Ước nguyện cuối cùng của chú rể 8 tuổi Cậu bé Reece 8 tuổi mắc bệnh máu trắng tha thiết được kết hôn cùng cô bạn hàng xóm Elleanor Pursglove trước lúc hấp hối. Bốn năm trời chiến đấu cùng bệnh tật, Reece qua đời một ngày sau khi hoàn thành tâm nguyện là cưới được "người trong mộng". Một ngày tháng 7 năm 2004, Reece đột nhiên bị ốm. Cậu bé bò đến bên mẹ và rên rỉ: "Mẹ ơi, đôi chân của con đau lắm". Ngay sau đó, gia đình đã mang Reece tới bệnh viện, các bác sĩ đã chuẩn đoán cậu bị bệnh máu trắng. Những ngày cuối cùng ngắn ngủi của cuộc đời, Reece đi chơi những trò ưa thích và tổ chức một bữa tiệc gia đình và có đông đủ bạn bè. Lorraine, mẹ chú rể nhí không giấu nổi xúc động khi nói về cậu: "Chúng tôi sẽ rất nhớ thằng bé và có cảm giác rằng, bây giờ Reece đã thanh thản. Reece và Elleanor là bạn tốt từ nhiều năm nay. Thằng bé nói rằng muốn kết hôn cùng Elleanor". "Reece đã ngỏ lời cùng Elleanor vài lần và cuối cùng, cô bé đã nhận lời cầu hôn. Điều này nghe có vẻ lạ lùng nhưng mối quan hệ của hai đứa rất nghiêm túc". Mặc dù đã rất cố gắng chạy chữa nhưng tháng 5 vừa qua, gia đình Reece đã tuyên bố cậu bé chỉ còn sống được vài tuần. Để biến mơ ước làm đám cưới với Elleanor trở thành hiện thực, gia đình cậu bé đã chuẩn bị một buổi lễ long trọng với các nghi lễ và cha xứ để hướng dẫn đôi trẻ làm lễ. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của Reece trở nên nguy kịch và không còn nhiều thời gian, một lễ cưới đơn giản hơn đã được tổ chức ở nhà. Reece những ngày cuối đời. Ảnh: The Sun. "Tôi chắc là thằng bé biết mình không còn sống được bao lâu nữa nhưng cháu vẫn quyết tâm làm lễ cưới. Reece nói với tôi rằng 'mẹ ơi, con vẫn chưa sẵn sàng để đi đâu'", Lorraine nghẹn ngào. Theo The Sun, trong ngày trọng đại của mình, Reece mặc một chiếc áo sơ mi có cài hoa trước ngực, còn cô dâu Elleanor xinh đẹp trong bộ váy cưới màu trắng. Bà mẹ của cậu bé xấu số không thể kìm được nước mắt khi nhìn thấy cô dâu được cha mẹ dẫn vào. "Tôi đã cố gắng giữ bình tĩnh nhưng khi nhìn thấy cô bé ôm bó hoa cưới trên tay, tôi đã bật khóc. Không ai có thể miêu tả được cảm giác tôi lúc đó". Mẹ cô dâu đứng ra làm cha xứ và mọi người có mặt ở đó chứng kiến khi Reece và Elleanor thề nguyền, trao nhẫn và thậm chí cả giấy chứng nhận kết hôn. Chú rể đã không hôn cô dâu như thường lệ. "Trước khi lễ cưới diễn ra, thằng bé mệt mỏi nhưng sau đó, nó rất vui vẻ. Nó chỉ nằm trên giường và