.......... Ở chợ Đồng Xuân có bán cá chọi, trước cũng thế và bây giờ cũng thế. Ngay cả các nhà ở Nghi Tàm cũng có cửa hàng ở Đồng Xuân . Bác không biết thì đừng cười người khác
Bạn đã góp gì cho đại lễ Thăng Long 1000 năm. Để đón chào ngày lễ lớn của thủ đô 1000 năm tuổi, UBND TP đã đầu tư cho rất nhiều công trình lớn như cải tạo các tuyến phố, lát lại vỉa hè, hạ ngầm đường điện… rồi chuẩn bị những thước phim lịch sử, những chương trình ca múa nhạc với những nhà đạo diễn lớn. Bên cạnh đó có một chương trình tập luyện không mệt mỏi của người dân thủ đô mà mấy cái bài biểu diễn của người dân Bắc Kinh trong ngày hội Olympic cứ gọi là “muỗi”. Chương trình này không cần những người đạo diễn tài ba như Trần Khải Ca hay Bùi Thạc Chuyên…( hay gì gì đó mà em quên hết rồi) , mà xuất phát từ “tâm huyết” mỗi cá nhân mỗi người dân nơi đây đối với thủ đô đáng kính. Mỗi người dân các khu phố, bỏ cả công việc gấp gáp đang chờ phía trước, không ai bảo ai tự giác mỗi ngày bỏ ra 2-4h đồng hồ luyện tập bất kể nắng mưa (đôi khi những cơn mưa nhỏ càng khiến họ tập luyện hăng say hơn). Đó là màn luyện tập trình diễn gì vậy mà có hẳn 1 kênh phát thanh (VOV hẳn hoi nhé) luôn cập nhật để cổ vũ tuyên dương những tập thể xuất sắc. Hẳn các bác đã đoán ra đó là chương trình gì. Vâng đó là màn luyện tập cho màn trình diễn TỨ LONG CHẦU ĐÔ ( có khi là NGŨ LONG CHẦU ĐÔ) của người dân thủ đô. Ôi hình ảnh những con rồng uốn khúc muôn hình vạn lối đầy màu sắc, sáng tạo trên các tuyến phố. Mấy anh nước ngoài mà hay ngó nghiêng trên Google Earth sẽ rất sửng sốt vì trên khắp các tuyến phố của thủ đô người dân tham gia một cách nhiệt tình và đông đảo đến vậy. Các bác còn phân vân chưa biết mình có làm được gì cho đại lễ 1000 năm tuổi thì xin mời cùng với em dắt xe xuống phố vào tầm 7-8h sáng và 17-18h chiều để tham gia cho màn luyện tập này. Các bác tỉnh xa có lòng với thủ đô muốn tham gia hãy đến với chúng em để biết màn luyện tập hoành tráng thế nào. Hẹn các bác Thủ đô vào 17h chiều nay nhé (trên bất kỳ tuyến phố nào).
Em mà gặp mấy tay này có khi em oánh chứ chả chơi: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/08/3BA1F1F8/ Nhưng em lại hem phải là Tây....
