HẢI PHÒNG XƯA & NAY

Discussion in 'Công nghệ nghe nhìn' started by baohun00, 28/2/11.

  1. teppi79

    teppi79 Advanced Member

    Joined:
    25/6/10
    Messages:
    2.341
    Likes Received:
    115
    Location:
    HP-HN
    Thì lúc đấy bác phải hát đoạn : Hải Phòng đó,hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu chứ nhỉ :mrgreen: :lol:
     
  2. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Vâng , nếu bác đã trót ngấm với con gái Hải Phòng thì bác phải chấp nhận sự thật thôi...
    Ai cũng bảo thế , gái Hải Phòng đao to búa lớn lắm , ăn nói thẳng thật bộc trực chả kém đấng mày râu , cãi nhau thì như đổ cửa nát nhà , nhất là những khi họ không vừa lòng hay phật ý thì....Nhất là Bét , họ sẵn sáng băm bổ khiến người đối diện đôi khi chỉ biết mắt chữ A mồm chữ O .
    Con gái miền biển là thế , chém to kho mặn , chẳng dịu dàng gì lắm , làm là làm ào ào như sóng như gió...Vùng đất cửa sông trên bến dưới thuyền , tấp nập đến rồi lại tấp nập đi nên phần nào cũng tạo nên cá tính của họ .
    Nhưng chính sự bùng nổ , sự quyết liệt đầy lửa ấy của họ cũng có cái đáng yêu lắm chứ...Đó là sự nhanh nhẹn tháo vát , là sự kiên quyết không chịu nhạt nhòa , không lùi bước khi vấp ngã hay thất bại âu cũng là tính cách con cháu bà Lê Chân .

    Không phải họ không dịu dàng hay mềm mại mà chẳng qua cái bộc trực , cái dữ dội của họ nhiều hơn nên mình thấy nó che khuất phần duyên dáng còn lại của họ mà thôi nhưng cái cá tính ấy chỉ làm ta ấn tượng chứ không đẩy ta ra xa , không khiến ta hổ thẹn mà lại trói buộc và cuốn chặt lấy mình như thể câu thơ của Lê Thị Hồng Ngát : Đã Yêu Là Yêu Quên Đường Về...

    Gái Hải Phòng đấy bác :lol:
     
  3. atuanp

    atuanp Advanced Member

    Joined:
    20/2/09
    Messages:
    395
    Likes Received:
    56
    Cái khác thì các bác đã khen hết rồi, E xin có chút comment về con gái HP: mạnh mẽ, cá tính và thương chồng - thương con cực kỳ.

    Tiếc là ... :(
     
  4. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Em đồng cảm với nỗi buồn của bác :lol:
     
  5. atuanp

    atuanp Advanced Member

    Joined:
    20/2/09
    Messages:
    395
    Likes Received:
    56
    Về Hải Phòng “chơi” chợ Hàng

    Có lẽ khó có thể tìm thấy ở đâu một chợ phiên giữa lòng thành phố như chợ Hàng ở Hải Phòng. Mỗi tuần một phiên, chợ họp từ tờ mờ sáng. Đến 10 giờ, mọi chuyện buôn bán đã tinh tươm, các lều quán lại vắng heo vắng hắt như chưa hề có cảnh người mua kẻ bán. Chợ nằm trên một bãi đất bỏ không thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân. Theo những người già ở địa phương, chợ Hàng đã có từ thời Pháp thuộc, khi đó, chỉ họp vào các ngày 5, 10, 15 hàng tháng (tính theo lịch ta). Trải bao thăng trầm, ngày nay chợ Hàng có duy nhất một phiên vào sáng chủ nhật hàng tuần.