chờ đợi giây phút nó mong đợi nhất diễn ra", mẹ chú rể tâm sự. Trong thời gian mắc bệnh, Reece vẫn đến trường cho tới khi quá yếu, phải nằm một chỗ. "Cái chết của Reece có ảnh hưởng rất lớn tới rất nhiều người về lòng dũng cảm, ý chí vượt lên bệnh tật và quyết tâm thực hiện những điều mình mong muốn", Hannah, "mẹ vợ" Reece nhận xét "chàng rể". Nguồn: Ngoisao.net
Em xin tặng các bác gái: VỢ CA (hát theo nhạc bài Đời mình là một khúc quân hành) Vợ mình là xinh nhất trên đời Làm chồng phải quan tâm chăm sóc Luôn yêu thương, và luôn đưa hết tiền Ngày như đêm lúc nào cũng vẫn luôn tận tâm Mãi mãi lòng chúng ta Luôn chỉ yêu vợ nhất Suốt cuộc đời chúng ta Chí biết có yêu vợ thôi Làm chồng là chỉ biết vâng lời Làm chồng là không nên hay cãi Chăm cho con, và lo cơm nước đều Dù gian nan thế nào cũng vẫn luôn phải vui Mãi mãi lòng chúng ta Luôn chỉ yêu vợ nhất Suốt cuộc đời chúng ta Chí biết có yêu vợ thôi Vợ mình là yêu quái mặt người Vợ mình là yêu tinh biết nói Khi yêu nhau, thì sao em rất hiền Mà sao khi lấy rồi bỗng dữ như chằn tinh Mãi mãi lòng chúng ta Luôn chỉ yêu vợ nhất Suốt cuộc đời chúng ta Chí biết có yêu vợ thôi Vợ mình là cái máy tiêu tiền Tiền dù đưa bao nhiêu cũng hết Luôn kêu ca, là anh đưa ít tiền Làm cho anh lúc nào ví cũng không một xu Vợ mình dù cho xấu thế nào Vợ mình dù ghen tuông vô cớ Ăn hơi tham, và đôi khi dỗi hờn Dù ai xinh thế nào cũng xấu hơn vợ tôi Mãi mãi lòng chúng ta Luôn chỉ yêu vợ nhất Suốt cuộc đời chúng ta Chí biết có yêu vợ thôi
Bác ơi tặng các bác gái nhân dịp 27 tháng 7 hay mồng 3 tháng 8 thế? Hát bài này mấy thầy chắc phải mặc áo giáp toàn thân hỷ :lol:
Bước chân trên tuyết Một bà cụ nặng nhọc lê bước trên phố. Bà cụ đi chân đất. Trên tuyết. Một đôi trẻ, tay xách lỉnh kỉnh những túi to- vừa nói chuyện vừa cười đến nỗi không để ý thấy bà cụ. Một người mẹ dẫn hai đứa con nhỏ tới nhà bà ngoại. Họ quá vội nên cũng không để ý. Một viên chức ôm một chồng sách đi qua. Mải suy nghĩ nên cũng không để ý. Bà cụ dùng cả hai tay để khép vạt áo đứt hết khuy. Dừng lại, nép vào một góc ở bến xe buýt. Một quý ông ăn mặc lịch lãm cũng đứng đợi xe buýt. Ông cố đứng tránh xa bà cụ một chút. Tất nhiên là bà già rồi, chẳng làm hại được ai, nhưng nhỡ bà ấy bị bệnh lây nhiễm thì sao… Một cô gái cũng đứng đợi xe buýt. Cô liên tục liếc xuống chân bà cụ, nhưng cũng không nói gì. Xe buýt tới và bà cụ nặng nhọc bước lên xe. Bà ngồi trên chiếc ghế ngay sau người lái xe. Quý ông và cô gái vội vã chạy xuống cuối xe ngồi. Người lái xe liếc nhìn bà cụ và nghĩ: “Mình không thích phải nhìn thấy cảnh nghèo khổ này chút nào!”