Steve Vai Steve Vai Steve Vai nổi danh từ khi còn là tay guitar chơi trong band nhạc của Frank Zappa. Ông còn tham gia nhiều band nhạc khác như Alcatrazz, David Lee Roth, Whitesnake… Ngoài ra, ông còn tổ chức một sự kiên được rất nhiều fan hâm mộ đánh giá cao là show diễn G3: tập hợp 3 tay guitar có kỹ thuật siêu hạng như Malmsteen, Joe Satriani hay Eric Johnson. Ngoài việc tham gia những band nhạc hết sức nổi tiếng và thành công, Vai còn tự mình lập band nhạc và theo đuổi sự nghiệp solo cũng khá ấn tượng với 8 albums và nhận được rất nhiều sự chú ý trên nền nhạc Metal thế giới. Album thành công nhất trong sự nghiệp của Vai có lẽ là album Passion And Warfare -90 với bản guitar solo tuyệt đỉnh For The Love Of God. Đây cũng là album thành công nhất về mặt thương mại của Vai khi chiếm được vị trí thứ 18 trên bảng xếp hạng của Mỹ và đạt đĩa vàng. Trình độ chơi guitar của Vai thì phải nói là siêu kỹ thuật, khó có tay guitar nào có thể vượt nổi ông trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của Vai có lẽ là khả năng sáng tác những bài hát có cảm xúc, có chiều sâu, đi vào lòng người. Âm nhạc của Vai nghiêng khá nhiều về kiểu thử nghiệm kỹ thuật kết hợp với Hard Rock , Hip Hop và rất nhiều thể loại khác nữa. Do thiếu vắng những bài hát có cảm xúc, chiều sâu nên dù có kỹ năng guitar siêu việt, sự nghiệp của Vai chỉ thành công ở mức vừa phải. Tất nhiên, những người hâm mộ kỹ năng chơi guitar thì không thể bỏ qua Steve Vai, đặc biệt là album Passion And Warfare. For The Love Of God Tender Surrender Bad Horsie Lotus Feet
Armored Saint Armored Saint Là một band nhạc Heavy Metal giành được nhưng thành công đáng kể trong những năm đầu thập kỷ 80. Đây cũng chính là band nhạc đầu tiên của John Bush, giọng ca sau này tham gia nhóm Anthrax trong thập kỷ 90. Đây là một trong những band nhạc được đánh giá là có tiềm năng lớn nhất trong những năm đầu thập kỷ 80 và tên tuổi đã được biết tới nhiều từ trước khi họ tung ra album đầu tay. Chính vì những lý do này, gần như ngay lập tức họ đã có hợp đồng với một hãng lớn là Chrysalis (Chrysalis là hãng đĩa khá nổi tiếng về Progressive Rock với những tên tuổi như Jethro Tull, Procol Harum, Supertramp) và tung ra album đầu tay March Of The Saint vào năm 84. Nhưng việc ký hợp đồng với Chrysalis lại là một trong những sai lầm lớn của Armored Saint. Hãng đĩa này không có kinh nghiệm gì về Heavy Metal nên cử một nhà sản xuất chuyên về Rock cho band. Kết quả là album này đánh quá nhẹ và không làm hài lòng bất kỳ ai cả. Tuy vậy, album này thành công ở mức độ vừa phải với một bản hit nhỏ là Can U Deliver. Mặc dù không hài lòng nhưng band nhạc phải trả một số tiền cực lớn để ghi âm và sản xuất album này (300,000$ cho 1 album đầu tay - và đến tận bây giờ, band nhạc vẫn đang phải trả tiền cho món nợ này). Để trả lời cho việc hãng đĩa Chrysalis muốn biến họ thành một band dạng Def Leppard, Armored Saint tung ra album thứ 2 là Delirious No Mad -85 với âm thanh mạnh mẽ hơn rất nhiều. Có lẽ chính vì lý do này mà album này được fan hâm mộ Metal thế giới hết sức yêu mến. Album tiếp theo là Raising Fear -87cũng tiếp nối xu hướng này và khá thành công. Sau album thứ 3 thì mâu thuẫn giữa band nhạc và hãng đĩa càng trở nên nghiêm trọng dẫn đến việc Armored Saint quyết định rời hãng Chrysalis để trở lại với hãng đĩa nhỏ hơn là Metal Blade. Trong lúc ghi âm album thứ tư thì tin xấu đến với nhóm khi tay guitar Prichard mắc bệnh bạch cầu và qua đời. Album thứ 4 là Symbol Of Salvation -91 và cũng là album cuối cùng thì lại là xu hướng nghiêng theo Glam Metal làm chủ đạo. Album rất thành công và được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, sau album này, giọng ca chính Bush nhận được lời mời tham gia Anthrax. Đây có lẽ là lời mời mà Bush không thể từ chối dẫn tới sự tan rã của Armored Saint ngay sau đó. Dù hãng đĩa cũng là một nguyên nhân khiến một band nhạc tiềm năng như Armored Saint không thể cất cánh trở thành một band nhạc huyền thoại nhưng chính bản thân Armored Saint hẳn cũng có trách nhiệm rất lớn trong thất bại này. Thứ âm nhạc của band chơi chịu nhiều ảnh hưởng của những band Metal cổ như Thin Lizzy, Judas Priest, Iron Maiden mà thiếu đi những phần khác lạ và riêng biệt để một band có thể tạo dựng vị trí riêng trong lòng người hâm mộ. Can U Deliver Symbol Of Salvation Reign of Fire Last Train Home
Đến đây thì chúng ta cũng tạm thời dừng những bài viết về Metal trong giai đoạn 82-84 để đến với một thể loại mới - đó là Doom Metal.