Câu chuyện thứ 17: Ngầm hóa và hóa ngầm Công nhận thủ đô ta có nhiều thứ hay dã man hơn cả ngan. Mấy hôm rồi tai_trau lọ mọ online thấy các oép tung mấy hình các tuyến phố đã bớt mớ mạng nhện. Nom sạch sẽ tinh tươm ra phết. Thấy thích ơi là thích, lại được mấy tay cùng cà phê thẽ thọt là "ngầm hóa ngầm hóa đấy", thế mà mãi chả chịu làm để nhằng nhịt ra rồi mới dọn dẹp. Trước mình nghe nói thủ đô có khá nhiều vụ "ngầm hóa" rồi, mà vụ nào cũng hiệu quả nên mình tin chắc lần này cũng sẽ ổn. Không tin à, đây nài: Khu liên hợp thịt dog Nhật Tưn trước là nơi tiên phong trong "ngầm hóa" mấy cụ dog đã lên hàng lão và qui tiên. Nghe nói bất luận tuổi tác và thác theo cách tự nhiên hay cưỡng bức, các cụ dog sẽ được ngầm hóa trong vài ngày rồi lại moi lên (giống kiểu chị em đi sờ pa ý). Thế là da dẻ lại mềm mại, thịt thiếc lại tươm. Các cụ thủ đô lại có món ngon đãi khách. Chậc chậc. "Những con đường rực rỡ nắng vàng, những phố phường hàng cây nối hàng.."* sau khi được làm thật đẹp, là lượt mượt mà thì ta quên là phải ngầm hóa mấy cái ống cống. Thế là vài nhà thầu đáng yêu lại hăm hở bới lên và dấm dúi mấy cái cống xuống. Xong xuôi lại có tiền tiêu, hơn nữa con đường lại có thế vài con trạch có chức năng phụ là "giảm tốc cưỡng bức". Hay thía. Đận vừa rồi thấy bác CT thành phố nảy ra sáng kiến "ngầm hóa" hết chỗ nước ngập. Mình vã mồ hôi trán vì thấy ý tưởng quá hay mà sao từ trước kô ai nghĩ ra. Đúng là tư chất của các sếp phải hơn dân black như mình. Nó tiện lợi nhiều bề. Này nhé, mực nước ngầm đang xuống thấp nên ta lại cung ứng cho nó, rồi nó lại lên, tốt quá. Rồi thêm nữa, HN vốn đẹp vì nhiều hồ đẹp, giờ làm thêm quả sông ngầm thì quá lí thú. Nếu sông ngầm này nó bục ra, thì HN thành Vơ Ni Rơ, quá tươm. Tai_trau chỉ trộm nghĩ, cái nền đất sông Hồng này nó khí yếu, giờ nhồi thêm nước thì e lịch sử lại lặp lại, tức là sông Hồng lại nắn dòng để giúp thủ đô quay về cội nguồn như ngàn năm trước (là nằm dưới đáy sông). Đúng là nghĩ vớ vẩn, vì Plan B là ta chuyển về Ba Vi đê nuôi bo vang cơ ma...Hà Nội nhờ ngầm hóa mà hóa ngầm là ngon roài. Quay lại mấy con phố được sạch sẽ phần trên không. Hôm nọ hóng hớt thấy tay caithang thì thào là ngầm hóa mớ mạng nhện kia sẽ cần nhiều hầm trung chuyên cáp nối. Mà đã nối thì khi thủ đô ngập là chắc chắn chạm chập. Đúng là vua spam, chả biết gì cứ nghĩ bi quan. Thủ đô dạo này lắm nước ngập lắm, chỉ cần ,mỗi nhà sắm quả thủy điện mini rồi treo ngoài ban công lấy thế năng là có điện xài nhòe. Ta phải đi trước thời đại 1 bước chứ. Tóm lại là hay, tai_trau em còn cầu mong thêm một số ý tưởng của các sếp cũng được "ngầm hóa" luôn thì dân được nhờ. Hờ hờ. * Câu đầu trong bài "HN những công trình".
nhắc đến hà nội, mà không nhớ nước nụ vối thì hơi tiếc nhỉ ! Trước đây Mình hay rảo bộ lang thang trên những con phố vỉa hè trong lòng phố cổ, đôi lúc dừng chân bên đường buộc miệng gọi 1 ly nước vối, vị hơi lơ lớ, ngọt ngọt nhẹ thì phải, không phải nhân trần, cũng không phải là trà bắc... Thèm 1 ly nước vối thôi ..!