. Một cậu bé chỉ vào bà cụ và kêu lên với mẹ: - Mẹ ơi, bà ấy đi chân đất! Mẹ bảo những ai hư mới đi chân đất, đúng không mẹ? Người mẹ hơi ngượng ngập kéo tay con xuống: - Andrew, không được chỉ vào người khác!- Rồi bà mẹ nhìn ra cửa sổ. - Bà cụ này chắc phải có con cái trưởng thành rồi chứ!- Một phụ nữ mặc áo choàng lông thì thầm- Con cái của bà ấy nên cảm thấy xấu hổ mới phải! Người phụ nữ này bỗng cảm thấy mình quả là người tốt, vì mình luôn quan tâm đầy đủ đến mẹ mình. - Đấy, ai cũng phải học cách tiết kiệm tiền- Một chàng trai ăn mặc bảnh bao thêm vào- Nếu bà ấy biết tiết kiệm từ khi còn trẻ thì bà ấy chẳng nghèo như bây giờ! Một doanh nhân hào phóng bỗng cảm thấy ái ngại. Ông lấy trong ví ra một tờ 10 đôla, ấn vào bàn tay nhăn nheo của bà cụ, nói giọng hãnh diện: - Đây, biếu bà! Bà nhớ mua đôi giày mà đi! Rồi ông ta quay về chỗ ngồi, cảm thấy hài lòng và tự hào về mình. Xe buýt dừng lại khi tới bến và một vài người khách bước lên. Trong số đó có một cậu bé khoảng 16-17 tuổi. Cậu ta mặc chiếc áo khoác to màu xanh và đeo balô cũng to, đang nghe headphone. Cậu trả tiền xe buýt và ngồi ngay vào ghế ngang hàng với bà cụ. Rồi cậu nhìn thấy bà cụ đi chân đất. Cậu tắt nhạc. Cảm thấy lạnh người. Cậu nhìn từ chân bà cụ sang chân mình. Cậu đang đi một đôi giày cổ lông dành cho trời tuyết. Đôi giày mới tinh và ấm sực. Cậu phải tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu mới mua được. Bạn bè đứa nào cũng khen! Nhưng cậu cúi xuống và bắt đầu cởi giày, cởi tất, rồi ngồi xuống sàn xe, bên cạnh bà cụ. - Bà, cháu có giày đây này!- Cậu nói. Một cách cẩn thận, cậu ta nhấc bàn chân lạnh cóng, co quắp của bà cụ lên, đi tất và đi giày vào chân bà. Bà cụ sững người, chỉ khe khẽ gật đầu và nói lời cảm ơn rất nhỏ. Lúc đó, xe buýt dừng. Cậu thanh niên chào bà cụ và xuống xe. Đi chân đất trên tuyết. Những người khách trên xe thò đầu ra cửa sổ, nhìn đôi chân cậu thanh niên, xôn xao bình phẩm. - Cậu ta làm sao thế nhỉ?- Một người hỏi. - Một thiên thần chăng? - Hay là con trai của Chúa! Nhưng cậu bé, người ban nãy chỉ vào bà cụ, quay sang nói với mẹ: - Không phải đâu mẹ ạ! Con đã nhìn rõ rồi mà! Anh ấy là người bình thường thôi! Và việc làm đó, thật sự, cũng chỉ cần một người bình thường.
