Giặc thủy tràn vào đường biển hay rơi từ trên trời xuống như bọn không vận ( không vận gì :lol: ) ta cũng phải oánh chặn hêt. Tôi thêm cút nữa đương nhiên sẽ nghĩ ra mái che. @ caithang. Mình ngồi nói phét chứ từ hôm thông hầm đã dám đi qua đâu vì không biết bơi, nên không biết họ đã làm thế rồi. Cái vụ nước tràn qua con trạch là không thể vì mình đã nói rồi : con trạch đó phải cao hơn mực nước cao nhất của trận úng lụt nặng nhất. Chỉ có chính ủy biết lo xa khi nghĩ thêm cái mái che. Giải thích của bác gì đó trong ngành là khó chấp nhận, thà rằng bác không nói còn hơn. Có gì đâu, chỉ là giải pháp kỹ thuật, không phải bí mật quốc gia thì việc gì phải úp úp mở mở. Tôi cũng không đồng ý với ý kiến của chú Tai member rằng chờ hoàn thiện hẳn mới cho lý Thông, nếu chú hàng ngày phải đi qua thì sẽ mong công trình sớm khánh thành. Tôi từng đặt câu hỏi: tại sao người ta không thi công từng nửa một để sớm thông 1 nửa đường, rồi làm nửa kia sau. Ai cũng biết làm thế sẽ tốn kém hơn tý chút nhưng sự lãng phí thời gian của dân vì đường tắc và sức khỏe của dân khi phải hít khói độc hại liệu có quy ra tiền được. Nhà thầu có thể khẩn trương đưa vào sử dụng cho đỡ ách tắc và hoàn thiện các hạng mục khác sau. Vấn đề ở chỗ họ mở sâm-panh quá sớm hay tại mấy ông nhà báo làm rùm beng lên
Em k trong ngành nhá, em hiểu nó thế này : - Cái chính là k để đường hầm thành túi thoát nước của khu vực. Cái này cần giải pháp như bác nói, ngăn k cho nước của khu vực vào hầm. - Để ngăn k cho nước vào, phải tính đến cả khả năng tiêu thoát nước của khu vực chứ k nhất thiết phải cao hơn mực nước cao nhất (cái này phụ thuộc vào khả năng tiêu thoát cả TP nữa) - Nếu khả năng thoát nước ngập của khu vực quá kém, thì chống nước vào đường hầm là bất khả thi (vì con trạch của bác rất cao) và k cần thiết (vì xung quanh mênh mông nước thì riêng đường hầm khô ráo để làm gì) - Còn lại là "các loại nước" khác, cái này đã tính toán, chỉ cần mấy máy bơm là đủ. - Cái mái che ở đoạn hầm lộ thiên cũng k nhất thiết phải có, vì nhiều yếu tố : cảnh quan, tầm nhìn, chiều cao thông xe, kết cấu................ và thoát nước cho chính cái mái nữa Em nghĩ cái này Minhthoi k úp mở, mà là người trong cuộc chưa xong việc k kể xấu. :wink: Phương án chia đôi của bác k phải k thực hiện được, nhưng có lẽ tốn gấp 5-7 lần chứ k phải tốn hơn tý chút đâu ạ, thêm nữa còn nhiều thứ vướng mắc lắm nếu chia đôi, chỉ riêng chuyện phân luồng giao thông tạm thời em đã thấy quá khó rồi
Từ cái hầm em rút ra được một chân lý là: chân lý luôn luông đúng. Ví dụ, nhận thức là một quá trình :lol: , nó không bỏ qua bất cứ ai trong chúng ta nên chúng ta phải đón nhận nó một cách vui vẻ và đầy... tự hào Thật đấy, em ước gì chúng ta có thêm nhiều cái hầm như cái hầm chúng ta vừa nói tới, như hầm chui ở trước trung tâm hội nghị Quốc gia. Vì sao? Vì nó quá đẹp, đẹp hơn cầu, vì sau khi làm xong khi ta đi qua khu vực đó thấy chẳng có ảnh hưởng gì mấy. Không như mấy cái cầu vượt, trông như thành phố bị bóng đè :lol: À quên, các bác cứ bàn về nước nôi mà quên mất một điều! Em đố các bác điều gì là kinh khủng nhất đối với cái sự xây dựng hầm Kim Liên đấy? Các bác thử tưởng tượng xem khi các bác cứ đào bới lanh tanh bành tới gần chục thước sâu ở... dưới, trong khi ở trên là cái gì? là đường tàu hỏa Thống nhất Bắc - Nam các bác ạ. Khiếp vãi :roll: Khi nào mà xong một cái hầm mà ta không phải đi xem nữa các bác nhỉ :?:
Em thấy các bác bàn dư lào ý chứ :arrow: Gần hai năm qua, trừ ngày thứ 7, CN và ngày lễ còn lại đêu như vắt chanh em đi và về qua chỗ đaò hầm đó, ngỳa mưa khổ ngày mưa, ngày nắng khổ ngày nắng. Ác hiểm một chỗ là tuyền đi vào lúc sáng sớm và giờ tan tầm. Lựa hôm nào tắc đường thì cái thân con rắn nó dài hơn cây số :lol: Thế nên từ hôm nhà thầu treo biển gần 90 ngày thông xe là em nhẩm như bị ma làm, mỗi sáng đi làm qua lại ngó cái biển đếm lùi ngày thông xe, em cam đoan chắc chắn nhà thầu làm ăn nghiêm chỉnh không ăn gian ngày nào của dân :lol: . Chắc tại nỗi khỗ của em nó chất chứa âm ỉ lâu quá nên từ hôm thông xe đến giờ mỗi sáng đi làm tinh thần phấn chấn hẳn lên, thay vì 45min mới đến cơ quan nay còn nhõn 20, các bác xem có phấn khởi quá ko? Bây giờ có ùn một tí, ngập một tí thì em cũng chẳng thấy thấm tháp gì. Tươi vui lắm các bác ợ :mrgreen:
Bác quân sư, cái gì cũng tài tình. Đúng là " trên thông thiên văn, dưới tường ....... SL" . Của đáng tội chắc chẳng mấy bác vui như em từ hồi thông được cái hầm, trước đây sáng nào đi làm cũng kẹt xe, chui vào mớ bong bóng hỗn loạn trên đuờng, rồi thì đầu ông này đâm vào đ ít bà kia, rồi thì quay ra cãi chởi nhau mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Bĩ cực lắm Cụ ạ . Cụ đừng có khuyên em tìm đường khác nhá, hai năm qua em tính đủ trò, bấm độn bấm quẻ xem cả tử vi dưng mờ không ăn thua. Vẫn phải rúc vào cái chỗ đó 8)
Lão Tai nghe nhà bác pha-lê nói chửa. Còn lão Cai này lại cứ bắt người ta phải "cãi nhau" tiếp. Mình không những không ở trong ngành mà còn không phải dân kỹ thuật nhưng cứ phán bừa thế này nhá: Cái đo đỏ: Khi nước chỉ vào hầm do vết bánh xe kéo nó vào thì đâu cần tiêu nước cho hầm. Thành phố tiêu thế nào kệ thành phố, trong bụng cậu không có nước thì cậu ứ cần tiêu :lol: . Cái xanh xảnh xành xanh: Khi đường ngập thì người ta vẫn có thể kéo cao ống pô lên rồi sịt khói chạy hoặc dắt xe đi. Cái đường hầm mà ngập bủm thì ôm xelặn qua nó à? Mí lại lão chưa biết mình đang định mách thành phố rằng: đất đai ngày càng khan hiếm, nếu làm hầm nữa thì nên làm rộng thêm ra để mở luôn mấy ki-ôt dưới đó hoặc hộp đêm hay món karaoke. Vừa có tiền để bảo trì hầm, vừa chống bọn tệ nạn hay cướp giật hay vẽ bậy lên tường lúc đêm khuya. Để hầm ngập thì ai bồi thường cho các quán. Vnav nên thuê 1 phòng, setup bộ giàn dưới đó để ông nào mua sắm lắm bị vợ đuổi thì xuống đó tá túc và nghe nhạc rồi cãi nhau luôn cho tiện. Tiền thì do các bà vợ đuổi chồng đi khi nào có nhu cầu gọi chồng về phải thanh toán. Tính toán khéo có khi còn lãi. Cái tim tím: Nước khác là nước gì? Không lẽ lão nói nước mạch ngầm thấm trên thấm dưới. Cách đây gần 40 năm tay bạn mình sang Flaha chơi có nói công nghệ thời đó đã cho phép họ làm đường tàu điện ngầm chui qua lòng sông Vtava mà hắn chả thấy giọt nước nào trên nóc hầm rơi xuống. Rồi còn đường hầm qua eo biển Măn-sờ 40 năm sau người Nhật chưa làm được điều này? Ờ! Ờ!Ờ! :lol: :lol:
Bác làm em chết cười Cách tốt nhất là làm theo kiểu 1 cái ống k thấm nước,mưa cũng k vào được, 2 đầu vọt lên cao rồi ở giữa chui xuống đất, giống hình sin. :idea:
Chọc được lão Cai cười là sướng rồi, đêm nay sẽ ngủ ngon. Mà phatts minh của lão hay phết, đăng ký đi là vừa.
Lão cai phát biểu theo đúng hiểu biết của người trong ngành xây dựng đó, không có chút nào vô lý đâu kụ ạ. Ví dụ lão bảo xung quanh ngập hết, cái hầm khô làm gì có nghĩa là: chẳng lẽ người ta lại... bơi vào hầm để đi, xong lại bơi ra :roll: Cái hầm mà bạn kụ nói là loại hầm nó kín đặc cả lại, ở các nước nhiều vô kể, ở Việt Nam có cái Thủ Thiêm sắp... hạ thủy (và cũng đang bị... soi) cụ ạ. Cái hầm này đúng là áp dụng nguyên tắc... GỒ của cụ. Rưng mà nước mưa nó không rơi vào hầm được cụ ạ (có một tí ở cửa hầm nhưng người ta thu nó lại ngay ạ.
Ngẫm nghĩ...kể cũng hay thật; Chỉ có qua nước mới xác định được tính hiệu dụng của công trình. Qua cơn mưa là thấy ngay ấy mà! "...phố bỗng thành dòng sông uốn quanh"-cụ Trịnh phán hay thật, không riêng gì cái "Cống ngầm" đâu các kụ ơi
Các bác tranh luận tài tình và...lằng nhằng quá. Em thì nghĩ thô thế này: Công trình chưa xong, thì nói là chưa xong, không có thông thiếc gì hết. Em đi cái hầm này nhiều lần rồi, tại sao lại thông nó khi đơn giản nhất là cái biển chỉ dẫn cũng chưa có. Nhiều bác không quen, đi cứ lộn vòng. Tư vấn thiết kế đâu, giám sát tiến độ đâu...mà công trình nào cũng ỉ ôi mãi không xong thế. Tiền có cơ mà. Các bác trong ngành dọc đọc đến đây chắc lại cãi um lên là vì nhiều nguyên nhân khách quan, bất khả kháng nọ kia. Trong thực tế, em đã tham gia 1 số công trình xây dựng cơ sở hạ tầng rồi, nói thật, nếu ta làm nghiêm túc, là công trình cứ gọi là băng băng. Nhân đây em lấy thêm 1 ví dụ về cách làm của ta hài hước như sau: Làm đường cho thật tốt, đường phẳng lừ, thế là tốt quá rồi còn gì. Thế nhưng sau 1 thời gian, có bác nào đó bảo là đường làm tốt quá làm các bác tài phóng xe như điên nên gây tai nạn. Giải pháp là ...làm cho đường xấu đi bằng cách đổ ít xà bần vương vãi lên mặt đường. Các bác không tin thì chạy QL1A tuyến Bắc Nam mà xem. Cách làm của ta phải nói là đắt, hài hước và khó hiểu nhất trên thế giới.
cái này có vi phạm nội quy diễn đàn vào tội " nói xấu chung chung " không nhỉ :lol: nhiều chuyên gia quản lý ODA và chuyên gia kinh tế của thế giới làm việc tại VN nói nước ta " ..... mà xài sang quá ". tội cho thế hệ con cháu sau này
Sau này đường có thông em cũng chả dám đi qua, xem phim Mẽo thấy xe đâm nhau trong đường hầm rồi nổ bùm...bùm...bùm, thăng hết cả loạt mà hãi, tìm đường khác đi cho nó lành . Nhẹ hơn thì tắc đường, các bác cứ hình dung ngồi trong cái ống đó độ 1, 2 h hít khói xe, cũng khối bác thăng, he he.