Hê...hê! Khi nào thấy bức bí quá, không làm gì được nhau, xin mời Kụ Tai Nam tiến, tha hồ mà thả Diều, bắt Bướm nhé. :mrgreen:
Tháng tám về Hà Nội.... Tháng tám dường như ưu tiên về Hà Nội trước bất cứ nơi nào trên đất này. Mới vào mấy ngày thôi đã thấy trời hanh hao hẳn. Không khí trở nên khang khác khi những cây bàng trên vài phố quen dường như bắt đầu hao gầy đi ít nhiều. Trời bớt nắng và thêm chút gió để lòng mình lao xao. Mới thêm một chút gió thôi mà như ngập cả phố phường. Mà hạ dường như cũng cứ dùng dằng không chịu nhận là thu đã về nên chắc phải đợi vài lần Ngâu khóc tỉ tê nữa mới thành. Hà Nội có bao nhiêu người con gái thật xinh và trở nên dịu dàng trong tiết thu đầu mùa. Ngày trước mới về nơi này mình không thể hiểu được tại sao ở đây lại nhiều người con gái có tên là Thu Hà đến thế. Thời gian chạy qua chạy lại, chẳng để lại nhiều nhưng cũng đủ để mình hiểu rằng khi thu về, những người đang yêu hay đã từng yêu dường như trẻ hơn và yêu nhau nhiều hơn. Ra đường, ai cũng như tình nhân. Người ta gần nhau hơn, người ta nhìn nhau lâu hơn, người ta nhớ nhau nhiều hơn... Nếu mình mất ngủ trong một đêm thu Hà Nội, sẽ dễ dàng thấy những tiếng của thời gian trở mình nhẹ nhàng, sẽ thấy những nỗi nhớ dài thêm, sẽ đón chờ một sáng mai trong trẻo nhiều hơn. Đơn giản thôi vì đây là lúc Hà Nội đẹp nhất, trong lành nhất và yêu thương nhiều nhất. Tháng Tám về, bãi bồi giờ thành mênh mang nước. Những cánh đồng ngô ngàn ngạt gió giờ chỉ còn sóng miên man đầy phù sa. Những gánh hàng hoa vẫn còn đầy sen trắng như chứng minh hạ vẫn còn đâu đây. Những lá sen ngăn ngắt vòng quanh những hạt cốm như chứng minh sen vẫn còn đâu đây. Những nụ cười phảng phất gió thu đầu mùa khiến ta như thấy hương cốm vẫn còn đâu đây trong gió. Chợt nghe đâu đây phảng phất những lời day dứt của Nat King Cole mỗi khi nhìn thấy thu về, những chiếc lá vàng và đỏ rơi rơi bên ngoài cửa sổ "And I miss you most of all, my darling When autumn leaves start to fall..", mỗi khi nhìn thấy thu gửi những chiếc lá xuống thềm nhà, lại nhớ người yêu nhiều lắm. "Tháng tám mùa thu, lá rơi vàng chưa nhỉ?" Chưa, vì mới vào thu mà. Bây giờ, nhiều người mới bắt đầu yêu nhau.....
Cụ Kai móc đâu ra quả video clips độc địa nhể. Mấy bác vietnamnet dạo này cũng chịu khó siêu tầm quá. tình hình này em cứ phải tìm chỗ nào nhiều con lươn giảm tốc để mà ngồi cafe ngăm thui. :lol:
Lời TS trên VNnet rất phô. khg hiểu sao lại có thể đăng lên được nhỉ? http://vietnamnet.vn/truyenhinh/201005/ ... nu-909795/
HN sẽ có 43 con đường mang tên mới. Em ước gì thành phố có một con đường mang tên Võ Nguyên Giáp ngay khi ông vẫn còn sống. http://www.baomoi.com/Home/DauTu-QuyHoa ... 769473.epi
Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn là một người em hằng ngưỡng mộ, tài đức vẹn toàn...Em xin hứa khi nào có con đường đặt tên ông, em sẽ cố gắng làm 1 căn mặt phố
Bệnh viện này có thật k các bác? Bệnh viện có tên “U bướu Hà Nội ngàn năm” http://bee.net.vn/channel/1983/201006/G ... m-1756054/
Có, tuần trước chuyện này đã khá xôn xao ở trong thành phố. Em chỉ nghĩ nó phản ánh rõ nét trình độ của mấy bác trọc phú muốn gắn sự kiện trọng đại này vào các áp phe kinh tế. Em thấy ngạc nhiên ở cái việc đề xuất này được duyệt mà không được nhắc nhở chỉnh sửa cái tên cho nó có học một chút.