Doom Metal Doom Metal Nếu chỉ dùng một từ duy nhất để miêu tả Doom Metal thì đó là chậm. Doom Metal là một trong bốn dòng nhạc Extreme Metal đầu tiên trên thế giới (cùng với Black, Thrash và Death). Tuy nhiên, tiết tấu của Doom Metal thì chậm hơn rất nhiều so với các dòng nhạc Extreme còn lại. Ngoài việc đặc trưng bởi tiết tấu chậm, Doom còn có một số đặc trưng khác như: các tay guitar thường lấy dây thấp (low tuned) để tạo ra một thứ âm thanh trầm, nặng nề. Hầu hết các band Doom đều sử dụng các nhạc cụ và phương pháp đánh low tuned để tạo ra một bầu không khí (atmosphere) ảm đạm, thê lương và mang tính hủy diệt (Doom). Có lẽ chính vì thế mà Doom Metal được đặc cách xếp vào nhóm Extreme Metal. Về mặt giọng hát, Doom thường sử dụng giọng ca sạch (clean vocal) mang nhiều cảm xúc đau đớn, buồn bã, tuyệt vọng. Nguồn gốc của Doom Metal bắt đầu từ rất sớm. Nếu như Black Sabbath là cha đẻ của Heavy Metal thì band nhạc này cũng là band đầu tiên chơi Doom Metal với bài hát kinh điển Black Sabbath trong album đầu tay của nhóm vào năm 1970. Tuy nhiên, tại thời điểm những năm 70 thì chưa có khái niệm Doom Metal. Band nhạc thứ 2 cũng có xu hướng chơi Doom Metal là band nhạc Witchfinder General trong trào lưu NWOBHM (chúng ta cũng đã có bài viết về band nhạc này). Nhưng trào lưu Doom Metal chỉ thực sự bắt đầu vào năm 1984 khi Trouble tung ra album Psalm 9. Đây là album đầu tiên mà cả album đều chơi theo phong cách Doom (trước đây chỉ đơn lẻ các bài hát). Qua miêu tả ở trên, ta cũng hiểu là tất cả các band Doom Metal đều chịu ảnh hưởng hết sức to lớn của Black Sabbath. Cùng Trouble là các nhóm Saint Vitus, Pentagram cũng lần lượt tham gia vào trào lưu này (cả 3 bands đều là của Mỹ). Nhưng nhân vật quan trọng nhất góp phần thúc đẩy Doom thành một trào lưu và dòng nhạc chính thống lại không phải là một band nhạc đến từ Anh hay Mỹ mà lại là một band đến từ Thụy Điển – Candlemass. Candlemass, với giọng ca tuyệt vời chịu nhiều ảnh hưởng của nhạc cổ điển, giúp Doom cất cánh và trở thành một dòng nhạc được yêu thích trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển của mình, Doom phát sinh nhiều nhánh mới như sau: + Doom Metal : gồm nhiều các band mà âm nhạc của họ chịu ảnh hưởng rất lớn của Black Sabbath. Trong phần này thì có cả các band Epic Doom. + Stoner Metal (Rock): hay còn gọi là psychedelic Doom là dòng nhạc kết hợp giữa Doom với Psychedelic Rock, Blues Rock và cả Metal cổ nữa. Dòng nhạc này xuất hiện khoảng cuối thập kỷ 80 do nhóm Kyuss sáng lập. Sau đó rất nhiều nhóm thành công và trở thành những band nhạc mainstream. + Death – Doom: hay Doom/Death là dòng nhạc kết hợp giữa Doom với giọng hát kiểu Death Metal. Dòng nhạc cũng rất được yêu mến bởi đại bộ phận fan hâm mộ. +Funeral Doom: là thể loại kết hợp giữa Death/Doom với một số nhạc nghi lễ nhà thờ. Thể loại này chơi rất chậm và thường kết hợp với keyboard để tạo hiệu ứng ambient. + Drone Metal: Đây là dạng nhạc thử nghiệm sử dụng âm thanh rất trầm, lặp lại đều đều, với những hiệu ứng về tiếng vọng… rất khó nghe và không dành cho tất cả mọi người. Thể loại này rất gần với cả Avant Garde Metal và Doom, nhưng có vẻ gần với Doom hơn nên ta tạm xếp vào Doom Metal. Dòng nhạc này hiện đang phát triển rất mạnh và có thể trở thành một dòng nhạc riêng biệt trong khoảng thời gian sắp tới.
Trouble Trouble Thành lập từ năm 1979 bởi bộ 3: vocalist – Eric Wagner và 2 tay guitar Bruce Franklin, Rick Wartell. Âm nhạc của Trouble là sự kết hợp giữa kiểu Doom của Black Sabbath với những ảnh hưởng của Judas Priest (2 lead guitars) và nhạc psychedelic của thập niên 60. Giọng hát của Wagner có khá nhiều điểm tương đồng với giọng hát của Axl Rose của nhóm nhạc nổi tiếng Guns N Roses. Đến năm 1984 thì nhóm tung ra album đầu tay là Psalm 9. Đây có thể coi là album Doom Metal thực sự đầu tiên (cả album này chơi theo phong cách Doom rất rõ nét) và trở thành một album kinh điển và đóng góp rất nhiều cho sự hình thành của Doom Metal sau này. Dù ghi âm khá kém, album vẫn rất hay với sự kết hợp giữa Metal cổ (kiểu Judas Priest) trên một nền Doom kiểu Black Sabbath. Tuy là một band Doom nhưng lời hát của Trouble lại chịu ảnh hưởng rất nhiều của Thiên Chúa giáo. PSALM 9 Tempter Album tiếp theo của nhóm là Skull vẫn tiếp tục xu hướng như album trước đó và là một album khá hay của nhóm. Âm nhạc trong album này vẫn là sự kết hợp mạnh mẽ của Black Sabbath và Judas Priest. Cung với album Psalm 9. Album này trở thành một trong những album kinh điển của Doom Metal và có sự ảnh hưởng rất lớn tới Doom Metal về sau này. Pray For The Dead Album thứ 3 của nhóm là Run To The Light chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong âm nhạc của Trouble khi nhóm bắt đầu sử dụng Syntherizer trong âm nhạc của mình. Dĩ nhiên, đối với một fan của Doom Metal kiểu truyền thống thì có vẻ hơi cảm thấy shock với sự thay đổi có phần hơi bất ngờ này. Nhưng có lẽ đây là là bước phát triển hợp lý của Trouble. Dù ban đầu có nhận được nhiều lời chỉ trích thì đây vẫn là album hay và đáng nghe của nhóm với những bài hát khó quên như: The Misery Show, Thinking Of The Past hay On Borrowed Time. The Misery Show (còn tiếp)
