Em hoàn toàn đồng ý với bác tai. em thấy rất chướng cái thuỷ tạ này lâu rồi. Cả cái hồ đẹp như tranh như thế tự nhiên ông ý nằm trình ình ra như thế. Cá nhân em thấy là nên dọn sạch tất cả trả lại sự nguyên vẹn cho Hồ gươm.[/quote] Nếu dọn thì cái tháp rùa mới đáng dọn hơn cơ bác ạ :wink:[/quote] Ô, cái nhà hàng Thủy Tạ(Tọa) này đẹp chứ bác? Ai thiết kế ra nó cũng gọi là Number One đấy ạ...Duyên dáng e ấp khép mình bên hồ,hợp lý và em thấy ko chướng mắt tẹo nào,ko có nó em thấy cái Hồ trơ lắm ! Bổ khuyết cho nhau tuyệt vời ! Nhưng chỉ bán cafe nhẹ nhàng như ý bác Tai là chuẩn, ăn uống ( Dù sang trọng,lịch sự ) nó có vẻ tạo ra sự xô bồ quá ! Đấy là ý em... Còn "Dọn" thì nhiều thứ khác cần dọn hơn quoanh hồ bác ạ...Nhiều lắm...nhiều lắm... Chứ ai mà bảo Bỏ cái Thủy Tạ(Tọa) này đi, em là em phản đối đến cùng... [/quote] Thủy Tạ đẹp như vậy mà bây giờ nhìn lôi thôi quá. Hôm trước có ghé uống cafe với anh em cơ quan tại HN thấy nhân viên nhà hàng còn thả ... rác. Hình như quản lý và tổ chức hơi kém.
Câu chuyện phản kháng gì hở bác TT ơi??? Em ko biết...có phải là chuyện tay Thầu cai( cai thầu) gì đó xây tháp rùa rồi lén chôn "mả bố" tay ấy trong tháp rùa ko ạ???
Keke, bác nhớ đúng rồi hay sao ý. Em cũng nhớ là cái tay cai kia sau khi táng vào tháp thì ngay tối hôm đó quê mình lại lấy ra quẳng đi. Kể cũng tội cho cái cụ thân sinh ra tay kia. Các cụ già ở HN vẫn nhắc đến chuyện này với vẻ rất....khoái trá. :wink:
Liệu sau cả trăm năm chiến tranh loạn lạc liên miên có tay nào lén mang cốt của tổ tiên táng trộm vào đây không nhỉ ? Em e là có đấy chứ chả chơi :roll:
Thế thì em đoan chắc cái dãy nhà này là xây trộm, chứ ông quản lý nào mà lại tham nhũng đến mức cho xây đến như thế bác nhể: (Dãy nhà này ở khu phố Đào Tấn, đường hơi bị to). Em đi tố giác đây. :!:
Em vừa lọ mọ tìm thông tin, tay cai kia là Bá hộ kim bác ạ ! Và cháu 5 đời của Bá hộ kim là Bs Thìn rất nổi tiếng, đầu ngành sản khoa Bv C Hà nội, và vào một đêm cuối hè những năm đầu thập kỷ 70s thế kỷ trước, chính tay ông đỡ đẻ cho mẹ em, sinh ra cái thằng...Em :mrgreen: . Buồn cười thật đấy bác T_T ơi !