Bác lại làm em nhớ tới 1 lần gần tết mấy thằng chưa đi Bình Đà lần nào không biết đường mới nhảy tàu điện tuyến Bờ Hồ - Hà Đông để đi chơi. Nghe giang hồ đồn là xuống tàu điện là có xe ngựa xin đi nhờ vào Ba la rồi đi tiếp Bình Đà. Ngờ đâu nó đến qua cầu mới là cụt đường :lol: mà xe ngựa chả thấy đâu đi bộ chừng 2KM tới ĐHQG thì oải quá đành lóc cóc quay về vậy mà cũng mất cả buổi sáng Hồi đó nghĩ trẻ con cũng ngây ngô thật
Câu chuyện thứ 18: Cái sự háo danh của ta Chậc, đã nói là của ta thì tức là tai_trau em cũng góp mặt trong đội ngũ háo danh này. Đầu tiên cũng không định cho vào topic về Hanoi nhưng ngẫm thấy ở góc này mình kêu ca cũng lắm nên đâm quen, lại tống cái thói xấu này vào đây. Trước tiên và vẫn nóng hôi hổi là cái sự kiện bác NBC đoạt giải thưởng Fields vì công trình chứng minh bổ đề cơ bản Langlands. Cả nước cứ gọi là sôi ùng ục lên vì giải thưởng ngang tầm Nobel này, nhất là bác NBC lại có nhà ở HN, mà HN thì lại đang ngóng đến vụ 1k năm kỉ niệm nên càng có ý nghĩa. Ai ai cũng hồ hởi, sự tự hào được bung ra và không giấu diếm. Nói gì thì nói chứ bổ đề đến 30 năm nay có ai chứng minh được đâu, giờ có bác C này xử lí nên rõ là người Việt ta thấy oách là đúng. Em cũng thấy tự hào vì đất nước mình sản sinh ra những nhân tài như thế, và từ giờ có thêm 1 tấm gương để cho mấy thằng cu nhà em nó cố mà noi theo. Nhưng sau khi những ồn ào qua đi, tai_trau em mới thấy có cái gì đó khó tả lắm, nó giống như cảm giác đang ngồi trong một căn phòng kín vào ngày oi bức ở Hà Nội mà lại mất điện ý. Nếu hỏi toàn bộ dân số VN ta về giải thưởng Fields thì e rằng đến 99% chưa nghe đến bao giờ cho đến khi bác NBC này được trao (tất nhiên là tỉ lệ này bi chừ là 1% rồi). Cái này hơi khác với giải Nobel, vì cái anh giải thưởng Nobel to tiền kia hâu như ai cũng nghe đến. * Nếu hỏi toàn bộ dân số VN ta về bổ đề Langlands và việc thống nhất hình học và đại số để làm gì e rằng đến 99% chưa nghe đến bao giờ cho đến khi bác NBC này được trao (tất nhiên là tỉ lệ này bi chừ là 1% rồi). Nếu hỏi toàn bộ dân số VN ta về những áp dụng có ích của bổ đề này thì e rằng đến 99% chịu chả biết để làm gì (tỉ lệ này bi chừ vẫn thế thôi). Nói thế hem có nghĩa là giải thưởng kia không oách, không có giá trị. Nhưng ngẫm nghĩ thấy cái cách ta đối xử với giải thưởng này nó thể hiện cái sự háo danh ghê quá. Thậm chí em còn thấy có bài báo so sánh bác NBC với vị đại tướng huyền thoại VNG cơ. Đọc bài báo xem thì em té ghế vì sự liên tưởng nhố nhăng này. Vậy nên sau khi em cũng vỗ rát cả tay về giải thưởng danh giá kia, ngồi nghỉ mệt mới thấy rằng mình cũng háo danh, cũng thèm cảm giác được vinh danh. Rồi lại lẩn thẩn nghĩ sao lại phải tặng bác kia cái biêt thự nhể. Bác ý đâu có gặp khó khăn vật chất đâu. Bao nhiêu nhà khoa học vẫn còn ngồi dưới cái quạt con cóc lúc chạy lúc không miệt mài nghiên cứu những ứng dụng cho cuộc sống đõ vất. Khổ nỗi họ kô được trao giải giống như Fields nên ai mà biết. Rồi em lại lẩn thẩn nghĩ, có khi một anh công nhân phát kiến ra một sản phẩm làm tăng năng suất lền 5%, hay một bác nông dân phổ biến thành công một phương pháp canh tác làm giảm nguy hại môi trường 5%,...có lẽ họ cũng xứng đáng được trao giải Nobel gì đó. Nhưng thôi, đã lỡ vui rồi thì cứ vui tiếp đi. Nếu suy nghĩ tiêu cực, thì ai đó sẽ nói "dào ôi, cần ếch gì bổ đề với bổ đèo, ai mà giải được bài toán giáo thông HN đây tặng cho 2 triệu đô luôn...". Còn nếu suy nghĩ tích cực, ai đó sẽ nói "Cái vụ truyền hình tiếp đón, mời kơm....