Trouble Trouble Tuy nhiên, đến album thứ 4 là Trouble -90 thì Trouble có vẻ đuối sức. Dù lúc này, nhóm đã trở nên khá nổi tiếng và ký hợp đồng với hãng đĩa Def American (hãng đĩa của Slayer) nhưng âm nhạc của nhóm không phát triển mạnh như mong đợi. Album đánh nhanh, mạnh và chịu nhiều ảnh hưởng của Blues và Metal cổ nhiều hơn trước. R.I.P Nhưng đây cũng chưa phải điểm kết thúc trong sự mạnh hóa của Trouble. Album thứ năm là Manic Frustration -92, thậm chí còn đánh nhanh, mạnh và giận dữ hơn nữa. Chính vì lý do này, nhóm bị fan hâm mộ ngoảnh mặt, số lượng đĩa bán được rất ít và Trouble bị chấm dứt hợp đồng với hãng đĩa Def American. Come Touch The Sky Album thứ 6 của nhóm là Plastic Green Head -95 trở nên dễ nghe hơn trước với sự tích hợp của một thứ âm thanh nhẹ nhàng và nghiêng về mainstream hơn. Lúc này, nhóm gần như chơi Stoner Metal chứ không còn kiểu Metal truyền thống nữa. Một điểm mới nữa là âm nhạc của nhóm lúc này có lẽ còn chịu ảnh hưởng của Grunge (Alice In Chains là cái tên gợi tới nhanh nhất). Ngay sau album này thì Trouble gần như tan rã sau khi giọng ca chính Wagner rời nhóm để thành lập nhóm mới là Lid. Opium Eater Phải mãi đến tận năm 2007 thì nhóm mới tái lập và tung ra album mới là Simple Mind Condition không mấy thành công. Có lẽ chính vì lý do này, một lần nữa Wagner lại rời nhóm, lần này thì band không tan rã mà lại thuê một giọng ca mới là Kyle Thomas và tung ra album The Distortion Field vào năm 2013. Album này cũng được đánh giá khá cao. Tuy không mấy thành công về mặt thương mại nhưng Trouble thực sự là một nhóm nhạc rất quan trọng với Doom Metal. 6 albums đầu tiên của nhóm đều được coi là những album kinh điển của Doom Metal, tạo tiền đề rất lớn cho sự phát triển của dòng nhạc này về sau. Trouble có lẽ cũng là band nhạc đầu tiên của Doom và cũng là một trong những band nhạc có nhiều ảnh hưởng nhất tới Doom Metal hiện đại. Ride the Sky When The Sky Comes Down
Saint Vitus Saint Vitus Saint Vitus, cùng với Trouble là những band nhạc tiêu biểu đầu tiên của trào lưu Doom Metal mới tại Mỹ. Nhóm thành lập từ năm 1979 tại Los Angeles và trải qua rất nhiều thăng trầm với 3 giọng ca chính. Cả 3 giọng ca chính này đều là những người theo đuổi và có nhiều cống hiến cho sự hình thành và phát triển của Doom Metal sau này, đặc biệt là Wino, người được mệnh danh là Doom God. Thành lập từ năm 79 nhưng mãi đến năm 84 thì nhóm mới tung ra được album đầu tay là Saint Vitus. Album này chỉ có 5 bài vài dài 35 phút những có thể coi đây là một trong những album đầu tiên của Doom Metal (dù album vẫn còn rất nhiều nét của Metal cổ). Ngay trong năm 85, nhóm tung ra album thứ 2 là Hallow’s victim với khá nhiều nét tương đồng với album trước, chỉ có điều là album này đã là một album Doom Metal hoàn toàn với tất cả các đặc điểm đặc trưng của Doom. Sau 2 album này thì giọng ca chính Scott Reager rời nhóm (giọng ông này kiểu nam trung giống rất nhiều band Metal cổ). Saint Vitus White Magic / Black Magic Thay thế cho Reagers chính là giọng ca huyền thoại Wino, người sau này còn chơi cho một loạt những band nhạc Doom Metal khác như : The Hidden Hand, The Obsessed, Place Of Skulls, Spirit Caravan hay band solo Wino. Cùng với Wino, nhóm tung ra 3 albums lần lượt là: Born To Late -86, album thành công nhất về mặt thương mại của nhóm, Mournful Cries -88, V -89. Trong đó V là album được đánh giá cao nhất và xứng đáng đạt tới tầm kinh điển. Nhưng ngay sau khi tung ra album V thì Wino rời nhóm để tái lập The Obsessed. Giọng của Wino khá hay và có nhiều điểm tương đồng với Ozzy Osbourne Born Too Late I Bleed Black Thay thế cho Wino là giọng ca chính Christian Lindersson. Cùng với Linderson nhóm chỉ tung ra 1 album duy nhất là C.O.D -92 (C.O.D là viết tắt của Children Of The Doom). Album này là một trong những album rất hay của nhóm nhưng lại không được nhiều fan hâm mộ quan tâm. Nên ngay sau đó, nhóm chia tay Linderson để trở lại với giọng ca gạo cội là Reagers. Cùng với Reagers, nhóm tung ra album kinh điển Die Healing -95. Tuy không thành công về mặt thương mại như album Born To Late, nhưng album có lẽ là album xuất sắc nhất rong sự nghiệp của Saint Vitus. Đây là một album đánh không quá phức tạp, thậm chí đơn giản và không quá cầu kỳ nhưng rất hay với giọng hát có phần hơi điên dại của Reagers. Đây cũng chính là album được band nhạc yêu mến nhất. Các fan của Doom Metal thì nên mua album này ngay lập tức. Tuy nhiên ngay sau khi tung ra album kinh điển này thì Saint Vitus tan rã trong một thời gian rất dài. Phải đến tận những năm 2012 thì nhóm mới quay trở lại, lần này là với giọng ca chính Wino để tung ra một album rất hay nữa là Lillie: F-65. Fear One Mind Dark World
Pentagram Pentagram Pentagram là một trong những band nhạc được thành lập rất sớm trong trào lưu Doom Metal. Band nhạc này thành lập từ năm 71 bởi giọng ca Bobby Liebling, người cũng có rất nhiều ảnh hưởng trong giới Doom Metal. Tuy nhiên, band nhạc không thể tung ra bất kỳ album nào cho đến tận năm 85. Trong thời gian 13 năm họ chỉ tung ra được 1 số single và demo. Mãi đến tận năm 85, nhóm mới tung ra album đầu tay là Pentagram vào năm 85 (album sau này được hãng Peaceville mua và tung ra lại với cái tên là Relentless vào năm 93). Đây là một album bao gồm những bài hát mới sáng tác và những bài hát được sáng tác từ trước vào thập kỷ 70. Âm nhạc của nhóm, tất nhiên, chịu ảnh hưởng rất lớn của Black Sabbath và Metal cổ. Pentagram cùng với Trouble và Saint Vitus trở thành những thế lực đầu tiên của Doom Metal. Cũng với xu hướng sử dụng những bài hát mới dạng Doom và những bài hát cũ với nhiều ảnh hưởng của Metal, Hard Rock cổ, nhóm tung ra thêm 2 album nữa là Day Of Reckoning -87, Be Forewarned -94. Cả 2 albums này cũng như album đầu tay đều là những album rất hay, mang nhiều âm hưởng Doom Metal. Nhưng rồi sau 3 albums kinh điển thì Pentagram tan rã và bắt đầu mở ra một thời kỳ dài đầy bất ổn trong band nhạc. Đến khi cho ra đời được album thứ 4 là Review Your Choice -99 thì nhóm chỉ còn lại 2 thành viên mà thôi. Chính vì lý do này, những album sau đó chỉ đem lại sự thất vọng cho người hâm mộ. Phải mãi đến tận năm 2011, nhóm mới tung ra 1 album chất lượng là Last Rites. Đây cũng là album cuối cùng của nhóm tính tới thời điểm hiện tại. Sign Of The Wolf Be Forewarned Dying World Day Of Reckoning Treat Me Right