    [​IMG]

    Chợ Hàng - Nét duyên quê giữa lòng thành phố

    Chợ chẳng bán thức ăn rau qủa hàng ngày, cũng chẳng phải đồ dùng hàng hóa xa xỉ mà là các loại giống cây trồng, con giống, các loại nông cụ phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi. Có thể tìm thấy ở đây các loại hạt giống, cây rau giống đủ loại từ hành, tỏi, xà lách, mùng tơi, mướp, cà, su su, ớt, chanh… Cây cảnh nhiều chủng loại, từ rẻ tiền (một vài ngàn) đến đắt tiền (hàng triệu).

    Chợ Hàng không được xây dựng bề thế, khang trang mà thực ra chỉ được họp trên một khu đất trống, ven một dải đường, nhưng nó có một sức hút thật đặc biệt với tất cả người dân từ mọi lứa tuổi, già trẻ, gái trai, thậm chí cả du khách nước ngoài đặt chân đến đất cảng. Người dân coi việc đi chợ Hàng như một thú vui dịp cuối tuần vậy. Người ta đến chợ để mua bán nhưng cũng có thể chỉ để dạo chơi, ngắm cảnh. Phiên chợ nào cũng đông đúc nhưng không hề có cảnh xô xát, cãi cọ vì ai cũng có tâm lý đi chợ như đi hội.
    Với đa số người bán thì đi chợ trước hết là đi chơi, sau mới là đi bán hàng. Vốn liếng nào có đáng là bao, chỉ đôi chó nhỏ, vài túi hạt giống, vài gốc ớt, gốc cà, vài bó hẹ, đôi chục trứng hay dăm chú mèo con, thế đã thành một gian hàng thứ thiệt. Dường như đi chợ là thú vui hấp dẫn, những món hàng nho nhỏ nhưng là cái cớ để kẻ bán người mua được tới chợ, được gặp gỡ trao đổi, trò chuyện và sau khi về lại được một món tiền hay món hàng nhỏ. Cái vui không chỉ tính bằng tiền mà còn tính bằng nụ cười, ánh mắt.

    “Bách hóa tổng hợp”

    Chợ Hàng không bán những sản phẩm ngoại lai hào nhoáng đắt tiền. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các loại giống rau, giống lúa, cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc, đến các vận dụng nhỏ như đôi quang thúng, lạt buộc rau, cái đòn gánh cùng trăm ngàn thứ vật dụng linh tinh khác.

    Có mặt tại chợ từ tờ mờ sáng, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những dòng người chật như nêm cối đổ về khu vực ngã ba chợ. Với người dân thành phố Hải Phòng, đi chợ Hàng như một thú vui, không hẳn là để mua sắm…

    Từ đầu chợ đến giữa chợ tập trung các loại cây. Cây cảnh đủ loại, từ loại chỉ vài nghìn đến các loại cây thế dáng đẹp giá hàng triệu đồng. Các loại dụng cụ và phân bón phục vụ cho việc trồng và chăm sóc cây cũng được bày bán rất phong phú với giá cả cũng phải chăng. Từ giữa chợ đến cuối chợ là khu vực dành cho con giống được phân chia theo từng cụm. Tại đây, chó mèo, gà tre, ba ba, rùa… thường được nhốt trong những chiếc lồng và người mua có thể tùy ý mở lồng, xách từng con vật ra để xem xét và trả giá.

    Điểm đặc biệt của chợ phiên này là người bán có thể là tiểu thương “chuyên nghiệp” nhưng cũng có thể là những người dân thường có vật nuôi đem đi bán lấy vui. Người đi mua cũng nhiều mà người đi ngắm cũng không ít. Có người đi chợ để xem chọi gà, xem chim hót, có người lại chỉ đến chợ như một thú chơi tao nhã, nhàn tản vào dịp cuối tuần... Tất cả những hình ảnh ấy làm cho chợ Hàng trở thành một phiên chợ đầy bản sắc, rất dân dã, quê kiểng.

