Heavy Metal - Nửa thế kỷ nhìn lại.

Discussion in 'Âm nhạc' started by no1knows, 20/5/13.

  1. hadv

    hadv New Member

    Joined:
    14/11/14
    Messages:
    2
    Likes Received:
    0
    ông bạn này có vẻ hiểu biết về nhạc ROCK, ông bạn giới thiệu nhạc ROCK nói chung chứ ko phải riêng METAL, metal là sắt thép là trào lưu ồn ào long óc của những năm 90'. theo tôi nhạc hay thì sẽ lưu truyền lại mãi mãi, bất kể nó nặng hay nhẹ...
     
  2. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Neurosis

    Neurosis​


    (tiếp theo)

    Sau tuyệt phẩm Souls At Zero, chỉ có một lượng không nhiều những nhà chuyên môn có trình độ cao đã nhận ra sự đặc biệt của Neurosis. Tất nhiên cũng có một số lượng fan hâm mộ mới rất yêu thích phong cách nhạc hoàn toàn mới mẻ của nhóm. Và Neurosis đã không để những người yêu mến họ thất vọng, chỉ một năm sau khi tung ra siêu phẩm Souls At Zero họ đã tung ra một album rất hoành tráng khác là Enemy Of The Sun vào năm 1993. Album này tiếp tục phong cách Post/Sludge Metal của Souls At Zero nhưng có nhiều biến đổi. Lần này, âm nhạc của nhóm chịu nhiều ảnh hưởng của Doom Metal hơn – phần Post Metal có phần giảm sút. Ngoài ra nhóm còn thể nghiệm thêm phong cách ambient và nhạc theo phong cách thổ dân vào trong âm nhạc của mình. Vì mang nhiều tính Doom, album này có phần tối và mạnh hơn so với album trước. Những sự kết hợp của ambient, electronica và mang nhiều âm hưởng của nhạc thể nghiệm. Album rất hay và là sự kế tục xứng đáng cho siêu phẩm Souls At Zero.

    Enemy of the Sun


    Sau 2 siêu albums, sự nghiệp của Neurosis không có dấu hiệu dừng lại mà thậm chí còn phát triển rất mạnh với album thứ 5, album luôn được coi là xuất sắc nhất trong lịch sử của Post Metal thế giới . Đó là album Through Silver In Blood vào năm 1996. Trong album Enemy Of The Sun, Neurosis đã thử nghiệm thêm những phong cách mới lạ nhưng nó vẫn là quá nhỏ so với album này. Điểm khác biệt lớn nhất trong album này chính là việc tích hợp thêm những âm thanh theo phong cách tiếng trống thổ dân châu Mỹ vào trong âm nhạc của nhóm. Việc tích hợp tiếng trống thổ đân này khiến âm nhạc của nhóm gần gũi thêm với nhạc Trance chứ không phải Metal. Âm nhạc trong album gần như hoàn hảo và rất dài (hơn 70 phút) trong đó có cả những đoạn sử dụng acoustic guitar và các nhạc cụ như bagpipes, cello, violin, sampling… tạo ra một thứ âm thanh hết sức đặc biệt trong thế giới Metal tại thời điểm bấy giờ. Tuy nhiên, việc tích hợp nhiều thêm những thứ không thuộc Metal vào âm nhạc khiến tính Metal của Neurosis có giảm đi đôi chút. Tuy vậy, đây vẫn là album được yêu mến nhất trong lịch sử của nhóm nhạc.
    Through Silver In Blood

    Locust Star


    Album thứ 6 của nhóm nhạc là album Time Of Grace -1999 tiếp tục là một trong những album xuất sắc trong lịch sử của Neurosis. Khác với những album trước, lần này tính thử nghiệm trong âm nhạc của Neurosis giảm đi. Những tiếng trống theo phong cách thổ dân giảm dần và thay vào đó, những ảnh hưởng theo phong cách Post Rock tăng cao. Đây cũng là lần đầu tiên band nhạc sử dụng clean vocal trong âm nhạc của mình. Cũng vì tính Post Rock tăng cao, tính Metal trong âm nhạc của nhóm tiếp tục một chút giảm sút. Tất nhiên với việc sử dụng clean vocal thì tính Extreme Metal cũng giảm khá nhiều. Tuy nhiên, đây là album mà nhiều band nhạc về sau này học theo phong cách (tiêu biểu là Isis và Pelican – tức là giảm tính Experimental và Extreme Metal để tăng tính Post Rock). Sự thay đổi này cũng khiến band nhạc trở nên đặc biệt với một loạt những album rất chất lượng. Cả 4 albums này đều góp phần rất lớn trong việc phát triển Post Metal trên toàn thế giới.

    Under the Surface


    (còn tiếp)
     
  3. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Cám ơn bác đề cao em quá, thực ra đến bây giờ thì em nghĩ: có vẻ như em chả biết gì về nhạc Rock cả bác ạ. Trong topic này thì em có giới thiệu cả về Rock và một số dòng nhạc khác nhưng chủ yếu là Metal. Em cũng không nghĩ Metal là sắt thép, ồn ào của những năm 90s đâu ạ vì Metal thực chất đã có từ trước đó rất lâu. Dòng nhạc nào thì cũng đều có cái hay riêng của nó, mặc dù có nhiều dòng nhạc em rất ít nghe nhưng người khác lại thấy hay và nghe nhiều. Hay hay không hay là yếu tố mang tính chủ quan thôi.
     
  4. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Neurosis

    Neurosis​


    (tiếp theo và hết)

    Trong thập kỷ 90s không có bất kỳ một band nhạc nào khác chơi Post Metal, Neurosis tự mình sáng lập ra dòng nhạc, một mình phát triển và tung ra những siêu phẩm như Souls At Zero, Through Silver In Blood… Những album kinh điển kể trên là nguồn cảm hứng lớn cho những band nhạc mới trong thập niên 2000s – những band nhạc Post Metal. Tuy nhiên, bản thân Neurosis lại có sự thay đổi rất lớn trong âm nhạc khi tiến vào thập niên này. Điều này thể hiện rất rõ trong album A Sun That Never Sets vào năm 2001. Từ một band nhạc chơi nhiều tính Metal, âm nhạc đầy bạo lực, Neurosis bất ngờ trở thành một band nhạc trầm lắng, đầy cảm xúc và nghiêng nhiều về phía giai điệu. Các bài hát trong album này – dù vẫn rất dài, đáng ngạc nhiên là đều có tiết tấu chậm, nhẹ nhàng. Cũng là lần đầu tiên trong lịch sử band nhạc, Neurosis sử dụng dọng hát clean vocal. Do chơi nhạc nhẹ hơn, album gần như nghiêng hẳn sang Post Rock. Dù âm nhạc thay đổi rất nhiều, điều đáng mừng là chất lượng âm nhạc thì gần như không đổi. Đây cũng vẫn là một trong những siêu phẩm được biết đến nhiều nhất của Post Metal. Lúc này, band nhạc đã có nhiều tiền hơn nên tất cả các bài hát trong album đều được quay video clips và là nơi thể hiện rất rõ tài năng của nhóm nhạc với việc kết hợp cả âm thanh và hình ảnh trong các video.