Candlemass Candlemass Candlemass có lẽ là cái tên quan trọng nhất đối với sự phát triển của trào lưu Doom Metal hiện tại. Thành lập từ năm 1984 bởi tay guitar bass huyền thoại Leif Edling. Dù chịu ảnh hưởng rất lớn của Black Sabbath, nhưng âm nhạc của Candlemass đã có rất nhiều sự khác biệt và sau này tạo nên những đặc trưng cơ bản của Doom Metal hiện đại. Candlemass có lẽ là band đầu tiên ưu tiên đưa vào Doom Metal những giai điệu mượt mà, dễ nghe. Giọng ca của Candlemass thì không chịu ảnh hưởng nhiều của Doom Metal cổ mà có dạng opera: trong, cao. Candlemass cũng chính là band nhạc Doom Metal đầu tiên sử dụng các bài hát dạng epic (trường ca – kiểu Power Metal). Ngay trong album đầu tay của nhóm là Epicus Doomicus Metallicus -86 thì phong cách này đã thể hiện hết sức rõ nét. Ngay trong album này, nhóm đã không ngần ngại sử dụng syntherizer để tạo nên một thứ âm thanh Doom với chất giao hưởng. Với bài hát kinh điển Solitude, nên dù ra đời sau một số band chơi Doom nhưng album này nhanh chóng trở thành album kinh điển của Doom Metal và có ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ những band chơi Doom Metal về sau. Solitude A Sorcerer's Pledge Tuy sau này, album đầu tay Epicus được đánh giá là kinh điển, nhưng tại thời điểm mới tung ra, vào năm 86, do quá lạ nên album không bán được nhiều. Chính điều này khiến Candlemass mất hợp đồng với hãng đĩa. Cùng với đó là sự thay đổi trong nhân sự khi giọng ca, sau này trở thành huyền thoại của Doom Metal, là Messiah thay thế Landquist. Giọng ca của Lanquist đã rất tốt rồi nhưng giọng của Messiah thì còn tốt hơn rất nhiều, chính vì thế chất opera rất đặc biệt của Candlemass còn trở nên phổ biến hơn nữa. Tất nhiên với giọng ca huyền thoại này thì việc Candlemass cất cánh cũng không phải là điều gì quá khó hiểu. Album thứ hai của nhóm là Nightfall gần như ngay lập tức tiến lên hàng vị trí kinh điển với một loạt các bài hát rất được fan hâm mộ như: The Well Of Souls, Bewitched, Samarithan hay At The Gallows End (ta nên nhớ rằng album này tuy có 10 bài hát nhưng thực chất chỉ có 6 bài chính, còn lại là 4 bài rất ngắn mµ ta đã có 4 bài rất đáng nghe rồi). Bewitched At The Gallows End Samarithan Album thứ 3 của nhóm là Ancient Dreams -88 có cấu trúc khá giống với album trước đó là Nightfall. Đây cũng là album thành công về mặt thương mại đầu tiên của Candlemass khi chiếm được vị trí 74 trên bảng xếp hạng của Mỹ. Tuy không có quá nhiều đột phá về mặt âm nhạc, album vẫn khá hay với những bài hát kinh điển như: Mirror Mirror hay Bearer Of Pain, The Bells Of Acheron. Mirror (còn tiếp)
Chút nữa thì quên, hôm nay kỷ niệm 1 năm em mở topic này. 1 năm đã qua mà vẫn còn một số dòng nhạc rất lớn chưa viết tới được. Hy vọng những fan Metal thực sự yêu thích và thấy topic này hữu ích.
Candlemass Candlemass Tales Of Creation -89 là album thứ 4 của Candlemass nhưng cũng chính là album cuối cùng với giọng ca chính Messiah. Có khá nhiều bài hát trong album này được sáng tác từ những năm trước đó. Bài Under The Oak thậm chí còn có trong album đầu tay của nhóm. Đây là một album concept với nội dung kể về cái chết và cuộc sống sau đó. So với các album trước, album này có phần đánh nhanh hơn và nhiều khi chịu ảnh hưởng của Power Metal như trong bài hát Into The Unfathomed Tower. Đây vẫn tiếp tục là một album kinh điển của Candlemass và được rất nhiều fan hâm mộ yêu mến nhất là các bài hát như Dark Reflections hay Tears. Nhưng rất đáng tiếc là sau 3 albums kinh điển, Messiah rời nhóm do những mâu thuẫn với các thành viên còn lại. Dark Reflections Tears Thay thế cho Messiah là giọng ca chính Vikstrom, nhóm tung ra album thứ 5 là Chapter VI vào năm 1992. Đây là một album mang rất nhiều tính thử nghiệm trong sự nghiệp của Candlemass với nhiều bài hát có tiết tấu nhanh và sử dụng keyboards. Chính vì thế, chất Doom Metal, thứ âm nhạc đã tạo nên thương hiệu của nhóm, còn rất ít. Chất âm nhạc chủ đạo trong album này thực ra nghiêng nhiều hơn về phía Heavy Metal. Không hẳn các bài hát trong album đều không hay mà thậm chí còn ngược lại, tuy nhiên, fan hâm mộ đã quen với những bài hát chậm kiểu Doom của Candlemass quá rồi nên sự thay đổi này khiến họ không hài lòng. Album bán được rất ít và khiến cho Candlemass tan rã vào năm 1994. The Dying Illusion Where The Runes Still Speak Sau khi tan rã, Edling tiếp tục sự nghiệp với band nhạc Abstrakt Algebra, một band nhạc thử nghiệm với nhiều ảnh hưởng của Doom và Power Metal nhưng cũng không mấy thành công. Nên sau đó, ông này quyết định tái lập lại Candlemass vào năm 97. Lúc này thì đội hình của nhóm hoàn toàn mới, đặc biệt là có sự tham gia của tay guitar Micheal Amott của Carcass và Arch Enemy. Nhóm tung ra 2 album liên tiếp là Dactylis Glomerata -98 và From The 13th Sun -99. Cả 2 album này đều khá hay tuy không mang nhiều âm hưởng Doom Metal với Dactylis có phần giống âm nhạc của Abstrakt Algebra còn From The 13th thì mang âm hưởng Metal cổ của Black Sabbath. Apathy Elephant Star (còn tiếp)
