Trời trở lạnh làm cho việc phải dậy buổi sáng càng thêm ngại. Vẫn phải cố, tung chăn dậy. Chạy vào toilet, đánh răng rửa mặt, vệ sinh. Giời ạ, nước lạnh rùng mình. Xong. Vào lôi cổ ông con giai dậy chuẩn bị đi học. Vừa gọi vừa dỗ dành, trời lạnh nên thằng bé nằm cuộn tròn trong chăn, gọi mãi nó mới dụi mắt, ú ớ. Ăn vội bữa sáng với cốc cà phê tự pha. Nhắc con giai ăn no mặc ấm. Vừa ăn vừa tranh thủ nghe tin tức buổi sáng. Lũ lụt đang hành hạ miền Trung nghèo khó. Đại lễ qua đi, rác rưởi ở lại. Đường tắc, trộm cắp trên Đại lộ Thăng Long... giời ạ. Lao ra cửa, xỏ vội đôi giầy, tay cầm túi, tay xách cái cặp 5kg của ông con lớp 4. Vừa chạy vừa giục giã nó cho kịp giờ. Đường chỉ chậm độ chục phút là bắt đầu tắc ngẽn. Vừa đi thang máy vừa nghe bản tin VOV giao thông, đang sốt ruột lại phải nghe quảng cáo Tân Á Đại Thành của Công Lý. Công Lý là diễn viên hài ở VN. Gió lạnh gây mưa, đường xá lép nhép. Được cái mùa này đỡ cái mùi hôi hám bốc lên từ khu chợ ven đường. Mọi người hối hả, xe đè nhau từng lằn bánh để giành đường. Ai cũng muốn thoát ra khỏi đám nghẽn trước khi quá muộn. Mấy người bán hàng sớm chổng mông sắp xếp thịt cá cho chợ sáng. Taxi ngang nhiên dừng đón khách. Giời ạ. Đồ vô ý thức. May. Ra được đường Giải Phóng, thoát rồi. Phía trước là ngã tư, đang đèn đỏ. Nhìn quanh không có công an, nhắc con giai ôm chặt, vít ga, vù... qua rồi. Bình thường thì dạy con phải tôn trọng luật giao thông nhưng giờ này mà tôn trọng Luật thì lại bị sao đỏ ghi tên trừ điểm. Thôi đành. Lại chen lấn, lạii đè đường, lại ngã tư vượt đèn đỏ. Lù lù cái xe máy chở rau to tướng trước mặt. Cái đống rau che lấp cả người lái xe. Xa xa là thi hài một con lợn nằm vắt vẻo ngang xe máy đang luồn lách vào thành phố. Lần này thì chết hẳn rồi, trước mặt đông thế kia làm sao mà chen được. Lên hè. Giời ạ, mấy thằng có cửa hàng cũng đểu, nó dựng cái xe máy để cho người ta ko đi được. Xuống đường, lại lên hè, lại xuống đường, lại lên hè. May quá, tới cổng trường ĐH Bách Khoa rồi. Hôm nay phúc tổ bảy mươi đời, ông bảo vệ lại mở cổng, thôi đi nhờ tránh qua đám tắc. Vật vã mãi cuối cùng cũng đưa được cái sổ lương hưu tới trường. Mệt mỏi cả mình và nó. Thả con vào trường, chạy xe thong thả ngoài phố. Lúc này là lúc lang thang cơ nhỡ vì chưa tới giờ làm. Dọc theo con phố là các trung tâm thương mại đắt tiền. Đâu đó cái chung cư cao cấp đang xây dở. Cuộc sống phố cổ vẫn chậm rãi. Mọi người nhẩn nha ăn sáng uống cà phê dọc các con phố. Bóng dáng những ngôi nhà xiêu vẹo trong tranh ông Phái chả còn đâu nữa. Thôi kệ mịa. Chả phải việc của mình. Giờ này kiếm chỗ ngồi tạm chờ giờ làm. Ngắm phố, ngắm người, mọi thứ đã thật sự thay đổi ngoại trừ mưa đầu mùa Đông vẫn lạnh. Cái lạnh nó nó bàng quan với thời cuộc.
