Dream Theater Dream Theater Sau album kinh điển Scenes From Memory, Dream Theater lúc này đã được biết đến rất rộng rãi trên toàn thế giới. Chính vì vậy việc họ ghi âm một album kép dễ dàng được hãng đĩa chấp nhận. Album tiếp theo là Six Degrees Of Inner Turbulence -2001 là một album kép và là một album concept. Album này đánh tối hơn nhiều so với album trước. Tuy cùng là album concept nhưng khác với album trước, album này có dạng conceptual (tức là các bài hát viết chung về một chủ để) hơn là kiểu storyline (nặng về cốt truyện). Album gồm 2 đĩa: đĩa 1 là các bài hát về cuộc sống khốn khổ của con người như nghiện rượu, mất đi niềm tin, tự kỷ… Đĩa 2 là bài hát dài nhất trong sự nghiệp của Dream Theater, bài hát cùng tên album dài 42 phút kể về câu chuyện của 6 con người với bị những bệnh tâm thần khác nhau. Album cũng khá hay với nhiều ảnh hưởng của cổ điển, folk, jazz, Metal và được nhiều fan yêu thích. Tất nhiên nó chưa thể so sánh về mặt chất lượng với album trước. Solitary Shell The Great Debate Nhưng Six Degrees… có lẽ là album kinh điển cuối cùng của Dream Theater, 2 albums sau đó của họ là Train Of Thought -2003 và Octavarium -2005 chỉ hay ở mức độ vừa phải đối với những fan trung lập. Nếu như Train Of Thought đánh mạnh và chịu rất nhiều ảnh hưởng của Metallica cổ thì Octavarium lại nghiêng về kiểu symphonic. Trong 2 albums thì Octavarium được đánh giá cao hơn và cũng thành công hơn về mặt thơng mại (xếp hạng 36 tại Mỹ). As I Am The Root of All Evil Đến album sau là Systematic Chaos -2007 thì Dream Theater đã chuyển sang hãng đĩa mới là Roadrunner, album này lại là sự kết hợp giữa những bài hát Metal thông thường với những bài hát Progressive Metal. Album tiếp tục thành công về mặt thương mại mặc dù chất lượng chuyên môn và mức độ sáng tạo chỉ ở mức trung bình. Album Black Clouds & Silver Linings -2009 là album cuối cùng của tay trống Mike Portnoy với Dream Theater. Thay thế cho Portnoy là Mike Mangini cựu thành viên của Annihilator, Extreme… Cùng tay trống này, Dream Theater tung ra 2 albums nữa là A Dramatic Turn Of Events -2011 và Dream Theater -2013. Tuy được fan hâm mộ đánh giá cao nhưng có lẽ thời của Dream Theater đã qua. Các album của họ thường nghiêng về phần trình diễn kỹ thuật chứ không còn nhiều những bài hát giàu cảm xúc và chất lượng như những album đầu tiên. Tuy vậy, do lượng fan đông đảo và là band có nhiều ảnh hưởng tới Prog Metal hiện đại, các album của họ vẫn được chào đón nhiệt liệt và càng ngày càng chiếm hạng cao trên các bảng xếp hạng. Nhưng sẽ là điều rất khó tin nếu Dream Theater còn tung ra được những album chất lượng như Images And Words, Awake, Scenes From Memory. A Rite Of Passage On The Backs of Angels
Psychotic Waltz Psychotic Waltz Chúng ta lại quay trở lại nước Mỹ để chứng kiến sự phát triển của Prog Metal. Lần này là tại California, và lại là một huyền thoại nữa của thế giới – Psychotic Waltz. Nhóm thành lập năm 1986 và lúc đầu lấy tên là Aslan. Một lần nữa, việc trùng tên khiến band nhạc phải đổi tên mới vào năm 1986. Trong sự nghiệp ngắn ngủi của mình, Psychotic Waltz chỉ tung ra được 4 albums và gần như không đạt được thành công đáng kể nào về mặt thương mại, nhưng họ là một trong những band nhạc được yêu mến và tôn thờ nhất của thế giới Prog Metal underground. Năm 1990, nhóm tung ra album đầu tay A Social Grace, một trong những album kinh điển của Prog Metal thế giới trong giai đoạn đầu thập kỷ 90 qua hãng đĩa của chính band nhạc. Âm nhạc trong album là sự kết hợp giữa kiểu Technical Progressive với giọng hát mạnh mẽ, cao vút của Power Metal và tất nhiên là cả lối chơi đầy tốc độ và mạnh mẽ của Thrash Metal. Việc Buddy Lackey sử dụng sáo (flute) trong âm nhạc của Psychotic Waltz khiến âm nhạc của họ rất gần với Progressive Rock (Camel, Jethro Tull hay The Moody Blues) và hoàn toàn khác biệt so với những band Prog Metal khác cùng thới. Với chất lượng âm nhạc rất tốt, album được chào đón nhiệt liệt tại châu Âu và được nhiều tạp chí bầu chọn là album của tháng. Tuy nhiên mọi chuyện lại không được suôn sẻ tại Mỹ khi album gần như không bán được. I Remember Album thứ 2 là Into The Everflow được tung ra vào năm 1992 tiếp tục là sự phát triển kế tiếp của Psychotic Waltz của album A Social Grace. Album này vẫn tiếp tục là sự kết hợp của Power/Thrash và Progressive Rock. Band nhạc sử dụng khá nhiều syntherizer và âm nhạc thì có vẻ nhẹ và trau chuốt hơn so với A Social Grace. Giọng ca mạnh mẽ và đầy cảm xúc của Buddy Lackey (Devon Graves) vẫn là điểm sáng trong âm nhạc của Psychotic Waltz. Nghe 2 albums đầu tay ta có cảm giác như nghe Ozzy hát trong Fates Warning hay Watchtower với đôi chút ảnh hưởng của nhóm nhạc Jethro Tull (Buddy chơi cả flute trong album này để tạo nên sự đặc biệt trong âm nhạc của Psychotic Waltz). Cả 2 albums này là album tuyệt vời và là những siêu phẩm được săn lùng của những fan Prog Metal. Ashes Into The Everflow Sau 2 albums mang rất nhiều âm hưởng Power/Thrash/Prog Metal. Âm nhạc của Psychotic Waltz đột ngột thay đổi trong 2 albums cuối cùng là Mosquito – 94 và Bleeding -96. Lúc này âm nhạc của họ không còn quá phức tạp, các bài hát đơn giản, dễ nghe hơn và mang nhiều âm hưởng của nhạc Space và Psychedelic. Cả 2 albums đều có xu hướng nghiêng về thể hiện giọng hát nhiều hơn là kỹ thuật chơi nhạc cụ. Tuy nhiên, những đặc trưng của Prog Metal vẫn còn nguyên vẹn với những bài hát có nhịp điệu bất thường, những đoạn riff hay và mạnh mẽ. Do sự thay đổi trong âm nhạc, tuy rất khác biệt, cả 2 albums vẫn được giới hâm mộ tôn thờ. Sự nghiệp của huy hoàng của Psychotic Waltz bắt đầu đi vào điểm kết thúc vào năm 1998 khi band nhạc bị kiện bới một thành viên trong nhóm phục vụ hậu cần khi lưu diễn (anh này tuyên bố mình bị mù do đèn của band nhạc chiếu vào). Cuộc chiến pháp lý kéo dài cộng với sự khác biệt trong đường hướng phát triển band nhạc đã khiến Psychotic Waltz sụp đổ ngay sau đó. Buddy (với tên gọi mới là Devon Graves) rời nhóm đầu tiên và thành lập ra nhóm Deadsoul Tribe. Năm 2010 nhóm tái lập nhưng vẫn chưa tung ra được album nào tính tới thời điểm hiện tại. Mosquito Faded My Grave
Conception Conception Conception là một trong những tên tuổi kỳ cựu của Prog Metal châu Âu, tuy nhiên lại không được biết đến nhiều trên thế giới. Đây cũng là nhóm nhạc đầu tiên của giọng ca Roy Khan (nhóm Kamelot) và tay guitar Tore Ostby. Như ta đã biết Khan là một trong những giọng ca đặc biệt và hết sức tài năng của Metal thế giới. Anh này có giọng mang âm hưởng Opera và từng là theo học nhạc cổ điển nên giọng cực tốt và rất khác biệt so với những giọng ca còn lại trong thế giới Metal. Conception là một trong những band nhạc chơi theo phong cách Metal châu Âu điển hình. Phong cách Prog Metal châu Âu có nhiều sự khác biệt so với Prog Metal châu Mỹ và mang nhiều âm hưởng của Power. Conception là một trong những band tiên phong chơi Prog Metal châu Âu nên họ cũng ảnh hưởng rất nhiều của Power và Melodic Metal. Trở lại với lịch sử của band nhạc, Conception thành lập từ năm 1989 tại Na Uy và có một sự nghiệp khá ngắn ngủi (8 năm). Band chỉ tung ra được 4 albums trước khi tan rã vào năm 1997. Sau khi tan rã, hai nhân vật quan trọng nhất của nhóm là Khan và Otsby lần lượt tham gia những nhóm cũng rất hay là Kamelot và Ark - một band Prog Metal rất hay mà chúng ta sẽ gặp trong những bài viết sau. Bốn albums trong sự nghiệp của Conception lần lượt là: The Last Sunset -91, Parallels Minds -93, In Your Multitude -95 và Flow -97. Trong 4 albums này chỉ có Flow chất lượng không thực sự cao còn những album albums khác đều có chất lượng tốt. Album đỉnh cao của nhóm là In Your Multitude. Đây cũng chính là album mang nhiều tính Prog Metal nhất của nhóm (xu hướng của band nhạc là các album càng ngày càng ít tính Power). Dù sự nghiệp ngắn nhưng đây là band nhạc khởi đầu cho trào lưu chung Prog Metal hiện đại châu Âu sau này và có rất nhiều ảnh hưởng tới Prog Metal của châu Âu. Among the Gods Roll The Fire A Million Gods Cardinal Sin
Thought Industry Thought Industry Thought Industry là một trong những tài năng hiếm có của Prog Metal thế giới. Chỉ tiếc là âm nhạc của họ lại không được nhiều người biết tới. Band thành lập năm 1989 tại Michigan, Mỹ. Trong những năm đầu thập kỷ 90, Thought Industry tung ra 3 albums liên tiếp làm choáng váng giới chuyên môn lần lượt là Songs For Insects -92, Mods Carve The Pig -93 và Outer Space Is Just A Martini Away -96. Rất khó để diễn tả chính xác âm nhạc của họ là gì vì nó là sự kết hợp của Avant Garde với Thrash Metal và Progressive Rock. Trong một mớ âm thanh hỗn loạn, kỳ quặc, bất thường với những nốt nhạc chói tai, những đoạn thay đổi tempo, những ảnh hưởng từ những dòng nhạc trái ngược đã khiến âm nhạc của họ vượt trên cả mức đặc biệt. 2 albums đầu tiên xứng đáng được mang tên kinh điển. Nhưng việc một band có thiên hướng thử nghiệm như Thought Industry không chịu tuân theo quy tắc nào và hay thích biến đổi là điều không khó hiểu. Chính vì vậy, đến album thứ 4 là Black Umbrella -97 thì họ lại chuyển sang chơi theo phong cách Alternative với những bài hát có cấu trúc đơn giản hơn và càng ngày càng ít tính Metal hơn nữa. Đến album thứ 5 là Short Wave On A Cold Day -2001 thì tính Metal gần như không còn. Tuy vậy, nhóm vẫn không thành công và tan rã một năm sau đó, năm 2002. Tuy ít được biết tới rộng rãi nhưng âm nhạc của Thought Industry hết sức đặc biệt và chiếm được cảm tình của không ít người yêu Prog Metal thế giới. Songs For Insects hOrsepOwered Love is America Spelled Backwards Third Eye Edward Smith