Candlemass Candlemass (tiếp theo) Đến năm 2002 thì đội hình classic của Candlemass mới tái hợp và lưu diễn trở lại với sự có mặt của Messiah. Năm 2005 nhóm tung ra album cùng tên band nhạc Candlemass. Album này thành công rất lớn trên phương diện toàn thế giới và nhanh chóng trở thành một trong những album hay nhất của năm 2005 với một loạt những bài hát được fan hâm mộ hết sức yêu thích như Black Dwarf, Assassin Of The Light, Copernicus… Hiển nhiên, đây là album trở lại với phong cách Epic Doom. Black Dwarf Witches Tuy nhiên sự tái hợp với Messiah không tồn tại lâu, ngay sau album này thì một lần nữa ông lại rời nhóm. Chính vì thế, album tiếp theo của Candlemass là King Of The Grey Islands -2007 buộc phải ghi âm với một giọng ca mới là Robert Lowe. Lowe cũng không phải là ai đó xa lạ với những fan hâm mộ Doom Metal, anh chính là giọng ca chính của nhóm Progressive Doom Metal rất nổi tiếng Solitude Aeturnus. Giọng của anh này thì không mang âm hưởng kiểu opera như Messiah mà lại có hơi hướng kiểu Progressive/Power. Về mặt âm nhạc thì vẫn là phong cách Epic Doom như trước. Devil Seed Of Stars and Smoke Album tiếp theo của nhóm với là Death Magic Doom -2009 vẫn với giọng ca của Lowe tiếp tục xu hướng của 2 album trước đó là Candlemass và King Of Grey Island. Về mặt âm nhạc thì lần này Candlemass trở lại chịu ảnh hưởng rất mạnh của Black Sabbath. Album cuối cùng của nhóm là Psalms For The Dead được tung ra vào năm 2012. Band nhạc tuyên bố rằng đây sẽ là album cuối cùng của nhóm mặc dù nhóm vẫn còn tồn tại mà không tan rã. Không biết nhóm có tiếp tục ra album nữa không nhưng đây có lẽ là album cuối cùng của Lowe với Candlemass khi anh này bị sa thải 6 ngày trước khi album được tung ra. Album này thì lại quay trở lại với thứ âm nhạc đã làm nên tên tuổi của Candlemass là Epic Doom. Dù sự nghiệp kéo dài với rất nhiều sự thay đổi trong giọng ca chính, các album của Candlemass luôn có chất lượng khá tốt. Không thể phủ nhận ảnh hưởng của Black Sabbath hay Saint Vitus tới âm nhạc của Candlemass nhưng họ vẫn có những đặc trưng khác biệt hoàn toàn với những nhóm nhạc khác. Chính vì thế, Candlemass là một band nhạc rất quan trọng góp phần tạo nên diện mạo mới cho Doom Metal hiện đại. Họ cũng chính là một trong những band nhạc Metal thành công nhất của Thụy Điển với khoảng 15 triệu albums được bán ra trên toàn thế giới. The Bleeding Baroness Dancing in the Temple of the Mad Queen Bee
The Obsessed The Obsessed The Obsessed là band nhạc được lãnh đạo bởi giọng ca chính Wino của nhóm Saint Vitus, người được gọi là Doom Metal God. Hiển nhiên đây cũng là band nhạc có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển của Doom Metal thế giới. Band nhạc này thành lập từ rất sớm, năm 1976, nhưng chỉ tung ra được duy nhất một album EP là The Obsessed với 3 bài hát vào năm 1983. Đến năm 86 thì nhóm tan rã do Wino gia nhập Saint Vitus như ta đã biết trong bài viết về nhóm nhạc này. Sau khi hát chính trong 3 albums của Saint Vitus, Wino quay trở lại để tái lập The Obsessed. Nhóm tung ra được 3 albums là The Obsessed -90, Lunar Womb -91 và The Church Within -94. Cả 3 album đều khá hay nhưng lại không mấy thành công về mặt thương mại khiến Wino chán nản và giải tán band vào năm 1995 để thành lập một nhóm mới là Spirit Caravan và vài nhóm khác nữa trước khi quay lại với Saint Vitus vào năm 2003. The Obsessed cũng chính là một trong những band tạo dựng nên biểu tượng Wino của Doom Metal. The Way She Fly Back To Zero Skybone Streetside
Solitude Aeturnus Solitude Aeturnus Là một trong những band nhạc được tôn trọng nhất trong dòng nhạc Doom Metal, Solitude Aeturnus thành lập năm 87 tại Texas, Mỹ. Âm nhạc của nhóm là sự kết hợp giữa phong cách Epic Doom của Candlemass với kiểu Progressive Metal của Fates Warnings. Đây cũng là band nhạc chính của giọng ca Robert Lowe mà ta đã nhắc tới trong phần viết về Candlemass. Trong khoảng thời gian từ năm 91 tới năm 98, nhóm tung ra 5 albums với chất lượng rất tốt lần lượt là Into The Depths Of Sorrow -91, Beyond The Crimson Horizon – 92, Through The Darkest Hour -94, Downfall -96 và Adagio -98. Cả 5 album đều được fan hâm mộ trên thế giới chào đón nhiệt liệt. Nhưng sau đó, vào những năm đầu thập niên 2000s thì band nhạc gặp bất ổn khi các thành viên trụ cột lần lượt rời bỏ band nhạc. Đã có lúc, người ta tưởng rằng band nhạc đã tan rã nhưng thực ra nhóm vẫn tồn tại. Đến năm 2006, nhóm bất ngờ tung ra album Alone cũng được đánh giá khá cao. Sau đó thì như chúng ta đã biết, Lowe gia nhập Candlemass nhưng vẫn duy trì là thành viên của Solitude Aeturnus. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì nhóm vẫn chưa tung ra được album nào mới. Where Angels Dare To Tread Black Castle Chapel Of Burning Believe Scent Of Death
Cathedral Cathedral Cathedral có lẽ là band nhạc Doom Metal nổi tiếng và có nhiều ảnh hưởng nhất của Anh Quốc. Thành lập từ năm 1989 bởi Lee Dorian, giọng ca chính của band nhạc Grindcore huyền thoại Napalm Death. Dorian vào thời điểm cuối những năm 80, bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với nhạc punk và cũng không thích hướng Death Metal mà Napalm Death theo đuổi, đã quyết định rời nhóm để chuyển sang chơi Doom Metal. Tất nhiên âm nhạc của nhóm chịu ảnh hưởng rất lớn của những nhóm như Black Sabbath, Trouble hay Candlemass. Năm 1991, Cathedral tung ra album đầu tiên- the Forest Of Equilibrium – album sau này trở thành một trong những album kinh điển của Doom Metal thế giới. Âm nhạc của album này là sự kết hợp giữa Doom Metal kiểu cổ (trầm, nặng nề) với một giọng hát mang đậm tính Extreme. Do xuất thân từ Napalm Death nên giọng của Dorian nghe trầm, khàn, thô (kiểu Venom) và đôi lúc thì có tính gầm gừ theo kiểu Death. Có lẽ chính Cathedral là band nhạc mang tính Extreme vào cho Doom Metal thế giới. Tuy mang dạng Extreme, âm nhạc của Cathedral vẫn mang nhiều tính giai điều và epic kiểu Candlemass – các bài hát rất dài, chỉ có 7 bài nhưng dài tới hơn 54 phút. Chính vì lý do này, album lập tức được fan hâm mộ chào đón nhiệt liệt và trở thành một trong những album kinh điển của Doom Metal. Serpent Eve Ebony Tears Sự thành công của The Forest khiến Cathedral bất ngờ được hãng đĩa khổng lồ là Columbia chú ý. Hãng này sau đó