    (lượm lặt)
     
  6. Candino

    Candino Advanced Member

    Joined:
    18/9/07
    Messages:
    577
    Likes Received:
    26
    Location:
    GL- HN
    Ơ hơ, Núi đèo cũng được lên đây cơ à. Em là dân Núi đèo chính gốc đây. Ngày trước phải đạp xe mòn đũng quần, qua phà Bính sang trường Trần Phú ôn thi mới lên thủ đô được đấy. Giờ em vẫn nhớ như in cảnh phà Bính và mỗi lần qua sông bằng phà thật thú vị.
     
  7. teppi79

    teppi79 Advanced Member

    Joined:
    25/6/10
    Messages:
    2.341
    Likes Received:
    115
    Location:
    HP-HN
    Lâu lâu không đi chợ Hàng,bác làm em nhớ quá đi thôi :D
     
  8. taolaositbot

    taolaositbot Advanced Member

    Joined:
    21/8/10
    Messages:
    100
    Likes Received:
    0
    Re: HẢI PHÒNG - Thành Phố Cảng Tôi Yêu

    Thì ở chung nhà bác chứ đâu :lol:
     
  9. teppi79

    teppi79 Advanced Member

    Joined:
    25/6/10
    Messages:
    2.341
    Likes Received:
    115
    Location:
    HP-HN
    Re: HẢI PHÒNG - Thành Phố Cảng Tôi Yêu



    Em lại thắc mắc câu này của bác :roll:
     

    Attached Files:

  10. moonbeam

    moonbeam Advanced Member

    Joined:
    9/2/07
    Messages:
    503
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hà Nội
    nhiều bài hay quá là hay về HP, có cả bài về mom Thuỷ Đội, các bác làm em nhớ nhà :cry:. Nhớ Hải Phòng vào đúng giờ đói này, ngoài mấy món đã viết, có bác nào giúp em một bài về bánh cuốn và bánh mì patê Hải Phòng không ạ?
    Em thèm bánh cuốn ở Cát Dài, Cát Cụt và bánh mì Tâm chỗ gần nhà hát lớn quá, bánh mì patê chỗ ngã tư Tô Hiệu cắt với đường gì gì mà em ko nhớ rõ nữa (Dư Hàng thì phải?), chẹp...
     
  11. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Nói đến Hải Phòng thì người ta cũng không thể không nhắc đến 1 biểu tượng của thành phố này đó chính là Nữ Tướng Lê Chân . Hải Phòng có quận Lê Chân , có đền thờ bà Lê Chân ( Đền Nghè ) và gần đây là năm 1999 người dân Hải Phòng thêm 1 lần nữa vinh danh bà bằng việc cho đúc tượng bà ngay giữa lòng thành phố .

    Lê Chân là niềm tự hào của những người con Đất Cảng và càng đặc biệt hơn nữa khi tất cả con gái nơi này đều có cá tính mạnh mà họ cho rằng đó là tính cách con cháu bà Lê Chân . Cũng có quá nhiều giai thoại cũng như tranh cãi xung quanh vị nữ tướng tài ba này . Bà là người Hoa ? Người Quảng Ninh hay người Hải Phòng ??? Tất cả đều vẫn còn quá nhiều điều chưa tìm hiểu hết...nhưng có điều chắc chắn rằng Hải Phòng là nơi thờ và tôn sùng vị tướng này nhất .

    Đêm 30 Tết năm nào cũng vậy, cứ tới lúc sắp giao thừa, người dân Hải Phòng lại nô nức cùng nhau tới thắp nhang tại đền Nghè cổ kính để cầu an, cầu phúc. Không mê tín, dị đoan, không bói toán, nhưng chẳng ai bảo ai, tất cả đều nghiêng mình trước ngôi đền linh thiêng thờ nữ tướng Lê Chân - người có công mở đất, chống giặc ngoại xâm, đặt nền móng cho việc thành lập thành phố Hải Phòng. Nhân dân tôn sùng nữ tướng không chỉ bởi đó là vị tướng tài ba mà còn vì những câu chuyện huyền thoại xung quanh cuộc đời bà.