Shadow Gallery Shadow Gallery Shadow Gallery là một band nhạc Prog Metal hay, khá nổi tiếng và về một ý nghĩa nào đó khá đặc biệt của dòng nhạc này. Âm nhạc của Shadow Gallery mang tính Melodic Prog rất rõ nét và họ cũng là một trong những band hiếm hoi mà các thành viên chỉ coi việc chơi nhạc là nghề tay trái. Nhiều thành viên trong band là những kỹ sư âm thanh và khá thành công cũng như bận bịu với công việc của mình. Chính vì lý do này, khác với các band nhạc khác, Shadow Gallery chỉ tung ra những album studio chứ không tham gia biểu diễn live đến tận những năm gần đây. Sau này, nhiều album của họ còn được sáng tác và ghi âm hoàn toàn độc lập (các thành viên không hề gặp gỡ nhau trong suốt quá trình sáng tác và ghi âm). Trở lại với lịch sử hình thành của band nhạc, band thành lập năm 1985 tại Pennsylvania, Mỹ bởi Mike Baker – vocal, Brendt Allman (guitar/keyboards) và Carl Cadden James (bass) và lúc đầu lấy tên là Socerer. Vào khoảng năm 1991 thì nhóm đổi tên thành Shadow Gallery như hiện tại và ghi âm một album demo. Album này có chất lượng tốt và mang đến cho Shadow Gallery hợp đồng với một hãng đĩa mới thành lập là Magna Carta. Magna Carta là hãng đĩa rất nổi tiếng về Progressive Rock/Metal tại Mỹ sau này. Nhưng tại thời điểm mới ký hợp đồng, Shadow Gallery mới chỉ là band nhạc thứ hai của hãng đĩa (band đầu tiên là Magellan – một nhóm nhạc Heavy Progressive khá hay). Nhóm ghi âm album đầu tiên là Shadow Gallery vào năm 1991. Lúc này thì âm nhạc của nhóm có nhiều điểm khá tương đồng với âm nhạc của Magellan: âm nhạc của nhóm khá nhẹ, chịu rất nhiều ảnh hưởng của dòng nhạc Neo Progressive Rock (Marillion, IQ) và Power Metal (Iron Maiden, Gamma Ray). Chính vì những lý do kể trên, album nghe gần giống với kiểu Heavy Progressive Rock hơn là Progressive Metal. Tuy chưa phải quá đặc biệt nhưng đây là một album hay và đáng chú ý trong những năm đầu thập niên 90. Darktown The Dance of Fools Sau album khởi đầu khá hứa hẹn, Shadow Gallery quyết định tiến tới chuyên nghiệp hóa hơn nữa trong âm nhạc với việc kết nạp thêm tay guitar thứ hai là Gary Wehrkamp, keyboardist Chris Ingles (anh này đã chơi trong album đầu tiên nhưng chưa phải là thành viên chính thức) và tay trống rất kỹ thuật là Kevin Soffera. Với đội hình gồm 6 thành viên, nhóm tiến hành ghi âm album thứ hai là Carved In Stone -1995. Sự xuất hiện của các thành viên mới khiến âm nhạc của Shadow Gallery thay đổi hết sức tích cực. Lúc này âm nhạc của họ đã hoàn toàn là Prog Metal. Tuy các thành viên đều có kỹ năng chơi nhạc rất tốt nhưng âm nhạc của nhóm lúc này vẫn nghiêng nhiều về phía giai điệu (Melodic Prog Metal kiểu Queensryche) với nhiều ảnh hưởng của band nhạc Progressive Rock huyền thoại của Mỹ là Kansas. Album có chất lượng tốt và được nhiều fan hâm mộ yêu mến. Nhưng tương lai tươi sáng vẫn còn đang chờ Shadow Gallery ở phía trước. Chỉ đến album thứ 3 thì họ mới lần đầu tiên vươn lên đỉnh cao trong sự nghiệp của mình. Crystalline Dream Don't Ever Cry, Just Remember Năm 1998, Shadow Gallery tung ra siêu phẩm đầu tiên của mình là Tyranny. Đây là phần đầu trong của một câu chuyện nghiêng rất nhiều về chính trị của nhóm (phần tiếp theo là album Room V). Nội dung chính của phần 1 này như sau: nhân vật chính của câu chuyện là một người đàn ông không rõ danh tính. Anh này tham gia vào một nhóm bí mật của chính phủ để nghiên cứu chế tạo một loại vũ khí giết người hàng loạt để sau này giải quyết những cuộc xung đột tại Trung Đông. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, anh này cảm thấy cắn rứt lương tâm và chỉ trích cấp trên của mình. Ngay lập tức anh này bị sa thải. Thất vọng vì những suy nghĩ đen tối về chính phủ dần trở thành hiện thực, anh xa rời người thân bạn bè và lao đầu vào internet. Trên mạng, anh làm quen và nói chuyện với một người xa lạ và thổ lộ tâm sự với người này. Với khả năng về máy tính, anh này tìm cách lấy toàn bộ thông tin của chính phủ. Nhằm ngăn chặn chính phủ, anh này tạo ra một loại virus máy tính để làm rối loạn thông tin của tất cả các ngân hàng. Tuy nhiên, càng thành công trong thế giới ảo, chàng trai càng cảm thấy mình đơn độc và nhận ra người mình yêu duy nhất là cô gái mà anh hay chat cùng. Anh đòi gặp cô gái, cô này cuối cùng đồng ý cho anh vị trí mà 2 người có thể gặp gỡ. Nhưng ngay lúc này thì câu chuyện của họ bị cắt đứt vì sự xuất hiện (trên máy tính) của một nhân viên chính phủ. Anh này thông báo rằng chính phủ luôn theo dõi và kiểm soát tất cả mọi người. Chính phủ Mỹ đã sử dụng một chương trình (New World Order – NOW) để kiểm soát hoàn giới truyền thông và hiện tại đã có kỹ thuật mới để rửa não mọi người và kiểm soát toàn bộ thế giới. Chàng trai vội vàng bỏ chạy trước sự truy đuổi của các nhân viên chính phủ. Bằng kỹ năng của mình, cuối cùng chàng trai chạy thoát về Alaska. Tại đây, anh có những giây phút thư thái đầu tiên của mình trong ngày lễ Giáng Sinh và phần 1 của câu chuyện kết thúc. Về mặt âm nhạc, album rất hay nhưng hơi dài, các bài hát đều có giai điệu khá tốt và kỹ năng chơi nhạc tuyệt vời. album được rất nhiều fan hâm mộ yêu mến và trở thành một album kinh điển trong lịch sử của Prog Metal. Mystery I Believe (còn tiếp)
Shadow Gallery Shadow Gallery (tiếp theo và hết) Xen giữa 2 siêu phẩm concept là một album không liên quan gì tới nội dung của câu chuyện này. Đó là album thứ 4 của Shadow Gallery – album Legagy -2001. Album này cũng rất dài (hơn 71 phút với 6 bài hát). Điều khá ngạc nhiên là những bài hát càng dài thì lại càng hay và càng nổi tiếng. Phần trung tâm của album là 2 bài hát Cliffhanger 2– hơn 13 phút và First Light – hơn 34 phút. Cả 2 bài hát đều rất hay và thể hiện kỹ năng chơi nhạc tuyệt vời của Shadow Gallery. Các bài hát ngắn hơn thì chất lượng lại không bằng 2 bài hát dài. Cliffhanger 2 Phần 2 của Tyrany là Room V chỉ được tung ra vào năm 2005 và phần này còn được đánh giá cao hơn phần trước. Đây cũng chính là album đưa tên tuổi của Shadow Gallery được biết đến rộng rãi hơn trên toàn thế giới với những bài hát rất hay như Comfort Me, Torn hay Room V. Nội dung câu chuyện này là phần tiếp theo của Tyrany: Chàng trai bị truy đuổi sau khi chạy thoát tới Alaska thì gặp được cô gái mà anh yêu. Cô gái có một quá khứ khá giống với chàng trai. Cô làm việc trong một bộ phận chuyên tìm cách chữa trị các loại vũ khí sinh học như bệnh đậu mùa (cũng của chính phủ). Cô gái đã sử dụng chính ADN của mình để chế ra một loại huyết thanh kháng bệnh. Tuy nhiên ngay sau khi chế tạo thành công huyết thanh, cô nhận thấy âm mưu thâm độc của những người lãnh đạo. Họ muốn lây bệnh cho mọi người để có thể bán được thuốc và thu về rất nhiều tiền. Sau khi nhận ra âm mưu này cô liền lấy trộm công thức, phá hủy các tài liệu làm thuốc giải và trốn đi. Sau khi gặp gỡ, 2 người quyết định từ bỏ cuộc sống cũ và vào rừng để ở. Tại đây, họ có một cuộc sống hạnh phúc dù tách rời với thế giới. Nhưng niềm hạnh phúc không tồn tại quá lâu, sau khi sinh cho chàng trai một cô con gái – tên là Alaska, cô gái không thể qua khỏi và mất khi sinh em bé. Sau 7 năm, khi con gái đã lớn, thì bất ngờ con gái anh đã bị bắt cóc. Bóng ma của quá khứ quay lại, anh chợt nhận ra rằng NWO không buông tha cho anh. Chính nó đã bắt cóc cô con gái - điều duy nhất còn có ý nghĩa trong cuộc đời anh. Anh buộc phải từ bỏ cuộc sống ẩn dật để đi tìm con gái. Nhưng ngay khi anh xuống núi, anh gặp Archer, một người nằm trong lực lượng đặc biệt từng truy đuổi anh trước đây. Archer kể cho anh về những điều đang xảy ra trong thế giới loài người trong thời gian anh vắng mặt. Virus đậu mùa đang hoành hành mà không có thuốc giải. Để chế tạo thuốc giải này phải có ADN của một trong ba người: con gái anh, chính bản thân anh hoặc vợ anh (đã chết). Archer còn cho biết vợ anh thực chất đã bị giết bởi tổ chức tình báo Mossad của Israel để lấy trộm máu của cô này. Nhưng người thực sự đứng sau mọi việc chính là NWO và chính phủ. Khi có trong tay thuốc giải (tuy số lượng hạn chế), NWO quyết định tiếp tục phát tán bệnh dịch để bán thuốc kiếm lời tuy. Archer dẫn anh đến một phòng thí nghiệm bí mật làm việc với một nhà khoa học để tìm ra công thức của huyết thanh. Khi công thức thành công, nhà khoa học sử dụng mật mã gồm 2 phần để bảo vệ công thức. 2 mật mã lần lượt là Room V và Tyranny. Lúc này, nhiệm vụ của chàng trai là phải tìm cách phát tán công thức này cho tất cả mọi người mà không để cho NWO biết. Để thực hiện công việc giải cứu loài người, chàng trai thành lập một band nhạc underground (để NWO không chú ý). Chúng ta có thể dễ dàng đoán ra band nhạc đó chính là Shadow Gallery và trong 2 albums này bên cạnh lời bài hát đều có một số code nhỏ bên cạnh. Với việc ngày càng có nhiều người biết đến Shadow Gallery thì sau đó toàn bộ cư dân trên thế giới đều được cứu khỏi bệnh. Chàng trai đã trở thành vị cứu tinh của nhân loại nhưng nhiệm vụ của riêng anh chưa hoàn thành, anh chưa tìm được con gái. Cuối câu chuyện, có vẻ như chàng trai cuối cùng cũng trút hơi thở cuối cùng nhưng số phận con gái anh thì còn chưa rõ. Comfort Me Torn Sau album kinh điển Room V, mất mát rất lớn đến với Shadow Gallery vào năm 2008 khi giọng ca chính Baker qua đời sau một cơn đau tim ở tuổi 45. Dù mất mát rất lớn nhưng band nhạc vẫn tiếp tục với giọng ca chính mới Brian Ashland và tung ra album thứ 6 là Digital Ghost vào năm 2009. Dù không còn giọng ca chính Baker nhưng Ashland là một sự thay thế rất tuyệt vời. Album nhận được rất nhiều sự khen ngợi và giọng ca của Ashland là một trong những điểm sáng của album này. Âm nhạc của album vẫn là kiểu Prog Metal khá cổ điển với những điểm tương đồng với Dream Theater và Queensryche. Sau album này, lần đầu tiên trong lịch sử, Shadow Gallery tổ chức biểu diễn live tại Mỹ và Châu Âu vào cuối năm 2010. Gold Dust Strong Dù ít được biết đến rộng rãi, Shadow Gallery vẫn là một trong những tên tuổi hết sức quan trọng đối với lịch sử của Prog Metal và có không ít đóng góp cho sự phát triển của dòng nhạc này. Âm nhạc của họ tuy chịu ảnh hưởng nhiều của Kansas nhưng vẫn có những nét độc đáo riêng biệt mà fan của Dream Theater hay Symphony X thì không nên bỏ qua.