    From the Hill

    The Tide


    Xu hướng chơi nhạc nghiêng nhiều về hướng giai điệu, các bài hát tiết tấu chậm, nhẹ nhàng, dễ nghe hơn tiếp tục trong album The Eye Of Every Storm vào năm 2004. Tuy nhiên, khác với A Sun That Never Sets, album này dựa phần lớn vào nhiều lớp guitar và giảm tính Experimental. Giọng hát cũng không chứa nhiều đau đớn và phẫn uất như trước mà nghiêng nhiều về phía cảm xúc. Với việc sử dụng khá nhiều lớp guitar, âm nhạc của nhóm tiến một bước dài hơn tới phần Post Rock và lúc này phần Metal còn rất ít. Đây không thực sự là một album mang tính đột phá những vẫn là một album có chất lượng tốt và được nhiều fan hâm mộ yêu mến.
    A Season In The Sky


    Sau 2 albums chơi chậm hơn, nhẹ nhàng hơn, Neurosis một lần nữa thay đổi phong cách chơi nhạc trong album thứ 9 là Given To The Rising vào năm 2007. Album này chứng kiến sự quay trở lại với phong cách mạnh mẽ và đầy giận dữ của những album như Through Silver In Blood hay Time Of Graces với giọng ca Hardcore và những cú riff rất nặng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của 2 albums mang nhiều phong cách chậm rãi và nhẹ nhàng vẫn còn trong album này. Điều đó khiến cho album giống như là sự phối hợp của 4 albums ngay trước nó. Tuy album này có đổi mới nhưng nó không thực sự mang nhiều tính đột phá. Sau hơn một thập kỷ tung ra một loạt những album có chất lượng rất cao, nhiều người đã nghĩ đến một kết cục buồn cho band nhạc khi họ mất dần tính sáng tạo trong Given To The Rising.
    Given To The Rising


    Tuy nhiên, tình hình chưa thực sự quá bi đát đối với fan hâm mộ của Neurosis khi band nhạc chứng tỏ những nhận định bi quan của giới chuyên môn về sự đi xuống của band nhạc là thiếu cơ sở. Trong album Honor Found In Decay vào năm 2012, người ta tiếp tục chứng kiến sự thay đổi có chiều hướng đi lên của band nhạc. Âm nhạc trong album này gần như mang phong cách Doom Atmospheric. Tuy không quá đột phá, album vẫn có chất lượng khá tốt – tốt hơn so với Given To The Rising.

    Honor Found in Decay


    Trải qua gần 3 thập kỷ, Neurosis vẫn là một trong những trường hợp hiếm gặp trong lịch sử Metal thế giới. Band nhạc có rất nhiều ảnh hưởng tới Metal hiện đại nhưng lại gần như không gặt hái được những thành công về mặt thương mại. Rất nhiều người trong giới chuyên môn đã đánh giá rằng đây là band nhạc dành cho những nhà chuyên môn chứ không dành cho số đông khán giả yêu nhạc Metal và đây cũng là một đặc điểm kỳ lạ nữa của band nhạc. Một band nhạc của những siêu phẩm khó quên.
     
  5. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Isis

    Isis​


    Trong album kinh điển của Post Metal thế giới vào năm 1992 – Souls At Zero, band nhạc huyền thoại đã viết :” No seed will grow of this barren earth. Our hope unborn has die.” – tạm dịch: “ Chẳng có hạt giống nào có thể này mầm trên mặt đất khô cằn này. Hy vọng của chúng ta chưa kịp sinh ra đã vội tàn lụi”. Những điều Neurosis viết ra rất đúng trong thập kỷ 90s, với những album siêu đẳng nhóm đã sáng tạo ra cả một dòng nhạc mới và trở thành band nhạc có ảnh hưởng rất lớn (thậm chí là lớn nhất) tới Metal thế giới trong thập kỷ 2000s và 2010s. Thế nhưng những hạt giống được gieo mầm từ đầu thập kỷ 90s đã không thể nảy mầm mãi tới những năm đầu thập kỷ 2000s. Chính xác là phải đến năm 2000 thì band nhạc Post Metal thứ hai mới có thể tung ra album đầu tay và đó chính là Isis - một huyền thoại nữa của Post Metal thế giới.
    Isis thành lập từ năm 1997 tại Boston, Mỹ với Aaron Turner là giọng ca chính, guitar và là người lãnh đạo band nhạc. Ngoài những đóng góp to lớn về mặt âm nhạc của Isis, Turner còn có những đóng góp khác với thế giới Metal vì là người thành lập hãng đĩa Hydrahead – một hãng đĩa chuyên về Metal với những tài năng vượt trội nhưng ít nổi tiếng. Sau khi thành lập, nhóm tung ra một số album demo rồi một album chính thức là Celestial vào năm 2000. Lúc này âm nhạc của nhóm có tiết tấu khá chậm và chịu nhiều ảnh hưởng của phong cách Post Metal/ Post Rock, tuy nhiên các bài hát trong album này có phần hơi đơn điệu và lặp lại nhiều. Tuy chưa thực sự có chất lượng vượt trội và chịu nhiều ảnh hưởng của phong cách Neurosis, album này lại có ý nghĩa rất quan trọng trong lịch sử của Post Metal. Nó chấm dứt thời kỳ mà Neurosis là band nhạc duy nhất chơi Post Metal để biến thành một dòng nhạc thực sự.

    Celestial


    Nếu trong album đầu tay, Isis chịu ảnh hưởng khá nhiều từ phong cách Hardcore và Metal thì trong album thứ 2 của nhóm là Oceanic vào năm 2002, nhóm chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ phong cách Post Rock và ambient. Với việc tích hợp thêm rất nhiều phong cách Post Rock, album có khá ít lời hát và phần chủ đạo là hòa tấu với rất nhiều lớp nhạc cụ. Những ảnh hưởng của Ambient khiến âm nhạc trong album này mang nhiều tính atmospheric. Và ta cũng không nên quên việc Isis là một band nhạc Metal nên âm nhạc trong album khá nhanh, mạnh và còn mang đầy tính giận dữ (của giọng hát mang âm hưởng Hardcore. So với album trước, album này là một bước tiến vượt bậc trong sự nghiệp của Isis và đưa nhóm trở thành một thế lực của Post Metal với rất nhiều ảnh hưởng. Dù là một tên tuổi mới, album đã được một số tạp chí như Rock Sound hay Terrorizer bầu là album Metal hay nhất của năm.

