Đồng ý với bác, thưởng thức và giải trí khác nhau rất nhiều. Doanh số bán nhạc số trên thế giới chủ yếu là m4a qua iTunes hoặc mp3 qua những trang web nhạc khác. Còn nhạc lossless vẫn chưa thể có doanh số như CD. Những người nghe giải trí, họ chỉ cần nhạc m4a, mp3 và chuyển vào smartphone để nghe. Còn những người nghe thưởng thức, cảm thụ âm nhạc thì họ thường có yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng nguồn nhạc. CHính vì thế, trong giới chơi âm thanh hi-fi, CDP vẫn có chỗ đứng nhất định. Công nghệ đĩa CDP đã phát triển hai chục năm nay (lưu ý rằng CDP cũng là nhạc số), đạt được những thành tựu to lớn, như bác nói, về mắt đọc, bộ phận chuyển động cơ, vật liệu làm CD, không những thế, công nghệ vi xử lý còn khiến cho jitter - sự sai lệch về thời gian được giảm xuống gần như zero. Tuy nhiên giá thành những bộ CDP hi end thì không hề rẻ...
Nhận định và đánh giá của bác chuẩn không cần chỉnh và hệ thổng phát nhạc của bác quả là đáng mơ ước! Mấy câu hỏi của bác, em thì chưa đủ khả năng để giải đáp một cách tối ưu, tuy nhiên em biết có một bác rất pro trong lĩnh vực này, bác có thể pm hỏi bác ý kinh nghiệm ---đó là bác Bọ cạp. Thân!
Chào bạn, nếu như mình không nhầm thì hệ thống của bạn xử lý jitter thế nào, có thiết bị nào. Nếu chưa có thiết bị này mà bạn nói nguồn âm lossless của bạn tương đương với CD khoảng 80triệu là điều không thể. Theo mình bạn nên nghiên cứu thiết bị tương tư của DCS và meridian.......
em thấy các bác nhận định và nêu quan điểm cá nhân đều đúng theo thiển nghĩ của e đấy chứ, có gì là mâu thuẫn, trái chiều nhau đâu nhỉ! chắc có chút hiểu lầm hay ko rõ ý nhau thôi!
Em không rõ ý bác đang nói đến là thiết bị nào? Ưu điểm nó là gì? Trong hệ thống của em DAC Wadia 121 là trung tâm giải mã DAC và xử lý triệt tiêu jitter. Wadia 121 là sản phẩm đời sau của các đầu CDP danh tiếng của Wadia, cho nên đã thừa hưởng toàn bộ công nghệ xử lý tín hiệu số, giải mã âm thanh tiên tiến nhất của hãng. Em có tìm hiểu tài liệu datasheet của hãng và có được một số thông tin như sau: Đối với USB input, Wadia dùng công nghệ ClockLink, sử dụng 1 bộ tạo dao động master, tạo tín hiệu clock ngay gần bộ DA converter để giảm thiểu jitter. Đây là tín hiệu clock chủ đạo điều khiển tất cả hoạt động của 121. Đồng thời, phương thức truyền dữ liệu là Asynchronous USB, có nghĩa là toàn bộ tín hiệu số ở đầu USB input (đầu gửi dữ liệu, nguồn phát) sẽ được đồng bộ với xung nhịp của bộ dao động master của 121. 121 sẽ kiểm soát yêu cầu tín hiệu từ nguồn phát. Khi dữ liệu audio truyền tới DAC, sẽ có một bộ nhớ đệm lưu tạm thời dữ liệu đó. Dữ liệu trong bộ nhớ đệm sẽ vừa được convert sang Analog, đồng thời wadia tiếp tục gửi yêu cầu thêm dữ liệu từ nguồn phát, để đảm bảo bộ nhớ đệm luôn có dữ liệu và được convert liên tục sang tín hiệu audio analog. Như vậy không còn sai lệch jitter giữa nguồn phát và bộ giải mã DAC. Đối với các input khác như Toslink, Coaxial, 121 lại dùng 1 công nghệ khác gọi là ClockLock. Bộ tạo dao động clock có thể tự điều chỉnh xung nhịp để gần đúng nhất so với xung nhịp đầu dữ liệu audio vào. Một clock đầu vào và clock của 121 đã đồng bộ, clock của 121 sẽ bị khóa lại và sử dụng cố định clock đó. Các clock đầu vào sẽ được kiểm soát nhưng không sử dụng. Một bộ nhớ đệm lớn được dùng để lưu dữ liệu audio đến, và convert dữ liệu audio sang tín hiệu audio analog. Do bộ nhớ lớn nên những thay đổi nhỏ về xung nhịp đầu vào sẽ không bị ảnh hưởng. Jitter được tối ưu.