Threshold Threshold Threshold là một band nhạc Prog Metal hiếm hoi đến từ Anh Quốc và đó thực sự là một điều kỳ lạ. Tại sao? Để giải thích cho câu hỏi này ta cần quay trở lại với lịch sử của Progressive Rock. Trào lưu Progressive Rock bắt nguồn từ nước Anh ở cuối thập kỷ 60 và phát triển hết sức mạnh mẽ ở nửa đầu thập kỷ 70 trước khi lụi tàn vào cuối thập kỷ. Hầu như TẤT CẢ các band nhạc lớn của Progressive Rock đều là những band đến từ Anh Quốc (Genesis, Yes, King Crimson, Pink Floyd, Jethro Tull, ELP, Camel, Van Der Graaf Generator, Gentle Giant, Caravan, Soft Machine…). Trào lưu này được yêu chuộng và sau đó lan rộng ra toàn bộ thế giới với rất nhiều những band nhạc đến từ các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, tại Mỹ thì không có nhiều band nhạc chơi Progressive Rock, có lẽ chỉ có Kansas là cái tên đáng chú ý duy nhất trong thập kỷ 70 (sau này thì có một số tên tuổi khác như Echolyn hay Discipline). Nước Anh không chỉ là nơi phát sinh Progressive Rock mà còn là nơi mà Progressive Rock được phục hồi từ đống tro tàn. Lịch sử Progressive Rock chứng kiến 2 lần dòng nhạc này sụp đổ: lần đầu tiên là cuối thập kỷ 70 khi những band nhạc khổng lồ như Genesis, Yes, King Crimson, ELP… chuyển sang chơi nhạc Pop thị trường (và cũng rất thành công) do không thể chống lại sự phát triển của Punk Rock. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó (khoảng năm 1983) một trào lưu Progressive mới (Neo Progressive) với những band như Marillion, IQ, Pendragon, Arena… quay trở lại và làm điên đảo những fan hâm mộ. Nhưng rồi trào lưu này cũng lụi tàn ở cuối thập kỷ 80 sau khi giọng ca Fish rời khỏi Marillion. Đến giữa thập kỷ 90, một lần nữa Progressive lại hồi sinh với sự xuất hiện của trào lưu thứ ba. Lần này, người dẫn đầu trào lưu thứ ba là Porcupine Tree, một band nhạc khổng lồ nữa của Anh Quốc (cùng với những nhóm như The Flower Kings – đến từ Thụy Điển và Spock’s Beard – từ Mỹ. Nhưng trong 3 cái tên kể trên Porcupine Tree vẫn là nhóm nhạc xuất sắc và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất). Câu chuyện hoàn toàn trái ngược với Prog Metal, nước Anh có rất ít đại diện của dòng nhạc này mà những band nhạc lớn nhất lại xuất phát từ Mỹ. Lần này, Threshold đóng vai trò tương tự như Kansas của Prog Metal. Tuy ít band nhưng điều đó không có nghĩa là chất lượng kém, mà âm nhạc của Threshold rất thú vị và được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Threshold thành lập năm 1988 tại Surrey, Anh Quốc bởi cặp đôi guitar Karl Groom, Nick Midson, tay bass Jon Jeary, keyboardist Richard West, giọng ca chính Damian Wilson và tay trống Tony Grinham. Nhóm tung ra album đầu tiên là Wounded Land -93 và nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Lúc này âm nhạc của Threshold chịu khá nhiều ảnh hưởng của Dream Theater (lối chơi guitar và các đoạn riff). Giọng ca chính của Wilson rất hay và nhiều lúc làm ta nhớ tới những giọng ca như Robert Plant – Led Zeppelin hay Tony Martin của Black Sabbath. Âm nhạc trong album này mang nhiều tính giai điệu (Melodic) của Metal cổ với những ảnh hưởng của Dream Theater và những đoạn thay đổi tempo liên tục kết hợp với những đoạn hòa tấu phô diễn kỹ thuật chơi nhạc (đặc trưng của Prog Rock/Metal). Consume to Live Nhưng ngay sau album này thì Wilson lại rời nhóm để thành lập một nhóm Neo Progressive mới là Landmarq. Thay thế cho anh này là giọng ca chính Glynn Morgan. Nhóm tung ra album thứ 2 là Psychedelicatessen vào năm 94. Album chứng kiến sự thay đổi lớn trong âm nhạc của nhóm khi đánh nhanh, mạnh và dĩ nhiên mang nhiều tính Metal hơn so với album trước. Tuy nhiên giọng ca của Morgan có lẽ không phù hợp với âm nhạc của nhóm. Giọng anh này khá giống với giọng của nhiều band Glam Metal. Chính vì lý do này, dù album khá hay, nó cũng không được đánh giá cao như album trước. Innocent Có lẽ chính vì lý do không phù hợp với âm nhạc nên Morgan chỉ ghi âm một album duy nhất rồi rời Threshold. Người thay thế cho anh này không phải ai xa lạ, chính là Wilson. Với sự trở lại này, âm nhạc của nhóm trở lại kiểu Prog Metal nghiêng về giai điệu với nhiều ảnh hưởng của Neo Progressive. Đó là những điều thể hiện trong album Extinct Instinct -97. Với rất nhiều bài hát có tính giai điệu hay, giọng ca đầy cảm xúc, album này được rất nhiều fan hâm mộ đánh giá là album hay nhất trong số 3 albums đầu tiên của nhóm. Eat The Unicorn Clear Chỉ đến album thứ 4 là Clone vào năm 1998 thì Threshold mới giải quyết được vấn đề về vocalist của mình. Một lần nữa Wilson rời nhóm và thay thế anh này là giọng ca chính Andrew McDermott (Mac). Mac trở thành giọng ca chính gắn bó lâu nhất với Threshold (đến tận năm 2007). Giọng ca của Mac khá tốt và có nhiều điểm tương đồng với giọng ca James LaBries của Dream Theater nhưng trầm và có phần mạnh mẽ hơn. Clone là một album concept khoa học viễn tưởng với nội dung chính viết về việc con người tạo ra những gene đặc biệt để sinh ra một những chủng người mới. Chủng người này được cử đi để chinh phục các hành tinh khác. Nhưng sau rất nhiều thế kỷ, họ quay trở lại trái đất để chinh phục những con người đã tạo ra họ. Âm nhạc trong album là sự kết hợp của rất nhiều thể loại Prog Rock (của Pink Floyd, Yes, Genesis) với Prog Metal (Dream Theater, Shadow Gallery) và Metal (Black Sabbath, Metallica). Đây cũng là album cuối cùng của Threshold với hãng đia GEP trước khi chuyển sang một hãng đĩa mới là Inside Out nơi họ thực sự cất cánh với những album đầy chất lượng. Goodbye Mother Earth (còn tiếp)
Threshold Threshold (tiếp theo) Threshold thật sự chuyển mình trong album thứ 5 là Hypothetical vào năm 2001. Lúc này, giọng ca của Mac đã tự tin hơn và nghe không còn giống LaBries nữa mà giống với giọng ca của band nhạc IQ hơn. Âm nhạc của nhóm cũng thay đổi rất mạnh với những ảnh hưởng vô cùng rõ nét của Space Rock (Pink Floyd). Những đoạn riff guitar (Threshold là band nhạc mà guitar là nhạc cụ chủ đạo) trở nên hết sức mạnh mẽ (những ảnh hưởng cuối cùng của Dream Theater cũng kết thúc trong album này). Sự thay đổi này đem lại những hiệu quả hết sức tích cực khi album nhận được vô số lời khen ngợi của giới chuyên môn trên toàn thế giới và là tiền đề vững chắc để Threshold tung ra một loạt những album kinh điển về sau. Sheltering Sky Chùm album kinh điển của Threshold mở đầu bằng album Critical Mass vào năm 2002. Đây là một album tuyệt vời với rất nhiều giai điệu đẹp, dễ nhớ. Nếu không có những cú riff mạnh mẽ của cặp guitar và tiếng trống double bass đầy mạnh mẽ thì đây có thể coi là một album Neo Progressive Rock. Việc tạo ra những bài hát có giai điệu hay, dễ nghe trên nền Prog Metal chính là điểm khác biệt rất lớn của Threshold với phần còn lại của thế giới. Một album không thể thiếu trong đối với những fan hâm mộ của Prog Metal. Round And Round Phenomenon Album thứ 7 của nhóm là Subsurface -2004 tiếp tục là một trong những album rất hay của thập kỷ 2000s. Album này cũng chứng kiến sự thay đổi trong nhân sự khi tay bass gạo cội Jeary rời nhóm. Album này đánh trầm và tối hơn so với album trước và sử dụng rất nhiều hiệu ứng Syntherizer. Việc sử dụng kết hợp cả trống điện và trống thường cùng với sử dụng vocoder để tạo hiệu ứng mới cho giọng hát của Mac tạo ra sự khác biệt lớn so với những album trước đó. Những thay đổi (có phần hiện đại và hợp thời này) hết sức phù hợp với nội dung của album. Dù album không phải là concept nhưng các bài hát đều hát về những chủ để thường nhật của cuộc sống hiện đại. Pressure Opium Album cuối cùng của Mac với Threshold là Dead Reckoning -2007 không được thành công như những album trước đó, mặc dù cũng khá hay. Âm nhạc trong album này tiếp tục thay đổi theo chiều hướng đạnh mạnh hơn những album trước. Trước đó thì tay guitar Midson đã rời nhóm và lúc này nhóm chỉ còn một tay guitar duy nhất. Tuy đánh mạnh hơn nhưng điểm mạnh nhất trong âm nhạc của Threshold là tính giai điệu thì lại không thực sự hay trong album này. Ngay sau album này thì đến lượt Mac bất ngờ rời nhóm sau gần 10 năm chơi trong band nhạc (anh này sau đó qua đời vì hỏng thận vào năm 2011). Pilot In The Sky of Dreams Sau những thay đổi, năm 2012 Threshold mới tung ra album March Of Progress. Trở lại trong vị trí vocalist lần này lại là Wilson. Như ta đã nói ở trên, Wilson chính là giọng ca tốt nhất của Threshold trong lịch sử và anh đã không làm cho những người hâm mộ của band nhạc phải thất vọng. Với giọng ca mạnh mẽ và đầy cảm xúc của mình kết hợp với phong cách vocoder hiện đại đã xuất hiện trong album Subsurface kết hợp với những giai điệu hay và dễ nhớ, album thực sự là một trong những tuyệt phẩm của Prog Metal trong năm 2012. Dự kiến trong tháng 9 năm 2014, album tiếp theo của Threshold là For the Journey sẽ được tung ra. Dù không thực sự quá thành công về mặt thương mại, Threshold vẫn là một band nhạc hết sức đặc biệt trong lịch sử của Prog Metal với một phong cách riêng biệt và đầy sáng tạo. Band cũng có kỹ năng chơi nhạc cụ rất tốt (như hầu hết các band nhạc Anh khác). Nhưng điều đặc biệt nhất trong âm nhạc của họ có lẽ là tính giai điệu, vô cùng đặc sắc và khác biệt so với những band nhạc khác. Ashes Staring At The Sun
Royal Hunt Royal Hunt Royal Hunt là một trong những tên tuổi đầu tiên chơi theo phong cách Prog Metal tại Đan Mạch. Band thành lập năm 1989 bởi tay keyboard Andre Andersen. Âm nhạc của Royal Hunt là sự kết hợp của Prog Metal với Symphonic (dựa nhiều vào keyboards và chịu nhiều ảnh hưởng của nhạc cổ điển)và Neo Classical Metal (Power Metal). Band nhạc này rất thành công ở châu Á (đặc biệt là Nhật Bản) và một phần châu Âu. Âm nhạc của nhóm khá dễ nghe và phù hợp với những fan hâm mộ của các dòng nhạc Symphonic và Power. Tính tới thời điểm hiện tại, Royal Hunt đã tung ra được 12 albums với chất lượng không thực sự đồng đều. Chỉ có 2 albums là Moving Target -95 và Paradox – 97 là có chất lượng khá tốt, những album còn lại không thực sự nổi bật. Kể cả 2 albums được đánh giá cao này thì âm nhạc của nhóm, tuy khá tốt, nhưng không thực sự mang nhiều tính đột phá. Last Goodbye Message To God Lies Tears of the Sun
Beyond Twilight Beyond Twilight Beyond Twilight là một band nhạc khác của Đan Mạch thành lập từ năm 1990 bởi tay keyboard Finn Zierler. Band đầu nhóm chơi theo phong cách Power Metal dưới cái tên Twilight. Nhóm tung ra được 2 albums khá hay là Eye For An Eye -1994 và The Edge -99 đều có chất lượng tốt. Cũng trong năm 99, Zierler quyết định đổi tên band nhạc thành Beyond Twilight và phong cách chơi nhạc của nhóm cũng thay đổi hoàn toàn. Từ một nhóm chơi Power, âm nhạc của nhóm chuyển sang một dạng mới, Dark Progressive Metal kết hợp với nhiều ảnh hưởng của Symphonic Metal. Điều này cũng dễ hiểu vì Zierler, một tay keyboards, là người lãnh đạo và sáng tác chính của band. Cho tới thời điểm hiện tại, Beyond Twilight mới tung ra 3 albums nữa là The Devil’s Hall Of Fame-2001, Section X -2005 và For The Love Of Art And The Making -2006.Cả 3 albums đều có chất lượng rất khá. Tất nhiên, cũng như nhiều band khác, ảnh hưởng của Dream Theater tới âm nhạc của Beyond Twilight là khá lớn. Nhưng âm nhạc của họ có nhiều điểm khác biệt: họ chơi không quá kỹ thuật, âm nhạc mạnh và tối hơn, Zierler là người có tiếng nói quyết định nhưng anh này vẫn để chỗ cho những thành viên khác phô diễn khả năng của mình. So với những người đồng hương là Royal Hunt, âm nhạc của Beyond Twilight mang nhiều tính đột phá hơn rất nhiều, ví dụ album cuối cùng của nhóm (cũng là album được đánh giá cao nhất) – For the Love Of Art And The Making thực chất là một bài hát được tạo thành từ 43 bài hát nhỏ với tổng cộng độ dài chỉ là gần 38 phút. Tức là mỗi bài hát nhỏ có độ dài chưa tới 1 phút (rất sáng tạo) và là một album rất đáng nghe trong năm 2006. Crying Shadow Self Shadowland First 3 tracks of For The Love Of Art And The Making