ầm ĩ kia còn có lí hơn vụ chia tay Vàng Anh năm nào...". :mrgreen: Mấy năm tới có khi lại có giải thưởng khác thì ta lại quên cái anh Fields này đi. Lẩn thẩn tiếp, em nghĩ đến hoàng thành TL được công nhận Di sản TG. Phát lộ năm 2003, cũng là khá mới nên bà con gần xa ít được thấy tận mắt cũng là đương nhiên (em cũng chưa thấy). Mới đây UNESCO xếp nơi này vào danh sách di sản văn hóa thế giới (DSTG). Lại đúng vò dịp 1k năm TL. Quá vui, quá hãnh diện, quá oách. Ai ai cũng thấy tự hào là người Việt. Nhưng ta xin được công nhận là di sản để làm gì? Tai_trau em có cảm giác giống như một nhà nghèo có viên ngọc quí, liều mình vác ra hội làng để bà con biết đến rồi lại chôn xuống chân giường vì sợ mất. Nói thật, em ở thủ đô được 20 năm nhưng cái anh di tích này cũng chỉ được thấy qua báo chí, chứ mấy ai biết cụ thể nó như nào. Em lại lẩn thẩn nghĩ tiếp, là nếu như thay vì công sức ta đổ vào việc xây dựng bộ hồ sơ để được công nhận di sản, thì ta nên đầu tư vào việc giáo dục cho những người như tai_trau em, được biết đến, được cảm nhận sự quí giá ngoại hạng của di sản, được hun đúc niềm tự nào là một phần của thủ đô...hơn là một tấm giấy chứng nhận và các dựu án bảo tồn to tát đâu đó mà chỉ có các nhà quản lí được biết. Nhưng danh thì ai mà chả háo? Em cũng thế nên những câu chuyện đại loại như T&T là đội bóng thủ đô vô địch V Lích năm nay, hoặc thậm chí 1 đám mây có hình thù gì đó xuất hiện trên giời của Thăng Long ..cũng cần được lên báo chí, nên mấy cái vụ như Fields phiếc mà không om xòm thì phí. Các bác nhể? :mrgreen: *: Huân chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kì Đại hội quốc tế (ICM) của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU), được tổ chức 4 năm một lần. Giải thưởng được sáng lập bởi nhà toán học Canada John Charles Fields lần đầu được trao vào năm 1936 và từ năm 1950 được trao đều đặn. Mục đích của giải thưởng là sự công nhận và hỗ trợ cho các nhà toán học trẻ đã có những đóng góp quan trọng cho toán học. Huân chương Fields thường được coi là "Giải Nobel dành cho Toán học". Sự so sánh này là không thật sự chính xác, bởi vì giới hạn tuổi của giải Fields được áp dụng nghiêm ngặt. Hơn nữa, giải Fields Medals thường được trao cho các nhà toán học có nhiều công trình nghiên cứu hơn là chỉ có một nghiên cứu quan trọng.
Em có đọc trên báo về việc Việt Nam ta cần bầu Đức hơn hay Ngô Bảo Châu hơn? Em nghĩ đúng là cần Bảo Châu chỉ để đầu tư cho tương lai còn bầu Đức nó trực tiếp cho cái dạ dầy hôm nay. Với người dân mà đại đa số chả ai biết Fields là gì cũng chả hiểu Langland ra sao thì cái việc tạo công ăn việc làm tạo thu nhập nó thiết thân hơn. Đúng là cái danh, người được nhận nó thì bình thản như sự việc dĩ nhiên nó vốn thế, còn những kẻ tung hô ăn theo em nhìn họ lại thấy như họ vừa nhận được giải thưởng và NBC như người ngoài cuộc miễn cưỡng phải đến chúc mừng