Câu chuyện cảm động về 1 ông cụ 90 tuổi kéo xe để nuôi bà lão 83 tuổi trong suốt 70 năm trời. Và thật vô phúc cho 2 cụ khi đã đẻ ra 9 đứa con như vậy. Trong ngôi nhà dột nát trên đường Hồ Đắc Di - TP Huế, có một ông già đã bước qua tuổi 90, hằng ngày vẫn phải đi kéo xe chở hàng thuê, nuôi người vợ bệnh nặng ở tuổi 83. Nuôi cả gia đình bằng chiếc xe tải kéo Ngày đó, khi vừa mới lập gia đình, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ Lựu - Đào chồng chất những khó khăn. Cưới nhau về sống trong một ngôi nhà phên đất, nghề ngỗng không có, nhiều đêm suy nghĩ, ông bàn với vợ cóp nhặt toàn bộ số tiền làm quà cưới của họ hàng sắm một chiếc xe tải kéo để kiếm kế mưu sinh qua ngày khó. Cuộc đời ông Phan Thế Lựu gắn với chiếc xe tải kéo từ lúc tuổi 20. Cuộc sống của hai vợ chồng nhờ chiếc xe tải kéo mà dần ổn định hơn. Ngày chồng kéo xe, vợ đi theo phụ giúp. Người thuê kéo hàng thương cảnh đời của hai người đã ưu tiên để giành hàng thuê vợ chồng ông kéo. Dần dần cuộc sống ổn định hơn, hai vợ chồng cũng đã bòn chắt một số tiền đủ để dựng lấy một ngôi nhà mái tôn để làm nơi sinh sống. Vừa dựng được nhà thì cũng là lúc bà Đào sinh nở đứa con đầu lòng, rồi 8 đứa con con lại cứ thế lần lượt chào đời trong cảnh gia đình ngày càng túng khó. Việc kéo xe thuê lo cái ăn cho 11 người đổ dồn vào một mình ông. Khó khăn cứ mỗi ngày đè nặng gánh lên vai ông, vì mưu sinh đôi chân ông đi không biết mỏi. Đôi dép sờn cũ rách nát làm toé máu chân vì phải di chuyển mỗi ngày trên 30 cây số. Ông chỉ trở về khi đã kiếm đủ tiền đong gạo cho cả nhà vào ngày hôm sau. Nhìn bọn trẻ lớn từng ngày khó khăn ông không ngại: “ 9 đứa con ngày một lớn, vợ chồng tui vui lắm, vì con thì chút sức đó đáng chi mô” - Ông tâm sự. Những tưởng khi các con lớn khôn sẽ đỡ đần để vợ chồng ông được thảnh thơi tuổi già. Thế nhưng, khi trưởng thành, cả 9 người con lần lượt cưới vợ, lấy chồng ra dựng nhà ở riêng để lại 2 vợ chồng già sống trong ngôi nhà rách nát theo thời gian. “Tui cũng mong có đứa ở cùng để lúc ốm đau có người chăm sóc, nhưng mà tất cả đều lắc đầu từ chối” - Vợ ông Lựu kể. Ông bà có đến 9 người con, thế mà chẳng có một người chịu ở với ông. Tất cả họ, thi thoảng mới ghé thăm. Họ sống chỉ biết lo cho gia đình mình mà không quan tâm đến những đến đấng sinh thành đang sống trong cô quạnh, thiếu thốn. Cách đây 4 năm, vợ ông lăn ra ốm, ông phải chạy vạy ngược xuôi kiếm tiền chữa bệnh cho vợ. Bệnh tình của bà Đào không hề thuyên giảm mà ngày một nặng thêm, bác sĩ lắc đầu không dám hứa với ông là bà Đào sẽ vượt qua cơn bạo bệnh. “Ngày vợ ăn được cháo, được cơm tui mừng vô kể. Đến bây giờ, không ngờ bà ấy vẫn ở bên tui” - Ông Lựu rơm rớm nước mắt. Cũng từ đó, bệnh bại liệt khiến bà không đi đứng được nữa mà nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều do một tay ông cáng đáng. "Không kéo thì lấy chi ăn"! Vừa chăm vợ ốm, hằng ngày ông Lựu ngược xuôi cùng chiếc xe tải kéo đi kéo thuê hàng để kiếm tiền đi chợ, thuốc thang cho vợ. Mỗi sáng, ông phải thức dậy từ tờ mờ sáng để dọn dẹp nhà cửa, lo bữa ăn sáng cho hai vợ chồng. Xong việc nhà là ông Lựu bắt đầu một ngày kéo xe chở hàng thuê. Đã bước sang cái tuổi 90, bản thân ông đang bị bệnh thấp khớp hành hạ. Mỗi khi trở trời ông phải lê đôi chân đau buốt để kéo hàng. Những lúc đó, chiếc xe như nặng hơn mọi ngày, những đoạn dốc dường như bất lực, con đường bằng phẳng như khấp khểnh hơn. Nhưng không vì thế mà ông bỏ bất cứ một chuyến hàng nào, bởi trong ông luôn thường trực cảnh người vợ ốm đang đợi ông về với một ít tiền công. Bất kể thứ hàng hoá gì, bất cứ chở đi đâu ông cũng đều vui vẻ nhận lời. Những hôm may mắn ông kiếm được vài chục ngàn tiền công. Ông dành một ít tiền đi chợ mua cho vợ một miếng thịt ngon, mua một vài viên thuốc giảm đau để sẵn trong nhà, khi vợ trở cơn đau còn có để uống. Lại cũng có khi cả ngày ông lang thang với chiếc xe kéo mà không một người thuê. Cách đây 2 năm, phường An Cựu có hỗ trợ cho vợ chồng ông số tiền 65 ngàn mỗi người một tháng. Số tiền này, ông dành mua gạo cho cả 2 vợ chồng, chi tiêu lặt vặt trong nhà. Tiêm trầu cho vợ, tình yêu của người đàn ông cả đời lam lũ. Ảnh: Đăng Khoa. Bây giờ, sức ông không còn dẻo dai như trước, do vậy mà công việc nặng nhọc người ta cũng ít thuê đi. Những người thuê ông cũng không còn dám giao những món hàng nặng, họ sợ trong khi kéo hàng nhỡ ông gặp chuyện gì bất trắc thì lại mang hoạ vào thân. Có những món hàng ông lường được sức mình còn đủ để kéo, người thuê vẫn cứ lắc đầu. Ông Lựu đã phải cam kết với khách: “Có chuyện chi tui chịu hoàn toàn trách nhiệm” người ta mới thuê ông. Công việc nặng nhọc quá sức với một ông già đã ngoài 90 tuổi, nhưng mỗi khi trở về nhà ông lại tất bật lo chuyện bếp núc, chăm bón cho vợ từng miếng cơm, ngụm nước… kể cả thói quen têm trầu cho vợ ăn. “Cái tình nghĩa vợ chồng phải sống sao cho trọn chú à, vợ ốm liệt gường rứa thì càng không được bỏ bê” - Ông nói. Kể đến đây, bà Đào, vợ ông đang nằm trên giường trở mình rên la vì bệnh tình hành hạ, ông lại tất bật chạy lại dỗ dành, mang thuốc, nước cho bà uống. Xong đâu đấy, ông Lựu ông khoác bộ áo quần sờn cũ chắp vá nhiều mảnh để bắt đầu một buổi làm việc mới. Với ông bây giờ, còn sức vẫn phải kéo hàng thuê. Phải lo miếng cơm cho hai vợ chồng chạy chữa thuốc thang cho vợ. “Còn sức là vẫn còn làm việc, chỉ cầu răng cho vợ tui đỡ bệnh để sớm hôm vợ chồng già còn có tiếng cười”. Ông Lựu tâm sự ...
Hic, thấy suốt ngày dân ta vỗ ngực tự hào, nào là " Đồng bào " nào là " truyền thống nhân đạo " nào là " nhân nghĩa " nào là " lá lành đùm lá rách" nào là "tương thân tương ái".... Thế mà một xã hội ở thế kỷ 21 lại để những người già 70, 80, 90 tuổi ( em tin chắc trên đất nước này còn nhiều cụ già như thế ) phải đi lao động kiếm sống hoặc đi ăn mày ăn xin. Hình như ở các bộ lạc hoang dã Châu Phi người càng già càng được kính trọng thì phải. Ở các nước văn minh phát triển thì hệ thống an sinh xã hội của họ chắc ko bao giờ để tình trạng này xảy ra đâu các bác nhể. Ô hô, ai tai lời nói với việc làm........
