Re: HẢI PHÒNG - Thành Phố Cảng Tôi Yêu Có bác, ông bà ngoại em người HP nhưng lên HN từ nhỏ. Còn ông nội của gấu em cũng HP nhưng vào SGN từ nhỏ. :lol:
-E về năm 92,ngày trước đẻ ra ở Tô Hiệu,ngay cạnh phường Trại Cau,18 tháng ở trại,3 tuổi học trường Kim Đồng 3
Dạ vậy em khu vực Chùa đỏ máy chai có thuộc điểm nóng không ạ.. hồi nhỏ em nhớ mụ Oanh tú bà với khánh trắng trẹo gì đó làm mưa gió.. nhưng bi giờ chắc lên thiên đường hết rồi
Chuẩn luôn bác ơi... Khu vực này ngày xưa bọn em hay rình mò ở đây để ăn cắp gang & chì vụn về đúc đáo chơi ạ :lol:
Về HP quê em các cụ thăm những địa danh sau: Chợ: thì Chợ Đổ, Chợ Sắt Cầu: thì Cầu Đất, Cầu Tre Đường: thì Cái Dài, Cái Cụt Sông: thì Sông Lấp, Sông Cấm E chả nhớ hết... Hế hế
Em thấy hình như Hải Phòng là miền đất mà cho tới giờ vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh việc nguồn gốc hình thành...ngay cả chuyện nữ tướng Lê Chân cũng vậy...Quả thật Hải Phòng là vùng đất còn nhiều điều chưa khám phá hết... Rất mong các bác lớn tuổi cũng như hiểu biết sâu sắc về Hải Phòng chia sẻ thêm những thông tin về vùng đất này để lớp trẻ bọn em hiểu thêm về nơi mình đã sinh ra . Trân trọng.
Re: HẢI PHÒNG - Thành Phố Cảng Tôi Yêu Bác Mike quan hệ sâu xa thế còn gì, nếu có dịp ra thì ới bọn em nhé :lol:
Em cũng có ý giống bác Hun, hi vọng các trưởng lão HP có đi qua đây có thể chia xẻ vài kí ức xưa kia mà tụi trẻ như em được biết thêm nhiều vè quê mình loáng thoáng em thấy hình như bác Quaj cũng đang ở đây :wink:
QUÁN HOA Tại sao không gọi đây là điểm bán hoa mà gọi là quán hoa. Theo ngôn ngữ người Việt thì "quán" có nghĩa là 1 nhà nhỏ dùng để bán hàng, nói đến quán khiến người ta nghĩ đến sự thanh bình tao nhã. Đây không chỉ đơn thuần là nơi để bán hoa mà còn là nét đẹp về văn hoá, về phong tục, về con người Hải Phòng. Ngay từ những ngày đầu xây dựng, quán hoa được sử dụng với mục đích là để bán hoa cho những ngày hội, ngày lễ, những buổi biểu diễn văn nghệ được diễn ra tại nhà hát lớn của thành phố. Về lịch sử hình thành: Quán hoa được xây dựng vào 1941. Nhìn lại thời điểm đó thực dân Pháp đang thống trị nước ta, vì thế người thiết kế kiến trúc những quán này là không phải người VN mà là đốc lý Luyxiani- chủ trì việc thiết kế chung và chánh lộ Gôchiê- phụ trách thiết kế mỹ thuật, mặc dù vậy kiến trúc của quán hoa vẫn mang kiến trúc truyền thống của VN vào cuối thế kỉ 19. Đó là kiến trúc phương đình. Ngay từ năm 1885, trên cơ sở lạch Liêm Khê, công sứ Bonnan đã cho đào con kênh nối sông Tam Bạc với sông Cấm gọi là kênh đào Bonnan. Trên dọc con kênh này ngày trước có hàng loạt cây cầu bắc qua. Sau này do nhu cầu phát triển và mở rộng thành phố người Pháp cho lấp kênh Bonnan, chỉ để lại một phần là hồ Tam Bạc hiện nay. Trên đoạn kênh đã bị lấp được dựng lên nhà thương, chợ, vườn hoa. Cầu Pôn Dume nối phố Pôn Dume (tức phố Cầu Đất) với phố Saratxiơ (nay