Vanden Plas Vanden Plas Chúng ta quay trở lại nước Đức để đến với một band nhạc Prog Metal khác – đó là Vanden Plas. Band thành lập năm 1986 tại Kaiserlautern, Đức. Nhân vật chính của band nhạc chính là giọng ca chính Andreas Kuntz. Tuy là người Đức nhưng Kuntz hát tiếng Anh rất chuẩn và gần như không thể phân biệt được so với một giọng ca người Anh bình thường. Tuy nhiên, giọng ca của Kuntz không quá đặc biệt (khá giống với giọng của Mac (Threshold). Âm nhạc của Vanden Plas chịu rất nhiều ảnh hưởng của Dream Theater và nghiêng nhiều về phía giai điệu (các thành viên band nhạc đều không phải là những chuyên gia về kỹ thuật như các thành viên của Dream Theater). Tính tới thời điểm hiện tại, Vanden Plas đã tung ra được 7 albums và các album này đều có chất lượng khá tốt. Trong 2 albums này thì Beyond Daylight -2002 và Christ O -2006 có chất lượng vượt trội với rất nhiều bài hát có giai điệu hay, đặc biệt là có những bản ballad dễ nhớ. Ngoài ra các thành viên của band nhạc còn tham gia những dự án về nhạc Rock khác như những vở nhạc kịch Jesus Christ Superstar, Evita (Andrew Lloyd Webber), The Rocky Horror Show (Richard O’Brien), Little Shop Of Horrors (Alan Menken)… Có lẽ chính vì lý do này nên họ cũng thường cover những bản nhạc của rất nhiều tác giả nổi tiếng trong những album của mình (dưới dạng bonus tracks). Không quá nổi bật, song một số album của Vanden Plas khá hay và đáng nghe với những fan của Prog Metal. Iodic Rain Nightwalker Fireroses Dance Holes In The Sky Vision 3hree "Godmaker"
Symphony X Symphony X Sau khi chia tay với một loạt những band Prog Metal của châu Âu chúng ta quay trở lại nước Mỹ để đến với một người khổng lồ, một biểu tượng nữa của Prog Metal thế giới hiện đại – band nhạc Symphony X. Bây giờ chúng ta sẽ đến với lịch sử sự hình thành của band nhạc hết sức quan trọng này. Dù chính thức thành lập từ năm 1994 nhưng câu chuyện của Symphony X có lẽ diễn ra từ năm 1992 khi tay guitar chính Michael Romeo ghi âm album demo The Dark Chapter (album hòa tấu không lời này khá hay và có nhiều điểm tương đồng với album đầu tiên Symphony X của nhóm). Romeo, người có kỹ năng chơi guitar tuyệt vời với tốc độ rất cao (Yngwie Malmsteen là một trong những thần tượng của anh này), là một người rất yêu thích nhạc cổ điển của Bach, Mozart, Beethoven, Stravinsky. Có lẽ chính vì lý do kể trên, âm nhạc của Symphony X có nhiều điểm tương đồng với nhạc của Malmsteen và có hơi hướng kiểu Neo Classical/ Power Metal. Lối chơi mạnh mẽ, tốc độ và đầy kỹ thuật của Romeo có rất nhiều ảnh hưởng tới các tay guitar Metal về sau (Herman Li của Dragonforce là một trong những fan hâm mộ của Romeo). Sau thành công của The Dark Chapter tại Nhật Bản, Romeo quyết định thành lập một band nhạc mới với việc thuê tay keyboard Michael Pinnella (người cùng tham gia ghi âm The Dark Chapter) với tay bass Thomas Miller, tay trống Jason Rullo và giọng ca chính Rod Tyler. Cùng với đội hình này nhóm bắt tay vào ghi âm album đầu tay Symphony X và tung ra vào năm 1994 qua hãng đĩa Zero Corporations của Nhật Bản. Mặc dù là một album khá hay với lối chơi đầy tốc độ và kỹ thuật của Romeo, album vẫn bị đánh giá là kém nhất trong lịch sử của nhóm vì chất lượng thu âm quá kém và sự thiếu vắng của giọng ca huyền thoại Russell Allen (mặc dù đánh giá này không thực sự công bằng vì giọng của Tyler cũng rất tốt). The Raging Seasons Masquerade Sau khi nhận được những đánh giá khá tốt của giới chuyên môn cho album đầu tay thì nội bộ Symphony X đã có sự thay đổi trong giọng ca chính khi Allen thay thế Tyler. Dù có sự thay đổi trong nhân sự nhưng chỉ 6 tháng sau khi tung ra album đầu tay, Symphony X đã tung ra album thứ hai là The Damnationg Game -95. Sự xuất hiện của Allen không chỉ cải thiện giọng hát của Symphony X (giọng anh mạnh và uy lực hơn giọng của Tyler) mà còn bổ sung thêm một nhạc sỹ tài năng mới trong đội hình của band nhạc. Tuy sự đóng góp của Allen là đáng kể nhưng album không có nhiều điểm đặc biệt và đột phá hơn so với album trước mà vẫn dựa trên phong cách Neo Classical/Progressive Metal với nhiều ảnh hưởng của nhạc cổ điển. Một điểm sáng nữa trong album là việc thu âm đã tốt hơn rất nhiều. The Damnation Game The Edge of Forever Sự trưởng thành (và thành công đầu tiên) của Symphony X chỉ đến trong album thứ ba là The Divine Wings Of Tragedy – 96. Phong cách đánh đầy tốc độ kiểu Prog/Power Metal của họ trở nên gần như hoàn hảo trong album này. Những ảnh hưởng của Prog Rock cũng trở nên hết sức rõ ràng trong album với sự có mặt của mellotron hay bài hát epic cùng tên album dài tới 21 phút. Với những bài hát kinh điển như: Of Sins And Shadows, Sea Of Lies,The Accolade hay The Divine Wings of Tragedy. Symphony X đã chinh phục được tất cả những người hâm mộ Prog Metal thế giới. Album rất thành công tại Nhật và châu Âu giúp cho tên tuổi của nhóm trở nên nổi tiếng tại đây. Sea Of Lies The Accolade (còn tiếp)
Symphony X Symphony X Album thứ tư của Symphony X là Twilight In Olympus – 1998 tiếp tục là album khá hay của nhóm. Với những thành công có được từ album kinh điển Divine Wings, việc tiếp tục sự nghiệp trên đỉnh cao là không hề dễ dàng với bất kỳ band nhạc nào. Dù album này có chất lượng khá tốt (hơn Symphony X và The Damnation Game) nhưng nó vẫn thiếu những sự đột biến cần thiết để trở thành một The Divine Wings Of Tragedy thứ hai. Church of the Machine Smoke and Mirrors Symphony X chỉ thực hiện được điều này với siêu phẩm V: The New Mythology Suite vào năm 2000. Đây là một album concept với nội dung chính là câu chuyện thần thoại về hòn đảo Atlantis và Ai Cập. Với lối đánh đầy tốc độ và kỹ thuật kết hợp với giọng ca tuyệt vời của Allen, Symphony X một lần nữa vươn tới đỉnh cao trong sự nghiệp của mình. Album này thậm chí còn được đánh giá cao hơn cả album kinh điển The Divine Wings… trước đó. Một siêu phẩm không thể thiếu của bất kỳ fan hâm mộ Prog Metal nào. Cũng chính album này đưa tên tuổi của Symphony X tiến đến ngang hàng với những huyền thoại như Dream Theater hay Fates Warning về tầm ảnh hưởng tới Prog Metal hiện đại. Trong album cũng sử dụng rất nhiều đoạn trích từ nhạc cổ điển và sử dụng hiệu ứng giao hưởng (keyboards) để làm cho âm nhạc của nhóm trở nên dày và mạnh mẽ hơn rất nhiều. Đây có lẽ không chỉ là album kinh điển của Prog Metal mà còn của Metal thế giới trong những năm đầu thập kỷ 2000s. Dù ra đời muộn, nhưng chất lượng của album này không kém những album kinh điển như Images And Words, Operation Mindcrime, Nothingface… Evolution Egypt Sau thành công của album kinh điển V, là lúc Symphony X tiếp tục những thay đổi trong âm nhạc của họ. Lúc này Romeo xây dựng xong phòng ghi âm của riêng mình tên là Dungeon. Tại phòng ghi âm này, Romeo tự mình ghi âm và sản xuất các albums của Symphony X. Anh này cùng để dành tiền để nâng cấp phòng thu để có thể sử dụng các phần mềm tích hợp những âm thanh giao hưởng vào âm nhạc của nhóm. Album The Odyssey -2002 là album đầu tiên được ghi âm toàn bộ tại The Dungeon. Đây là một album bán concept với bài hát trung tâm dài hơn 24 phút với cốt truyện là thiên anh hùng ca Odyssey của Home. Số phận của album này không khác nhiều so với album Twilight In Olympus trước đó, dù được đầu tư khá nhiều và chất lượng không tệ, nó vẫn không thể sánh được với siêu phẩm V. King Of Terrors The Odyssey (còn tiếp)
Symphony X Symphony X (tiếp theo và hết) Sau album The Odyssey là một quãng nghỉ khá dài của các thành viên Symphony X. Lúc này các thành viên của nhóm đều theo đuổi những side project của riêng mình. Phải đến năm 2007 thì band mới bước vào ghi âm và tung ra album mới là Paradise Lost. Đây tiếp tục là một album concept với nội dung cơ bản là bài thơ dạng trường ca cùng tên của nhà thơ John Milton. So với những albums trước thì album này đánh mạnh và tối hơn rất nhiều. Đây cũng là thời điểm mà âm nhạc của Symphony X được biết đến rộng rãi tại Mỹ khi lần đầu tiên họ có mặt trên bảng xếp hạng tại Mỹ (hạng 123) và đây cũng là album bán chạy nhất trong lịch sử của hãng đĩa InsideOut. InsideOut là hãng đĩa độc lập của Đức chuyên về Progressive Rock. Nhưng họ lại thành công lớn với Prog Metal khi ký hợp đồng với rất nhiều band lớn của dòng nhạc này. Do tiêu chí của InsideOut là phát triển rộng rãi Prog Rock/Metal nên các album của các band nhạc đều được làm hết sức công phu và tỉ mỉ. Đến mức, mà những fan trung thành của Prog Metal không nên bỏ qua bất kỳ album nào của hãng. Hiển nhiên đây cũng là album thành công nhất về mặt thương mại trong lịch sử của Symphony X. Tuy nhiên chất lượng âm nhạc trong album này thì còn gây nhiều tranh cãi (nhưng chắc chắn nó chưa thể đạt tới tầm của V). Paradise Lost Serpents Kiss Album cuối cùng của Symphony X tính tới thời điểm hiện tại là Iconoclast -2011 là bước phát triển tiếp theo của album Paradise Lost. Âm nhạc lúc này của họ còn mạnh và tối hơn album Paradise Lost. Những ảnh hưởng của Symphonic và Neo Classical còn lại rất ít trong album này. Nhưng những ảnh hưởng của Melodic và Technical thì vẫn còn khá rõ nét. Album này tiếp tục đà thành công về mặt thương mại khi vươn lên hạng 76 trên bảng xếp hạng của Mỹ. Tại thời điểm hiện tại, do một số thành viên đang có vấn đề về sức khỏe nên việc ra album tiếp theo của nhóm đang gặp khó khăn. When All Is Lost Iconoclast Tuy là một band nhạc Mỹ nhưng âm nhạc của Symphony X lại có dáng vẻ châu Âu: kiểu Power/Prog Metal. Có lẽ chính vì lý do này mà âm nhạc của họ được biết đến rất rộng rãi tại châu Âu rồi sau đó mới quay trở lại chinh phục nước Mỹ trong những năm gần đây. Với những album kinh điển như The Divine Wings Of Tragedy hay V: The New Mythology Suite, Symphony X dần tiến tới vị trí tượng đài của Progressive Metal thế giới bên cạnh những tên tuổi lớn như Dream Theater hay Fates Warning. Dĩ nhiên những album này cũng không thể thiếu trong bộ sưu tầm của bất kỳ fan hâm mộ Prog Metal nào. Tay guitar Michael Romeo, dù có ngoại hình khá chậm chạp nặng nề với những ngón tay ngắn, hẳn phải luyện tập rất nhiều và chăm chỉ để trở thành một trong những tay guitar xuất sắc và tốc độ nhất trong lịch sử Metal thế giới.