Trong hệ thống của em DAC Wadia 121 là trung tâm giải mã DAC và xử lý triệt tiêu jitter.. bạn nên nghiên cứu thiết bị digital audio processor thì sẽ hiểu wadia 121 của bạn nó ở khúc nào , tầm nào của hệ thống. bây giờ phần sử lý jitter là thiết bị riêng biệt chứ không phải là một phần trong thiết bị như của bạn đâu ( nằm trong DAC ) thiết bị này được lắp đặt giữa transpot và DAC bạn hiểu không? chính bởi vậy ngay cả nguồn âm là transpot CD cao cấp người ta vẫn đặt thiết bị này để sử lý trước khi vào DAC. Theo bạn jitter là thông số chỉ và biểu đạt điều gì của nguồn âm? Thú thực những điều bạn nói cao siêu quá, và cũng là những điều mình không muốn biết. Có thể bạn chưa hiểu những điều mình nói. Theo bạn phần triệt tiêu jitter nằm ở trong transpot hay nằm trong DAC? tại sao trong cùng một hãng, cùng lever mà giá thành transpot bao giờ cũng cao hơn DAC ? thiết bị digital audio processor có những cổng vào và ra cho digital nên nó liền một lúc có thể lấy nguồn âm từ CD, từ lossless. Thêm thiết bị này, thêm một khoản tiền không nhỏ đâu: thiết bị, dây nguồn, chống rung,lọc nguồn, cầu chì, digital cable...................
Ta biết là Vi xử lý để hoạt động luôn luôn cần 1 nguồn xung nhịp. Còn Jitter hiểu đơn giản là sự sai lệch về thời gian của các tín hiệu số khi truyền từ nơi này sang nơi khác, gây bởi sự mất đồng bộ giữa thời gian giữa nhưng bộ vi xử lý xử lý cùng 1 dòng dữ liệu. Clock nhanh hơn cũng là jitter, mà chậm hơn cũng là jitter. Sự khác biệt về thời gian này làm giảm chất lượng của âm thanh sau khi đuợc giải mã từ tín hiệu số. Chắc bác đang nói đến hai phần của 1 CDP trước vẫn gộp trong 1 nhưng nay có nhiều hãng đã tách ra thành 2 phần là phần cơ (transport) và phần giải mã (DAC). Ở những thiết bị này họ triệt tiêu jitter ra sao em ko rõ vì chưa chơi Transport bao giờ. Em dùng Macbook làm nguồn phát nhạc, nên không có transport bác ah. Jitter gây ra bởi các hệ thống computer audio chính là do cách truyền dữ liệu dự trên các bộ phát xung nhịp clock ở máy tính truyền và clock ở DAC khác nhau. Tuy nhiên điều này đã được Wadia xử lý triệt để bởi các công nghệ trên. Giữa máy tính và DAC không cần thêm 1 thiết bị gì để xử lý jitter. Vì mọi xung clock của cổng usb truyền dữ liệu sang DAC đều tuân theo clock master của 121 (asynchronous usb) cho nên không còn jitter trong quá trình truyền dữ liệu. Trong quá trình giải mã, jitter cũng được triệt tiêu bằng cách sử dụng bộ nhớ đệm, liên tục nhận dữ liệu từ các cổng input và chuyển dữ liệu sang cho chip giải mã. và tất cả đều tuân theo 1 master clock duy nhất Còn cái digital audio processor như bác nói? Cụ thể để làm gì? Có đường link nào tham khảo không? Em không sử dụng cái đó cho hệ thống computer audio của mình, và cũng chưa thấy ở đâu bao giờ cả?
Thứ nhất bạn dùng hệ thống computer audio thực chất đây cũng có thể được coi là transpot bạn ạ. Transpot ở đây mình nói bao gồm cả nguồn âm lossless và CD. bạn nên tham khảo thiết bị DCS Verona qua đó bạn sẽ hình dung mình đã muốn truyền tải thông điệp gì trong những lúc trao đổi. Chúc bạn thành công
Em cũng không hiểu bác đang muốn truyền đạt gì? em vừa Google dCS Verona thì ra kết quả là dCS Verona Master Clock, đọc sơ qua thì đây cũng là một thiết bị tạo xung nhịp master cho cả hệ thống digital audio. Có gì khác so với Wadia 121 của em? đã tích hợp Master Clock bên trong thiết bị? Theo bác Jitter ở phần transport là do đâu mà ra? Tại sao cần một thiết bị ở giữa DAC và transport như dCS Verona? để giảm jitter? Nguyên lý của nó như thế nào? Nếu chỉ là 1 thiết bị tạo 1 master clock để đồng bộ với Transport thì nó đâu khác gì Wadia all-in-one? Hơn nữa còn đoạn dữ liệu truyền từ dCS Verona đến DAC, bác xử lý jitter như thế nào khi clock của dCS Verona với clock của DAC là khác nhau? Từ đầu đến giờ em rất nhiệt tình trả lời bác. Em trước đã học điện tử và vi xử lý, sau này tuy không làm lĩnh vực đó nữa những cũng thi thoảng đọc và update kiến thức. Tất cả những gì em biết em đã mang ra thảo luận cùng bác. Rất mong bác cùng tranh luận! Chứ bác chỉ nói hãy tìm hiểu thiết bị này thiết bị kia, và không nói rõ bác đang nói về cái gì...