    The Beginning and the End


    Nhưng Isis thậm chí còn thành công hơn nữa với album kinh điển Panopticon vào năm 2004. Lúc này thì những ảnh hưởng của phong cách Post Rock trở nên hết sức mạnh mẽ với những bài hát dài, cấu trúc phức tạp, sử dụng nhiều lớp nhạc cụ và sử dụng nhiều hơn những đoạn guitar không làm méo tiếng. Âm nhạc trong album vì thế dễ nghe, nhẹ nhàng và có tiết tấu chậm hơn so với album Oceanic. Những ảnh hưởng của Post Rock cũng khiến cho âm nhạc của nhóm mang nhiều tính giai điệu hơn tuy nhiên, cũng vì thế tính Metal bị giảm bớt. Album này tiếp tục được giới chuyên môn đánh giá rất cao và trở thành một trong những album Metal tiêu biểu của năm 2004. Từ một band nhạc vô danh, Isis bắt đầu xuất hiện trên bảng xếp hạng của Mỹ trong hạng mục dành cho các hãng đĩa độc lập. Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn có rất nhiều người hâm mộ cho rằng Panopticon chính là album xuất sắc nhất trong sự nghiệp của Isis. Lúc này, Isis đã tạo dựng được tên tuổi lớn và biến Post Metal trở nên phổ biến hơn trên thế giới.
    In Fiction

    So Did We


    (còn tiếp)
     
  6. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Isis

    Isis​


    (tiếp theo)

    Sau 2 albums kinh điển là Oceanic và Panopticon, tên tuổi của Isis đã được biết đến rộng rãi và khiến cho nhiều band nhạc mới xuất hiện chơi theo phong cách Post Metal. Một số band nhạc cũ hơn cũng chuyển sang dòng nhạc này. Và tới thời điểm năm 2006 khi Isis tung ra album thứ 4 trong sự nghiệp là In the Absence Of Truth thì nhu cầu cấp thiết để đặt tên cho dòng nhạc này đã ra đời. Do có nhiều điểm tương đồng với Post Rock, nhiều người đã gọi dòng nhạc này là Post Metal dù đây không thực sự là một cái tên hay. Tuy nhiên, việc dòng nhạc có một cái tên chính thức có đóng góp rất lớn từ Isis. Âm nhạc của Isis ít tính Extreme và nghiêng nhiều về Post Rock hơn rất nhiều so với âm nhạc của Neurosis. Một trong những nguyên nhân chủ đạo là do thần tượng của Isis là nhóm nhạc Post Rock huyền thoại Mogwai. Trong 2 albums đầu tay của Isis, phong cách chủ đạo của họ là Metal với những ảnh hưởng của Post Rock. Tới album thứ 3 thì âm nhạc của họ tìm thấy sự cân bằng giữa Metal và Post Rock. Với In The Absence Of Truth thì tính Post Rock đã lớn hơn Metal rất nhiều. Trong album này, chỉ còn rất ít tiếng guitar bị làm méo. Giọng hát khàn kiểu Hardcore cũng không còn thay vào đó là giọng hát trong. Chính vì những thay đổi này, đây là album dễ nghe hơn và nó mang nhiều tính giai điệu hơn so với những album trước. phong cách chơi trống trong album này chịu rất nhiều ảnh hưởng của band nhạc Metal huyền thoại Tool (với những đoạn trống theo phong cách thổ dân châu Mỹ). Dù album chơi khá nhẹ nhàng và dễ nghe, nó vẫn được đánh giá khá cao và trở thành một trong những album hay nhất của năm 2006.

    Wrists of Kings


    Với những thành công của Isis dòng nhạc này dần có cái tên Post Metal và được khá nhiều người công nhận. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là sự nghiệp của Isis không kéo dài. Năm 2009, nhóm tung ra album cuối cùng trong sự nghiệp là Wavering Radiant. Rút kinh nghiệm từ album trước, bị một số fan chỉ trích vì tính Metal còn lại quá ít, Isis trở lại với một album nhiều tính Metal hơn. Tuy nhiên, tính giai điệu trong các album trước vẫn không hề mất đi mà vẫn còn rất rõ nét. Trong album này, Turner cũng kết hợp cả việc sử dụng giọng gầm gừ và giọng trong mang nhiều tính giai điệu. Những ảnh hưởng của Post Rock và cả Progressive Metal kiểu Tool vẫn còn rất rõ nét và được pha trộn một cách gần như hoàn hảo trong âm nhạc của nhóm. Những thay đổi này dù ít mang tính đột phá (vẫn là sự kết hợp của những album trước) vẫn là những điểm sáng trong sự nghiệp của Isis. Album này cũng được đánh giá rất cao và thậm chí còn xuất hiện trong top 100 của bảng xếp hạng chính thức tại Mỹ (vị trí 98). Ngoài ra, nó còn có mặt trên những bảng xếp hạng của Anh, Na Uy và Đức, đánh dấu những thành công đầu tiên về mặt thương mại của nhóm. Tuy nhiên, chỉ gần một năm sau, tức là vào năm 2010, Isis tuyên bố tan rã để lại rất nhiều sự nuối tiếc cho người hâm mộ. Tuy Isis không còn tồn tại, nhưng chúng ta sẽ còn gặp lại những thành viên của band nhạc trong những bài viết sau.
    Sau Neurosis, Isis là band nhạc có ảnh hưởng lớn thứ 2 của Post Metal. Rất nhiều band nhạc Post Metal đã tuyên bố Isis là niềm cảm hứng để họ chơi dòng nhạc này. Band cũng có những đóng góp rất lớn trong việc hình thành và phát triển Post Metal thành một dòng nhạc chính thống.

    20 Minutes/ 40 Years

    Ghost Key
     
  7. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Cult Of Luna

    Cult Of Luna​


    Trong thế hệ thứ 2 của Post Metal, có 3 tên tuổi lớn đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của dòng nhạc này lên một tầm cao mới đó là: Isis, Cult Of Luna và Pelican. Chúng ta đã đến với Isis trong những bài viết trước và bây giờ là nhân vật thứ 2 Cult Of Luna. Cult Of Luna là một band nhạc đến từ Thụy Điển, band được thành lập năm 1998 tại thành phố Umea bởi tay vocal và giọng ca chính Klas Rydberg. Trước khi thành lập nhóm, các thành viên đã chơi trong một band nhạc Hardcore có tên là Eclipse. Có lẽ chính vì lý do này nên âm nhạc của Cult Of Luna (COL) nghiêng nhiều về phía Hardcore hơn những band nhạc khác. Năm 2000, sau khi được xem màn trình diễn khá ấn tượng của COL tại Trastock Festival, một hãng đĩa nhỏ của Anh Quốc là Rage Of Achilles quyết định ký hợp đồng với band nhạc. Một năm sau đó, tức là năm 2001, COL đã có thể tung ra album đầu tay cùng tên band nhạc. Đây là một album có chất lượng chỉ ở mức trung bình khá theo phong cách Sludge/Post Metal với giọng hát khàn, gào thét đặc trưng của Hardcore và mang nhiều tính Extreme. Tuy nhiên, album này lại được đánh giá khá cao.
    Sleep