Gửi các bác một câu chuyện nữa, cũng là sưu tầm lại thôi: Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông. Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của các họa sỹ nổi tiếng. Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông. Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu chuyện xảy ra... Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con mình. Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người. Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh. Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai tay cầm một bọc lớn. Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu." Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này." Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là bức chân dung này..." Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?" Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!" Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?" Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?" Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?" Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý không?" Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!" Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến. Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta sẽ dừng tại đây!" Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây, NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”
Câu chuyện " Đôi giày đỏ " mình vừa đọc, chia sẽ cùng các bác tí. :wink: Chàng trai và cô gái yêu nhau , họ đều rất nghèo nhưng tình yêu của họ thật trong sáng.Cô gái rất xinh đẹp ,cô được rất nhiều chàng trai khác theo đuổi còn chàng trai như bao người khác anh không đẹp trai nhưng trong anh chứa đựng sự chân thành và anh yêu cô gái bằng cả tấm lòng mình. Mỗi lần 2 người đi chơi cô gái rất thích thú khi đi ngang qua cửa hàng bán guốc dành cho phụ nữ thi thoảng cô lại dẫn anh vô đó nhưng 2 người chỉ đi ngắm những đôi guốc sang trọng đó vì nó quá đắt tiền với so với thu nhập của cả 2.Cô rất thích một đôi guốc cao gót mầu đỏ lần nào cô cũng ngắm nó rất kỹ và háo hức bàn luận về nó , anh không nói gì chỉ biết im lặng nhìn cô Sinh nhật cô gái một đêm trời mưa to nhưng các bạn cô vẫn đến rất đông những chàng trai theo đuổi cô tặng cô những món đồ rất đắt tiền.Chỉ duy nhất một người chưa thấy đến đó là chàng trai người yêu cô.Tiệc đã sắp tàn nhưng vẫn không thấy người yêu đâu cô gái rất buồn và bắt đầu giận anh.Nửa đêm khi mọi người đã về hết và mưa đã tạnh mới thấy chàng trai vộ̣i vã ôm bó hoa đến nhà cô .Cô gái giận dữ ném bó hoá xuống đất và chạy vào nhà .Cô giận anh chỉ vì trời mưa mà đã không đến sinh nhật cô.Chàng trai lặng im không nói gò mà anh tuôn trào 2 hàng lệ anh khóc không phải vì cô gái nỡ đối xử với anh như vậy mà anh khóc cho bản thân mình. Những ngày sau đó họ không còn gặp nhau .Một thời gian sau cô gái nhắn tin cho anh đòi chia tay.Anh đồng ý và chỉ gửi cho cô một bức thư.Cô đã không đọc mà cho nó vào thùng cùng với những món quà anh tặng đóng kín lại và quẳng nó vào một góc mà ít người động tới. Rồi cô gái cũng có người yêu mới một trong những người theo đuổi cô đẹp trai hơn anh,giầu hơn anh.Anh thi vẫn vậy vẫn âm thầm lặng lẽ ngày ngày