theo bạn thiết bị mắc tiền vậy để làm gì. Khi hãng nó làm ra thiết bị đó, bạn nghĩ nó sẽ không trả lời được câu hỏi của bạn là : xử lý jitter như thế nào khi clock của DCS verone với clock của DAC là khác nhau? tạo sao giá nó lại mắc gấp nhiểu lần cái all in one của bạn, tụi tây nó không làm để chơi cho vui mắt đâu. Tai sao người ta lại tách phần transpot và DAC, mà không để all in one . Tai sao người ta lại tách phần pre và power mà không để all in one. có rất nhiều sản phẩm all in one có phần thiết bị đó trong DAC, nhưng chất lượng tới đâu so với phần thiết bị chuyên biệt, mình nghĩ nó còn một khoảng cách xa lắm bạn ạ. Khi nào bạn dùng thiết bị này rồi bạn sẽ tự cảm nhận được, và đánh giá được.
Giá chỉ là một phần bác ạ. Chơi audio mà lúc nào cũng nhìn vào giá mà đánh giá sản phẩm có chất lượng hay không thì không nên. Chỉ nhìn vào giá chưa biết được thực sự chất lượng nó như thế nào, nếu không thực sự trải nghiệm hoặc hiểu rõ về công nghệ của thiết bị đó. Tại sao có những âm li giá vài chục triệu lại khiến cho những âm li tiền trăm triệu kính nể? Những cặp loa nhỏ giá khiêm tốn lại khiến cho những cặp loa lớn kính nể? Điều gì làm nên mức giá khủng của 1 thiết bị audio hi-end? Tất nhiên những thành phần chính được nghiên cứu phát triển từ những công nghệ tốt nhất, được sản xuất từ những linh kiện đắt tiền nhất. Tuy nhiên nó cũng đắt là do những bộ phận phụ kiện như Bộ nguồn đắt tiền, thân vỏ đắt tiền, phụ kiện giắc nối, núm quay, v.v... P/S: Jitter cho Computer audio em hiểu khá sâu, và em rất tự tin về kiến thức của mình bác ạ.
Những điều bạn nói không sai, nhưng rất ít trường hợp đúng như bạn nghĩ. Bản thân cái hay cũng là phạm trù mang tính trùi tượng, nhiều lúc cái hay là cái hợp với mình. Tôi chỉ nói lên xu thế, còn bạn thì nói những trường hợp xác xuất giống như nguồn âm là CD và Lossless. Mình nói có thiết bị chuyên biệt sẽ có chất lương cao hơn thì bạn lại bảo cái của bạn là all in one, mình nói đến tác dụng của nó đối với hệ thống thì bạn lại đưa ra luận điểm nhiều tiền không phải là hay? tôi và bạn khác nhau về cách tiếp cận vấn đề, nói hoài cũng chẳng đi đến điều gì mới mẻ cần phải học hỏi. giống như đưa phương trình về bằng không đó mà. chào bạn nhé
Bác ơi, high quality speaker e hiểu nghĩa là loa của máy chất lượng cao, còn ae chơi lossless thì chỉ lấy digital xuất âm từ máy qua đường usb (or coxial, optical) thôi bác! Nếu bác có đk thì cứ máy mới nhất, cấu hình khủng nhất mà chơi thôi. Tuy nhiên, theo e để đạt hiệu quả tốt so với giá tiền bỏ ra bác nên mua macbook pro hơn! Thân
Cái digital audio processor bác tvt61 đề cập có phải là reclocker? @vodanhkhanh: stream nhạc qua wifi bác dùng thiết bị DLNA phát nhạc 24/192 để stream từ đó sang mac. Cách đơn giản & rẻ nhất là mua AE & stream qua nó để ra DAC, tuy nhiên chỉ 16/44.