Hay quá bác Secky ơi. Kết câu cuối của bác,nhưng em sẽ đọc thành "Cái lạnh nó nó bàng quan với thời cuộc vì còn mải đối phó với cái sự ấm lên toàn cầu"...cho nó thời sự. :mrgreen:
Tháng 10 ồn ào và vội vàng đi qua rồi. Ngoảnh lại, đã thấy tháng 10 mất hút ở đâu đó cuối những con đường đầy gió cuối thu rồi. Hà Nội không còn trở mình nữa, mà đã lẳng lặng chìm vào những cơn gió ầm ào thổi về từ sông Hồng. Chợt thấy thành phố thanh bình hơn sau 1 tháng ầm ĩ đầy những bước chân, đầy những giọng nói, đầy những công trình, và đầy những lễ lạt. Hôm qua thấy đài báo trời sẽ trở lạnh hẳn, giật mình ngó lại thấy những chiếc áo jacket cũng đã bạc màu hết cả. Nhìn ra thấy bao nhiêu tuổi trẻ đang hăm hở mua sắm, mới biết mình đang chầm chậm tụt lại phía đằng sau. Mà khi đi đằng sau, mình sẽ chỉ nhìn được những cái lưng của người khác. Có lẽ, như thế vẫn còn hơn là đứng 1 chỗ và không còn nhìn thấy ai nữa. Trưa nay ngồi cơm bụi trong một ngõ vắng lặng, xung quanh là mấy người bạn, cũng đã già hết cả rồi. Ai cũng nói những chuyện gì đó không liên quan đến đời mình, cũng không liên quan đến mùa đông ở Hà Nội. Ai cũng cười nhiều nhưng hình như ai vẫn thấy gió lạnh quá. Mình thấy lão Vesna kể chuyện cô bé quàng khăn đỏ, tự nhiên thấy cả lũ như mấy con sói già, lọm khọm và run rẩy trước những cơn gió đầu mùa. Ngoài kia, nhưng cô bé quàng khăn đỏ vẫn đi ngang qua, hồn nhiên như bình minh. Một bà cụ dáng vẻ sang trọng, vô tư trở thành chủ đề của mấy chú sói bàn luận về viễn cảnh của chính mình. Tự nhiên thấy mùa đông năm nay đến nhanh hơn bất kì năm nào. Nhưng dù sao như thế cũng tốt, vì sẽ nhanh đến Tết, và mình nhanh về với mẹ. Lúc đó sẽ thành 1 cậu bé quàng khăn đỏ như ngày nào. Mẹ là thế mà. Sáng mai, mình lại mặc chiếc jacket bạc phếch, ra đường, ngắm các cô bé quàng khăn đỏ, và sẽ lại thấy lạnh. Chắc thế.
Ôi, chao ôi, cái "chiết ní", cái "chiết ní" hiển nhiên đúng ạ, cậu bạn thân 5 tuổi rưỡi ở nhà em nó cũng phát ra được câu này ạ, không lẽ đi đằng sau mà "nại" không thấy lưng chỉ thấy cái bụng phưỡn của ông đàng trước hở bác :mrgreen: , :lol: em chết cười mất.
Bác nói chuẩn luôn. Bạn của bác cũng chuẩn luôn, hem phải chỉnh. :mrgreen: P/s: Bác bắt chước cách nói của bạn mình, thấy ngộ nghĩnh lạ. :mrgreen:
Nghe bác Secky tả lại cảnh chở con đi học,e lại tưởng bác đi đánh trận cơ,khiếp suốt ngày tắc với nghẽn thế thì thơ mộng với lãng mạn làm sao được
Bức ảnh đẹp quá bác smallvill à. Ở trên quê, bố mẹ em vẫn để một góc vườn cho sim, mua mọc và ra trái. Không đứa nào được chặt đi.
Hôm nọ em đi lên quán Chả Cá Lã Vọng xin việc làm, thấy cái nhà hay hay giữa phố cổ. Nhìn phê luôn :mrgreen:
Chỗ này tôi biết, ngày nào cũng đi làm qua đó. Nhà mặt Hàng Gai, đuôi Lương Văn Can đúng không bác. Chỗ bác đứng chụp hình buổi tối dân HIFI tụ tập nhiều lắm :mrgreen:
Thành phố có đủ Sở Kiến trúc Qui hoạch, Sở Xây dựng, Ban Quản lý phố cổ. Họ là những người phải chịu trách nhiệm về việc này. Bác chụp từ hông lại nó còn giựt làm mấy cấp cơ, cho nó đúng qui hoạch :mrgreen:
Bác Sếc không biết chứ, đây là chòi canh do những ban bệ mà bác vừa liệt kê ở trên, họ dựng lên để tiện quan sát xem có nhà nào vi phạm quy định về xây dựng trong phố cổ không đấy mà :lol:
Tháng 11 về, và đi rồi, mang đến một mùa đông đầy nóng nực cho thành phố. Thành phố đang trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết khi mọi người đang guồng lên chuẩn bị tiễn một năm nhàn nhạt sắp qua đi. Nhìn đi nhìn lại thấy tết sắp đến rồi, ngoài phố thấy nhiều hàng hoa hơn, nhiều bánh trái hơn, nhiều cốm hơn...nhiều gánh hàng rong hơn. Mình nhớ những gánh hàng rong thuở nào, trên những vỉa hè hay những con phố nhỏ. Những cơn gió cuối thu lành lạnh, những chiếc lá rơi muộn, những làn hương hoa sữa cũng muộn, những chiếc xe đạp thong thả làm cho những tiếng rao như tròn trịa, ấm áp hơn. Ngày còn bé, có lần mình được mẹ đưa về Hà Nội chơi với bà con. Cảm giác khá lạ lẫm trong 1 căn phòng nhiều chăn và màu sắc khiến mình không ngủ được, tự nhiên thấy tiếng rao văng vẳng về một món ăn nào đó. Họ bán gì thì mình không nhớ, nhưng tiếng rao thì còn lại. Sáng dậy đòi mẹ mua một thứ gì đó "giống như tối qua" thì ngay lập tức ở đầu ngõ (Thái Thịnh thì phải) mẹ đã mang về cho mình một bát chè tàu nóng. Mùa đông năm đó thật tuyệt và ấm áp với bát chè và những tiếng rao văng vẳng. Tuổi thơ dần trôi đi, những kỉ niệm về thành phố này cứ loáng thoáng trôi về như ánh đèn lọt qua vòng xe đạp ngày bé. Cứ loang loáng nhưng đầy ám ảnh về một thành phố êm đềm với những tiếng rao. Chẳng cần ngon, cũng không thấy dở, những gánh hàng rong cứ thế để thành ra một phần của nơi này. Bây giờ lớn rồi, những gánh hàng rong còn nhiều hơn trước. Thậm chí người ta còn đi xe máy, đọc sẵn trong băng cát xét và giới thiệu sản phẩm kĩ càng hơn. Âu cũng là nhu cầu của cuộc sống, chứ đi cả trăm km trong ngày mà ra rả như ve thì cũng không được nữa rồi. Nhiều lúc thoảng nghĩ, muốn biết thành phố to ra cỡ nào, có khi chỉ cần đếm số lượng hàng rong sử dụng "công nghệ rao" mới này thì chắc cũng mường tượng được. Trước có thời thủ đô ra yêu cầu cấm hàng rong, và đổi lại người ta xây khối trung tâm mua sắm và siêu thị. Nhưng đất kẻ chợ thì mãi là kẻ chợ, người nông thôn dồn về thị tứ, và họ không quen và chưa đủ tiền để vào những nơi có lắp sẵn điều hòa như thế. Vậy nên, nhiều khi mình tỉnh giấc giữa một đêm đông ngập trong gió mùa đông bắc, lắng nghe tiếng rao đâu đó. Lại thấy nhớ một đêm đông năm nào, 1 đưa bé ngóng ra cửa sổ hóng theo mùi hương ấm áp.
Bắc bộ đang "vật vã" với hạn hán, trong khi đó, Nam Trung bộ đổ vào đang mưa tầm tã. Thời tiết mấy năm nay lạ thật! Sông Hồng cạn nước khiến giao thông đường thuỷ tê liệt. (Ảnh TTXVN)
Cứ đà này thì vài năm nữa khỏi phải làm cầu, chỗ nào muốn qua sông thì làm cái đập tràn là đủ . Hiện nay Sơn La cũng đang tích nước để chạy tổ máy 1 nên nước càng kiệt. Chả hiểu sau này Hà nội còn có mùa nước nổi nữa không
Chỗ này chiều qua qua cầu em cũng làm vài kiểu trong lúc đợi ông con ăn ngô nướng, mang mỗi cái ống 24-70 nên xa quá chẳng chụp được.
Mình thấy cái hình này (đúng ra là sắp đặt) ở triển lãm hội hoa toàn quốc Hà Nội thật ý nghĩa Uploaded with ImageShack.us
Hai bà cụ hai tâm trạng nhưng tựu trung lại họ là những người bị đặt ra bên lề xã hội, bị lỡ nhịp với sự phát triển kinh tế.
các cụ không thể theo nhịp phát triển kt được, xh nào cũng thế thôi, chính chúng ta và cả XH đã làm cho họ trở nên ngóng chờ như thế Buồn cho đạo đức con người XH ta đang dần bị thay thế = những giá trị rẻ tiền khoả lấp bằng những giá trị tiền tỷ bịt mắt thiên hạ
Đây là cái mà người ta gọi là mặt trái của kinh tế thị trường . Trong xã hội phát triển cao thì những vấn đề xã hội được Nhà nước bảo trợ còn ở VN thì người già tự lo nếu cố sống được đến 80 tuổi thì địa phương hỗ trợ 300K/tháng.