    Trước hết em xin góp nhặt 1 số nguồn em thu nhập được để các bác cùng tham khảo , mong rằng sẽ có thêm nhiều nguồn tài liệu khác về bà để chúng ta cùng hiểu thêm về nữ tướng Lê Chân...



    Nữ Tướng Lê Chân Và Những Huyền Thoại


    Quê nữ tướng Lê Chân ở làng Vẻn (làng An Biên) huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Lê Chân xuất thân trong một gia đình nề nếp, cha mẹ hiền lành, phúc đức. Cha là ông Lê Đạo làm nghề thầy thuốc và dạy học, mẹ là bà Trần Thị Châu. Ông bà hiếm muộn nên đã tới chùa Yên Tử cầu tự. Bà thụ thai và sinh ra Lê Chân. Lê Chân được học chữ nghĩa, luyện cung kiếm và tinh thông võ nghệ, lớn lên lại tài sắc vẹn toàn. Thời đó, nước ta ta bị giặc Đông Hán đô hộ. Viên quan nhà Hán là Tô Định thấy Lê Chân có tài sắc bèn ép làm tì thiếp. Lê Chân không nghe, trốn về vùng ven biển xứ Đông mang theo một số người nhà, gia nhân thân tín, khai khẩn vùng đất mới. Sau 3 năm phá rừng lấn biển, Lê Chân và những người cùng đi đã lập lên một làng mới gọi là An Biên. Sau khi Lê Chân bỏ trốn, quan thái thú Tô Định bạo tàn đã giết người cha thân yêu của bà. Thù nhà nợ nước, hận bà không quên. Trong 10 năm, bà ra sức tích lũy lương thảo, luyện tập nghĩa binh, thu nạp và liên kết hào kiệt khắp miền, chờ thời cơ trả thù nhà đền nợ nước.

    Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Lê Chân mang theo quân của mình cùng với dân ở một số vùng xung quanh hưởng ứng phong trào của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng lên ngôi, xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. Nữ tướng Lê Chân được giao chức trưởng quản binh quyền nội bộ và được phong tước là Thanh Chân (chỉ xếp sau Bình Khôi công chúa Trưng Nhị). Nữ tướng Lê Chân mở nơi luyện quân ở làng Hoàng Mai (nay thuộc phường Mai Động, Hà Nội). Nơi đây trở thành sới vật có tiếng khắp vùng. Sau một thời gian sát cánh cùng vua Trưng Trắc, nữ tướng Lê Chân được cử về trấn giữ vùng An Biên.

    Năm 43, Mã Viện sang xâm lược nước ta. Lê Chân cùng các tướng dũng cảm đánh giặc cứu nước. Đội hùng binh của giặc gồm cả thuỷ bộ binh phối hợp tiến đánh quân ta theo đường ven biển. Nữ tướng Lê Chân tổ chức nhiều trận đánh chặn ở vùng Quảng Ninh, Lạng Sơn. Quân ta tiến đánh quyết liệt nhưng thế giặc mạnh, quân ta lui dần theo triền sông Bạch Đằng bảo toàn lực lượng. Thế trận yếu, Hai Bà Trưng tự vẫn để bảo toàn danh tiết. Nữ tướng Lê Chân cùng một số quân còn lại rút dần về đất Hà Nam, lập phòng tuyến sông Đáy đánh giặc. Mã Việc thừa thế mạnh tiến đánh phòng tuyến sông Đáy. Nữ tướng Lê Chân vạch kế hoạch đưa quân tiến về Nghệ An, quân của Lê Chân chạy lên Dát Dâu (thuộc xã Lạc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) thì bị quân Mã Viện vây, quân ta hết lương, nữ tướng gieo mình xuống sông Ngân tự tử.

