Bác nhắc đến Fansland làm em hồi tưởng lại thời kỳ "Phim và nhạc" không INTERNET - ôi cái "Thời xa vắng" ... Nhà em có vinh hạnh được ở ngay sát hai hàng bánh mỳ nổi tiếng phố Huế - chắc các bác cũng đã từng ăn qua. Nhưng thú thực với các bác, món em yêu thích lại là ... PHỞ :lol:
Em sợ nhất món fo bò Bát Đàn,đứng xếp hàng mỏi cả chân.Cách đây 5,6 năm có lần em ăn ở đấy gọi bát gầu nó cho miếng thịt lởm dắt tí mỡ.Có 1 ng quen vào sau k fai xếp hàng cũng ăn gầu thì nó lôi ra 1 miếng gầu rõ ngon nhét dưới gầm bàn ra.Từ đấy em k hẹn ngày trở lại luôn.
Em xin bổ xung thêm bún chả, bún riêu cua, bún ốc, miến lươn, bánh đúc thịt, phở cuốn....Mặc dù các món này ở các vùng miền khác cũng có nhưng ăn ở HN vẫn có hương vị rất riêng. Một lần lên Việt trì công tác em thử ăn bún chả ở đấy xem sao thì thấy họ cho cả bún với chả vào bát rồi chan nước như kiểu phở, ăn cũng rất thú vị . Bánh cuốn ở Phủ lý thì y hệt bún chả HN chỉ có điều thay bún bằng bánh cuốn...
Lê Hoàng: Dân Hà Nội khinh tiền và người có tiền thế nào? "Trên mảnh đất thần thánh này, tiền chả là cái gì hết, điều đáng quan tâm là thái độ kiên nhẫn, khả năng chịu đựng, ít giục giã, sẵn sàng nói to và sẵn sàng nghe người khác nói to"- đạo diễn Lê Hoàng. Tiền là nguyên nhân của nhiều tệ nạn đến nỗi cơ quan vũ trụ Mỹ - Nasa đã từng tiết lộ: khi phi hành gia lần đầu tiên trên trái đất đặt chân lên mặt trăng, nhìn cảnh vật ông ấy đã thốt lên “ Ôi, yên bình quá, ở đây không có tiền”. Do vậy, tỏ ra khinh tiền hay nói cách khác khinh những kẻ có tiền luôn luôn là một nhiệm vụ cao quý, cấp bách đặt ra một cách hối thúc cho toàn thể loài người ở mọi tầng lớp, mọi địa phương, mọi quốc gia, và Hà Nội, tuyệt vời thay Hà Nội chính là một trong số nơi ít ỏi dẫn đầu công việc đó. Nếu bạn đến Hà Nội với một trái tim nhiệt tình, cháy bỏng, một nụ cười trong sáng và một cử chỉ tao nhã bạn chắc chắn sẽ được đón tiếp nồng hậu. Hà Nội sẽ nắm tay bạn, bay bổng cùng bạn hoặc ôm bạn vào lòng, vừa ôm vừa siết. Nhưng nếu bạn liều mạng bước vào mảnh đất Ngàn năm văn vật ấy với một túi tiền, cam đoan bạn sẽ bị nghi ngờ, bị lạnh nhạt, thậm chí bị cau có và ghét bỏ. Cứ thử xách tiền vào một quán ăn thủ đô mà xem, dù cổ bạn có đeo dây chuyền vàng to như sợi xích hoặc tay bạn có đeo nhẫn kim cương lớn như quả bưởi thì bạn cứ xếp hàng, cứ ngồi chờ. Đôi lúc chờ tới “ toạc cả mồm” mà vẫn phải im lặng, đừng có đòi hỏi thứ này thứ khác lôi thôi. Lê Hoàng tám về chuyện tiền Có thể nói không ngoa, sự "trọng nghĩa khinh tiền" của Hà Nội thấm vào trong từng tấc đất, nhưng đặc biệt nổi bật và sâu sắc ở những nơi mang tính dịch vụ. Vào các nơi đấy mà bạn cậy quen biết ? Được! Cậy đẹp trai hay đẹp gái? Cũng được! Cậy học thức? Nhiều khả năng được luôn! Nhưng cậy tiền là hỏng bét. Truyền thuyết kể rằng, có một gã nhà giàu suốt đời nuôi gà, nuôi vịt dưới quê; sau đó bán được một bọc tiền to vác lên Hà Nội khệ nệ. Bước xuống bến xe, ngay lập tức lão được dân xe ôm hất hàm hỏi (vừa hất hàm vừa ngồi trên yên): "Ê, đi không anh già?" Chả hiểu nhiễm đâu ra thói tự ái tiểu tư sản, lão nhà giàu không đi. Lê bước vào một hàng cơm nhỏ vừa ngồi xuống thì bị bà chủ hàng the thé: "Ăn gì? Nói nhanh, không ăn thì biến." Đói quá nên gã phải ăn. Ngồi xuống chiếc ghế chung quanh la liệt những mẩu giấy chùi mồm như một đàn bươm bướm xanh đỏ dưới đất, nhai được ba miếng thì nước mắm hết, gã mon men hỏi xin thêm, tức thì bà chủ quán gào lên “sang kia mà lấy, vẽ chuyện”. Nhân đây khi bước vô Hà Nội, mặc dù bạn chưa từng bao giờ là họa sĩ, cả một đời chưa cầm tới bút lông, bạn cũng có thể trở thành kẻ “vẽ chuyện”. Đó là danh từ bạn được phong tặng khi bạn đòi hỏi người khác, và hi vọng người khác phải phục vụ mình sau khi nộp tiền. Không ai sinh ra để làm nô lệ cho ai, đặc biệt là những công việc nô lệ vặt vãnh như mang nước, như bưng bê, như xếp dọn… Một số dân Hà Nội hôm nay hiểu rõ điều này. Đừng nhân danh cái gì bắt họ làm những chuyện ấy, nhất là đừng nhân danh tiền bạc khi sử dụng dịch vụ. Người Hà Nội ưu tiên cho những nhân viên khoáng đạt, hào sảng, khỏe khắn, phong trần. Những nhân viên kiểu đó nói to, cười lớn, thân mật vỗ vai khách, phát vào lưng khách hoặc nắm tay khách lôi đi một cách tự nhiên, đột ngột đầy ngẫu hứng và táo bạo. Hà Nội không xếp người theo địa vị, mọi lao động đều cao quý và hơn nữa cao quý như nhau. Vào cơ quan phải lễ phép với bảo vệ, đi ô tô phải năn nỉ tài xế là những cử chỉ được dân Hà Nội khuyên dùng. Những đứa có tiền và tin tưởng một cách mơ hồ tiền sẽ mang lại hạnh phúc, chỉ ở Hà Nội vài bữa là được cải tạo toàn diện. Có tiền cũng cứ ngồi vỉa hè mà ăn, cứ cốc mẻ mà uống, lôi thôi thì "biến”. Tất nhiên những kẻ như thế, phần lớn chả phải Tôn Ngộ Không, chẳng biết biến đi đâu và biến vào đâu nên cứ phải cắn răng đứng đấy. Một số cá nhân xxx ngốc từng phát biểu “Tiền là Tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ…”. Chỉ nói vài câu đã biết ngay những kẻ đó chưa tới Hà Nội. Trên mảnh đất thần thánh này, tiền chả là cái gì hết, điều đáng quan tâm là thái độ kiên nhẫn, khả năng chịu đựng, ít giục giã, sẵn sàng nói to và sẵn sàng nghe người khác nói to. Những đức tính như thế bảo đảm cho bạn sống yên ổn và phấn khởi. Đừng dại dột hay ảo tưởng đặt mình vào địa vị của thượng đế bởi Hà Nội là đất học hành, ai cũng biết thượng đế không tồn tại. Những kỉ niệm sâu sắc mỗi lần ra Hà Nội ùa về khi đất trời trở lạnh, khi mùa thu đến cứ khiến lòng ta chợt trào dâng một nỗi buồn man mác, nghẹn ngào rất khó tả. Như một câu hát đã ngân lên: "Ở nơi ấy có một người mà tôi mến yêu." Ở nơi ấy có một quán hàng mà tôi sợ hãi và ở nơi ấy có một bà chủ khiến tôi run run. Tiền bạc là nhất thời, tình yêu là mãi mãi.
Tiện thể về món phở các bác cho em hỏi, hiện giờ phở bò bắp tại HN chỗ nào ngon. Mấy hàng em biết trước đây giờ k thấy còn bán.
Phở Bò ở Hàng Đồng chỗ ngã tư Hàng Đồng-Hàng Vải và ở Hàng Giầy chỗ gần nhà bác Bằng Hói vẫn bán cụ Cai ui. Sáng nào rảnh em mời cụ bát tái bắp và cafe nhé. Mời cụ có lẽ khó à
Cám ơn bác Cai thang đã trích dẫn một bài viết rất hay. Tác giả Lê Hoàng ( "nickname" trước đây là Lê Thị Liên Hoan) đúng là một nhà văn viết truyện châm biếm, trào phúng thuộc hàng cao thủ.
Có lần ức chế thái độ "cửa quyền" của bà hàng nước gần cơ quan, em mới hỏi : nếu con giả u 500k/cốc nhân trần thì u có cười tươi và bưng tận tay cho con không ? - Ô cái thằng này mày bị dở hơi à ? Mày cứ làm như tao thèm tiền; bán cho vui chứ lời lãi léo giề mà phải đi bưng bê :shock: Mới sáng hôm qua, em vừa phải "cực lực phản đối" khi đi ngang qua cái phố cà phê chỗ Đặng Văn Ngữ, dễ phải đến mươi mười lăm thằng ra giằng co để định khiêng mình vào uống cà phê nhà chúng nó. Bác nào thấp bé nhẹ cân đi qua đó nên hết sức cẩn thận :lol:
Thế nên mới có tên là quán Ép Em. (Sori 1 bác chủ quán em kidding tí ). Cứ ăn mặc rách rưới, vẻ mặt đói kém như em thì có ai kéo bao giờ đâu? hế hế.
Có 1 "tính cách mới" nữa của người HN : đó là giả nghèo giả khổ :mrgreen: Bác Tai trâu đây là 1 ví dụ cụ thể, nước ngoài nước trong đi luôn luôn, vừa du ngoạn Úc đại lợi ảnh ọt khu đèn đỏ post búa xua mà vẫn cứ "khóc" được
Ấy, em đâu có phải là người Hà Nội đêu. Mà ra khu đèn đỏ là em window shopping chứ chứ có dám "mua sắm" gì đêu. @bác Vê Q: Hóa ra mấy lần thấy bác ngồi Ha Le là vì ấy rồi, em biết rồi nhá. Ghê quá! (Mà có mối nào tốt nhớ kiu em).
Điêu wá , có nhõn lần í là do lão Cai vs lão CD rủ rê - thời sv em hay ngồi quán Lung , hale hồi đó nó thơ mộng chứ kô phức tạp như thời kụ Tai :lol:
Em cũng rất thích phở hàng này. Nhưng toàn chén nạm với gầu... Trước rất ngay ngồi uống bia ở ngay cạnh đấy, nhờ các cháu phục vụ sang hàng phở gọi hộ gọi bát gầu ú ụ với quẩy.
Em tuyền chén bắp gầu, 45k/bát. Sáng hay có chứ chiều tối thường bà chủ béo bảo hết. Lắm lúc bà chủ béo bảo hết, lúc sau ông chủ gầy ra kêu thì lại có... Trong tủ lạnh... :shock:
Quả bia hơi 3 mặt phố bên cạnh có món dưa xào lòng ăn rất sướng, thêm lẩu ếch nữa chứ. Chẹp, tính ra cũng 4 năm rồi. Giờ em ít ăn phở Hàng Đồng, chuyển sang món mỳ ăn liền sân vận động.
Trong hồ sơ của CA, hồ Hale chưa có thời nào thơ mộng. Nếu có chăng là ở trong con mắt của kẻ si tình :mrgreen:
Hale xưa là tụ điểm, giờ hình như có cả mại dâm nam tìm khách. Hồi nhỏ em hay đạp xe ra đó xem mấy ông bán rắn ven đường.
Nhân viên nhà hàng đập bàn dạy khách ăn buffet Chỉ mới tháng trước, nhà hàng Sen Việt (Long Biên, Hà Nội) bị tố mắng chửi hành hung khách hàng thậm tệ khi đến ăn buffet tại đây. Theo thông tin trên Xzone, thành viên có nickname hanoien chia sẻ trên diễn đàn rằng: "Tối thứ 7 nhà em đi vào big C mua sắm, xong rồi kéo nhau lên tầng 3 vì thấy quảng cáo Sen Việt discount từ 250k/175k/suất. Do mua sắm hơi lâu nên 8h15 em mới vào đến Sen Việt (lần đầu em đi ăn buffet nên không biết là quán 9h đóng cửa), nhưng nhân viên vẫn nhiệt tình mời vào. Đi một vòng thấy đồ đã vãn vãn rồi, nhưng trót vào rồi. Do nhà em có 2 đứa trẻ con dưới 7 tuổi nên phải cho tụi nó ăn trước, mình ăn sau. Kịp lấy được vài đĩa đồ hải sản nguội ngắt, quay đi quay lại chỗ nào cũng hết sạch đồ, cơm trắng lẫn cơm chiên cũng chả còn mà ăn. Em đành ăn mì tôm. Chuyện bực mình chưa dừng ở đây, em có gọi quản lý ra góp ý về chuyện hết đồ ăn và nếu 9h đóng cửa thì 8h phải không nhận khách nữa, thì nó bảo anh thích gì em làm cho anh ăn, em order một bát bún riêu thì nó cũng chịu vì hết rồi còn đâu. Em bảo nó là xem lại khi thanh toán, nó vâng vâng rồi lủi ra bàn ngồi ăn, em đợi 15 phút không thấy ai ra giải quyết thì 'gấu' nhà liền lấy điện thoại chụp. Lúc này con mẹ chủ quán mới lồng ra không cho chụp. Tụi nhân viên bảo vệ xúm vào đàn áp nhà em, tụi chủ nhà hàng đập bàn đập ghế, thêm thằng nhân viên nào đó xông vào đòi xóa ảnh và xô xát với em". Thành viên hanoien cũng cho biết, đám nhân viên nhà hàng rất hung hăng, văng tục tứ lung tung trong và còn giáo dục khách hàng: Phải biết cách ăn buffet. Ngay sau đó nhiều thành viên mạng cũng chia sẻ về thái độ phục vụ và đồ ăn rất kém ở nhà hàng này. "Ở đây buffet thì ít mà nhân viên rất hờ hững, nếu hết mà các bạn kêu lập tức bị 'mắng' ngay", thành viên Evip... viết.
Ở HN thì các bác hay uống cafe ở đâu đấy ạ?Không biết các bác đã bàn trước đây chưa vì em ngại lục lại 100 trang quá!