đã ký hợp đồng để Cathedral ra album thứ hai là The Ethereal Mirror vào năm 1993. Album này chứng kiến sự thay đổi rất lớn trong âm nhạc của Cathedral. Lúc này, âm nhạc của nhóm không còn là Doom Metal kiểu truyền thống như trước nữa mà bắt đầu có âm hưởng của Psychedelic và Hard Rock và thậm chí là cả Disco. Và như bài đầu tiên về Doom Metal đã viết, thực chất album này có tính chất của Stoner Metal (Doom+Psychedelic+Hard Rock). Tiết tấu các bài hát trong album cũng nhanh và mạnh hơn, giọng hát khá trong và dễ nghe. Tuy được rất nhiều fan hâm mộ yêu thích nhưng album không thành công như mong đợi của Columbia nên ngay sau album này thì hãng cắt hợp đồng với band. Midnight Mountain Ride Sau khi mất hợp đồng với Columbia, Cathedral tiếp tục quay trở lại với hãng đĩa Earache và tung ra album thứ 3 là The Carnival Bizarre -1995. Album này thì gần như đã trở thành một album Stoner Metal thực sự với rất nhiều ảnh hưởng của Metal cổ và Psychedelic. Dù được đánh giá rất cao nhưng album cũng không thực sự thành công về mặt thương mại. Hopkins (The Witchfinder General) Utopian Blaster (còn tiếp)
Cathedral Cathedral 2 albums liên tiếp sau đó của nhóm là Supernatural Birth Machine-96 và Caravan Beyond Redemption -98 tiếp tục xu hướng Stoner Metal nhưng không thực sự thành công cả về lượng fan hâm mộ cũng như không được giới chuyên môn đánh giá cao. Stained Glass Horizon Black Sunday Có lẽ chính những thất bại của những album Stoner Rock trước khiến Cathedral quyết định trở lại với phong cách chậm, nặng nề và mang nhiều âm hưởng của Extreme Metal hơn (giống album đầu tay The Forest) trong album thứ 6 của nhóm là Endtyme vào năm 2001. Tuy quay trở lại với phong cách cũ nhưng những ảnh hưởng của Stoner Metal không phải đã biến mất hoàn toàn trong album này. Hiển nhiên, những fan của Doom Metal thì hết lời ca ngợi album này vì đây cũng là một trong những album rất hay của nhóm. Melancholy Emperor Sea Serpent Thế nhưng album thứ 7 của nhóm là The VIIth Coming lại tiếp tục chứng kiến sự thay đổi của Cathedral. Lúc này âm nhạc của nhóm, tuy vẫn còn tính Doom nhưng lại kết hợp thêm nhiều phong cách mới lạ hơn nữa như Thrash. Nhưng chất âm nhạc mạnh nhất trong album này vẫn là chất Stoner Metal với nhiều bài hát nhanh và chất giọng khá dễ nghe. Đây có lẽ cũng là một trong những album mang nhiều tính Metal nhất của nhóm. Album khá hay nhưng có thể không hoàn toàn phù hợp với những người yêu thích Doom. Phoenix Rising Đến năm 2005, sau khi chuyển sang hãng đĩa mới là Nuclear Blast, Cathedral tung ra album kinh điển – The Garden Of Unearthly Delights. Đây là một album concept với cốt truyện dựa trên những hình vẽ của họa sỹ người Hà Lan Hieronymous Bosch. Album này khác hẳn với những albums trước khi âm nhạc mang nhiều tính giận dữ, giọng hát thì hơi có xu hướng khàn. Âm nhạc thì ngoài những cú riff rất khác biệt, còn có rất nhiều ảnh hưởng của dạng Progressive Folk (Jethro Tull). Lời hát rất hay và có nhiều ý nghĩa. Đặc biệt là bài hát cuối cùng, The Garden, dài tới hơn 27 phút là một trong những bài hát đặc biệt và hay nhất trong lịch sử của nhóm. Đây là một trong những album Doom Metal tuyệt hay trong những năm gần đây North Berwick Witch Trials Corpsecycle (còn tiếp)
Cathedral Cathedral Ngay sau album rất được yêu mến The Garden, Cathedral bắt tay vào một album tham vọng không kém. Kết quả cuối cùng là họ tung ra album thứ 9 và cũng là album kép đầu tiên của họ The Guessing Game vào năm 2010. Tuy là cùng trong 1 album nhưng 2 đĩa trong album này lại thể hiện 2 bộ mặt rất khác nhau của Cathedral. Nếu như đĩa 1 chịu rất nhiều ảnh hưởng của Progressive Rock/ Metal kết hợp với phong cách Psychedelic (sử dụng rất nhiều syntherizer), Folk và Experimental (kiểu nhạc thử nghiệm). Đĩa 2 trong album thì chủ yếu mang nhiều tính Doom Metal và Hard Rock cổ hơn. Dù phong cách thay đổi nhưng đây vẫn là một trong những album hay của nhóm. Album được rất nhiều nhà chuyên môn đánh giá cao và được bầu là album hay thứ 8 trong năm của tạp chí Metal Hammer. Painting in the Dark Casket Chasers Sau 24 năm hoạt động gần như không ngừng nghỉ và tung ra rất nhiều album có chất lượng cao và xứng đáng được xếp vào hạng kinh điển của Metal thế giới, Cathedral tung ra album cuối cùng trước khi chính thức tuyên bố tan rã vào năm 2013 – đó là album The Last Spire. The Last Spire một lần nữa lại chứng kiến sự thay đổi của Cathedral với giọng ca đầy mạnh mẽ (kiểu The Garden) nhưng có phần tốt hơn nữa. Âm nhạc trong album dù vẫn có nhiều tính Doom thì vẫn mạnh mẽ hơn rất nhiều và chịu âm hưởng của Progressive Metal. Album đánh rất mạnh và cũng được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Tower Of Silence Cathedral Of The Damned Sau một sự nghiệp kéo dài liên tục qua 4 thập kỷ, Cathedral đã xây dựng hình tượng riêng biệt của mình trong trái tim rất nhiều người hâm mộ Doom Metal. Họ có lẽ cũng là band nhạc chơi đa dạng nhất trong lịch sử của Doom Metal. Âm nhạc của họ dĩ nhiên rất khác biệt và không khiến cho mọi người cảm thấy nhàm chán. Ngoài ra, Cathedral còn góp phần đặt nền móng cho Extreme Doom Metal sau này. Tất nhiên, họ còn góp phần không nhỏ trong việc phát triển cả Stoner Metal nữa. Đó là những đóng góp trong âm nhạc của Cathedral. Ngoài những đóng góp to lớn trong âm nhạc, giọng ca chính Dorrian còn thành lập một hãng đĩa riêng là Rise About Records, một hãng đĩa chuyên về Doom Metal. Hãng đĩa này cũng góp phần rất lớn để phát triển dòng nhạc này tại nước Anh. Dù tan rã, Cathedral vẫn là band nhạc đặc biệt được yêu mến của Doom Metal thế giới. (Hết)
