các bác cho em hỏi chút....... ở ngõ ra của máy phát sóng (output) em thấy thường ghi là 50 ohm. vậy khi sử dụng em có cần sử dụng 1 con trở 50 ohm mắc song song với ngõ ra không ạ (bạn em thì nói là không cần vì nó ghi 50 ohm là bên trong máy đã có sẳn rồi)........ cám ơn các bác nhiều ạ.
Nó ghi như vậy là "trở kháng tải (Zra) của nó để người sử dụng biết mà phối hợp với trở kháng vào (Zv) cho phù hợp. Khi sử dụng không cần đấu thêm trở.
cám ơn bác cungdhv bạn em cũng nói như bác nhưng khi em thử dùng máy hiện sóng đo thì giả sử đặt biên độ máy phát 100mV thì máy hiện sóng đo được gần 200mV RMS............... nhưng nếu em mắc song song với đầu ra máy phát thì máy hiện sóng đo đúng 100mV rms... có gì sai ở đây không bác
chụp cái hình phát sóng của bác xem ra răng, hỏi mà không cụ thể nhiều cao thủ đi ngang ghét hỏng thèm trả lời :lol: . nói vui thôi nhé! sẵn tiên em học hỏi luôn. thanks
Thường máy đo (meter, oscillo..) đều có hi Z input, nên bạn cặp con trở song song 50 ohms (terminated) ở ngõ vào là đúng.
vậy là lúc nào mình cũng cặp r 50ohm song song ngõ ra thì biên độ đầu ra máy phát mới đúng phải không bác habas
Đúng vậy. muốn đúng biên độ ngõ ra thì phải có trở tải đúng theo nguồn phát yêu cầu, có loại dùng 50, 75, 300, 600 ohm ... tùy theo loại máy phát
...bác cho em hỏi thêm nhé trường hợp nào mình sẽ không cần điện trở 50 ohm đó .......vì nếu lúc nào cũng cần R mắc song song thì tại sao người ta không gắn sẳn bên trong máy phát luôn mà lại gắn bên ngoài vậy..em cám ơn bác habas nhiều lắm..
Em hiểu thế này: - Máy phát của bác coi như có 1 nguồn phát lý tưởng có biên độ bằng 2 lần điện áp ra danh định, gắn thêm 1 điện trở ra 500 Ohm, - Khi trở tải hi, coi như bằng vô cực, bác đo thấy điện áp nguồn phát, - Khi trở tải bằng 50 Ohm, bác đo được một nửa nguồn phát, tức là bằng điện áp danh định, - khi chập tải ra, điện áp ra bằng 0, nhưng nguồn phát vẫn có tải 50 Ohm nên an toàn, Nếu đúng như vậy, để ngõ ra tùy theo người sử dụng là giải pháp hợp lý hơn. Ví dụ bác muốn thử tai nghe 32 Ohm chẳng hạn vẫn OK, mà phần công suất 600 Ohm cũng ổn :mrgreen:
Nguồn phát có thể cung cấp sóng cho 1 hoặc hàng chục thiết bị nối tiếp khác và thiết bị cuối cùng sẽ có điện trở song song (termination R). Tại sao không gắn sẵn trong máy ? câu hỏi hay thôi để bạn nào biết, trả lời dùm. Hình như máy bạn phát sóng rf ?
Hix, nếu tần số cao RF thì câu chuyện khác hẳn rồi. Lúc đó còn chú ý đến điện trở dây nữa, dây 300 Ohm, 75 Ohm hay 50 Ohm, mọi chuyện khác hẳn :mrgreen:
Nhiều thiết bị có trở kháng đầu vào rất nhỏ như đầu vào video của các tivi thường chỉ vài chục ôm. Nên thiết bị phát sóng cũng phải chế tạo phù hợp, đương nhiên số chỉ ở nút chỉnh biên độ là thông số khi tải ra đúng như thiết kế.
"...khi em thử dùng máy hiện sóng đo thì giả sử đặt biên độ máy phát 100mV thì máy hiện sóng đo được gần 200mV RMS............... nhưng nếu em mắc song song với đầu ra máy phát thì máy hiện sóng đo đúng 100mV rms... có gì sai ở đây không bác". Có vấn đề sai ở đây: Bạn dùng máy hiện sóng để đo (máy hiện sóng không phải tải-vì nó tiêu thụ dòng điện ra tải của máy RF không đáng kể-giống như ta dùng vôn kế để đo điện áp vậy) trong lúc máy RF chưa có tải, nên đo được giá trị 200mV. còn khi bạn mắc đúng tải thì được kết quả đúng. Bởi vậy khi dùng máy RF bạn phải mắc tải có giá trị Z=50 omh (theo hướng dẫn của máy) (ví dụ anten phát hay đầu vào các máy thu khác có giá trị Z=50 omh, khi ấy ta được hiệu suất phát xạ cao nhất. (Ví dụ: trong một số tivi, đầu thu, bạn thấy đầu nối anten input nó ghi 75 omh, nơi thì ghi 300omh. 75 omh ứng với an ten cần ngắn, 300 omh cho dàn an ten có cáp dẹt song song. Vậy khi dùng máy Rf bạn nhớ mắc đúng tải. Nếu tải nhỏ (Z nhỏ), dẫn đến máy bị quá tải - mau hỏng máy, ngược lại tải lớn (Z lớn) máy chạy non tải, công suất ra không đủ...
cám ơn bác cungdhv nhiều lắm....... bác nào có tài liệu hay link nói về trở kháng chuẩn 50 ohm trong mạch RF cho em xin với.
Với máy phát sóng thì 50ohm ở đây là trở kháng truyền sóng nhé các bác, khái niệm nó khác điện trở 1 chút. thường có mấy loại 50, 75, 120, 300 ohm. Em không giải thích kỹ được vì liên quan đến nhiều kiến thức, viết ra sẽ rất dài dòng. Em chỉ lưu ý mấy điểm: 1/. Phải dùng dây dẫn đúng trở kháng. 2/. Phải có tải (antena, thiết bị thu, tải giả). 3/. Nếu không phối hợp đúng sẽ gây ra: - Suy hao tín hiệu. - Sóng đứng - Hỏng linh kiện công suất phát (tần số cao, công suất lớn, VD: BTS, BTS đời mới có cảm biến tự ngắt nếu không có tải). - Méo phi tuyến (rõ nhất đối với tín hiệu là xung vuông). 4/. Với máy phát hàm (2Mhz) thì có thể tạm bỏ qua (sẽ không chính xác về biên độ) tuy nhiên là nếu không có gì bất tiện thì nên mắc thêm con điện trở ở cuối dây tin hiệu nếu dây tín hiệu không nối đi đâu (các đầu input của thiết bị thường có sẵn trở phối hợp trở kháng rồi). Nhớ là nối vào cuối nhé, đầu ra đã có sẵn trở phối hợp rồi. (không để High-Z nhé) 5/. Các máy phát tần và máy đo đều có chế độ High-Z tức là trở kháng cao, tính năng này dùng khi các bác cần phối hợp trở kháng theo ý riêng, lúc này trở kháng phụ thuộc mạch bên ngoài do các bác tính toán và lắp ráp. Các bác google thêm, chúc vui.