Người Hà Nội đây các bác, Hik Cụ bà phố cổ 50 năm lo cơm cho cụ Rùa Hồ Gươm Hơn 50 năm chuẩn bị bữa ăn cho cụ rùa, cụ Quách Thị Gái đồng thời là chứng nhân lịch sử của Hà Nội nửa thế kỷ qua. Cuốn sử Hà Thành Ngày nào cũng thế! Khi bóng chiều đã úa sau đền Ngọc Sơn, có một cụ bà nhỏ nhắn khệ nệ ôm cơm khô, vụn bánh mỳ lặng lẽ thả xuống mặt hồ nơi chân tháp Bút. Cụ rùa với cái đầu bạc thếch lẳng lặng nhô mình ở phía xa, thỉnh thoảng lại chóp miệng nhấm nháp thức ăn. Bắt đầu từ năm 1954 đến nay, chiều nào cũng vậy. Cụ Gái với mẻ bánh dâng cụ rùa. Căn nhà nằm sâu trong ngõ Phất Lộc tối om, chủ nhà đi vắng mà cửa nhà mở toang giữa nhốn nháo Hà Nội. Căn nhà rặt những túi nilon đựng vụn bánh mỳ, cái nằm dưới đất, cái treo trên tường. Vụn bánh mỳ, miếng to như miếng xà phòng, miếng nhỏ như cái kẹo lạc vẫn bốc mùi thơm phức. Tìm mãi mới thấy cụ Gái ăn sáng muộn ngay gần đấy. Bát bún thang được cụ Gái đẩy sang một bên khi tiếp chuyện chúng tôi: “Nhà báo hả? Trước tôi hay bán hàng quà ngay sát chỗ báo Truyền bá đấy”. Anh em chúng tôi đang tròn mắt vì cái tên báo lạ lẫm ấy thì cụ cười: “Cái báo của ông Nguyễn Đình Long ấy, tôi cứ gọi là ông Long “chập” bởi ông ấy ăn khoẻ, bao giờ mua bánh dầy cũng phải hai cái chập lại với nhau rồi mới ăn. Nhà báo các chú bây giờ vất vả quá, ngày xưa tôi thấy mấy ông ấy toàn chơi bời, hát xướng suốt ngày”. Giời ạ! Cái báo Truyền bá của ông Vũ Đình Long làm chủ bút, ông Vũ Bằng làm thư kí toà soạn ấy đóng cửa từ hồi Nhật Pháp đánh nhau năm 1945 cơ! Lũ trẻ chúng tôi chỉ biết lõm bõm điều này qua cuốn lịch sử báo chí. Trong căn nhà tối om ngõ Phất Lộc, cụ Gái vẫn có được cho chúng tôi chén trà ướp ngâu thơm phức, cụ bảo: “Ngâu hái sau đền Ngọc Sơn. Vẫn để dành để thắp hương cho ông nhà tôi”. Nhân duyên của cụ bà và cụ ông thì gần như nguyên mẫu của chuyện “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Vì ở Hà Nội, có vẻ tao nhã hơn đôi chút. Cụ Gái quê gốc Đông Anh, con nhà nho nhưng đông anh em nên phải đi kiếm ăn sớm. Cụ lên Hà Nội quãng năm 1940, lúc Pháp còn đặt nền bảo hộ trên đất nước ta. Cụ Gái bán quà bánh ở ga Hàng Cỏ. Cụ ông là Nguyễn Văn Mẩu, nhân viên hoả xa, bận việc, nhà nghèo nên chậm vợ, 40 tuổi còn ở không (cụ ông sinh năm 1901, cụ bà sinh năm 1923). Nhiều lần gặp nhau nhưng cụ Gái đã bao giờ để ý đến người đàn ông lớn tuổi tưởng như đã có gia đình kia. Bất chợt một hôm, cụ ông đến mua nắm cơm rồi bảo: “Có thương tôi thì về làm vợ”. Thế thôi mà thành vợ, thành chồng. Hai người thành vợ thành chồng đúng lúc quân Nhật lê kiếm lệt xệt quanh Bờ Hồ. Với quân Nhật, cụ Gái kể: Sĩ quan Nhật không “oong đơ”, xì xồ như quân Pháp mà trái ý là bất thần vung kiếm ngay. Thế nên khiếp lắm, gặp ngoài đường không dám ngẩng đầu nhìn. Nhưng “lịch sự thì ra trò”, mỗi khi mua quà bánh cho con cái, họ trả nhiều tiền, trả xong cả vợ chồng, con cái đều cúi đầu chào rất lịch sự. Những lúc đói kém loạn lạc họ gìn giữ những di tích ghê lắm, đình Hàng Bạc có cả toán lính