Electric Wizard Electric Wizard Electric Wizard thành lập năm 1993 tại nước Anh. Năm 1995 nhóm tung ra album đầu tay là Electric Wizard với phong cách đậm chất classic Doom. Nhưng ngay trong album thứ 2 là Come My Fanatics… -96 thì âm nhạc của nhóm thay đổi rất nhiều. Lúc này, âm nhạc của nhóm tích hợp thêm rất nhiều yếu tố của Stoner Metal (Psychedelic) và Sludge Metal (Hardcore Doom). Ngoài những thành phần của Stoner và Sludge, album vẫn giữ chất chủ đạo là dạng Extreme Doom Metal với tiết tấu rất chậm, ghi âm thô, mạnh. Album này gần như ngay lập tức vươn lên tới hàng kinh điển của Doom Metal thế giới giúp tên tuổi của Electric Wizard trở nên nổi tiếng trên bầu trời của Doom Metal. Thậm chí đến năm 2012, album còn được tạp chí chuyên về Metal nổi tiếng Terrorizer của Anh xếp hạng 37 trong số 50 album tạo nên hình ảnh của Doom Metal. Tiếp nối sự thành công của Come My Fanatics, đến năm 2000, Electric Wizard còn tung ra một album hay hơn đó là Dopethrone. Dù ra đời muộn, nhưng album này gần như ngay lập tức vươn lên tới vị trí đỉnh cao của Doom Metal. Với một phong cách Doom hết sức mạnh mẽ, thô, và tất nhiên mang nhiều âm hưởng của Stoner Metal. Giọng hát trong album này cũng vô cùng mạnh mẽ và giận dữ. Cả 2 yếu tố trên biến album trở thành một trong những siêu phẩm của Doom Metal. Một lần nữa, Terrorizer bầu chọn album này là album hay nhất thập kỷ 2000 và là album Stoner Metal hay nhất mọi thời đại của Anh Quốc. Thế nhưng, sau 2 albums đỉnh cao thì Electric Wizard bắt đầu vướng vào những vấn đề. Album thứ 4 của nhóm là Let Us Prey -2002 thực chất mang nhiều tính thử nghiệm và giống như một bản sao bị lỗi của album kinh điển DopeThrone. Album này không mấy thành công, đó cũng là một trong những lý do khiến quan hệ của các thành viên trong nhóm trở nên căng thẳng và sau đó dẫn tới sự tan rã của nhóm ngay trong năm 2003. Sau này, giọng ca chính Osborn có tái lập band nhạc. Band có tung ra được một album rất hay là Witchcult Today vào năm 2007. Nhưng sự nghiệp của Electric Wizard vẫn không thể trở lại đỉnh cao như những năm cuối thập kỷ 90 đầu 2000s nữa. Và Electric Wizard chính là một trong những band rất tài năng ký hợp đồng với hãng Rise Above của Dorrian (của nhóm Cathedral đã viết ở trên). Electric Wizard Return Trip Dopethrone Funeralopolis Dunwich
Empyrium Empyrium Empyrium là một trong những band nhạc Doom Metal đặc biệt đến từ nước Đức. Band thành lập từ năm 1994 và có một sự nghiệp ngắn ngủi nhưng phức tạp. Nhóm ghi âm 2 album đầu tay là A Wintersunset -96 và Songs Of Moors & Misty Fields-97 đều có thể coi là những tuyệt phẩm của Doom Metal. Âm nhạc của họ là sự pha trộn của Doom Metal với Folk và dạng ambient/atmosphere. Giọng hát thì là sự pha trộn giữa giọng kiểu Black với giọng Opera. Chính vì phong cách rất đặc biệt này, nhóm hết sức được các fan của Doom Metal yêu mến. Tuy nhiên, sau 2 albums Doom Metal rất hay, nhóm bất ngờ tung ra 2 album là Where At Night The Wood Grouse Plays -1999 và Weiland -20002 với phong cách chơi nhạc thay đổi hoàn toàn. Lúc này âm nhạc của nhóm không còn là Metal nữa mà chủ yếu chơi theo phong cách Folk và sử dụng hoàn toàn các nhạc cụ không dây cắm (acoustic). Tất nhiên, phong cách dark ambient thì vẫn còn và lúc này thì band chủ yếu sử dụng giọng ca opera. 2 albums này khá hay, tất nhiên là với những người yêu thích âm nhạc nói chung, nhưng những fan của Metal thì có lẽ bị shock bởi vì không những chất Metal không còn mà thậm chí chất Rock cũng không có luôn. Ngay sau album Weiland, nhóm tuyên bố tan rã. Tuy nhiên, sau đó vào năm 2010 thì nhóm lại tái lập nhưng chưa tung ra được album mới nào cả. The Franconian Woods In Winters Silence The Ensemble of Silence Mourners Lover's Grief Dying Brokenhearted
The Sword The Sword The Sword là một trong những tài năng mới và có nhiều triển vọng nhất của Doom Metal thế giới. Nhóm thành lập tại Texas vào năm 2003 và tung ra album đầu tiên là Age Of Winters vào năm 2006. Đây là một trong những album rất hay và được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Âm nhạc trong album là sự pha trộn giữa Doom Metal với Heavy Metal cổ và Stoner Rock/Metal. Sau thành công của album đầu tay, rất nhiều nhà phân tích đã dự đoán rằng The Sword sẽ còn tiến rất xa và sẽ là một trong những band nhạc có triển vọng nhất của Heavy Metal thế giới nói chung và Doom Metal nói riêng. Album này sau đó đã bán được tới hơn 80.000 bản. Winter's Wolves Lament for the Auroch Chính vì những lý do này, album thứ hai của nhóm hết sức được mong chờ và The Sword đã không làm cho fan hâm mộ phải thất vọng. Album thứ hai của nhóm là Gods Of The Earth -2008 tiếp tục là một album rất hay với phong cách Stoner Doom Metal. Album này cũng gặt hái những thành công đầu tiên về mặt thương mại khi chiếm vị trí số 102 trên bảng xếp hạng tại Mỹ. Thành công của album này khiến nhóm có thể tự tổ chức một chuyến lưu diễn vòng quanh châu Âu và Mỹ kéo dài trong hơn 9 tháng với rất nhiều show diễn với các tên tuổi khổng lồ như Metallica, Machine Head, Lamb Of God… How Heavy This Axe The Sundering Tuy nhiên, trong album thứ 3 của nhóm là Warp Riders -2010 thì chất Doom Metal còn rất ít. Âm nhạc chủ yếu trong album này là kiểu Hard Rock cổ. Đây là album concept đầu tiên của nhóm với nội dung viết về một câu chuyện khoa học viễn tưởng. Album tiếp tục thành công khi chiếm được vị trí số 42 trên bảng xếp hạng. Tres Brujas Album gần đây nhất của The Sword là Apocryphon -2012 tiếp tục đạt được những thành công rất lớn về mặt thương mại khi chiếm được vị trí số 17 trên bảng xếp hạng của Mỹ. Nhóm đã trở nên khá quen thuộc và dần trở thành một trong những band nhạc trẻ thành công nhất. Thậm chí bài hát Hammer Of Heaven còn có mặt trong bộ phim khá ăn khách là The Avengers. Chúng ta chắc sẽ còn phải nhắc tới The Sword trong những năm tới đây. Cloak of Feathers