là phố Quang Trung) cũng nằm trong phần kênh bị lấp. Năm 1944 quán hoa được xây dựng tại vị trí này và nó vẫn tồn tại đến ngày nay. Để xây dựng công trình người ta đã phải chọn lựa từ hàng chục mẫu thiết kế của nhiều kiến trúc sư trong cả nước để làm sao chọn công trình phù hợp với quần thể kiến trúc xung quanh, nhưng vẫn giữ đựơc phong cách nghệ thuật Phương Đông. Nếu như vào thế kỉ 16,17,18 đình VN thường được xây dựng theo kiểu chữ nhất, nhị, tam và đinh. Sang thế kỉ 19 có sự sáng tạo, xuất hiện thêm 1 số đình xây dựng theo kiểu chữ khẩu. Và quán hoa mang hình ảnh mô phỏng của đình VN những năm đó. Một trong những dấu ấn rõ nét thể hiện kiến trúc phương đình là 4 trụ cột to tạo thế cân đối. Hệ thống vì kèo là sự đơn giản của lối "chồng rường". Về phần mái: bờ nóc có hình hoa chanh 4 cánh toả ra 4 phía đông, tây, nam, bắc. Bờ dải chạy từ nóc xuống tạo thành 1 góc nhọn vươn lên cao, cong vút, tòan bộ mái được nợp bằng ngói âm dương. Tổng số có 5 quán hoa, mỗi quán có diện tích rộng gần 20m2, cao gần 4m, các quán cách nhau 6m, toàn bộ trải đều trên diện tích 300m2. Quán đựơc thiết kế 4 cột gỗ lim, chân kê đá, hệ thống dầm dui cũng bằng gỗ lim, 4 mái lợp ngói mũi. Sau nhiều lần tu tạo, đến nay kiến trúc chung của 5 quán hoa đã lược giản đi ít nhiều nhưng vẫn giữ được hình thể ngày đầu xây dựng. Theo các bậc cao niên kể lại: sau lễ khánh thành quán hoa khoảng tháng 8 năm 1944, trước ngày Nhật đảo chính Pháp, tại mỗi quán hoa ngày ấy thường có 2 phụ nữ mặc áo dài tân thời đứng bán hoa tươi cho mọi người. Trải qua gần 60 năm nó vẫn còn như nguyên vẹn , tuy không còn thấy những góc đao cong của mái đình, đường diềm trạm soi hoa lá cách điệu ở mái quán, các đá bệ xếp hoa và cả hai dàn hoa lẵng tiêu và tigôn ở đầu dãy quán giáp với đường Nguyễn Đức Cảnh cũng bị thời gian huỷ hoại. Cùng với hàng chục địa danh mang tên quán ở thành phố, nay vẫn còn, quán hoa như một điểm nhấn trong dải trung tâm đô thị Hải Phòng tạo nên nét đẹp riêng, duyên dáng của thành phố Cảng./. P/S : Bác nào có cải ảnh chụp Quán Hoa xưa xin bổ sung giúp em nhé
Re: HẢI PHÒNG - Thành Phố Cảng Tôi Yêu Hộ khẩu và KT3 của bác Mike hình như là trải dài từ mũi Cà Mau đến tuốt...Móng Cái cơ ạ :lol:
Ngã 3 Hải Vân bây giờ không còn những xưởng gỗ,bến than ...và rộng rãi như ngày xưa nữa đâu bác ơi, thỉnh thoảng qua đây em thấy hình như nó co lại rồi hay sao ấy, bé hơn ngày xưa rất nhiều :lol: Nhà cửa cao quá không nhìn thấy bờ sông đâu nữa.. :lol:
Re: HẢI PHÒNG - Thành Phố Cảng Tôi Yêu bác ở rất gần nhà em,hôm nào bác rảnh giao qua em giao lưu nhé
Re: HẢI PHÒNG - Thành Phố Cảng Tôi Yêu Bác Long vẫn còn sức lên đây chém gió cơ ah. :lol: Yêu quá cơ thành phố cảng, nếu như được bác Long làm hướng dẫn viên. :lol:
Lại nghĩa lộ hết roài. Nhà em ở Đồng Bớp đây cụ Long ! Có gần nhà cụ không ? Thôi em chuyển ra ngõ Lửa Hồng cạnh nhà cụ cho nó hoành !