đi làm tối lại về với những kỷ niệm về cô .Những bước chân cô đi đều có ánh mắt anh dõi theo. Một ngày kia tin dữ tới tai anh.Cô bị tai nạn và bị liệt nửa người.Suốt đời này cô sẽ phải ngồi trên chiếc xe lăn.Anh đau đớn muốn chạy ngay tới thăm cô nhưng lý trí lại không cho phép anh .Anh chỉ biết dõi theo cô từ xa. Người yêu mới của cô biết rằng cô sẽ phải gắn bó cả đời với chiếc xe lăn đã dần dần rời xa cô .Cô cũng không oán trách gì rồi bất chợt cô chợt nghĩ tới anh không biết nếu người yêu cô vẫn là anh ,anh có làm vậy với cô không. Sinh nhật cô năm nay chỉ còn lại một vài người bạn khi tiệc đã tàn cô chợt nhớ tới anh cô tìm lại chiếc thùng đã chon dấu những kỷ niệm của anh với cô trong đó .Bức thư cô chưa một lần đọc ,cô tò mò mở nó ra không biết anh đã viết gì khi cô nói chia tay anh “Em yêu ! Anh biết rằng em rất giận anh.Có thể em sẽ không thèm đọc bức thư này nhưng một ngày nào đó khi em đọc bức thư này hi vọng em sẽ hiểu cho anh. Anh quá nghèo phải không em .Anh biết em rất thích đôi guốc cao gót mầu đỏ mà mỗi lần 2 đứa đi chơi em đều muốn được ngắm nó .Nhưng nó quá đắt so với đồng lương của anh.Sinh nhật em sắp đến anh cũng như bao người đàn ông khác muốn em được thật xinh tươi lộng lẫy trong ngày sinh của mình.Mấy tuần nay anh dành dụm được ít tiền nhưng vẫn chưa đủ ,sinh nhật em gần đến rồi anh đành đi kiếm việc làm thêm ban đêm.Đêm sinh nhật em anh còn thiếu chút ít tiền nữa là đủ mua đôi guốc cao gót mầu đỏ đó anh cố gắng làm thêm giờ định bụng khi nào đủ tiền sẽ qua cửa hàng mua nó làm quà sinh nhật tặng em.Nhưng trớ trêu thay anh về muộn và trời thì mưa cửa hàng đã đóng cửa từ sớm, anh chỉ kịp mua một bó hoa làm quà sinh nhật em….” Đọc tới đây cô gái bật khóc cô khóc vì thương anh “Anh biết rằng có nhiều người đẹp trai hơn giầu có hơn anh theo đuổi em.Có lẽ anh không thể đem lại cho em cuộc sống tốt đẹp như họ ,anh không muốn níu giữ em ở bên anh ,anh không muốn em phải chịu khổ cực cùng anh.Thế nên ta chia tay em nhé….” Cô nghẹn ngào trong nước mắt khi đọc những dòng thư của chàng trai.Những kỷ niệm xưa như ùa về .Cô khóc. Đã gần nửa đêm bỗng có tiếng gõ cửa .Chàng trai xuất hiện trên tay ôm một bó hoa như năm nào và một hộp quà đứng trước hiên nhà.Nhìn thấy anh cô khóc ,anh đi nhanh tới bên cô mở hộp quà , một đôi guốc mầu đỏ mà cô vẫn hằng ao ước .Anh nhẹ nhàng nhấc đôi bàn chân đã không còn cảm giác của cô ân cần xỏ vào từng chiếc guốc .Cô nhìn anh khóc trong nghẹn ngào, cô chỉ biết ôm chầm lấy anh mà khóc “Em xin lỗi,xin lỗi anh nhiều lắm …“
Câu chuyện " Lời hẹn ước " mình vừa đọc, chia sẽ cho các bác suy ngẫm và thư giãn tí. :!: Vào một buổi chiều đẹp trời chan hòa gió và nắng, chàng trai và cô gái đã vô tình gặp nhau khi đang cùng đi dạo trên hành lang ở một bệnh viện. Ngay từ giây phút đầu tiên ánh mắt họ chạm nhau, hai trái tim non trẻ bỗng chốc đập loạn nhịp, tiếng sét ái tình đến với họ trong một hoàn cảnh thật trớ trêu. Cả hai cùng đang lâm bệnh nặng không có cách nào cứu chữa được. Họ đọc trong mắt nhau cả một sự tuyệt vọng vô bờ bến. Có lẽ vì cùng trong một hoàn cảnh nên dù chỉ mới nói chuyện nhưng dường như đã có cảm giác quen thuộc như hai người bạn đã quen từ lâu. Và cũng từ đó, những ngày