    "Linh biểu phù vương, nữ tướng uy thanh lừng đất Bắc

    An Biên hiển thánh, dị nhân linh tịch dậy trời Nam"​

    Dịch nghĩa:
    Đất linh biểu giúp vua, bà nữ tướng oai hùng đất Bắc

    Làng An Biên hiển thánh, người phi thường tiếng dậy trời Nam​


    Sau khi nữ tướng Lê Chân tuẫn tiết, bà báo mộng cho dân làng An Biên: " Trên bờ sông nếu thấy có chiếc tháp bằng đá thì rước bà về". Đúng đến ngày bà đã báo mộng, dân các địa phương thấy có phiến đá trôi trên sông bèn đem lễ vật cúng lễ rước đón bà nhưng không thể nhấc nổi phiến đá. Dân làng An Biên lấy dây chão khiêng được phiến đá lên và rước về làng. Rước tới hậu cung (đền Nghè hiện nay) thì dây chão đứt, dân làng quan niệm Thánh Mẫu muốn ngự ở đây nên đã dựng một chiếc am tranh (bằng cỏ) để thờ. Phiến đá mà nữ tướng thác sinh được đón vào lúc chiều muộn, chợ tan chỉ còn món cua bể và bún. Dân làng bèn mang cua và bún đến lễ Thánh Mẫu. Vậy là thành tục lệ, ngày nay, cứ đến ngày lễ, người dân thường mang hai món đó dâng lên Thánh Mẫu. Và cũng từ ngày đó, Đền Nghè trở thành nơi linh thiêng được nhiều người biết đến. Nơi đây được công nhận là di tích lịch sử (thuộc làng An Biên, huyện An Dương, tỉnh Hải Dương, nay thuộc phố Lê Chân, Hải Phòng) gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của nữ tướng Lê Chân. Thật là:

    "Vẹn trung trinh oai dậy trời Nam, giúp Trưng Thị dựng cơ đồ to lớn
    Trị dân nước trấn yên đất Tổ ơn Lê bà xây đền miếu cao sang"​

    Tưởng nhớ công đức của nữ tướng Lê Chân - người con ưu tú của dân tộc - nhân dân nhiều nơi đã lập đền thờ Bà: làng Vẻn (An Biên) - Đông Triều; làng An Biên - Hải Phòng; làng Hoàng Mai (Hà Nội); làng Lạc Sơn - Hà Nam; đền Đồng Nhân - Hà Nội, đền Hạ Lôi (Vĩnh Phúc). Riêng ở làng Hoàng Mai (phường Mai Động, Hà Nội) đã thờ nữ tướng là Thành Hoàng làng. Hàng năm, làng mở hội từ mồng 4 đến mồng 6 tháng giêng, trong đó có cuộc thi không thể thiếu được đó là hội vật. Tại Hải Phòng, tượng đài vị nữ tướng anh hùng đúc bằng đồng đen đã được dựng ngay giữa trung tâm thành phố sầm uất. Mặc dù nắng táp mưa sa, ngày lại ngày, người người qua lại nơi đây không quên ngắm nhìn bức tượng đài sừng sững - hình ảnh tôn vinh người nữ tướng kiên trinh vì dân, vì nước.
     

    Attached Files:

  12. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Lời thề từ năm 2004, k biết còn thực hiện k ạ?
     
  13. ar3a

    ar3a Advanced Member

    Joined:
    21/5/06
    Messages:
    1.169
    Likes Received:
    185
    Location:
    Hà Nội
    Vưỡn thực hiện đều bác Cai ạ. Bác lưu ý các từ như "tràn lan" và "trái quy định". Nếu không "tràn lan" và được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì bác cứ làm thoải mái.
     
  14. asas

    asas Advanced Member

    Joined:
    12/2/09
    Messages:
    953
    Likes Received:
    4
    Thế trận yếu, Hai Bà Trưng tự vẫn để bảo toàn danh tiết??????
    -Cái này chứng minh khó à nghe :lol:
     
  15. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Vậy theo ý bác thì thế nào ạ ? :D

    Có nhiều giả thuyết sau :
    1/ Bà trầm mình theo Hai Bà Trưng tự vẫn.

    2/Bà hy sinh khi chiến đấu tại vùng núi thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hoặc trầm mình tự vẫn sau những cuộc chiến đấu ở vùng này.