Hải Phòng là thành phố cảng biển , sông ngòi nên nét đặc trưng của thành phố này vẫn là những con sông và cây cầu . Biết bao nhiêu con sông , cây cầu đã đi vào lịch sử ...và là nét đặc trưng của...chỉ riêng Hải Phòng Đủ các loại cầu , cầu lớn , cầu bé , cầu mẹ , cầu con....Giữa lòng thành phố thì có Cầu Bính , Cầu Niệm , Cầu An Dương , Cầu Xi Măng , Cầu Rào , Cấu Mới ..ven ven thì có Cấu Kiến An , Cấu Kiền , Cầu An Đồng , Cấu Đá Bạc , Cầu Sông Giá....Thấp thấp thì có cầu Hạ Lý còn cao cao thì có Cầu Thượng Lý ...Cơ man nào là Cầu và khi hết Cấu bắc qua sông thì họ làm luôn cầu trên đường như...Cầu Đất ( Phố ) , Cầu Tre....Cầu Mương... :lol: Nhưng nếu chỉ có thế thì chưa phải là Thành Phố của những cây cầu và cũng chưa phải là Hải Phòng bởi nơi này còn có cây cầu mà bất cứ người con Hải Phòng nào cũng biết...Cây cầu đã khắc tên mình vào lịch sử Hải Phòng sau hơn 100 năm tồn tại và cũng là nét văn hóa rất đặc trưng của Hải Phòng... CẦU QUAY Cầu dài 100m, bắc qua sông Tam Bạc, nằm trên tuyến đường sắt Hải Phòng đi Hà Nội - Lao Cai và Vân Nam do Công ty Pháp Hoả xa Đông Dương và Vân Nam xây dựng. Đoạn đường sắt Hải Phòng - Hà Nội được đưa vào khai thác ngày 16-6-1902. Khi mới, cầu được gọi là cầu Quay, vì cầu này có thể quay dọc theo chiều sông cho thuyền bè đi lại. Trụ quay đặt ở mố giữa cầu, bằng hệ thống ròng rọc, lúc đầu do 5, 6 người quay bằng tay. Năm 1951 đổi là cầu Hoa Lư. Hoa Lư là kinh đô nước ta đời Đinh và Tiền Lê. Nó có tên như vậy bởi lẽ người Pháp khi làm cầu này đã thiết kế một trục quay giữa sông, để khi nước lên, hoặc một số giờ nhất định trong ngày, nhịp cầu giữa sẽ quay ngang 90 độ trên trục này, tạo một lạch thông thoáng cho tàu thuyền lớn qua lại. Kiểu cầu này không xa lạ gì trên thế giới, như ở Luân Đôn, Pari hay Maxcva, có cầu nhấc lên cả nhịp giữa hoặc tách làm 2 phần cùng kéo lên, cùng với mục đích thông thuỷ . Cầu Quay được biết đến như một trong những cây cầu cổ nhất Hải Phòng . Thật may mắn, tự hào cho những ai thuộc lớp người đầu tiên thuở ấy được qua lại trên chiếc cầu - một công trình sắt thép đồ sộ lúc bấy giờ, bắc qua dòng sông nổi tiếng thơ mộng của Hải Phòng- sông Tam Bạc. Trải qua bao thăng trầm trong cuộc đời nhiều con người đất Cảng, cây cầu cùng họ trở thành chứng nhân lịch sử cho những thời kỳ đau thương và oai hùng của Hải Phòng nói riêng và đất nước nói chung. Đó là khi quân Pháp gây hấn ở Hải Phòng cuối năm 1946, quân dân Hải Phòng lột đường ray, bóc tà vẹt mặt cầu để chặn địch. Là sự kiêu hãnh của quân và dân Hải Phòng trong ngày thành phố hoàn toàn giải phóng (13-5-1955). Cây cầu còn là chứng tích hiện hữu của một thời kỳ lửa đạn khốc liệt và oai hùng, khi cả dân tộc tiến hành đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Năm 1954 đổi là cầu Tam Bạc . Sau tiếp quản, cầu đã được sửa chữa luôn. Nhưng trong chiến tranh phá hoại, cầu bị hư hỏng do bị nhiều lần đánh phá ác liệt. Sau này cầu đã được sửa chữa nhưng không còn quay được. Giờ đây, khi chiến tranh và thời gian bào mòn vẻ bề ngoài và làm biến dạng “con rồng sắt” duyên dáng xưa kia, cầu Quay Tam Bạc ngày qua ngày vẫn đứng đó giữa không gian mênh mông của nước trời Hải Phòng như thể một chứng tích cổ xưa trưng bày trong viện bảo tàng thành phố....
Ko biết là cái gì cũng le te tham gia. :lol: :lol: Hải Phòng bác Long giờ là thần tượng của bọn em đấy.
Re: HẢI PHÒNG - Thành Phố Cảng Tôi Yêu Bác đi cà phê bác cho em gửi lời hỏi thăm của anh em HN tới bác ấy nhé, bác ấy giờ là thần tượng của bọn em đấy, yêu quá cơ, Hải Phòng hoan hô.