    Sau album đầu tiên, COL có hợp đồng với hãng đĩa lớn hơn là Earache. Năm 2003, nhóm tung ra album thứ 2 là The Beyond. Album này có nhiều điểm tương đồng với album trước đó, tức là chưa có gì nổi bật, với âm nhạc chịu rất nhiều ảnh hưởng của Neurosis và nghiêng nhiều về phong cách Doom.
    Receiver


    Phải đến album thứ 3 là Salvation -2004 thì âm nhạc của COL mới trở nên đặc biệt và được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Sự thay đổi cơ bản trong album này là việc các bài hát trở nên dài hơn rất nhiều. Việc ghi âm cũng tốt và khiến âm nhạc của nhóm mang nhiều tính nghệ thuật, bớt đi những phần thô ráp trong 2 albums trước đó. Các bài hát trở nên dễ nghe, mang tính giai điệu và sử dụng cả giọng ca clean. Ngoài tính Post Metal rất rõ nét, có thể dễ dàng nhận thấy những ảnh hưởng của Progressive Metal trong album này. . Dù chơi nhạc có phần nhẹ nhàng hơn, album vẫn mang rất nhiều tính Metal.
    Album được giới chuyên môn đánh giá rất cao, thậm chí còn được tạp chí Metal Hammer đánh giá là album hoàn hảo với số điểm 10/10. Sau album này, tên tuổi của Cult Of Luna đã được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Trong những năm sau đó họ có thể tự mình tổ chức các tour diễn vòng quanh châu Âu và đến năm 2005 thì có thể sang Mỹ biểu diễn. Các tour lưu diễn này đều thành công và tạo tiền đề lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của COL sau này.
    Leave Me Here

    Waiting for You


    (còn tiếp)
     
  8. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Cult Of Luna

    Cult Of Luna​


    (tiếp theo)

    Sau những thành công đáng kể với Salvation và những chuyến lưu diễn dài ngày, COL bước vào sáng tác và ghi âm album thứ 4 trong sự nghiệp. Năm 2006 họ tung ra album Somewhere Along The Highway – một siêu phẩm của Post Metal. Khác với những album trước đó của nhóm, album này chơi có phần nhẹ hơn, các bài hát cũng có phần dài hơn. Phong cách thu âm thô kệch đã gần như không còn mà thay vào đó là những bài hát mang nhiều tính cảm xúc hơn rất nhiều. Sự thay đổi rõ nét có thể thấy ngay trong bài hát đầu tiên của album là Marching To The Heartbeats – một bài hát nhẹ nhàng, giọng ca nhiều cảm xúc, chịu nhiều ảnh hưởng của ambient. Những bài hát tiếp theo trong album sử dụng phong cách wall of sound – âm thanh dày đặc và nhiều lớp guitar thường thấy ở phong cách Post Rock. Tất nhiên, cũng giống như nhiều band chịu ảnh hưởng của Post Rock, các bài hát trong album là sự pha trộn giữa những đoạn nhạc nhẹ nhàng nhiều tính giai đoạn với những đoạn Metal cao trào sử dụng giọng hát khàn. Tuy nhiên, ngay cả trong những đoạn mạnh mẽ nhất, thì nó cũng không còn mang nhiều tính Metal như trước nữa mà vẫn mang những tính giai điệu nhất định. Như đã miêu tả ở trên, album nhận được rất nhiều lời khen ngợi và cùng với Salvation, đưa Cult Of Luna trở thành một trong những thế lực đáng nể của Post Metal trên toàn thế giới.

    Finland

    Back To Chapel Town


    2 năm sau khi tung ra album kinh điển đầy cảm xúc Somewhere Along The Highway, COL tung ra album thứ 5 trong sự nghiệp là Eternal Kingdom vào năm 2008. Chúng ta đã biết là âm nhạc của COL thay đổi khá nhiều với 2 albums đầu tay mang nhiều âm hưởng của Doom/Sludge, Post Metal thì 2 albums sau là sự pha trộn giữa Post Rock và Post Metal. Điều này cũng đồng thời có nghĩa là 2 albums sau nhóm chơi nhạc có phần nhẹ nhàng và nghiêng nhiều về cảm xúc hơn là những album đầu tay. Sự thay đổi này được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Tuy nhiên, với Eternal Kingdom, COL một lần nữa thay đổi khi album đánh khá mạnh và gần như không sử dụng phong cách nhẹ nhàng, giọng clean nhiều cảm xúc trong 2 albums trước. Trong album này, nhóm cũng gần như không sử dụng keyboards để tạo hiệu ứng atmospheric. Kết quả cuối cùng là album chú trọng vào việc sáng tác bài hát và khả năng chơi nhạc của nhóm (tuy nhiên kỹ năng chơi nhạc chưa bao giờ là điểm mạnh của COL). Album mạnh hơn, tối tăm hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi này không phải là thảm họa vì các bài hát trong album đều có chất lượng khá tốt, tuy không nhiều cảm xúc bằng album trước đó. Album này cũng được đánh giá khá cao và thậm chí còn xuất hiện trên bảng xếp hạng của Thụy Điển ở vị trí 47.
    Eternal Kingdom


    Sau album Eternal Kingdom là một khoảng lặng dài trong sự nghiệp của Cult Of Luna. Lúc này, band nhạc đã không còn hợp đồng với hãng đĩa Earache và việc tìm kiếm hợp đồng mới đã khiến band nhạc mất khá nhiều thời gian. Ngoài ra việc thành viên của band nhạc sống và làm việc ở các thành phố khác nhau (âm nhạc chỉ là nghề tay trái) đã khiến cho album thứ 6 của họ là Vertikal phải tới năm 2013 mới được tung ra. Đây là một album dạng concept với cảm hứng lấy từ bộ phim Metropolis năm 1927 của đạo diễn Fritz Lang với nội dung chính là những ý tưởng về các thành phố, máy móc, công xưởng. Lúc đầu, các thành viên band nhạc định tung ra một album kép, tuy nhiên sau đó họ quyết định chỉ tung ra một album đơn và một album dạng EP (mini album) lần lượt là Vertikal và Vertikal II (gồm những bài hát được sáng tác trong cùng thời gian với album Vertikal 1 nhưng bị loại khỏi album chính thức và một bài remix). Âm nhạc trong album cũng có nhiều thay đổi khi sử dụng rất nhiều các nhạc cụ kiểu electronic. Việc sử dụng các nhạc cụ này khiến âm nhạc trong album chịu nhiều ảnh hưởng của New Age, Ambient và Electronica. Sự thay đổi này, tuy chưa thực sự mang nhiều tính đột phá, vẫn là những điểm sáng của album. Album vì thế được đánh giá rất cao và đang trên đường để trở thành một album kinh điển của Post Metal thế giới.

    Passing Through


    COL là một trong những band nhạc góp công rất lớn để dòng nhạc Post Metal được công nhận là dòng nhạc chính thống. Âm nhạc của nhóm, tuy chịu nhiều ảnh hưởng của Neurosis trong những album đầu tiên, đã trở nên đặc biệt hơn với những album như Somewhere Along The Highway hay Vertikal. Trong 3 band nhạc quan trọng của thế hệ thứ hai, COL là band nhạc nghiêng nhiều nhất về phía Extreme Metal và cũng là band nhạc chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ Neurosis. Vì thế, đây là band nhạc rất đáng nghe của những fan yêu phong cách Extreme Post Metal.
     