Một bài viết đáng để chúng ta suy nghĩ damquangvinh ban Phải chăng bản sắc của Hà Nội là cái thói ba hoa để “tự sướng”? -------------------------------------------------------------------------------- Hôm 23.9.2010, tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hà Nội, đã diễn ra một “Hội thảo về Bản sắc Văn hóa Hà Nội trong Văn học Nghệ thuật thế kỷ XX”. Lẽ dĩ nhiên hội thảo này quy tụ toàn là các “trí thức Hà Nội” với hàng chục bản tham luận. Hội thảo để làm gì? Để xác định cái “bản sắc” của Hà Nội, nhằm lấy trớn cho vụ 1000 năm Thăng Long sắp diễn ra. Bản sắc của Hà Nội là gì? Thử nghe vài ví dụ: Họa sĩ kiêm nhà phê bình Nguyễn Quân nói: “Văn hóa Hà Nội sâu sắc, thâm trầm hơn những nơi khác... Hà Nội khéo léo, tế nhị, tinh tế... Văn hóa Hà Nội thâm thúy....” - Thế thì văn hóa của những nơi khác trên đất nước Việt Nam này và trên toàn thế giới đều kém “sâu sắc, thâm trầm” so với Hà Nội? Đều không được “khéo léo, tế nhị, tinh tế, thâm thúy” như Hà Nội hay sao? Nhà nghiên cứu triết học Nguyễn Hào Hải nói: “Bản sắc Hà Nội là tinh tế, hào hoa.” - Cái ông “nghiên cứu triết học” này cũng nói giống như kiểu nói của ông Nguyễn Quân. Nghe xong, muốn ngã ngửa. Thì ra trên trần gian này chỉ có Hà Nội là “tinh tế, hào hoa”. Đáng tự hào quá! Chắc là các nước trên thế giới sẽ phải lũ lượt kéo nhau đến Hà Nội để học cái “tinh tế, hào hoa” này để bồi bổ cho bản sắc của họ! Ông Nguyễn Đình Tấn (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nói: “Hà Nội thì lịch lãm, điểm tĩnh, bao dung, hào hoa, kết tinh được truyền thống và hiện đại.” - Nữa rồi! Cũng y như hai ông Nguyễn Quân và Nguyễn Hào Hải! Nói thế thì Sài Gòn, Paris, Roma, ê-xê-tê-ra... mọi nơi khác trên thế giới đều không “lịch lãm, điềm tĩnh, bao dung, hào hoa, kết tinh được truyền thống và hiện đại” hay sao? Còn nếu như vô số nơi khác người ta cũng “lịch lãm, điềm tĩnh, bao dung, hào hoa, kết tinh được truyền thống và hiện đại”, thì tại sao những điểm đó lại được xem là “bản sắc” của riêng Hà Nội mà thôi? Trong bài tham luận của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng còn có câu này nghe mới kinh: “Ngay thẳng, chân thành, thanh bạch, hào hoa, sâu sắc, hóm hỉnh, khiêm nhường, quý trọng người tài, khinh ghét kẻ xu nịnh. Tóm lại, theo xxx ý, đó là những nhân cách rất Hà Nội.” - Trên trần gian này, ở đâu mà chẳng có những người “ngay thẳng, chân thành, thanh bạch, hào hoa, sâu sắc, hóm hỉnh, khiêm nhường, quý trọng người tài, khinh ghét kẻ xu nịnh”? Phải đâu chỉ riêng Hà Nội mới có những của quý ấy mà ông dám nói là “rất Hà Nội”? Nếu sang xứ Marốc, thấy những người “ngay thẳng, chân thành, thanh bạch, hào hoa, sâu sắc, hóm hỉnh, khiêm nhường, quý trọng người tài, khinh ghét kẻ xu nịnh”, thì ông dám bảo là người ta có “nhân cách rất Hà Nội” chăng? Chết cười. Hết ba hoa kiểu này thì lại ba hoa kiểu khác. KTS Trần Thanh Vân nói: “Hà Nội đẹp vì Hà Nội có linh hồn.” - “Linh hồn” ở đây là cái gì thế? Là cái gì mà làm cho Hà Nội đẹp? Những địa phương khác ở Việt Nam và trên thế giới có “linh hồn” không? Nếu những nơi khác cũng có “linh hồn” thì những nơi khác cũng đẹp, vậy thì người ta cũng có quyền thay chữ “Hà Nội” bằng chữ “Nghệ An”, “Cần Thơ”, “Paris”, “New York”, “Bắc Kinh”, “Congo”, v.v. Nói tóm lại, câu “Hà Nội đẹp vì Hà Nội có linh hồn” là một câu màu mè, nghe du dương nhưng rỗng tuếch. Vân vân và vân vân. Nói tóm lại, phần lớn các nhà “trí thức Hà Nội” ở cái “Hội thảo về Bản sắc Văn hóa Hà Nội trong Văn học Nghệ thuật thế kỷ XX”đều cong đít lên mà nói những điều như thế. Khách dự thính nghe xong chỉ có thể kết luận thế này: nếu bản sắc của Hà Nội có thể biểu lộ qua lối suy nghĩ, qua lời ăn tiếng nói của các “trí thức Hà Nội”, thì bản sắc đó chính là cái thói ba hoa, ưa ăn nói sáo rỗng du dương, chỉ để “tự sướng”. ngô huy liễn Toàn 1 bọn tham quan , 1 bọn tiến sĩ giấy ...chúng đang từng ngày từng giờ hủy hoại mấy ngàn năm lịch sử của nước Địa Việt ta . Đàm quang vinh
Lần đầu tiên về Hà Nội, mò mẫm tìm lại hình ảnh xưa của chùa Một Cột, tôi muốn ngã ngửa....giời ơi là giời ! chùa Một Cột đây hả ? .