============ Em lặn ít ngày tĩnh tâm kiểm nghiệm việc chơi nhạc số sau khi loay hoay các kiểu DAC, dây dẫn USB;Coaxial, Optical ... nguồn phát thì rip CD rồi chơi trên Foobar2000 rồi Itunes. So sánh mãi, cuối cùng em chọn Macbook pro + Dây USB Revelation rồi nghe luôn nhạc trên You tobe đây https://www.youtube.com/watch?v=7jh-E5m01wY&app=desktop thế là ung dung ngồi nghe nhạc, thích nghe gì thì lục trên đó có hết. Chất lượng tai em nghe thấy ổn. Sài qua rất nhiều dòng máy tính nhưng đến khi gặp Macbook Pro của Apple em bị nó thuyết phục ngay. Bác chơi Macbook pro đi rất tốt, nếu bác chơi luôn máy dùng ổ cứng SSD thì không còn phải băn khoăn gì nữa cả, cứ toàn tâm toàn ý với nghe nhạc thôi.
Em thấy nếu để tiện lợi thì bác vinh67 có thể cài cái itunes mới nhất > lập một cái apple ID rồi sài apple music dịch vụ mới nhất của Apple, cũng hay đáo để và k thiếu thể loại nhạc nào. Youtubes em cũng hay xem vì nghe nhạc có hình đôi khi thấy thú vị lắm, nhất là nghe nhạc classic và một buổi liveshow của 1 ca sỹ nào đó. Relax!
============= Cảm ơn bác Hincaca nhiều. Em sẽ theo ý bác xem sao. Em tích cực chuyển sang nghe nhạc số vì để trễ sợ sau lẩm cẩm mà mới mò đến nó thì mệt lắm. Bắt đầu thấy lười rồi, bây giờ tìm CD cũng thấy ngại. Đúng như bác nói chơi trên Youtubes nhiều khi được nghe cả Live của năm 2014-2015 luôn . Chất lượng tốt hơn nghe trực tiếp trên Youtobes không bác Hincaca ?. Tks
Bộ dàn của em cùi cùi nên nghe nhiều bản thấy cũng ổn, nhưng nhiều bản đã nghe quen lossless với Hi-res rồi thì nghe thấy nó cứ thiếu thiếu :mrgreen: P/s: Tiện nói thêm về vụ jitter các bác mới tranh luận trên kia thì em có ý kiến nhỏ thế này. Đúng là Jitter là sự sai lệch về thời gian, tuy nhiên khi đến phần giải mã, ngoài vấn đề sai lệch về thời thực của việc truyền giữ liệu nó còn có sự sai lệch về thời gian thực của từng xung nhịp cung cấp bởi Master Clock - nói nôm là Master Clock hoạt động cũng có sự ổn định riêng, sai số riêng. Chính vì vậy bộ Master clock rời như bác tvt61 nói với độ ổn định, sai số thời gian của từng xung nhịp ở mức rất rất thấp => vẫn có chỗ đứng rất vững chắc trong hệ thống. Em có tìm hiểu qua về clock thì nó có 2 thông số sai số cần quan tâm mà thường nhiều bác chỉ quan tâm tới thông số đầu tiên - Frequency Stability Options(ppm) - Nó là sai lệch về tần số thực tế với tần số thiết kế. Tuy nhiên thông số quan trọng hơn đó là sự sai lệch về pha, sai lệch thờ gian - Phase Jitter hoặc Jitter RMS Có gì sai mong các bác góp ý thêm !
Chào cả nhà Hiện giờ em cũng đang chơi Lossless thấy cũng rất hay, chất lượng âm thanh sâu và chi tiết hơn :lol:
Vừa rồi em đi xem triển lãm, các shop giới thiệu nhiều DAC và cả DSD. Có lẽ vì ồn ào quá, hoặc vì phòng nghe không chuẩn nên em không thấy ấn tượng. Mà nguồn nhạc lossless tốt cũng khó kiếm phải không các bác?
E nghĩ là hires hay k cũng k quan trọng, mà là bản thu gốc được thu ntn? Và hãng nào thu? Nếu cứ phải là hires thì tại sao k đgiản là dùng apps bơm file 16/44.1 lên 24/192kHz thậm chí 386kHz (DXD) & DSD 64, 128, 256 v.v (càng to càng thích :lol: ) Chính vì lý do chất lượng của bản thu gốc mà rất nhiều rân chơi săn lùng records của các hãng ghi âm như RR, Fim, MA, TBM, 2L,.. để nghe. Theo e clock ảnh hưởng đến âm thanh ntn nên bàn hơn là đi sâu vào vấn đề kỹ thuật rất nhức đầu, mà jitter chỉ là 1 yếu tố làm am thanh nghe k hay. Đa số tay ngang như e chả cần hiểu jitter là cái dek j, chỉ cần biết cắm cục này vào âm thanh có hay lên & bao nhiêu xèng?