  9. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Pelican

    Pelican​


    Band nhạc cuối cùng trong thế hệ thứ hai, tạo dựng nên tên tuổi cho dòng nhạc Post Metal chính là Pelican. Pelican cùng với Cult Of Luna và Isis là những band nhạc có đóng góp lớn cho dòng nhạc này. Những đóng góp của họ được cả thế giới Metal ghi nhận và một số nhà chuyên môn còn gọi họ dưới cái tên Pelisicult (là sự kết hợp của 3 nhóm kể trên). Tuy có gắn bó mật thiết với nhau, 3 band nhạc lại đi theo 3 hướng rất khác biệt. Nếu Cult Of Luna chịu nhiều ảnh hưởng của Neurosis và phong cách Extreme Metal thì Pelican lại gần như nghiêng hẳn về phía Post Rock. Một trong những nguyên nhân chính khiến Pelican nghiêng về Post Rock là do nhóm chỉ chơi nhạc hòa tấu không lời nên tính Extreme còn lại rất ít. Isis nằm ở vị trí giữa Cult Of Luna và Pelican.
    Pelican thành lập năm 2001 tại Chicago, Mỹ. Sau đó, nhóm nhạc này ký hợp đồng với hãng đĩa Hydrahead của Aaron Turner (Isis) và tung ra album đầu tay là Australasia vào năm 2003. Mặc dù album được ghi âm khá vội vàng và bị hạn chế về mặt tài chính, album vẫn nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn vì những bài hát có chất lượng cao, nhiều tính giai điệu. So với những band nhạc cùng thời như Isis hoặc Cult Of Luna, album đầu tay của nhóm Pelican được đánh giá cao hơn khá nhiều.

    Drought


    Những thành công ban đầu khiến album tiếp theo của Pelican rất được mong đợi. Năm 2005 nhóm tung ra album thứ hai, cũng chính là một trong những album kinh điển của Post Metal với cái tên rất dài The Fire In Our Throats Will Beckon The Thaw. Về mặt âm nhạc, album này chính là sự phát triển tiếp theo của album đầu tay trước đó nhưng với những bài hát gồm nhiều lớp nhạc cụ - một đặc trưng thường thấy của Post Rock. Một số ảnh hưởng của Industrial, Hardcore… cũng được tích hợp trong album trên nền nhạc Sludge/Post Rock. Chất lượng ghi âm của album này rất tốt và cũng là một trong những điểm sáng của album. Album được giới chuyên môn đánh giá rất cao, thậm chí tạp chí Decibel còn bầu đây là album của năm 2005. Sau album kinh điển này, tên tuổi của Pelican đã được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới.
    The Last Day Of Winter


    Tuy đang trên đà thành công, album thứ 3 của nhóm là City Of Echoes – 2007 lại chứng kiến sự thay đổi trong âm nhạc của Pelican. Thay vì những bài hát dài dạng epic trong những album trước, album này gồm các bài hát ngắn hơn, giai điệu dễ nhớ hơn. Phong cách Sludge/Doom của Pelican trong những album trước đó cũng còn khá ít và các bài hát mang ít tính Metal và nghiêng dần về phía Mainstream. Phản ứng trong nội bộ fan hâm mộ và giới chuyên môn là khá phức tạp. Phần đông thì cho rằng band nhạc đang bị thương mại hóa dần dần, một phần khác thì lại cho rằng đây là bước tiến hợp lý và chứng tỏ sự trưởng thành hơn của band nhạc. Dù album gây nhiều tranh cãi, chất lượng của nó cũng không quá tệ và là một album đáng nhớ trong sự nghiệp của nhóm.
    Dead Between The Walls


    Album thứ 4 trong sự nghiệp của nhóm là What We All Come To Need được tung ra vào năm 2009, âm nhạc trong album này gần như là sự kết nối của những album trước đó: phong cách mainstream hóa của City Of Echoes kết hợp với những bài hát epic. Điều đó có nghĩa là tính Sludge/Doom giảm sút như City Of Echoes nhưng các bài hát thì dài hơn một chút. Album này cũng không thực sự mang tính đột phá dù chất lượng không tệ.
    Album cuối cùng của Pelican tính tới thời điểm hiện tại là Forever Becoming chỉ được tung ra vào năm 2013. Lúc này nhóm đã mất đi tay guitar gạo cội là Laurent Schroeder – Lebec. Có lẽ chính vì sự chia tay của tay guitar gạo cội, âm nhạc trong album của nhóm rất buồn bã, tối tăm, giận dữ. Có lẽ chính vì lý do này, album được đánh giá khá cao – cao hơn 2 albums trước đó.
    What We All Come To Need

    Deny the Absolute


    Pelican là một trong những band nhạc đã tạo dựng nên tên tuổi của Post Metal và âm nhạc của họ thường được so sánh với Isis. Rất nhiều người nói rằng nếu nhạc của Isis mà bỏ đi phần lời thì sẽ trở thành Pelican. Sự so sánh này là không thực sự công bằng vì Pelican không phải là bản copy của Isis. Tuy nhiên, trên thực tế, âm nhạc của họ gần với Isis hơn so với Neurosis và Cult Of Luna.
     
  10. heavy metal

    heavy metal New Member

    Joined:
    6/7/14
    Messages:
    1
    Likes Received:
    0
    Bài viết rất hay và sâu sắc. Đúng chuẩn 1 metalhead rùi . Đến đây chúng ta chuyển sang vấn đề phối ghép dầu tư 1 bộ dàn nghe nhạc rock đi bác chủ, rất quan trọng khi nghe nhạc rock đó bác chủ. E chưa thấy bàn luân gì về vấn đè này nhiều .
     