In The Woods… In The Woods… In The Woods khởi đầu sự nghiệp là một band Death Metal với cái tên Green Carnation. Band thành lập tại Na Uy vào năm 1990. Nhưng đến năm 1992 thì Green Carnation buộc phải tan rã vì tay guitar và cũng là người sáng tác chính của band gia nhập Emperor. 3 thành viên còn lại quyết định thành lập In The Woods… và theo đuổi sự nghiệp âm nhạc của mình. Năm 1995 nhóm tung ra album đầu tay là Heart Of The Ages. Điều đáng ngạc nhiên, đây lại là một album mang nặng tính Progressive với rất nhiều ảnh hưởng của Pink Floyd với một số ảnh hưởng của Black Metal và nhạc giao hưởng. Album tiếp theo của họ là Omnio-1997, đến hiện tại vẫn được coi là một trong những siêu phẩm bị lãng quên trong lịch sử của Prog Metal thế giới. Trong album này thì những ảnh hưởng của Black Metal hoàn toàn không còn. Chất âm nhạc chủ đạo ở đây là kiểu Space Rock nhưng mạnh và tối và mang nhiều âm hưởng thử nghiệm với việc sử dụng violin, giọng ca nữ … Album thứ 3 và cũng là cuối cùng của nhóm Strange In Stereo -1999, lại tiếp tục chứng kiến sự thay đổi rất lớn trong âm nhạc với những âm hưởng của psychedelic và mang nhiều sự u uất, tuyệt vọng. Đến năm 1999, sau khi rời khỏi Emperor, Tchort quay trở lại và tái lập Green Carnation và mời các thành viên cũ trở lại. Một số người đồng ý trở lại Green Carnation, một số người theo đuổi những dự án riêng của mình dẫn tới sự tan rã của một nhóm nhạc rất đặc biệt trong lịch sử âm nhạc thế giới. (Chúng ta sẽ có phần viết riêng về Green Carnation với tuyệt phẩm Light Of Day, Day Of Darkness ở phần sau). The Divinity of Wisdom I Am Your Flesh 299 796 km/s Closing In Generally More Worried Than Married
Ayreon Ayreon Ayreon là một dạng side project của Arjen Lucassen, một nghệ sỹ đa tài người Hà Lan. Dự án bắt đầu từ năm 1995 sau khi Lucassen rời khỏi band nhạc Hard Rock Vengeance. Ấn tượng trước phong cách chơi nhạc Rock Opera của các album như Tommy (The Who) hay Jesus Christ Superstar (Andrew Lloyd Webber), Lucassen quyết định xây dựng một dự án chỉ toàn những albums theo dạng Rock Opera. Chúng ta đều biết Opera, dịch ra tiếng Việt là nhạc kịch, là một dạng biến thể của nhạc cổ điển dưới dạng kịch hát nên vai trò của những giọng ca – vừa diễn kịch vừa hát – có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của vở diễn. Chính vì những lý do này, trong các albums của Lucassen đều mời rất nhiều những giọng ca nổi tiếng trong thế giới Metal hiện tại để thể hiện những “nhân vật” trong vở kịch. Ngoài việc đầu tư cho phần kịch, Lucassen còn đầu tư rất nhiều cho phần trình diễn nhạc (làm nền cho các giọng ca) bằng việc mời rất nhiều các nhạc sỹ, nhạc công với trình độ chơi nhạc siêu đẳng vào chơi trong những album của mình. Âm nhạc trong tất cả các album của Ayreon đều chịu ảnh hưởng rất lớn của Space Rock (Pink Floyd), electronics (sử dụng các thiết bị điện tử) và Progressive Rock (rất nhiều album không phải là Metal mà chỉ là Rock). Chúng ta sẽ điểm qua sự nghiệp của Ayreon. Album đầu tiên của Ayreon là The Final Experiment ngay từ đầu đã thể hiện ham muốn của Lucassen bằng việc mời 13 giọng ca chính của những band nhạc khác nhau (chủ yếu của Hà Lan và châu Âu) với 7 nghệ sỹ chơi nhạc cụ. Nội dung chính của câu chuyện diễn ra vào năm 2084 khi những nhà khoa học chế tạo ra một thiết bị đi ngược thời gian (Time Telepathy) mong cứu vãn thế giới khỏi cảnh bị hủy diệt. Thiết bị này tuy vậy chỉ có thể gặp gỡ và nói chuyện với một nghệ sỹ hát rong mù ở thế kỷ thứ 6 (Ayreon). Nghệ sỹ này chỉ có thể giúp loài người tránh sự hủy diệt bằng cách sử dụng những bài hát kể câu chuyện về sự hủy diệt với hy vọng nó sẽ được truyền tụng mãi trong lịch sử. Album này chất Metal rất ít âm nhạc chủ yếu là Space/Electronics Rock với nội dung chưa thực sự hay và đến thời điểm hiện tại thì cũng đã mất bản master tape gốc. Merlin's will Album thứ hai của Ayreon là Actual Fantasy cũng không khác gì nhiều so với album đầu tay, thâm chí chất lượng không bằng album đầu. Đây là album duy nhất không mang tính concept trong sự nghiệp của Ayreon tính tới thời điểm hiện tại. Computer Eyes Sau 2 albums đầu không mấy thành công (không bán được nhiều đĩa), Lucassen quyết định làm một albums hoành tráng cuối cùng. Mà nếu album này không thành công nữa thì dự án Ayreon sẽ chấm dứt. Đó là trường hợp của The Electric Castle năm 1998, một albums kép. Cũng như album đầu tay, đây là một album concepts dạng khoa học viễn tưởng. Nội dung của câu chuyện kể về 8 nhân vật chính đến từ thời kỳ khác nhau trong lịch sử loài người. Họ gặp nhau tại một vị trí qua sự chỉ dẫn của một giọng nói đặc biệt và yêu cầu phải đến Electric Castle nếu muốn tồn tại và sống sót. Đường đi đến Electric Castle rất khó khăn và 4 trong số 8 người chết trên đường đi, 4 người còn lại sống sót và phát hiện ra rằng tiếng nói dẫn dắt họ thực chất là những người ngoài hành tinh muốn tìm kiếm và hiểu về loài người thông qua cảm xúc của họ. 4 người này sau đó được đưa trở lại đúng thời kỳ họ sống và bị xóa sạch ký ức. Cũng may mắn cho Lucassen là với sự có mặt của nhiều giọng ca nổi tiếng như Fish (Marillion), Wilson (Threshold)… album rất thành công về mặt thương mại và được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Isis And Osiris Amazing Flight Thành công của album The Electric Castle khiến Lucassen quyết định theo đuổi dự án Ayreon với cặp album Universal Migrator: The Dream Sequencer và Flight of The Migrator. Đây tiếp tục là album concept với nội dung tương tự như album đầu tay The Final Experiment và là một câu chuyện viễn tưởng. Nội dung câu chuyện kể về cuộc sống của loài người sau năm 2084, khi chiến tranh thế giới kết thúc và phần lớn nhân loại bị tiêu diệt chỉ còn một số ít người trốn lên sao hỏa là thoát khỏi nạn diệt vong. Số người này cũng dần bị tiêu diệt và cuối cùng chỉ còn một người duy nhất với một cỗ máy đi ngược thời gian (The Dream Sequencer). Anh này sử dụng cỗ máy để đi ngược thời gian tìm hiểu cuộc sống của loài người trong quá khứ. Trong khi mê mải quay về quá khứ, anh này còn quay về điểm khởi đầu của vũ trụ nơi xảy ra vụ nổ Big Bang, chứng kiến sự hình thành của linh hồn đầu tiên của vũ trụ (Migrator) rồi từ đây, tất cả những thứ khác mới được sinh ra. Tuy nhiên, hành trình đi quá xa đã khiến chiếc máy thời gian quá tải và khiến nó bị phá hủy, dẫn tới cái chết của con người cuối cùng. Trước khi chết anh nghe thấy tiếng nói từ Migrator: “Sự vĩnh cửu ở phía trước anh, anh là Migrator mới”. 2 albums này rất khác nhau về mặt âm nhạc, đĩa đầu tiên The Dream Sequencer thì chỉ là âm nhạc kiểu Space Rock, đánh rất nhẹ, đĩa thứ 2 là Flight Of The Migrator thì đánh mạnh và mang nặng tính Prog Metal. Album không thành công bằng album trước đó. Dragon on the Sea To The Quasar (còn tiếp)
Ayreon Ayreon (tiếp theo và hết) Nhưng sự không thành công của cặp album Universal Migrator chỉ là động lực để Lucassen viết nên một album kinh điển tiếp theo vào năm 2004 – album The Human Equation. Khác với những câu chuyện trước, đây là một câu chuyện kể về cuộc sống của một người đàn ông gặp tai nạn và bị hôn mê sâu. Trong 20 ngày nằm trong hôn mê (mỗi ngày là một bài hát), cuộc sống của anh này được kể lại từ tuổi thơ bị cha đánh đập, bị bạn bè bắt nạt, bị bạn thân phản bội vì tiền và cuối cùng là sự phản bội của người vợ với bạn thân nhất của mình đã khiến anh mất tự chủ và xảy ra tai nạn khi lái xe. Cuối cùng, anh tha thứ tất cả từ bỏ thế giới để đến với một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Album này thành công rất lớn tại châu Âu và được fan hâm mộ ở đây tôn thờ như là một trong những album kinh điển của Prog Metal thế giới. Tuy vậy, với những người tinh ý, ta có thể nhận ra ngay những ảnh hưởng của Pink Floyd (The Wall – trong cốt truyện) và những người giỏi tiếng Anh hơn thì sẽ nhận ra phong cách viết lời của cặp đôi Andrew Webber, Tim Rice trong album. Dù sao đây cũng vẫn là một album tốt nhưng có lẽ chưa tới mức kinh điển mà thôi. Day 11: Love Loser Album tiếp theo của Ayreon là 01011001 (là biểu diễn của chữ Y trong mã nhị phân ASCII) tiếp tục là một album hay nữa của Ayreon. Đây tiếp tục là một câu chuyện khoa học viễn tưởng nữa về sự hình thành và hủy diệt của loài người. Câu chuyện bắt đầu ở hành tinh Y, nơi một loài hết sức phát triển (Forever) đến mức tìm ra bí mật của sự sống. Tuy nhiên, do quá phát triển, họ trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc và sống mà không có cảm xúc và dần dẫn đến diệt vong vì thấy cuộc sống vô nghĩa. Để tránh diệt vong họ mang ADN của mình và gieo xuống trái đất. Và hạt giống của họ không phải ai khác chính là con người. Thế nhưng khi con người phát triển lên cao nữa thì lịch sử một lần nữa được lặp lại: còn người phát triển máy móc và dần phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc. Cuối cùng Forever nhận ra rằng bản thân họ không thể tìm ra cách cứu vãn loài người, mà chỉ có bản thân loài người mới có thể cứu chính họ. Age of Shadows The Truth Is Here Album cuối cùng cho tới thời điểm hiện tại của Ayreon là Theory Of Everything lại tiếp tục là một câu chuyện nửa khoa học viễn tưởng kiểu như album Human Equation. Nội dung album lúc này đơn giản và dễ đoán hơn rất nhiều. Câu chuyện kể về một chàng trai thiên tài (The Prodigy) với trí thông minh trời phú. Anh này là con của một nhà khoa học rất giỏi nhưng đam mê của ông chỉ là tìm ra phương trình biểu diễn toán học cho mọi vật trong vũ trụ mà quên cả vợ con. Những người thân bên cạnh Prodigy đều biết khả năng của cậu nhưng tất cả đều muốn lợi dụng khả năng này nhằm để mong mình trở nên nổi tiếng và nhiều người thì vừa ghen ghét vừa muốn lợi dụng cậu. Người cha của Prodigy biết một bác sỹ và ông này nhận ra rằng cha của cậu không thể giải nổi bài toán hóc búa này và người có thể giải được chỉ có Prodigy với điều kiện là dùng thêm một loại thuốc kích thích trí tuệ (và gây nghiện). Tuy nhiên do người mẹ không đồng ý cho con dùng thuốc, cha cậu lén cho cậu dùng và sử dụng cậu trong nghiên cứu như một trợ lý. Khi biết cha cho mình dùng thuốc, Prodigy đã bỏ đến nhà bạn gái của mình ở một thời gian. Nhưng trong bản thân cậu vẫn có mong muốn tột bậc để giải bài toán vũ trụ. Nên dù bỏ đi, cậu vẫn tiếp tục dùng thuốc và giải bài toán này. Một buổi tối, cậu thấy cha mình đến và xin lỗi vì những việc đã làm. Dù tức giận, nhưng sau một hồi tranh cãi cuối cùng cậu tha thứ cho cha và ngay lập tức bước vào việc giải bài toán với sự trợ giúp của ông. Cậu cũng dùng thuốc nhiều hơn thường lệ để quyết tâm giải xong bài toán. Khi giải được bài toán thì cậu không còn sức lực và gục ngã, cậu chỉ kịp viết lại lời trăn trối với thầy giáo của mình. Khi thầy giáo đến nơi, ông thấy chỉ còn Prodigy đã chết và gọi cho bạn gái cô đến. Khi cô gái đến và nghe mọi chuyện cô thấy có điều không ổn vì thực chất người cha không thể đến với con trai vào đêm qua, ông đã chết vào buổi chiều. Có thể đó chỉ là một giấc mơ, trong lúc Prodigy nghiện thuốc. Bài toán vũ trụ có thể được giải nhưng sẽ không còn ai có thể nắm được công thức đó nữa. Album này tiếp tục nhận được nhiều lời khen ngợi và biến Ayreon dần trở thành một thế lực của làng Metal châu Âu với rất nhiều fan hâm mộ. The Parting The Theory Of Everything Tuy âm nhạc trong các album của Ayreon không thực sự có nhiều đột biến và chịu nhiều ảnh hưởng của phong cách Space Rock của Pink Floyd, nhóm vẫn có những album rất hay. Có lẽ, Ayreon sẽ vẫn tiếp tục là một trong những band Prog Metal có nhiều ảnh hưởng trong những năm tới đây.