Triptykon Triptykon Có thể nói Triptykon là một trong những band nhạc Metal được yêu mến nhất trong những năm trở lại đây. Band nhạc mới chỉ thành lập từ năm 2008 bởi tay guitar Thomas Fischer tại Zurich, Thụy Sỹ. Hẳn nhiều bạn yêu Metal sẽ thấy hơi lạ lẫm với cái tên này, nhưng thực ra đây lại là một tên tuổi rất quen thuộc với những bạn yêu phong cách Extreme Metal. Bởi vì ông này thực chất là Tom Warrior của nhóm Celtic Frost. Sau khi giải tán nhóm Celtic vì mâu thuẫn với tay bass Martin Ain, Tom Warrior tiếp tục theo đuổi sự nghiệp âm nhạc của mình với một band mới là Triptykon. Band tung ra album đầu tay Eparister Daimones vào năm 2010. Album này ngay lập tức trở thành một trong những album hay nhất trong năm 2010 và được cả người hâm mộ lẫn giới chuyên môn đánh giá rất cao và coi là đỉnh cao trong lịch sử của Tom. Âm nhạc trong album này là sự kết hợp giữa Doom Metal với rất nhiều phong cách mà bản thân Celtic Frost đã trải qua như Black, Death, Avant Garde, Gothic. Nhưng tất cả những điều đó đều không thực sự quá quan trọng, điều quan trong nhất là album này rất hay. Album thứ 2 của nhóm là Melana Chasmata mới được tung ra vào tháng 3 năm 2014. Đây tiếp tục là một album rất hay (và dài) và tất nhiên đầy phong cách của Tom Warrior. Phong cách chơi nhạc trong album mới này khá giống với album trước đó và mang nhiều tính Doom Metal. Triptykon sẽ tiếp tục là một band nhạc mà ta sẽ vẫn còn phải nhắc tới nhiều nữa trong những năm sắp tới. Abyss within my Soul My Pain Shatter Breathing
Paradise Lost Đến đây chúng ta chuyển sang một nhánh nhạc rất được yêu mến khác của Doom là Doom Death Death Doom Death Doom hay còn gọi là Doom Death là dòng nhạc kết hợp giữa phong cách chậm rãi của Doom Metal với tiếng trống double bass và giọng ca gầm gừ của Death Metal. Những band nhạc tiên phong trong việc tạo ra phong cách Doom Death này chính là bộ 3 huyền thoại của hãng đĩa Peaceville của Anh: Paradise Lost, My Dying Bride và Anathema. Bộ 3 này vừa sáng tạo ra nhánh nhạc này, vừa sáng tạo ra hẳn một dòng nhạc khác là Gothic Metal mà chúng ta sẽ còn gặp lại ở những bài viết riêng về dòng nhác này. Cả phong cách Doom Death và phong cách Gothic đều được yêu mến và được tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Riêng Doom Death cũng là một nhánh nhạc rất được yêu mến của Doom Metal và nhiều người còn cho rằng đây cũng là dòng chính của Doom. Paradise Lost Paradise Lost là một trong những band nhạc Metal nổi tiếng và quan trọng nhất của Anh trong những năm đầu thập kỷ 90. Đây chính là band khởi đầu cho trào lưu Doom Death vô cùng được yêu mến và cũng là một trong những band sáng lập ra dòng nhạc Gothic Metal sau này. Band thành lập từ năm 88 tại Halifax nước Anh bởi bộ 4: giọng ca chính Nick Holmes, tay guitar Gregory Mackintosh, tay guitar Aaron Aedy và tay bass Stephen Edmondson. Trải qua một sự nghiệp khá dài nhưng đội hình của Paradise Lost gần như không thay đổi, sự thay đổi chỉ diễn ra với tay trống mà thôi. Vì thị trường của nhạc Metal tại Anh khá nhỏ, nên hầu như ở Anh không ai biết tới Paradise Lost cả. Nhưng band nhạc lại được biết đến rộng rãi trên toàn bộ châu Âu (đặc biệt là tại một số quốc gia như Đức, Hy Lap – tại đây họ được coi là band nhạc mainstream và được biết đến hết sức rộng rãi). Paradise Lost cũng là band nhạc hết sức có ảnh hưởng tới Heavy Metal thế giới khi tạo ra cả một nhánh nhạc là DoomDeath và một dòng nhạc mới là Gothic Metal. Năm 1990, Paradise Lost tung ra album đầu tay là Lost Paradise. Đây là album đầu tiên trên thế giới chơi theo phong cách DoomDeath. Do chịu ảnh hưởng nhiều của những band như Black Sabbath, Candlemass, Death và Morbid Angel, âm nhạc của nhóm lúc này là sự pha trộn giữa những cú riff rất chậm kiểu Doom Metal với giọng ca gầm gừ, trầm, khàn kiểu Death. Dù album chưa phải quá xuất sắc nhưng sự mới mẻ của nó khiến các nhà chuyên môn và fan hâm mộ đặc biệt yêu thích. Deadly Inner Sense Phải đến album thứ 2 của nhóm là Gothic 1991 thì mới xứng đáng là một trong những album kinh điển của Metal thế giới. Âm nhạc trong album này chủ yếu là Doom Death nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của Gothic Metal. Trong album này, nhóm bắt đầu sử dụng nhiều keyboards và thuê giọng ca nữ là Sarah Marrion hát cùng để tạo thành phong cách mà đến hiện tại đã trở nên vô cùng nổi tiếng – phong cách Beauty And The Beast (giọng ca của nữ thì trong sáng như thiên thần còn giọng ca nam thì trầm đục, gầm gừ như của quái thú). Sau này hàng nghìn band nhạc đã học theo phong cách Gothic của Paradise Lost. Tất cả những lời miêu tả thì đều không thể hiện hết được tầm quan trọng của album này tới Gothic Metal nói riêng và Heavy Metal thế giới nói chung. Đây là một album phải có đối với những fan của Heavy Metal. Gothic Eternal Album thứ 3 của nhóm là Shades Of God -1992 tiếp tục là một album hay và bắt đầu chứng kiến sự thay đổi trong phong cách chơi nhạc của nhóm. Lúc này, chất Death Metal của Paradise Lost bắt đầu giảm dần, chất Doom Metal tăng lên. Một phần có thể do chất lượng ghi âm của album này tốt hơn các album trước đó. Giọng của Holmes lúc này cũng trở nên dễ nghe hơn (giống kiểu Celtic Frost hơn là Death). Các bài hát trong album này cũng chịu nhiều ảnh hưởng của Thrash Metal hơn trước (Metallica). Tóm lại, đây là một trong những album ở thời kỳ chuyển đổi trong sự nghiệp của Paradise Lost với hơi hướng nghiêng dần sang Gothic/Doom hơn là Death Metal. Vì là album nằm giữa 2 siêu phẩm của nhóm là Gothic và Icon nên album không được nhiều fan hâm mộ đánh giá cao mặc dù album khá hay. Pity The Sadness As I Die (còn tiếp)