  11. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Vấn đề phối ghép thế nào để nghe Metal, Rock hay chắc phải lập một topic khác chứ đưa vào topic này thì sẽ làm loãng topic. Mà chưa chắc em đã là một Metalhead đâu
     
  12. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    The Ocean

    The Ocean​


    The Ocean, hay còn biết đến với cái tên The Ocean Collective được thành lập năm 2001 tại Berlin, Đức bởi tay guitar Robin Staps. Trong những năm sau đó, rất nhiều nghệ sỹ đã tham gia band nhạc (lên tới trên 40 người) nên band nhạc còn có tên là The Ocean Collective vì số lượng thành viên quá đông. Sau khi tham gia một số chuyến lưu diễn nhỏ, The Ocean bắt tay vào sáng tác một loạt các ca khúc cho không chỉ 1 mà là 2 album đầu tay của nhóm. Năm 2004, nhóm tung ra album đầu tay là Fluxion. Album này gồm những bài hát nhẹ nhàng, mang nhiều tính atmospheric hơn so với album thứ 2 được sáng tác cùng thời điểm. Âm nhạc trong album là sự kết hợp của phong cách Progressive Sludge Metal (kiểu Mastodon) với Post Metal (Neurosis) với rất nhiều lớp nhạc cụ chồng lên nhau trong đó có những nhạc cụ của dàn giao hưởng và electronica. Album rất dễ nghe và được giới hâm mộ đánh giá khá cao.
    Những thành công của album đầu tay khiến The Ocean có được hợp đồng với hãng đĩa khá nổi tiếng của Metal là Metal Blade vào năm 2005. Năm 2006, nhóm tung ra album thứ hai là Aeolian với những bài hát còn lại được sáng tác trong giai đoạn khởi đầu sự nghiệp. Thực ra ý đính trước đó của band nhạc là tung ra một album kép nhưng không nhận được sự đồng ý của các hãng đĩa nên phải tách ra làm 2 phần. Tuy nhiên, cũng giống như những album sau này của nhóm, âm nhạc của Aeolian hoàn toàn khác so với Fluxion. Album tập hợp những bài hát rất thô, mang nặng tính Hardcore và rất đơn giản. Album này, có lẽ vì khá đơn giản, bị đánh giá thấp hơn album trước rất nhiều.
    Năm 2007, The Ocean tung ra album thứ 3 là Precambrian. Đây là một album kép gồm 2 đĩa và theo phong cách concept – có nội dung. Nội dung chủ đạo của album này là về sự hình thành của trái đất. 2 đĩa trong albums thể hiện 2 mặt đối lập trong âm nhạc của The Ocean: đĩa thứ nhất (có tên là Hadean/Archean) khá ngắn (chỉ hơn 20 phút) mang phong cách kiểu Technical Metal (Mastodon, Between The Buried And Me) còn đĩa thứ 2 là Proterozoic mang phong cách Post Metal giống Fluxion. Album này được thực hiện hết sức công phu, với sự tham gia của trên 80 nghệ sĩ trong đó có dàn nhạc giao hưởng Berlin Philharmonic Orchestra. Staps và các đồng sự phải mất 3 năm để chuẩn bị cho dự án đầy tham vọng này. Với sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, đây có lẽ là một trong những dự án tham vọng nhất trong lịch sử Post Metal. Album này có chất lượng tốt và đang trên đường trở thành một album kinh điển của Post Metal thế giới.
    Sau 3 album, The Ocean đã dần tạo dựng được tên tuổi trong làng nhạc Metal thế giới, đặc biệt với người hâm mộ Post Metal. Năm 2010, nhóm tiếp tục tung ra 2 album là Heliocentric và Anthropocentric. Đây tiếp tục là 2 albums concept với nội dung chính là việc chống lại tôn giáo (Thiên Chúa giáo và sách Sáng Thế). Lúc này, nhóm đã có 1 vocalist mới. Nếu như Heliocentric là album Post Metal tương tự như Precambrian với sự xuất hiện của dàn giao hưởng thì Anthropocentric lại mang nhiều âm hưởng trực tiếp từ Melodic Metal – với việc giọng ca mới Rossetti đa phần sử dụng clean vocal thay cho giọng khàn kiểu Hardcore. Tuy nhiên, trái với những album trước đó khi phần Post Metal luôn được đánh giá cao hơn so với phần Sludge Metal, trong 2 albums này, Anthropocentric có chất lượng cao hơn.
    Album cuối cùng của The Ocean tính tới thời điểm hiện tại là Peligial được tung ra vào năm 2013. Đây tiếp tục là một album concept viết về đại dương với những vùng nước sâu. Khởi đầu, band nhạc định ghi âm 1 album hòa tấu không có lời vì nội dung của album cũng không thực sự phù hợp với việc viết thêm lời. tuy nhiên, sau đó band nhạc quyết định vẫn sẽ sử dụng vocal. Cũng vì lý do này, album có 3 bản chính thức: bản có lời hát (lyrics) bản không lời (instrumental) và bản double CD (một đĩa có lời và một đĩa không lời). Album có chất lượng tốt và tiếp tục nhận được nhiều lời khen ngợi. Thậm chí, album còn xuất hiện trên bảng xếp hạng của Đức ở vị trí 68. Đây cũng là lần đầu tiên The Ocean có mặt trên các bảng xếp hạng toàn thế giới.
    Sau Neurosis và Pelisicult, The Ocean là một trong những band nhạc đầu tiên chơi Post Metal. Âm nhạc của họ là sự kết hợp của phong cách Progressive Sludge với Post Metal. Những album của nhóm đều có chất lượng khá tốt, đầu tư nhiều công sức và có sử dụng cả dàn giao hưởng. Một band nhạc rất đáng nghe của Post Metal thế giới.

