ, thưa các bác "Quan" trong quá khứ và hiện tại là người HN k chiếm tỉ lệ k phải đa số, Tầng lớp quan trong mọi thời đại cũng k đại diện cho người HN hay văn hóa của người HN Cái ông bạn mà bác Taitrau kể là nói về sự đáng trách sau khi lên làm quan thay đổi tâm tính, cách cư xử , chứ k phải về người HN hay k ? (em hiểu thế k biết có đúng k ?)
Tặng bác Tuan CD cái hình năm 1442 em chụp được sĩ tử lều chõng , (k nhầm thì là năm đầu tiên tiến sĩ được lên beer trong Văn Miếu)
Mấy cái anh đấy được gọi là nhóm XHĐ, bác lại gộp vào cái định nghĩa này, thế thì định nghĩa của bác sai rõ còn gì ạ , “Quan” thì phải có mấy bậc, và phải đi kèm với “chức”, nghĩa là phải thuộc quyền cai trị của anh nhà nước. Như thế có phải đã chính xác hơn chưa ạ. Vâng, em đồng ý với bác các này “Tầng lớp quan trong mọi thời đại cũng k đại diện cho người HN hay văn hóa của người HN”, cái này đúng quá ạ, em ko dám bàn tiếp Nhưng em thấy bác Tai nói rõ thế này này: “Thôi thì đồng tiền nó cũng thay đổi cả tâm tính, chuyện đó phải chấp nhận thôi. Hy vọng là khách phương xa mỗi lần nghe nhắc đến Tràng An vẫn còn tí nể nang.” Đồng tiền đương nhiên sẽ làm thay đổi mọi thứ, đến 1 nhân vật tuyệt vời như cụ Lưu Dung niêm khiết đời Thanh cũng chỉ là nhân vật truyền thuyết, hư cấu và mơ ước thôi ạ! Kính cụ!
Nhân nói về người Tràng An với quan quách, tôi nảy ra ý nghĩ tìm xem con gà có trước hay quả trứng có trước. Các vị đỗ đạt rồi về Tràng An làm quan, đem luôn tri thức và sự thanh cao của kẻ sĩ cho người Tràng an hay các vị ấy sống ở Tràng an, uống nước Tràng an, hít thở không khí Tràng an( đương nhiên là chưa ngột ngạt như bi giờ) rồi trở lên thanh cao như người Tràng an?
Nhân đang đà về quan quách, em sợ là nhiều khi mực nhiều hơn đèn, nên khiến cho đèn bớt rạng đi ấy chứ. Vậy nên cũng chả mong mấy ông quan kia được tính khí Tràng An ngấm vào rồi khá lên, có khi còn ngược lại. Dạ, bác nói hộ tâm tư em rồi. Một vị quan bé tí ti mà cũng ra điều khệnh khạng. Thâm thúy 1 tí, nho nhã 1 tí, kênh kiệu 1 tí, khinh người 1 tí, nhưng tệ hơn cả là những cái khố rách đã nối ngày xưa cũng khinh nốt thì thật đáng trách. Em cực bực thái độ "mấy ông lau nhau giờ mình mà chơi với nó thì hóa ra mình giống nó à....". Đáng khinh lắm.