Không hiểu sao dạo này rộ lên chuyện công kích, đâm thọt vào HN rất ghê. Hình như HN bây giờ là cái gai trong mắt người ở địa phương khác. Chê bai, đả kích vào tất cả các giá trị văn hoá, tinh thần và cuộc sống của HN có vẻ làm người ta hả hê và thoả mãn được tính đố kỵ nhỏ nhen luôn nằm lần khuất trong mỗi con người.
có lửa mới có khói,HN còn nhiều cái tốt để nói và rất nhiều cái không tốt cũng phải nói Văn hóa Hà Nội sâu sắc, thâm trầm hơn những nơi khác... Hà Nội khéo léo, tế nhị, tinh tế... Văn hóa Hà Nội thâm thúy “Hà Nội thì lịch lãm, điểm tĩnh, bao dung, hào hoa, kết tinh được truyền thống và hiện đại.” Hà Nội đẹp vì Hà Nội có linh hồn.” Khách dự thính nghe xong chỉ có thể kết luận thế này: nếu bản sắc của Hà Nội có thể biểu lộ qua lối suy nghĩ, qua lời ăn tiếng nói của các “trí thức Hà Nội”, thì bản sắc đó chính là cái thói ba hoa, ưa ăn nói sáo rỗng du dương, chỉ để “tự sướng”. những cái tốt đều do những dân HN GỐCvà những cái XẤU do những người nhập cư phải không bác dongxanhvp ? Sao nghe buồn quá vậy ta? http://www.youtube.com/watch?v=Bj7PvkCE1So đây là 1 tấm ảnh hay nhất trong năm
Tồn tại trong mỗi con người đều có những mặt tốt, những mặt xấu nói gì đến một cơ cấu XH có đến vài triệu người chen chúc, dẫm đạp, thậm chí đến không khí còn phải tranh nhau thở để mà sống. Nếu xét cho cùng thì HN là nơi tụ hội nhân tài của 4 phương. Phong cách, lối sống, văn hoá...đều do các vị mang đến đấy chứ. Dân HN gốc bây giờ có lẽ không còn nổi 10% dân số. Ấy thế mà có chuyện gì bức xúc, không hài lòng là các vị lại lôi HN và dân HN gốc ra rủa xả cứ như mọi chuyện lố lăng, kệch cỡm, bẩn thỉu, nhếch nhác đều do dân HN gốc gây ra hết. Thế có công bằng không, có chút tự trọng và lịch sự tối thiểu nào không ở trong mỗi người, khi các vị là khách đến ngụ cư trên đất của người ta, rồi lại chửi người chủ nhà là thế nọ thế kia. Chửi vào ngay mảnh đất các vị đang sinh sống, chửi vào thành quả lao động của chính các vị, chửi vào cách sống của chính các vị...phải chăng đấy là nhân sinh quan của các vị. Nếu các vị còn chưa hiểu thì xin mời đọc đoạn sau sẽ rõ : Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại. Nhưng cả làng Vũ Ðại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Ðại cũng không ai biết...
những cái tốt đều do những dân HN GỐC và những cái XẤU do những người nhập cư phải không bác dongxanhvp ? Sao nghe buồn quá vậy ta?[/b] Thế bác không đọc câu trên sao bác???????????????