    Equinox

    Austerity

    Stenian

    Firmament

    She Was The Universe

    Bathyalpelagic II: The Wish in Dreams
     
  13. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Solstafir

    Solstafir​


    Một trong những ảnh hưởng quan trọng của bộ 3 Pelisicult là lôi kéo một số band nhạc từ những dòng nhạc khác chuyển sang chơi Post Metal. Solstafir là một trường hợp điển hình của việc chuyển từ dòng khác sang chơi Post Metal và khá thành công. Nhóm nhạc thành lập từ năm 1995 tại Iceland này khởi đầu chơi theo phong cách Viking/Black Metal. Sau khi ghi âm một số album demo, Solstafir bắt đầu ghi âm album đầu tay vào năm 1999, tuy nhiên, do rất nhiều lý do khác nhau, album chỉ được tung ra vào năm 2002 là Í Blóði og Anda. Đây là một album mang nhiều phong cách Black Metal và có chất lượng khá tốt nên đã đưa tên tuổi của nhóm nhạc dần được biết đến rộng rãi hơn tại thế giới Metal underground tại châu Âu.
    Cũng chính vì chất lượng khá tốt của album đầu tay đã khiến cho band nhạc có hợp đồng với một hãng đĩa nổi tiếng hơn là Spinefarm Records của Phần Lan. Năm 2005, nhóm tung ra album thứ hai là Masterpiece Of Bitterness. Đây cũng là album đánh dấu sự thay đổi dần trong âm nhạc của Solstafir với các bài hát rất dài. Âm nhạc trong album, mặc dù vẫn còn đầy giận dữ và những âm hưởng của Black Metal, đã có sự thay đổi đáng kể về cấu trúc các bài hát: theo phong cách Post Rock. Để dễ tưởng tượng, ta có thể hình dung âm nhạc của nhóm lúc này theo phong cách của Neurosis, Isis, Pelican nhưng với một tốc độ cao hơn, mang nhiều tính Brutal trong giọng hát hơn rất nhiều. Dù band nhạc phủ định những ảnh hưởng của Neurosis hay Isis, âm nhạc của nhóm vẫn gần với Post Metal hơn tất cả những dòng nhạc khác. Album này có chất lượng tốt và được đánh giá rất cao.
    Album thứ 3 trong sự nghiệp của Solstafir là Kold được tung ra vào đầu năm 2009. Lúc này âm nhạc của nhóm đã trở lên hết sức phức tạp với những ảnh hưởng của Black, Alternative, Grunge, Post Metal, Post Rock. Tuy nhiên, giống như album trước, album này nhận được nhiều lời khen ngợi của giới chuyên môn trên toàn thế giới. Lúc này, nhóm đã có thể tổ chức những chuyến lưu diễn vòng quanh châu Âu và xuất hiện ở khá nhiều các nhạc hội lớn tại châu lục này như Roskilde, Wacken Open Air..
    Album thứ 4 trong sự nghiệm của Solstafir là Svartir Sandar được tung ra vào năm 2011. Đây tiếp tục là một album có chất lượng cao của nhóm khi âm nhạc chuyển dần sang Post Rock. Việc chuyển sang Post Rock có nghĩa là album này nhẹ nhàng hơn so với các album trước. Album này thậm chí còn nhận được rất nhiều lời khen ngợi và còn được bầu là album của năm của các tạp chí nổi tiếng như Inferno của Phần Lan, Morgunblaðið, Iceland; Metal.de – Đức và Soundi của Phần Lan. Đây cũng là lần đầu tiên Solstafir được hưởng sự thành công về mặt thương mại khi album vươn lên tới hạng 7 của Iceland và hạng 11 tại Phần Lan. Bài hát Fjara trong album thậm chí còn vươn lên hạng 1 trên bảng xếp hạng của Iceland – quê hương của nhóm.
    Album cuối cùng của nhóm tính tới thời điểm hiện tại là Otta được tung ra vào năm 2014. Trong album này nhóm chỉ hát bằng tiếng Iceland và tiếp tục giảm tính Heavy Meta trong âm nhạc của mình. Vì vậy, âm nhạc trong album mang nhiều tính Post Rock với những đoạn nhẹ nhàng, sử dụng Piano và đàn dây.
    Âm nhạc của Solstafir khá đặc biệt và thường được so sánh với nhóm nhạc Sigur Ros, một band nhạc Post Rock huyền thoại của Iceland. Tuy nhiên, trên thực tế âm nhạc của nhóm khá phức tạp và có được những thành công riêng và ít chịu ảnh hưởng bởi Sigur Ros.

    Árstíðir Dauðans

    Ljósfari

    78 Days in the Desert

    Fjara

    Lágnætti
     
  14. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Rosetta

    Rosetta​


    Rosetta là một band nhạc Post Metal đến từ Philadelphia, Mỹ. Nhóm được thành lập từ năm 2003 khi các thành viên của nhóm vẫn đang là học sinh phổ thông. Sau khi thành lập, các chàng trai trẻ đã tập sáng tác các bài hát và đi biểu diễn rồi tung ra một album demo. Album này nhận được sự chú ý của hãng đĩa Tranlation Loss Records và nhóm nhạc có hợp đồng với hãng đĩa này. Năm 2005, nhóm tung ra album đầu tay là The Galilean Satellites. Đây là một album kép với độ dài mỗi đĩa khoảng 1 tiếng đồng hồ. Một band nhạc trẻ, mới ra đĩa đầu tay mà lại ra một album kép và theo đuổi một dòng nhạc kén người nghe như Post Metal thì hiển nhiên sẽ có nhiều nghi ngờ về chất lượng âm nhạc của album. Tuy nhiên, Rosetta đã dẹp tan những nghi ngờ như trên vì trên thực tế đây là một album có chất lượng rất tốt. Tuy là 2 đĩa trong cùng 1 album nhưng âm nhạc trong 2 đĩa lại hoàn toàn khác nhau. Nếu như đĩa đầu tiên mang phong cách Post Metal với những ảnh hưởng rõ nét của Neurosis và Isis (những thần tượng của band nhạc) thì đĩa thứ hai lại mang phong cách Ambient. Tuy theo phong cách khác biệt, các bài hát trong cả 2 albums đều có độ dài như nhau (vì ý tưởng của band nhạc muốn chơi 2 cds cùng một lúc – ý tưởng lạ rất phù hợp với những người có 2 bộ dàn âm thanh có thể nghe cùng lúc). Tuy ý tưởng lạ, đây vẫn là một album có chất lượng cao và được giới chuyên môn dành cho rất nhiều lời khen ngợi.
    Sau album đầu tay khá thành công, band nhạc tiếp tục các chuyến lưu diễn và tung ra một album EP với Balboa. Năm 2007, nhóm tung ra album thứ 2 trong sự nghiệp là Wake/Lift vào năm 2007. So với album trước, album này của nhóm có phần nhẹ nhàng và mang nhiều tính thử nghiệm. Âm nhạc trong album này ít tính Metal hơn, nghiêng nhiều về Post Rock với những ảnh hưởng của Hardcore và Psychedelic, Space Rock và nhạc thử nghiệm kiểu Experimental. Album cũng nghiêng nhiều về hướng giai điệu và sử dụng các kỹ thuật chơi nhạc. Cũng như album trước, đây là một album có chất lượng khá cao.
    Sau khởi đầu ấn tượng với 2 albums đầu tay chất lượng cao. Rosetta tiếp tục tung ra một album EP dưới dạng Split với nhóm nhạc Year Of No Light của Pháp và tung ra album thứ 3 là A Determinism Of Morality vào năm 2010. So với album trước, album này mang nhiều tính Metal hơn rất nhiều. Những ảnh hưởng của Hardcorre như phong cách chơi nhạc, giọng hát khàn kiểu gào thét thể hiện rõ nét trong album này. Chất lượng album cũng khá tốt những có lẽ không thể bằng 2 albums trước đó.
    Sau albums thứ 3, nhóm nhạc đã có thể tổ chức tour lưu diễn khắp nước Mỹ. Sau đó, nhóm tiếp tục tung ra một album dạng Split với band nhạc Restoration và đi lưu diễn châu Âu vào năm 2012. Năm 2013, nhóm quyết định tự tung ra album thứ 4 trong sự nghiệp là The Anaesthete mà không cần hãng đĩa. Có lẽ chính vì lý do không có hãng đĩa, âm nhạc trong album này khá đen tối và có dạng concept. Tuy nhiên, về mặt thương mại, album này khá thành công dù ban đầu chỉ được bán trực tuyến qua Bandcamp. Chỉ trong vòng 24 giờ, band nhạc đã thu đủ số vốn bỏ ra để làm album và album có mặt trong top của Bandcamp. Phiên bản CD và LP của nhóm chỉ được bán tại Úc và châu Âu. Dự kiến album mới của nhóm là Quintessential Ephemera sẽ được tung ra vào giữa năm 2015.