Spastic Ink Spastik Ink Spastik Ink là một cái tên không mấy quen thuộc với fan hâm mộ Prog Metal trên thế giới nhưng âm nhạc của nhóm khá lạ và đặc biệt. Thành lập từ năm 1993 bởi tay guitar Ron Jarzombek (cựu thành viên của Watchtower), tuy nhiên, do những chấn thương ở tay phải phẫu thuật nên phải vài năm sau, Jarzombek mới có thể tìm kiếm những thành viên còn lại để trở thành một band nhạc thực sự. Lúc này, tham gia cùng nhóm còn có tay trống Bobby Jarzombek, là anh trai của Ron, và tay bass Pete Perez (cả Bobby và Perez đều là thành viên của nhóm nhạc Riot mà ta đã biết ở phần dành riêng cho band này). Do không tìm được giọng hát chính nên bộ ba này bắt tay vào ghi âm album hòa tấu không lời đầu tiên là Ink Complete. Ta cũng cần phải nhắc lại là âm nhạc của Watchtower thì đã khá phức tạp với sự kết hợp của Progressive Rock, Thrash Metal và Jazz. Thế nhưng so với Spastik Ink thì âm nhạc của Watchtower vẫn còn quá đơn giản. Âm nhạc của Spastik Ink rất phức tạp cả về giai điệu, cấu trúc bài hát lẫn kỹ năng chơi nhạc. Nó là sự tổng hợp những ảnh hưởng của Jazz/Rock fusion (Frank Zappa), Progressive Rock (Rush), Instrumental/Experimental Metal (Steve Vai) và phong cách Avant Garde của Mr Bungle. Kỹ năng chơi nhạc của Ron thì phải nói là tuyệt vời và hiếm có tay guitar nào có được tài năng như vậy. Tuy nhiên, chơi theo phong cách quá phức tạp và kỹ thuật lại không lời thì rất khó bán đĩa. Có lẽ chính vì lý do này nên để ghi âm album tiếp theo là Ink Compatible -2004 thì Ron phải kéo vocalist Jason McMaster (cũng của Watchtower về). Ngoài ra anh còn mời một loạt những tên tuổi đình đám của Metal thế giới như Friedman (Megadeth), Gildenlow (Pain Of Salvation)… để cùng chơi trong album này. Dù đã dễ nghe hơn, album vẫn không dành cho tất cả mọi người. Tuy rất kén chọn khán giả, âm nhạc của Spastik Ink vẫn được giới chuyên môn đánh giá rất cao mà tất cả những ai yêu thích phong cách Technical Metal không thể bỏ qua. Ngoài Spastik Ink và Watchtower , Ron còn tham gia nhóm Prog Metal Blotted Science hay Gordian Knot và đều là những band nhạc nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn. A Wild Hare Mosquito Brain Surgery The Cereal Mouse Aquanet
Pain Of Salvation Pain Of Salvation Pain Of Salvation là một trong những band nhạc tiêu biểu cho trào lưu thứ hai của Prog Metal đến từ Thụy Điển (trào lưu này xuất phát từ giữa thập niên 90 với hàng loạt tên tuổi rất xuất sắc của Metal thế giới như: Devin Townsend, Pain Of Salvation, EverGrey…). Tuy nhiên, thực chất thì Pain Of Salvation đã được thành lập từ rất sớm (năm 1984) bởi tay giọng ca chính/guitars Daniel Gildenlow từ khi anh này mới 11 tuổi với cái tên Reality. Giọng ca Gildenlow khá tốt, nó là sự tổng hợp của Geoff Tate (Queensryche) kết hợp với Mike Patton (Faith No More, Mr Bungle) và Ian Gillan (Deep Purple). Còn về mặt âm nhạc thì âm nhạc của nhóm khá phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng của những nhóm như Queensryche (Melodic), Faith No More, Alice In Chains (Alternative) và tất nhiên là cả những nhóm Prog cổ như Gentle Giant (dạng phá cách) và Pink Floyd. Tất cả các album của Pain Of Salvation đều là những album concept với nội dung chủ yếu nói về những vấn đề khá hiện đại như: chiến tranh, môi trường, loài người, quan hệ giữa Chúa Trời và loài người… Vào thời điểm năm 1997, khi Pain Of Salvation tung ra album đầu tiên là Entropia, Prog Metal có lẽ cũng đang lâm vào khủng hoảng nhẹ với rất nhiều band chịu ảnh hưởng quá nhiều của Dream Theater và trở thành bản sao của nhóm này. Ngay bản thân Dream Theater cũng có album đáng quên Falling Into Infinity nên việc Pain Of Salvation tung ra một album khá lạ (chịu nhiều ảnh hưởng của nhóm gạo cội nhưng ít người biết tới là Gentle Giant) nhận được rất nhiều lời khen ngợi.Tuy nhiên, album thứ hai của nhóm là One Hour By Concrete Lake -98 dù đánh tối và phức tạp hơn album đầu, lại không được đánh giá cao bằng album trước đó. Stress Pilgrim Nhưng đến năm 2001 thì Pain Of Salvation đã vươn tới đỉnh cao với album The Perfect Element Part I. Album này nghiêng nhiều về phía giai điệu hơn so với những album trước đó. Âm nhạc trong album là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố như Progressive, Alternative, Avant Garde, Space… Nội dung của album nói đến những vấn đề hết sức hóc búa của cuộc sống hiện đại như: lạm dụng trẻ em, nghiện ma túy, sự đau đớn, tức giận, tuyệt vọng của con người. Dù đây là album tối tăm hơn cả album trước là Concrete , nó được chào đón nhiệt liệt tại nhiều nước trên thế giới và được rất nhiều fan hâm mộ tôn thờ. Ashes The Perpect Element Album thứ 4 của nhóm – Remedy Lane -2002 tiếp tục là một album kinh điển của Pain Of Salvation. Nội dung album này nhẹ nhàng hơn so với album trước đó khi chỉ nhắm đến một số vấn đề trong cuộc sống như: tình yêu tan vỡ, cảm xúc, các mối quan hệ giữa con người với con người. Đây vẫn là một album concept nhưng nó gần như là câu chuyện cuộc đời của Gildenlow (có lẽ vì thế nó cũng nhẹ nhàng hơn chăng). Undertow A Trace of Blood Tuy nhiên, sau 4 albums hay và được đánh giá cao thì âm nhạc của Pain Of Salvation bắt đầu thay đổi. Kể từ album Be -2004 trở đi âm nhạc của họ gần như không còn là Prog Metal nữa. Be thực chất là một album Progressive Rock (gần như không còn một chút Metal nào). Dù với nội dung đầy tham vọng (viết về quan hệ giữa chúa Trời và loài người) thì với chất lượng âm nhạc không thực sự cao, album cũng đánh dấu một bước lùi trong sự nghiệp của Pain Of Salvation. Các album tiếp theo của họ Scarsick -2007, Road Salt One -2010 và Road Salt Two -2011 tiếp tục chứng kiến sự đi xuống của họ khi chuyển sang chơi phong cách mainstream hóa với rất nhiều ảnh hưởng của Hip Hop, Nu Metal (Scarsick) và Progressive Rock, Hard Rock (Road Salt). Cả 3 albums đều không thành công và để lại nhiều sự thất vọng cho người hâm mộ. Linoleum Âm nhạc của Pain Of Salvation không quá lạ, lối chơi cũng không quá kỹ thuật (bass đánh quá nhẹ) và chịu ảnh hưởng rất lớn từ Queensryche, Faith No More… nhưng họ thực sự mang lại một làn sóng mới trong lịch sử của Prog Metal và khuyến khích sự phát triển của nhiều nhóm nhạc khác. Có lẽ chính thời điểm xuất hiện của Pain Of Salvation khiến họ trở thành một trong những band nhạc được yêu mến nhất trong lịch sử của dòng nhạc này.