Nói chung việc gốc với ngọn cãi nhau tay đôi ở đâu cũng xảy ra cả, các bác cứ vô tư đê... Bển nó cũng thế ý mà.
@taolaositbot : Bác trích ở Blog cá nhân nào thế ? Có cùng quan điểm với bác không ạ..? Mong bác cho ý kiến... @hiencao173 : Cái khái niệm Hà nội Gốc thực ra nó cũng rộng,khó ai đong đếm được một cách rõ ràng,và thật ra cái gọi là Gốc ấy cũng có những cái chưa phải là hay,là chân lý...vv.Ngày trước, em vào miền Nam sống một thời gian ngắn em cứ nhớ mãi câu chuyện có một cậu người Sg hỏi em là Hà nội có...to không ? em hỏi tại sao lại hỏi thế? cậu ấy bảo bởi vì mấy anh bạn làm cùng ở CQ( Người Hải Phòng ) bảo rằng Hà nội bé xíu ấy mà,ko to bằng...Hải Phòng quê mấy cậu ấy,và HP mới là to nhất miền Bắc!.Rồi thì hầu hết người Miền Nam cứ nghĩ người Bắc di cư vào là...người Hà nội hết,Hải Dương,Phú thọ,Bắc giang...cũng là một giuộc Hà nội ! Em thì em nghĩ tất cả là do nhận thức của mỗi người cả thôi,bây giờ đi tìm một cái tạm gọi là bản sắc của Hà nội gốc cũng là cực khó...Ngay một số ít được coi là Người Hà nội gốc cũng bị cái Cuộc sống hiện đại nó làm người ta thay đổi,dù thâm tâm ko muốn thế ! Hà nội ngày một đổi thay,đẹp hơn,to hơn rộng hơn và ko thể phủ nhận nó được như vậy là có sự đóng góp chẳng nhỏ của lớp người nhập cư mấy chục năm trở lại đây... Theo em, mình chả nên rạch ròi làm gì chuyện Vùng miền,Gốc với không gốc ở đây,trên diễn đàn này làm gì rồi các ae tranh luận mất cái hòa khí,đương nhiên...mất vui ! Bởi Hà nội chúng em là bảo thủ lắm... :wink: Thân các bác ! P.s Em chả tin mấy bác CCB đeo đầy huy chương trong cái hình bác thích là....Người Hà nội đâu ạ! Sống ở đây thì có thể là có... :idea:
Bác khanhdq09 quả là yêu HN mãnh liệt. Theo em khái niệm gốc gác bây giờ là rất khó bởi vì xã hội thay đổi, khó ai sống ở 1 nơi nào đó mãi được. Vậy thì văn hóa nằm ở chính từng con người và người có văn hóa sẽ ứng xử sao cho đẹp và mang tính xây dựng tại nơi mình sinh sống. Còn cái "gốc" thì mình kô được quên và giữ ở trong tâm thức những thứ tốt đẹp. Vài dòng lan man trong khi em đang xem MU-Ars.