Lão Khỉ có thằng chống gậy nào chưa mà nhát thế. Để mình bảo mấy anh Nhật lắp thêm mấy cái chong chóng thông gió nhé. Vớ vẩn bọn Nhật nó quên thông gió, mình nhắc nó mới biết lại tặng cho bộ giàn nghe nhạc nhẩy. :lol:
Các bác nhà ta cứ phán kiểu khẳng định như thế này nghe khiếp vãi :lol: Cũng không hiểu các bác có nói thật không nữa hay lại đang thư giãn
Đang thư giãn thôi bác ơi, chứ bác TuanCD chắc hẳn phải thấy mấy cái quạt thông gió to đùng chạy tung giời trong hầm rồi chứ. Bác nào có cảm xúc viết gì về HN đi, chứ mãi chuyện làm đường mí lại đào hầm nghe thấy khổ quá đi.
...Chả nhớ bao nhiêu năm về trước nữa, nhưng có vẻ như gần đây lắm, đận ấy Hà Nội vào mùa thu còn mình thì bước qua tuổi học trò rồi. Có nắm tay nhau, có kênh kiệu với lũ bạn ghen tị khi nhìn thấy hai đứa. Hồi ấy vui lắm. Ngày ấy mình cũng phải lọ mọ đi kiếm sống rồi, trong tâm trí mình Hà Nội lớn hơn bây giờ nhiều. Có lẽ là do mình đạp xe nhiều quá nên thấy đường xa chăng? Mà sao bụi bặm thế, mệt mỏi thế mà vẫn vui vẻ thế nhỉ? Bánh mì 500 đồng 1 ổ, còn cơm bụi là 1,200 đồng. Thế nên mọi người như mình vẫn sống tốt. Ngày ấy, mỗi tháng 1 đận, mình cùng lũ bạn vui thú với nhau bên cốc bia hơi trên đường HHT. Tí tởn 1 tí bên vại bia là đi đứt mất 1/2 tháng làm lụng, nhưng giờ có đánh đổi hơn thế, mình cũng muốn được 1 lần quay lại. Ngày ấy, cứ mỗi tháng 1 đận, mình lại hồi hộp chờ xem có được 45,000 học bổng không, để còn được là cà bên hàng quán cóc dưới hàng xà cừ cụ kị. Bạn bè cười hể hả, hồi ý cò chén trà tàu và thanh kẹo lạc là tươm lắm. Ngồi ầm ĩ một lúc là y như rằng bà bán hàng cóc lại kẻ cả gạ gẫm gả cho cô con gái nghe nói là "xinh lắm". Ngày ấy mình là con trai mà mơ mộng lắm, đi học đi làm bục mặt ra mà vẫn bày đặt thích chuyện lãng mạn, yêu hoa dã quì vàng óng nọ kia. Mà hồi đó HN làm gì có hóa đó nhỉ? Mùi hắc hắc là. Ngày ấy, mình không nghĩ là có ngày mình sẽ lại nhớ đến những điều vặt vãnh đó. Lại nhớ đến Hà Nội nhỏ bé đầy hương vị riêng của mình. Ngày ấy, mình đâu nhận ra năm tháng sẽ đè nặng lên những trang giấy thấm ướt đầy kỉ niệm, rồi sau này muốn nhớ về Hà Nội, lại phải gạt tháng năm sang một bên để đọc lại. Khẽ khàng kẻo rách....
Sưu tầm được bài thơ về HN đây các bác Thơ vui về Hà Nội đêm hè mất điện Tác giả: Truong Cong Le Tôi yêu thủ đô có con đường dang dở Những vỉa hè loang lổ tựa bom rơi Yêu thủ đô bởi những ánh sao trời Đan xen giữa "rừng dây" qua các phố Yêu thủ đô với những con ngõ cổ Giữa ban ngày tựa địa đạo Củ Chi Tôi yêu thủ đô với tiếng sóng vỗ bờ Mùa "nước nổi" cá tôm về tận cửa Yêu biết mấy những con đường rộng mở Dòng người xe chặt cứng cả hai đầu Tôi yêu thủ đô với những cây cầu Sông Tô Lịch bốc mùi thơm "quyến rũ" Yêu thủ đô những đêm hè mất ngủ "Giọt mồ hôi người đổ giữa đêm khuya" Hãy lạc quan đi điện lưới đang về Đài dự báo ngày mai trời sẽ mát Hỡi các bạn những trái tim nhiệt huyết Hãy một lần về với thủ đô.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy hầu hết male yêu hoa dã quỳ sau đó đều có thiên hướng .... chuyển giới Nguồn http://www.most.gov.vn/