Devin Townsend Devin Towsend Cũng trong năm 1997, một trong những nhân vật quan trọng nhất của Prog Metal thế hệ thứ hai cũng bắt đầu tung ra album đầu tiên, đó chính là Devin Towsend. Devin Towsend tới với âm nhạc từ rất sớm – khi mới 5 tuổi. Tới năm 12 tuổi thì anh bắt đầu tập chơi guitar. Năm 1994 Devin Townsend thành lập nhóm Strapping Young Lad và band nhạc này khá thành công khi kết hợp Extreme Metal với Industrial và Prog Metal. Trước khi thành công với Strapping Young Lad, Townsend đã xuất hiện trong album Sex And Religion của tay guitar huyền thoại Steve Vai trong vai trò giọng ca chính- album nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Trong phần viết này, chúng ta sẽ đề cập tới rất nhiều dự án với tên gọi khác nhau của tay guitar này, bao gồm: Devin Townsend, Devin Towsend Band và Devin Towsend Project. Cũng như tính chất tên gọi của các dự án, âm nhạc của Devin Townsend rất phức tạp (đôi khi hoàn toàn trái ngược nhau). Nhóm chịu ảnh hưởng rất lớn của Prog Metal, Classic, Extreme Metal, Avant Garde Metal, Industrial Metal, Ambient, New Age, Electronic và sau này là cả Country, Blues, Hard Rock… Tuy rất khác biệt trong từng album, âm nhạc của Townsend vẫn có những đặc điểm dễ nhận ra: anh thường sử dụng rất nhiều lớp âm thanh trong các bài hát - dạng Wall Of Sound (chủ yếu là các lớp guitar, keyboards) và thường sử dụng trống điện với lối đánh rất nhanh và mạnh. Có lẽ chính vì đặc điểm này, âm nhạc của Townsend rất phù hợp với những hệ thống âm thanh Hi End (các album có chất lượng ghi âm rất tốt, hòa âm phối khí công phu). Trở lại với sự nghiệp của Devin Townsend, mặc dù chơi cùng Strapping Young Lad và band nhạc này rất thành công (trong thế giới Metal underground) với lối chơi đặc biệt và đầy sáng tạo nhưng điều đó dường như là chưa đủ với Townsend. Chính vì lý do này, năm 1997, trong khi vẫn là thành viên của Strapping Young Lad (tung ra album City – nhận được rất nhiều lời khen ngợi), Townsend tự mình lập ra một hãng đĩa riêng là Heavy Devy, tập hợp một số nghệ sỹ ít tên tuổi để tung ra album solo đầu tiên là Ocean Machine: Biomech. (Trong bản gốc của album này, Ocean Machine là tên band nhạc và Biomech là tên album, sau này khi Devin Townsend đã tạo dựng tên tuổi thì album này được phát hành lại dưới tên của anh). Album này rất hay và khá trái ngược với những gì mà Strapping Young Lad thể hiện: album đánh khá nhẹ, dễ nghe và bắt đầu xuất hiện những âm thanh sẽ đặc trưng cho âm nhạc của Townsend sau này như những ảnh hưởng của Ambient, Progressive và âm thanh khá nhiều lớp (dù chưa được dày đặc – Wall of Sound - như sau này). Các bài hát trong album này đều có giai điệu khá hay và dễ nhớ. Kỹ năng chơi guitar của Townsend rất tốt (anh chịu ảnh hưởng của Steve Vai) và là cũng là một trong những điểm sáng của album này. Album khá thành công tại Nhật Bản (bán được 12 .000 bản) và được rất nhiều người yêu mến (sau này). Life Seventh Wave Sau album đầu tiên khá thành công, là một khoảng thời gian bận rộn và khó khăn trong sự nghiệp của Townsend. Năm 1997, anh phải điều trị một căn bệnh 2 cực (bipolar) – một loại bệnh thần kinh dễ khiến con người tự tử. Sau khi chữa khỏi bệnh, Townsend bắt tay vào thực hiện một albums live cùng Strapping Young Lad và tung ra album solo thứ hai là Infinity. Đây là album, do nhiều lý do khác nhau, chỉ gần như là tập hợp những bài hát đã được sáng tác trước đó, có những bài chưa thực sự hoàn thành. Cũng vì thế, dù đã sử dụng các phần mềm để cho có âm nhạc khá đặc trưng của Townsend sau này, thì các bài hát trong album rất khác biệt và ít có liên hệ với nhau, nhiều bài dễ nghe, một số bài chịu ảnh hưởng của grunge và một số bài khác chịu ảnh hưởng của Pop Metal, Industrial. Townsend chơi gần như tất cả nhạc cụ trong album này (trừ phần trống là của Gene Hoglan – tay trống huyền thoại mà ta đã biết ở các phần viết trên, anh này cũng là tay trống của Strapping Young Lad). Christeen Album tiếp theo là Physicist -2000 đánh mạnh, tối và khó nghe hơn rất nhiều so với cả 2 albums trước. Album này cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều của Thrash Metal (ý tưởng của album này đã được thực hiện từ trước đó với nhóm nhạc IR8 – gồm Jason Newsted và Townsend, nhưng sau đó Newsted bị các thành viên của Metallica phản đối nên không thể tiếp tục dự án). Townsend lúc này mời toàn bộ các thành viên còn lại của Strapping Young Lad ghi âm cùng album (có lẽ vì thế album đánh rất mạnh). Cả 2 albums trên đều không thực sự thành công và có lẽ là những album kém nhất trong sự nghiệp của Devin Townsend tính tới thời điểm hiện tại. Kingdom Sau 2 albums không mấy thành công, năm 2001 Towsend trở lại với siêu phẩm Terria. Album này mang rất nhiều âm hưởng của Melodic (giai điệu) và Atmospheric ( không gian) qua hiệu ứng ambient. Các bài hát rất phức tạp và ghi âm cực tốt. Lúc này chỉ còn Hoglan được giữ lại để chơi trống còn các thành viên còn lại tiếp tục thay đổi. Rất nhiều âm thanh từ trong tự nhiên được tích hợp trong album, cộng với phong cách wall of sound rõ nét (dày đặc các lớp guitar và keyboards chồng lên nhau). Tuy vậy, đây không phải là album dễ nghe (vì nó phức tạp và cần nhiều thời gian để cảm nhận). Với những bài hát kinh điển như Earth Day, Canada có giai điệu hay và kỹ năng chơi nhạc đầy kỹ thuật, album trở thành tuyệt phẩm đầu tiên đưa Devin Towsend trở thành một “ông lớn” của Prog Metal thế hệ thứ hai. Earth Day Canada (còn tiếp)
Devin Townsend Devin Townsend Sau thành công của Terria với rất nhiều lời ngợi khen, Townsend tràn đầy cảm hứng và tiếp tục trở lại sự nghiệp với Strapping Young Lad và đồng thời thành lập một band riêng là Devin Townsend Band để vừa thu âm vừa biểu diễn (các album dưới tên Devin Townsend không có phần trình diễn và có dạng kiểu studio project). Album Accelerated Evolution -2003 chứng kiến sự thay đổi trong âm nhạc của Townsend. Đây là một album mà các bài hát khá nhẹ và dễ nghe với nhiều ảnh hưởng của Alternative và Hard Rock. Townsend hầu như chỉ sử dụng clean vocal trong album này. Tuy vậy, nó vẫn có điểm đặc trưng của Townsend là Wall Of Sound với rất nhiều lớp guitar, keyboards và vocals. Album này chưa đạt tới tầm cỡ như Terria nhưng vẫn là một album hay của Townsend. Storm Away Sau Accelerated Evolution, Townsend tung ra 2 albums mang nhiều tính thử nghiệm là Devlab -2004 và Hummer -2006. 2 albums này hoàn toàn không có một chút tính Metal nào. Âm nhạc trong cả 2 albums đều theo kiểu ambient, noise, drone. Tất nhiên với những fan hâm mộ của Prog Metal thì những album này đều dở và không đáng nghe. Tuy nhiên, còn một album nữa nằm xen kẽ 2 albums này, và nó thì lại rất đáng để nghe – đó là album Synchestra -2006. Album này chịu rất nhiều ảnh hưởng từ nhạc cổ điển và Folk music. Nhiều bài hát trong album đầy cảm xúc (Townsend lúc này sắp lên chức cha và có đứa con đầu tiên) Một album rất hay trong năm 2006. Babysong Vempira Năm 2007, Townsend giải tán Devin Townsend Band, dấu hiệu cho thấy anh sẽ không tổ chức các chuyến lưu diễn nữa. Tuy nhiên, ngay trong năm này Townsend tung ra một album solo thực sự là Ziltoid The Omniscient. Trong album này, Townsend chơi tất cả các nhạc cụ kiêm luôn thu âm và sản xuất. Townsend không thể chơi trống nên anh sử dụng một phần mềm là Drumkit From Hell (phần mềm này cũng được Meshuggah sử dụng) làm thay nhiệm vụ này. Âm nhạc trong album là sự pha trộn giữa solo project của Devin Townsend (wall of sound, melodic, ambient, space, progressive) với Strapping Young Lad (Extreme Metal, Industrial). Đây là một album concept, với nội dung chính kể về một câu chuyện khoa học viễn tưởng hài hước. Ziltoid (chúa Trời) là một người ngoài hành tinh có thể khống chế được không gian 4 chiều. Mục tiêu của Ziltoid đến trái đất là để tìm kiếm một thứ café hảo hạng. Tuy nhiên yêu cầu này không được người dân Trái Đất đáp ứng nên Ziltoid quyết định sử dụng vũ khí tối thượng của mình để tấn công Trái Đất. Vũ khí của Ziltoid thực chất là phi thuyền dạng ampli và một cây guitar. Ziltoid tự coi mình là tay guitar siêu việt nhất trong vũ trụ và sử dụng âm nhạc của mình để khống chế tâm trí của loài người trên trái đất. Khi hầu hết loài người đã bị Ziltoid làm cho mê mẩn thì chỉ còn Captain Spectacular nhìn ra bộ mặt thật của Ziltoid – Ziltoid chỉ là một tên mọt sách. Để cứu loài người thì không còn cách nào khác phải tìm được chiều không gian thứ 5. Spectacular dùng một tàu vũ trụ và mặc dù bị Ziltoid truy đuổi gắt gao, Spectacular cuối cùng vẫn tìm được chiều không gian này. Cuộc chiến tất nhiên đảo chiều vì Spectacular đã tìm cách khống chế được Ziltoid và âm nhạc của hắn. Không cam chịu thất bại, Ziltoid đưa ra một quyết định khủng khiếp là triệu hồi quái vật Planet Smasher của chiều không gian thứ 6 để tiêu diệt loài người (Planet Smasher tên thật là Herman là một quái vật với sức mạnh khủng khiếp chưa từng ai biết mặt mà chỉ có trong truyền thuyết). Chính vì lý do này, Ziltoid không hề biết rằng tuy có sức mạnh rất lớn, Herman là một sinh vật vô cùng thông minh và yêu chuộng hòa bình. Nên khi Ziltoid yêu cầu Herman hủy diệt trái đất ( Herman cũng không thích các nhạc sỹ), Herman đã từ chối và thậm chí còn dùng sức mạnh của mình đẩy Ziltoid ra xa khỏi trái đất. Ziltoid lúc này mới nhận ra mình thực sự chỉ như một con rối trong cuộc sống thực đầy nghiệt ngã. Album này hay và rất lạ cả về mặt âm nhạc lẫn cốt truyện nên được rất nhiều fan hâm mộ tôn thờ như một album kinh điển của Prog Metal. Phong cách viết truyện dí dỏm có gì đó thiếu tính nghiêm túc (Ziltoid có lẽ chính là hiện thân của Townsend – một anh hùng guitar, một con mọt sách, một kẻ hơi hoang tưởng nghĩ mình có thể thống trị thế giới âm nhạc) đã khiến rất nhiều người liên tưởng tới nhạc sỹ tài hoa quá cố Frank Zappa. Zappa là một nghệ sỹ đa tài, đa thể loại với sức sáng tạo rất lớn. Trong một năm, nhạc sỹ này có thể cho ra vài album với những đội hình band nhạc hoàn toàn khác biệt và âm nhạc thì không album nào giống album nào. Zappa cũng thường viết những album concept lạ và nhiều khi hài hước. Cũng chính vì lý do này, Townsend luôn được coi là Frank Zappa của âm nhạc thế giới hiện đại. Ziltoidia Attaxx!! Hyperdrive (còn tiếp)