Cũng là người miền bắc không biết phải là bắc cùng quê với bác không? http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=22982
Em cũng xin góp vui với các bác câu chuyện về chuyến thăm quê thằng bạn thân, ở Hà tây cũ, bây giờ là HN gốc :wink: . Chả là thằng bạn em đẻ ở HN, nhưng bố nó ra công tác từ hồi những năm sáu mấy, cũng có công lao nên lên được chức vụ trưởng trước khi về hưu. Nó là con trưởng nên được thơm lây. Về quê là mọi người trọng vọng lắm, ai cũng cố chèo kéo, mời mọc đến nhà xơi bữa cơm, hoặc chí ít là uống chén nước. Em để ý thấy người quê quý người thật sự, họ mời chân tình chứ không khách sáo, nhưng lạ một điều là đến nhà nào cũng có người vỗ vai, xoa đầu thằng bạn em rồi hỷ hả nói :"À, à hoá ra đây là con trưởng thằng Bằng hử ?..." hoặc "...cái anh cu Bằng sao dạo này ít về thăm quê thế" hay "cái thằng bố mày ngày xưa bị tao bắt làm trâu cưỡi suốt"...Xin chú thích "Bằng" là tên ông bố thằng bạn em. Hình như cái sự mượn danh hay như các cụ nói "thấy người sang bắt quàng làm họ" ăn sâu vào đầu óc các vị trưởng thượng ở quê hay sao ấy. Họ lấy cái sự gọi xách mé tên một người đã ngoài thất thập là thằng, là anh cu, là con trâu...là hãnh diện lắm, vì tao cũng ngang hàng phải lứa với "quan" cơ đấy, thậm chí là bậc trên của nó nữa... Ngồi nói chuyện với mấy anh thanh niên thì thật sự toàn là bom nguyên tử. Cái sự gì trên thế giới này đối với họ cũng đều là muỗi hết. Cái gì họ cũng ra vẻ thông thạo. Từ chuyện đất đai tỷ nọ tỷ kia sang chuyện quốc gia đại sự như kỳ này ông nào lên, ông nào xuống (mà họ toàn gọi bằng thằng), rồi đến chuyện thế giới Nhật đánh Hàn, Hàn đánh TQ, TQ đánh Mỹ, Mỹ đánh Nam phi...cái gì họ cũng tỏ tường và nói rất to rất hăng, nhiều lúc tức quá văng nọ văng kia với nhau làm bọn em run như cầy sấy vì sợ các vị đó sắp oánh nhau đến nơi. Quê thằng bạn em thuộc vào loại nghèo, may nhờ gần cửa ngõ phía nam HN nên đất đai dạo này có nhiều người lạ về ngó nghiêng. Mua bán thành công thì có đâu hơn chục vụ, nhưng lập tức cả làng vị nào cũng thấy mình đều đang ngồi trên đống tiền, đều sắp hoặc đã là tỷ phú rồi. Đến nhà nào ngồi hút thuốc lào vặt, uống nước chè xanh cũng thấy bàn tỷ nọ với tỷ kia, rồi bàn đến chuyện mở xưởng SX, mở nhà máy, mua ô tô tải chạy đường dài bắc nam... Thật đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn. Người nông dân quê ta toàn người siêu giỏi. Em thật sự ngưỡng mộ lắm...
Đấy, bác thấy chưa, bác về chỗ bác vừa kể, bác chỉ là cái ngọn thôi, còn bác phải nghe cái gốc ở đó nói chuyện. Bạn bác bị gốc vỗ vai xoa đầu, bố bạn bác còn bị gốc đè đầu cưỡi cổ... :mrgreen: Gốc với ngọn là cái chuyện muôn thuở ý mà.
Khác chứ bác. Em về đấy là "ngọn" nên rất biết thân phận, lúc nào cũng vâng, dạ, cảm ơn, xin lỗi rối rít, nụ cười luôn thường trực trên môi, đi nhẹ nói khẽ...lơ tơ mơ "gốc" họ phang cho bỏ bu :roll: . Nhưng những quả "gốc" này lên HN làm ăn sinh sống vẫn giữ nguyên bản sắc "gốc" chứ ứ chịu làm ngọn đâu bác ơi :wink: . Họ coi khinh dân bản xứ ra mặt, nên cái sự đi giành đường, vượt đèn đỏ, khạc nhổ, phóng uế, vất rác, văng tục, trộm cướp, đâm chém, gian lận, tham nhũng họ cứ hồn nhiên diễn....những anh có dăm ba chữ lận lưng thì viết bài đăng trên báo đài, mạng chửi bới mạt sát dân bản xứ như đúng rồi về những cái sự phiền nhiễu ngoài đường mà họ gặp hàng ngày. Thật là thời buổi đảo điên......