Nhật canh gác, người đói lao vào là chém luôn. “Nhưng dù thế nào thì cũng là quân cướp nước” - cụ Gái kết luận. Nạn đói năm 1945! Câu chuyện của người bán hàng quà Hà Nội mới thực sự là thước phim kinh khiếp của thời điểm kinh hoàng ấy. Nhiều lần, cụ Gái bị người đói giật cướp hàng, ăn ngốn ngấu rồi lăn ra chết. Cụ bảo “Nhiều lần tôi khấn giời: Họ đói thì mới làm thế, giời bắt họ chết làm gì? Sau tôi mới biết là họ bị bội thực, đứt ruột mà chết”. Rồi những năm tháng Hà Nội thành luỹ hoa, hàng quà của cụ Gái được phát đi cho các chiến sĩ tự vệ cùng câu đùa “Bao giờ chiến thắng nhớ trả gấp đôi đấy nhé”. Rồi quân Tàu “phù” như lũ ma đói tràn sang, ăn quà bánh xong vén bụng phù thũng, lở loét ra mà cuời nhăn nhở, lại còn cởi áo đầy rận ra gán nợ. Cụ ông cũng mất vào những năm ấy. Đến những năm bom Mỹ, gánh hàng quà chạy nháo nhào, nhiều khi tung toé ra đường mỗi khi trên loa có còi báo động. Vào thời bao cấp, gánh hàng quà được liệt vào loại có giai cấp hẳn hoi: Tư thương, mà bắt được có khi phải ngồi đồn công an... Gánh hành quà của cụ Gái đi suốt lịch sử Hà Nội trong thế kỉ 20 đầy sôi động, đẫm máu và nước mắt. Đằng đẵng suốt quãng thời gian ấy, cụ Gái chỉ nhớ nhất điều: Người ta quên cho cụ rùa Hồ Gươm ăn. Làm cơm dâng cụ rùa Cụ Gái khẳng định: Hồi Pháp còn bảo hộ, cá Hồ Gươm được cho ăn thường xuyên. Lúc ấy, ở ven hồ có hai nhân vật ai cũng biết. Đầu tiên là một người đầu trọc lông lốc, suốt ngày cầm con dao bổ cau sắc lẻm cạo móng tay. Nhân vật này chuyên bắt người đái bậy quanh Bờ Hồ. Không xin xỏ, mắt trắng dã cứ gườm gườm, dao cạo sồn sột vào móng tay, khôn hồn thì bỏ tiền ra nộp phạt. Nhân vật thứ hai chuyên bắt phạt người vứt rác, làm bẩn Bờ Hồ, ông này tên Chuyên, nghe đâu ở trên phố Mã Mây. Chính người này hàng ngày có trách nhiệm cho cá ăn, mỗi chiều nửa xe cút kít thức ăn. Sau khi độc lập, bẵng đi vài năm không thấy ai làm cái việc cho cá ăn, cụ Gái tự mình làm cái công việc ấy. Hết cá thì cụ rùa ăn bằng gì? Cụ Gái bảo: “Hàng năm cá phóng sinh thả xuống hồ cũng có nhưng chắc cụ rùa ăn không quen miệng, nhỡ ốm đau thì khổ”. Hàng sáng, nắng cũng như mưa, cụ Gái dậy từ tinh mơ lúc các mẻ bánh mì ra lò, các lò bánh cũng đã quá quen với cụ già này nên họ thậm chí đã buộc các bọc vụn bánh để cụ mang cho cụ rùa. Khi tôi hỏi, sao phải nhiêu khê đi tìm vụn bánh mỳ trong khi thức ăn thừa của mấy phố bán đồ ăn đầy ở đấy (dân phố gọi là nước vo) thì cụ bảo: “Mấy thứ ấy anh có ăn được không mà bắt cụ rùa ăn?”. Cụ cho biết: Trong các loại thức ăn chỉ có vụn bánh mỳ là sạch sẽ nhất, khan hiếm quá thì phải xin cơm về rồi phơi khô chứ không dùng nước vo, thức ăn bẩn, cá ăn vào bệnh, cụ rùa cũng khổ lây. Có lần, một anh nhân viên bảo vệ Bờ Hồ mẫn cán vì mới nhận nhiệm vụ đã ngăn cụ Gái khi cụ cho cá ăn vì sợ hồ bị ô nhiễm. Cụ Gái cười móm mém rồi cầm miếng bánh ăn ngon lành, anh chàng bảo vệ làm theo rồi cũng cười bảo: “Bánh thơm quá bà nhỉ, cho cháu thêm mấy miếng, cháu quên ăn sáng”. Suốt nửa thế kỷ, biểu tượng Hồ Gươm sống bằng tình yêu của một người Hà Nội, nhưng cụ Gái đã ở tuổi 88, tình yêu ấy liệu còn bao năm? Theo Dân Việt