    3/Sau khi chống quân Mã Viện ở vùng sông Bạch Đằng không thành công, bà phải lui về hồ Tây rồi Mai Động, Hà Nội và hy sinh ở đây.

    4/ Gieo mình xuống giếng ???? :shock:
     
  16. asas

    asas Advanced Member

    Joined:
    12/2/09
    Messages:
    953
    Likes Received:
    4
    4 cái ý của cụ đều ko phải ý e mún nói :lol:
    Thoai,lets over đi cụ,e hơi thô thiển :mrgreen:
     
  17. dongxanhvp

    dongxanhvp Advanced Member

    Joined:
    25/11/10
    Messages:
    1.302
    Likes Received:
    16
    Mấy cái chuyện "cổ tích" lịch sử này đọc cho vui thôi. Tranh luận làm gì cho nhức đầu các bác ơi :wink:
     
  18. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Bác ơi , không biết bác có phải người con Hải Phòng không nữa chứ em thì em thích tìm hiểu về....Cội nguồn lắm .
    Hoặc chí ít thì nó cũng giúp em có thêm kiến thức về lịch sử .
     
  19. asas

    asas Advanced Member

    Joined:
    12/2/09
    Messages:
    953
    Likes Received:
    4
    Đến e quê nội ở ĐS mà mỗi lần về còn có nhiều ngạc nhiên.Nào đền Mụ,đền Vừng,Ngọc Long,giếng Rồng..v..vv mỗi một danh lam đều có một sự tích,đều có những đặc điểm riêng.Nói về phong cảnh trên núi thì ko thể nói gì được hơn...quá đẹp,đẹp đến ngẩn ngơ
     
  20. dongxanhvp

    dongxanhvp Advanced Member

    Joined:
    25/11/10
    Messages:
    1.302
    Likes Received:
    16
    Em là rể HP thôi ạ. Nhưng có gì liên quan đến chuyện cổ tích này đâu.

    Người ta nói, một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật. Em thà không cho vào đầu mấy cái thông tin đầu ngô mình sở này còn hơn là đọc xong rồi ù ù cạc cạc, xì trét mà phát ốm.

    Em nêu một dẫn chứng nhỏ để bác xem xét nhé : Chùa Yên tử mãi đến đời vua nhà Trần mới được thành lập, sao mà từ thời HBT bố mẹ bà LC đã đến đó cầu tự được. Dùng máy vượt thời gian đến tương lai ạ :shock: ?
     
  21. asas

    asas Advanced Member

    Joined:
    12/2/09
    Messages:
    953
    Likes Received:
    4
    à,nói chuyên lịch sử VN thì bùn chán lắm ạ,nên gọi nó được gọi là dã sử thì đúng hơn
     
  22. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Với dòng màu xanh thì Em hiểu và thông cảm cho bác vì HP không phải là nơi bác sinh ra hay gắn bó với nó nên em miễn bàn thêm .

    Còn dòng màu đỏ thì em e chưa hẳn thế đâu bác

    Quê hương nếu ai không nhớ
    Sẽ không lớn nổi thành người...​


    Và em tin chắc hẳn bác cũng có 1 quê hương để nhớ , để thương , để tìm hiểu , để diết da với nó , hoài niệm và vùi mình với nó . Chúc bác luôn tha thiết với quê hương mình và Hải Phòng dù sao cũng là quê hương thứ 2 của bác đó :) Nếu bác không thích cho vào đầu mấy cái thông tin vớ vẩn này thì bác chỉ cần thôi Click vào Topic này là OK lah :D