Chuyện lạ của cái ngọn đây các bác,mà khắp thế giới khéo chỉ có ở HN thôi nhé.Vẫn lại chuyện rùa thôi. Chả là đọc trên tivi thời sự thì thấy ông Tuấn GDSYT sẽ là trưởng ban chữa rùa,tuy nhiên chắc ông ấy thấy mình cũng khó kham nổi cho nên:...............ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phân trần: “Tôi đã làm việc lại với ban chỉ đạo khẩn cấp cứu cụ rùa về việc này. Ngành y tế chỉ có thể xử lý những vấn đề liên quan đến sức khỏe con người chứ không chữa bệnh cho động vật. Rùa Hồ Gươm trước hết vẫn là rùa và vì thế việc chữa trị cho cụ phải được chuyển cho bên thú y mới đúng chuyên môn”. Tuy vậy ,quan điểm của cái ngọn cao nhất là thế ..lày:....Theo PGS.TS Hà Đình Đức – người có nhiều năm nghiên cứu về cụ rùa và hiểu sâu đặc điểm của rùa Hồ Gươm – thì bệnh ngoài da của rùa và của người cũng có thể có những điểm gần nhau, vì thế có thể huy động bác sỹ da liễu (bên y tế) tham gia chẩn đoán, chữa trị cùng bên thú y Hơ hơ có bịa ra cũng ko được nhé;http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/10833/bs-thu-y-lam-chu-tich-hoi-dong-chua-tri-rua.html E mong gặp PGS để ạ ông ấy 1 cái quá!
Tháng ba về, thành phố như mang vẻ dịu dàng nhất có thể. Những ngày sầm sì như kéo dài bất tận chợt đột ngột như bị bừng lên dưới những cánh hoa Sưa li ti. Đẫm trong những giọt nước mưa xuân là những cánh hoa mong manh phủ trắng cả lối đi về, và trắng cả một khoảnh trời trên đầu. Còn nhớ những tháng ba đã trôi qua, mình luôn có thèm muốn được đi dọc bờ sông Hồng, ngắm nhìn những con sóng ngập ngừng đợi nước về dưới thành cầu, ngắm nhìn những con thuyền lô xô trong gió về, ngắm nhìn những dòng người qua lại trên những thanh sắt đã cũ, âm thầm. Nhưng rồi lại ngồi đâu đó và khẽ thở dài khi tháng ba về, vì thêm một lần nữa vẫn chưa đi dọc bờ sông vào mùa hết phù sa. Tháng ba về, thành phố nhường sự ồn ã cho những chùa chiền thắng cảnh, nơi cả năm yên ả để đợi đến lúc xô bồ. Đã lâu lắm rồi, chợt thấy một sáng tháng ba được đánh thức bởi những cánh sẻ sẻ đập líu ríu ngoài cửa sổ. Bên ngoài ban công, cây chanh khẳng khiu nở tung những bông trăng trắng tim tím. Một ngày tháng ba được bắt đầu như thế, trong đầu vẫn lãng đãng sự bình yên nhất trong năm ở thành phố. Tháng ba về, không khí nặng nước nên như dừng lại, quẩn quanh phố là hương cà phê đầm đậm như níu chân mình lại. Một chén nhỏ hương bay là đà dưới những gốc cây si già trên phố, dưới những mái ngói già nua, dưới những cành bàng đầy những chồi non. Tháng ba về thành phố, trong nhà sũng nước. Vội vàng bật bộ giàn nhỏ lên, lẫn trong những giọt nước li ti, lẫn trong sự bình yên làm không gian như chậm lại là tiếng piano vành vạnh, ngọt ngào. Tháng ba về, có hoa bưởi, hoa gạo, có hoa sưa, hoa chanh, và có sự bình yên.....