tháng ở trong bệnh viện họ như hai chiếc bóng không xa rời nhau, ngày ngày cùng nắm tay ngắm mặt trời mọc rồi chiều xuống ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ. Hai trái tim đang yêu như được tiếp thêm sức mạnh tràn ngập hạnh phúc và hy vọng, họ không còn cảm thấy bi quan và tuyệt vọng về cuộc sống nữa... Cuối cùng cũng đến một ngày chàng trai và cô gái cùng được thông báo rằng bệnh tình của họ đã trở nên rất nguy kịch, không còn khả năng cứu chữa nữa, họ chỉ còn đếm sự sống bằng từng ngày từng giờ. Bệnh viện cũng bất lực trả họ lại về cho gia đình. Đêm cuối cùng trong bệnh viện, họ cùng nắm chặt tay nhau không nỡ xa rời, cùng hẹn ước sẽ không bao giờ quên những ngày tháng khó quên ở đây và hẹn sẽ luôn viết thư cho nhau để duy trì liên lạc. Đó là cách duy nhất để hai trái tim luôn được xích lại gần nhau và cả hai sẽ tiếp cho nhau thêm nghị lực để cùng chiến đấu với sự sống và cái chết đang gần kề. Họ nhìn vào mắt nhau tràn đầy niềm tin và hy vọng... Cứ thế, ngày tháng chậm chạp trôi đi, những lá thư họ gửi cho nhau vẫn không hề vơi cạn. Từng dòng từng chữ đối với họ đáng quý biết chừng nào, họ động viên nhau, gửi đến nhau những lời yêu thương, hy vọng, những dự định của tương lai, những niềm mơ ước. Cả cô gái và chàng trai đều như quên đi nỗi đau đớn bệnh tật đem lại, họ sống trong hạnh phúc, lạc quan và niềm tin vô bờ... Nhưng rồi ba tháng sau đó, bệnh tình của cô gái trong phút chốc trở nên nguy kịch, và cô đã lặng lẽ ra đi, trên tay cô nắm chặt lá thư của chàng trai, miệng cô vẫn đọng lại một nụ cười mãn nguyện: "... Nếu phải đối diện với vận mệnh, đối diện cái chết, em hãy đừng sợ nhé! Hãy đừng lo lắng, đừng sợ hãi! Bởi vì vẫn còn có anh luôn ở bên em, vẫn còn rất nhiều người thương yêu em ở bên em, sẽ che chở cho em, và cùng em vượt qua những chặng đường khó khăn này. Hãy vững vàng lên! Đừng khóc, dù là địa ngục hay thiên đường, chúng mình sẽ không bao giờ xa rời...". Mẹ của cô gái run rẩy cầm lá thư của chàng trai trên tay cô òa khóc. Bà biết cô đã ra đi rất thanh thản. Ngày thứ hai sau hôm cô gái mất, mẹ cô phát hiện thấy trong ngăn kéo bàn học của cô có một tập thư đã dán tem nhưng chưa gửi. Bức thư trên cùng viết: "Gửi cho mẹ". Bà run run mở thư, đúng là nét chữ quen thuộc của con gái: "Mẹ thân yêu của con. Có lẽ đến lúc mẹ nhận được lá thư này thì con đã đi rất xa rồi. Nhưng con vẫn còn một tâm nguyện chưa hoàn thành được. Con đã có một lời hẹn ước với một người con trai là con sẽ cùng anh ấy chiến đấu với bệnh tật và cùng nhau vượt qua những ngày tháng cuối cùng này. Nhưng con biết con không thể thực hiện được lời hứa đó. Cho nên sau khi con đi rồi, mẹ hãy thay con tiếp tục gửi những lá thư này cho anh ấy, để anh ấy có thêm nghị lực mà tiếp tục sống, những lá thư này đối với anh ấy rất quan trọng, nó sẽ mang lại niềm tin cho anh ấy. Chỉ cần anh ấy biết con còn khỏe, anh ấy sẽ không từ bỏ con mà ra đi, sẽ còn tiếp tục chiến đấu, tiếp tục sống...". Nhìn những dòng di thư cuối cùng của con gái, bà mẹ cô gái đã theo địa chỉ trên lá thư tìm đến nhà chàng trai. Vừa vào đến nhà, đập vào mắt bà là tấm di ảnh của chàng trai đặt trên bàn thờ. Trong phút chốc, bà cứ nhìn tấm ảnh đó đứng bất động tê dại.