    P/S : Còn việc em dẫn chứng ở bài viết thì ngay như lúc đầu em đã đề cập là xung quanh cuộc đời của nữ tướng Lê Chân này có rất nhiều giai thoại cũng như truyền thuyết chưa được làm sáng tỏ và đây là lời viện dẫn của em . Yên Tử cũng không phải chỉ có từ đời nhà Trần đâu ạ mà đã có từ trước đó rất lâu rồi , chỉ đến đời nhà Trần họ mới cho xây dựng thành 1 quần thể chùa tháp như bậy giờ thôi bác nhé !
    Mong nhận được sự chia sẻ hiểu biết của bác để góp phần giúp em hiểu rõ hơn về bà Lê Chân
     
  23. dongxanhvp

    dongxanhvp Advanced Member

    Joined:
    25/11/10
    Messages:
    1.302
    Likes Received:
    16
    Bác nhầm đấy ạ. Chính vì yêu mến và coi HP như quê hương thứ 2 nên em mới thấy chối tỷ với các thông tin bá láp đang làm sai lệch, méo mó sự thật về quê hương em.

    Thông tin trên mạng bây giờ có rất nhiều nhưng ta nên lọc lựa trước khi đưa vào một topic đáng yêu như thế này. Kính bác
     
  24. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    19
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Dạ , vậy bác giúp em hiểu thêm về những điều này nhé :

    Lễ hội Yên Tử
    Yên Tử , ngày xưa đuợc gọi là Tượng Sơn (Núi Voi) có lẽ bởi hình dáng núi giống như một con voi khổng lồ. Sử sách cũ lại gọi Yên Tử là Bạch Vân Sơn (núi mây trắng) phủ trên đỉnh núi. Có tài liệu còn ghi là Tổ Sơn (có lẽ là núi cao nhất trong khu vực).

    Gần 1000 năm trước, sử sách đã ghi lại rằng, Yên Tử được coi là "phúc địa thứ 4 của Giao Châu". Nhiều tài liệu cũ đều thống nhất ghi nhận "Năm Tự Ðức thứ 3, núi Yên Tử được liệt vào hàng danh sơn, chép trong điển thờ ".

    Phải chăng, chính sự linh thiêng huyền bí ấy mà từ xưa các tín đồ đạo phật Việt Nam đã đến Yên Tử dựng am cỏ cầu kinh niệm Phật. Cũng vì thế mà từ thế kỷ thứ 10, đạo sĩ An Kỳ Sinh (Yên Kỳ Sinh) đã đến nơi này tu hành và đắc đạo. Những năm sau đó, nhiều thế hệ tăng ni phật tử Việt Nam tiếp tục tìm đến Yên Tử tu hành, xây dựng chùa tháp và nhiều công trình khác.

    Ðặc biệt, từ thời Trần đã đầu tư xây dựngYên Tử thành khu quần thể kiến trúc chùa tháp có qui mô lớn. Khởi đầu là ông Trần cảnh (vua Trần Thái Tông) đến Yên Tử tháng 4 năm Bính Thân (1236). Sau đó, Trần Nhân Tông (Trần Khâm)- ông vua anh hùng của 2 cuộc khách chiến đại thắng quân Nguyên-Mông (1285-1288) mang lại thanh bình cho đất nước, vào lúc triều đại đang hưng thịnh vẫn nhường ngôi cho con để yên tâm nghiên cứu đạo Phật và tìm đến Yên Tử tu hành.

    http://www.yentu.vn/index.aspx?p=Dvdl&id=2
     
  25. dongxanhvp

    dongxanhvp Advanced Member

    Joined:
    25/11/10
    Messages:
    1.302
    Likes Received:
    16
    Bác ơi, em đọc mãi mà chả thấy có thông tin nào khẳng định về thời gian chùa Yên tử được XD thời HBT cả.

    Để chứng minh cho sự khẳng định của mình em xin nói thêm là đến thế kỷ thứ 2 sau công nguyên, Đạo Phật mới truyền bá vào VN, tức là sau thời HBT khoảng hơn 100 năm : http://gdptvnac.net/tai-lieu/thieu-nien ... en-09.html. Vậy cha mẹ bà LC đi cầu tự với đạo nào chứ đâu có phải Phật giáo :wink:
     

Share This Page

Loading...