Devin Townsend Devin Townsend (tiếp theo và hết) Sau album Ziltoid, Townsend tách rời hoàn toàn khỏi thế giới âm nhạc trong vòng 2 năm. Đây là thời điểm anh từ bỏ những chất gây nghiện như: rượu, thuốc lá và ma túy để trở lại cuộc sống bình thường. Trong 2 năm này, không ai có thể liên lạc được với Townsend và anh sống tách biệt với phần còn lại của thế giới. Năm 2009, anh trở lại và tuyên bố chuẩn bị tung ra 4 albums liên tiếp trong cùng một năm. Tuy nhiên, do những lý do ngoài âm nhạc, điều này không thể thực hiện được. Thì ra trong lúc nghỉ ngơi, Townsend đã viết được khoảng 60 bài hát với nhiều phong cách khác nhau và thành lập 4 band nhạc với các thành viên khác nhau (cùng lấy tên là Devin Townsend Project) để thực hiện 4 albums này. Album đầu tiên trong chùm 4 albums là Ki được tung ra vào tháng 5 năm 2009. Album chứng kiến sự thay đổi rất lớn trong âm nhạc của Townsend khi đánh khá nhẹ với rất nhiều ảnh hưởng của ambient, grunge và rất dễ nghe. Trong album này, Townsend gần như không sự dụng kỹ thuật làm méo tiếng guitar và phong cách ghi âm dày đặc Wall of Sound đã làm nên tên tuổi của mình . Dù khá gây shock, album vẫn được fan hâm mộ chào đón nhiệt liệt và đánh giá khá cao. Ki Album thứ 2 trong chùm 4 albums là Addicted được tung ra vào tháng 11 năm 2009. Album này rất khác so với album Ki trước đó khi mang nhiều tính Metal và phong cách ghi âm Wall Of Sound đã trở lại. Âm nhạc trong album này là sự kết hợp của phong cách Dance với Melodic Metal. Ngoài ra, ta còn thấy rất nhiều ảnh hưởng của Electronics và Industrial. Bend It Like Bender Addicted Album thứ 3 trong chùm 4 albums là Deconstruction chỉ được tung ra vào tháng 6 năm 2011. Album này là một concept album hơi với nhiều tính hài hước. Nội dung của chuyện nói về một người đàn ông bị ám ảnh bởi việc tìm ra bản chất của sự thật. Để tìm kiếm câu trả lời, anh phiêu lưu tới tận địa ngục và gặp Vua quỷ. Vua quỷ dụ dỗ anh này ăn một cái bánh kẹp thịt thì sẽ hiểu tường tận mọi việc. Chỉ tiếc là nhân vật chính của ta lại là một người ăn chay và vì thế không thể hiểu được bản chất của sự thật. Đây là album đánh mạnh nhất và phức tạp nhất trong chùm 4 albums. Album này mang rất nhiều chất Avant Garde và có phần hỗn loạn, dày đặc với rất nhiều ảnh hưởng của Ambient, Electronic, Industrial, Extreme, Symphonic, Thrash. Album này có rất nhiều khách mời từ các band nhạc khác và có cả sự tham gia của dàn nhạc giao hưởng Praha. Có lẽ do nhiều chất Metal nên album này chính là album được đánh giá cao nhất trong chùm 4 albums. Juular Stand Album thứ 4 trong chùm 4 albums là Ghost được tung ra cùng lúc với Deconstruction nhưng lại mang âm hưởng ambient, new age và sử dụng khá nhiều acoustic guitar. Đối ngược hẳn với album sinh đôi Deconstruction, album này rất nhẹ và dễ nghe. Tất nhiên tính Metal thì không còn và tính Progressive thì cũng không có. Tuy vậy, nó thể hiện sự ưa mạo hiểm, đa tài và đa thể loại của Devin Townsend. Ghost Sau khi tung ra 1 chùm 4 albums, cả 4 đều có chất lượng tốt. Townsend lại tiếp tục cùng lúc theo đuổi 3 dự án liên tiếp. Trong năm 2012, anh tung ra album Epicloud. Về mặt âm nhạc, album này là sự phát triển tiếp theo của album Addicted năm 2009: là sự kết hợp kiểu Melodic với nhạc Dance và điện tử trên nền nhạc Wall Of Sound đặc trưng của Townsend. Giọng ca nữ chính Anneke Van Giersbergen của nhóm Gathering tiếp tục được mời tham gia dự án (cô này cũng tham gia Addicted). Tuy nhiên chất lượng của album này có phần vượt trội hơn so với album Addicted với khá nhiều bài hát chất lượng tốt hơn như Kingdome, Save Our Now. Hiện tại, Townsend đang làm việc cật lực để có thể tung ra một album kép là phần 2 của Ziltoid. Đây hứa hẹn sẽ là một trong những album được trông chờ nhất của Prog Metal trong năm 2015. Lucky Animals True North Devin Townsend là một trường hợp đặc biệt của âm nhạc thế giới, âm nhạc của anh rất riêng biệt và đầy tính sáng tạo. Tuy nhiên, nó cũng khá kén chọn người nghe. Từ một side project, Townsend đã biến nó thành một band nhạc chính và có ảnh hưởng rất lớn tới Prog Metal hiện đại. Mỗi lần Townsend tuyên bố chuẩn bị ra một album là những fan hâm mộ Metal trên thế giới đều hồi hộp chờ đợi những điều mới lạ và hơi điên khùng trong âm nhạc của anh. Devin Townsend cũng vươn mình rất mạnh mẽ và trở thành band nhạc có nhiều ảnh hưởng nhất trong thế hệ thứ hai của Prog Metal
Evergrey Một trong những band nhạc nữa khá nổi tiếng trong những năm cuối thập kỷ 90 và cũng là đại diện tiêu biểu cho trào lưu thứ 2 là band nhạc Evergrey đến từ Thụy Điển. Band thành lập năm 1995 tại Gothenburg, Thụy Điển – quê hương của Melodic Death Metal. Tuy là band xuất phát tại Gothenburg nhưng nhóm lại theo đuổi một thứ âm nhạc hoàn toàn khác với những band rất nổi tiếng như Dark Tranquility, In Flames hay Soilwork. Âm nhạc của nhóm là sự pha trộn giữa Dream Theater, Symphony X, Savatage, Queensryche và một chút gì đó của In Flames. Tuy vậy, band chơi không quá thiên về kỹ thuật mà thường nghiêng về giai điệu. Sau khi tung ra 2albums với độ thành công vừa phải là The Dark Discovery -98 và Solitude, Dominance, Tragedy -99 qua một hãng đĩa nhỏ của Thụy Điển, nhóm bắt đầu tạo dựng tên tuổi là một trong những band Prog Metal khá hứa hẹn với những âm thanh tối tăm hơn. The Shocking True Sau 2 albums này, nhóm chuyển sang hãng đĩa chuyên về Prog Metal rất nổi tiếng của Đức là InsideOut và thực sự cất cánh với album thứ 3 là In Search Of Truth -2001. Đây là một album concept với nội dung chính kể về một người bị người ngoài hành tinh bắt cóc từ lúc 5 tuổi và từ từ nhận ra những gì đã xảy ra trong quá khứ. Âm nhạc trong album này là sự kết hợp của Melodic, Symphonic Progressive Rock với những ảnh hưởng của Power, Gothic và Symphonic Metal. Album nhận được rất nhiều lời khen ngợi và trở thành một trong 2 albums hay nhất trong sự nghiệp của nhóm. Watching the Skies I'm Sorry Sau album Recreation Day -2003 chỉ thành công ở mức độ vừa phải. Album thứ 5 The Inner Circle tiếp tục là đỉnh cao trong sự nghiệp của nhóm. Đây tiếp tục là một dạng album concept với nội dung viết về tôn giáo, các nghi lễ và cách con người bị lãnh tụ tinh thần của tôn giáo chi phối để không thể điều khiển nổi bản thân mình. Album khá hay nhưng không còn mang quá nhiều tính Prog Metal mà nghiêng về Heavy Metal và Power với một số ảnh hưởng của Symphonic hơn. Chính album này và In The Search Of Truth khiến Evergrey được đưa lên vị trí rất trang trọng của thế hệ Prog Metal thứ hai bên cạnh những band như Pain Of Salvation, Riverside, ZeroHour… When The Walls Go Down A Touch of Blessing Tuy nhiên, The Inner Circle là album kinh điển cuối cùng của Evergrey. Sau album này nhóm dần chuyển sang thị trường bằng những album Metal thị trường hoá với những bài hát ngắn và không thực sự hay. Sự thay đổi này không thành công và chịu vô số chỉ trích. Sự nghiệp của nhóm dần đi xuống. Wrong
Zero Hour Zero Hour Zero Hour là một band nhạc Prog Metal đến từ Mỹ. Nhóm thành lập năm 1993, thời điểm mà nhạc Metal đang trên đà đi xuống, bởi 2 anh em sinh đôi Jasun (guitar) và Troy Tipton (bass) tại California. Ta đã biết California là quê hương của Thrash Metal với rất nhiều band hết sức kỹ thuật. Do không thực sự hợp thời nên mãi đến năm 1999, nhóm mới tự tung ra album đầu tay là Zero Hour (ý nghĩa của Zero Hour là trong những thời điểm khó khăn nhất thì Metal vẫn sẽ vượt qua và hướng tới một tương lai tươi sáng). Đây là một album hay và đánh rất kỹ thuật mà những fan của Dream Theater, Fates Warning hẳn sẽ cảm thấy rất hứng thú khi nghe album này. Do album tự sản xuất nên chỉ có 2100 bản được tung ra và gần như ngay lập tức đã bán hết. Album thứ hai của nhóm là The Towers Of Avarice -2001 đánh còn mạnh và tối hơn album đầu tiên. Lúc này nhóm không còn tay keyboards nữa nên âm nhạc của nhóm càng giống Watchtower hơn. Tại thời điểm những năm cuối thập kỷ 90 đầu 2000s, rất nhiều band Prog Metal dần chuyển sang phong cách chơi theo giai điệu mà quên đi phần Metal (đánh nhẹ dần đi). Zero Hour là một trong những trường hợp ngoại lệ vừa đánh mạnh, kỹ thuật mà vẫn mang nhiều tính Progressive. Đây là một album concept với nội dung về khoa học viễn tưởng trong tương lai, khi con người bị máy móc thống trị, loài người trở thành nô lệ của máy móc. Chỉ có một người duy nhất tin vào khả năng đưa con người thoát ách nô lệ của máy móc và những nỗ lực trong tuyệt vọng để giải phóng loài người dẫn tới kết cục bi thảm của anh này. Âm nhạc của Zero Hour trong album này, mặc dù mang hoàn toàn tính Progressive , vẫn khá mạnh và tối hơn so với những band nhạc cùng thời. Album này rất thành công và nhận được rất nhiều lời khen ngợi trên toàn thế giới. Tuy trên đà thành công, phải 4 năm sau Zero Hour mới có thể tung ra album thứ 3 là A Fragile Mind -2005, nguyên nhân chủ yếu là do sự ra đi của giọng hát chính Rosvold. Giọng ca thay thế anh là Fred Marshall không thực sự đủ mạnh nên dù âm nhạc rất đáng nghe thì album này vẫn không thể sánh được về mặt chất lượng với album trước đó. Cũng chính vì lý do này nên album tiếp theo lại có sự thay đổi giọng hát chính với Chris Salinas thay thế Marshall. Giọng anh này gần với những giọng Prog Metal cổ như Fates Warning hay Queensryche nên album này khá giống với những album Prog Metal cổ. Phải đến album sau đó là Dark Deceiver -2008 thì Zero Hour mới tìm ra công thức mới cho âm nhạc của mình. Lúc này âm nhạc của họ mới mẻ và mang nhiều tính thử nghiệm hơn rất nhiều (tuy vẫn rất mạnh). Không còn những đoạn lặp lại nhiều như các album truowcs nữa mà âm nhạc mang tính giai điệu nhiều hơn. Giọng của Salinas lúc này biến đổi rất nhiều tạo ra phong cách mới và riêng biệt cho âm nhạc của nhóm. Tuy nhiên, ngay sau album này thì Zero Hour lại tan rã bởi chấn thương tay của Troy Tipton khiến anh không thể chơi nhạc như trước để lại rất nhiều sự nuối tiếc cho fan hâm mộ. Zero Hour là một trong những band nhạc được tôn trọng nhất trong trào lưu Prog Metal thứ hai và là một band chơi hết sức kỹ thuật. Towers of Avarice Union A Fragile Mind Specs Of Pictures Burnt Beyond Dark Deceiver
Ark Ark Đầu những năm 2000s, Prog Metal dần quay trở lại vị trí đỉnh cao của mình với hàng loạt những tên tuổi mới. Ngay cả những tên tuổi khá cũ ở thế hệ thứ nhất như Dream Theater, Symphony X, Fates Warning cũng quay trở lại và tung ra những album đầy ấn tượng. Quả thực, Prog Metal trong những năm này vừa hồi sinh vừa phát triển một cách mạnh mẽ. Ark là một trong những nhóm nhạc nằm giữa hai nhóm mới và cũ. Mới vì band nhạc chỉ thành lập vào năm 1999, cũ vì những thành viên trong band nhạc này không còn xa lạ với những fan hâm mộ nhạc Metal thế giới. Ark chính là band nhạc tiếp theo của tay guitar Tore Ostby (nhóm nhạc huyền thoại Conception của Na Uy) . Sau khi Conception tan rã và Roy Khan tham gia Kamelot, Ostby, người viết nhạc chính của Conception gặp gỡ với tay trống John Macaluso (cựu thành viên của nhóm TNT và Malmsteen) và 2 anh quyết định thành lập Ark. Thành viên thứ ba là giọng ca chính Jorn Lande (Beyond Twilight) lập thành một trong những siêu nhóm Prog Metal đầu tiên tại châu Âu. Tuy các thành viên hầu hết đều xuất phát từ Hard Rock nhưng âm nhạc của Ark lại mang rất nhiều chất Prog Metal. Để dễ hình dung, ta có coi âm nhạc của họ là nhạc của Dream Theater kết hợp với Jazz/Rock Fusion (Colosseum II, Return To Forever) với những ảnh hưởng của Space Rock (Pink Floyd, Hawkwind, Eloy). Giọng hát của Lande khá tốt và có rất nhiều điểm tương đồng với những giọng ca Metal kiểu cổ như David Coverdale (Whitesnake) và Dio.Tay guitar Ostby đôi lúc còn sử dụng kiểu đánh guitar theo phong cách Flamenco vào trong âm nhạc của nhóm. Ark chỉ tung ra được 2 albums trong sự nghiệp rất ngắn ngủi của mình là Ark -1999 và Burn The Sun -2001. Cả 2 albums đều được đánh giá là những tuyệt phẩm bị lãng của Prog Metal quên (Burn The Sun chất lượng nhỉnh hơn một chút). Tuy chất lượng rất tốt nhưng hầu như rất ít người biết. Burning Down The Hunchback of Notre Dame Burning Sun Heal the Waters