    Absent

    Red In Tooth And Claw

    A Determinism Of Morality

    Ryu / Tradition
     
  15. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Minsk

    Minsk​


    Nhắc đến Minsk chắc nhiều người trong chúng ta nhớ đến thành phố thủ đô của nước cộng hòa Belarussia – một thành phố rất đẹp dù nhiều lần bị phá hủy nhưng rồi đều được xây lại đẹp hơn trước. Trong thế giới của Heavy Metal cũng có một band nhạc tên là Minsk nhưng đây không phải là một band nhạc đến từ Belarussia mà lại đến từ nước Mỹ. Band được thành lập từ năm 2002 tại Illinois. Sau khi thành lập và ghi âm một album demo, nhóm nhạc có được hợp đồng với hãng đĩa Loss Recordings và năm 2005 thì tung ra album đầu tay là Out Of A Center Which Is Neither Dead Nor Alive. Âm nhạc trong album này chịu ảnh hưởng khá nhiều của Isis – tức là phong cách Ambient Post Metal với một chút ảnh hưởng của Psychedelic , thể loại nhạc ảo giác của thập niên 60s. Ngoài ra, những ảnh hưởng của phong cách Neurosis cũng thể hiện rất rõ ràng trong album này với sự xuất hiện thường xuyên của tiếng trống thổ dân. Tuy chưa mang nhiều tính đột phá trong âm nhạc, đây vẫn là một album có chất lượng khá, đặc biệt là với một album đầu tay.
    Sau album đầu tay chất lượng khá, Minsk có cơ hội để tham gia một số nhạc hội khá lớn và lưu diễn với những tên tuổi nổi tiếng trong thế giới Metal như Brutal Truth, High On Fire, Sunn O))), Pig Destroyer hay Boris (tất cả những tên tuổi này đền đã được giới thiệu trong topic này). Những chuyến lưu diễn này khiến tên tuổi của nhóm dần được biết đến rộng rãi hơn và có được hợp đồng với hãng đĩa nổi tiếng hơn là Relapse. Năm 2007, nhóm tung ra album thứ 2 là The Ritual Fires Of Abandonment. So với album đầu tay thì album này là một bước tiến rất dài trong sự nghiệp của nhóm. Về mặt âm nhạc, album không quá khác biệt so với album trước đó tức là vẫn chơi theo phong cách Post Metal kết hợp với Psychedelic. Tuy nhiên, những bài hát trong album này được viết rất tốt và nghiêng nhiều về phía giai điệu. Những ảnh hưởng của Psychedelic cũng mạnh mẽ hơn rất nhiều trong album, biến âm nhạc của nhóm trở nên khác biệt hơn so với những band Post Metal khác. Những ảnh hưởng của Psychedelic khiến âm nhạc của nhóm trở nên tối tăm và có phần ám ảnh, kỳ quái hơn so với những band nhạc khác. Album được giới chuyên môn chào đón nhiệt liệt và trở thành một trong những album kinh điển của Post Metal.
    Năm 2009, Minsk tung ra album thứ 3 trong sự nghiệp là With Echoes In The Movement Of Stone. Đây tiếp tục là một album khá tốt trong sự nghiệp của nhóm. Âm nhạc là sự kết hợp rất tốt của Heavy Post Metal với Psychedelic Sludge. Trong album này, nhóm chủ yếu sử dụng giọng clean vocal mà ít sử dụng giọng gào thét của các album trước. Album này cũng nhận được rất nhiều lời khen ngợi của giới chuyên môn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, rất tiếc đây lại là album đánh dấu sự đi xuống của Minsk. Năm 2011, nhóm bất ngờ tuyên bố tạm dừng hoạt động vô thời hạn (một kiểu tan rã).
    Phải 6 năm sau khi tung ra album thứ 3 trong sự nghiệp, Minsk mới tái lập trở lại với những thành viên khá mới và tung ra album thứ 4 là The Crash And The Draw vào năm 2015. Sự đi xuống của nhóm cũng là điều không quá khó hiểu và để lại nhiều sự nuối tiếc cho fan hâm mộ. Tuy sự nghiệp có chiều hướng đi xuống, Minsk vẫn là một band nhạc để lại nhiều dấu ấn với những album có chất lượng khá tốt như The Ritual…, hay With Echoes…

    Narcotics and Dissecting Knives

    White Wings

    Means To An End

    To The Garish Remembrance Of Failure
     
  16. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Year Of No Light

    Year Of No Light​



    Dù có một cái tên tiếng Anh, Year Of No Light (YONL) là một band nhạc đến từ nước Pháp. Nhóm thành lập từ năm 2001 tại Bordeaux dưới dạng một side project. Sau một thời giant ham gia biểu diễn dưới dạng một band nhạc hòa tấu không lời, nhóm tung ra một album demo vào năm 2004. Tới năm 2006 nhóm tung ra album đầu tay là Nord. Đây là một album Post Metal có chất lượng rất tốt với những ảnh hưởng rõ nét của Psychedelic và Shoegaze. Cũng như nhiều band nhạc Post Metal khác, Neurosis và Isis là những band nhạc có ảnh hưởng lớn nhất tới YONL. Về mặt âm nhạc thì YONL gần với Isis hơn (phong cách atmospheric ambient) nhưng về mặt giọng hát thì họ lại gần với Neurosis khi sử dụng giọng ca bạo lực đầy tính Extreme. Tuy có một cái tên rất Anh, nhóm chỉ hát bằng tiếng Pháp trong album đầu tay. Album này nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn và trở thành một trong những album hay của năm 2006.
    Tuy giành được rất nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn sau album đầu tay, YONL lại lựa chọn đi theo một con đường khác. Năm 2008, nhóm kết nạp thêm các thành viên mới và trở thành nhóm nhạc 6 người với 2 tay trống, 3 guitar và 1 bass. Nhóm cũng từ bỏ giọng ca chính và chỉ chơi theo phong cách hòa tấu Instrumental. Năm 2010, nhóm tung ra album thứ 2 trong sự nghiệp là Ausserwelt. Album này chỉ gồm có 4 bài hát nhưng dài tới hơn 48 phút và chơi hòa tấu hoàn toàn. Album được đầu tư khá công phu và có chất lượng rất tốt nhưng điều nó thiếu vắng chính là giọng hát có phần mạnh mẽ và đầy tính bạo lực của album trước đó. Tuy vậy, bù lại các bài hát được sáng tác khá tốt, mang nhiều âm điệu của Post Rock. Album này cũng nhận được giới chuyên môn đánh giá khá cao dù nó rất khác so với album trước đó.
    Sau 2 albums chất lượng cao là những chuyến lưu diễn vòng quanh châu Âu với những band nhạc khá nổi tiếng. Tên tuổi của YONL lúc này đã trở nên nổi tiếng tại lục địa già và thậm chí họ còn được mời làm nhạc phim cho bộ phim Vampyr. Năm 2013 nhóm tiếp tục tung ra album thứ 3 trong sự nghiệp là Tocsin- một album hòa tấu không lời tiếp theo. Dù không thực sự mang tính đột phá như 2 albums đầu tiên, đây vẫn là một album có chất lượng khá tốt của nhóm. Album cũng khá thành công và giúp cho YONL có khả năng lưu diễn tại Mỹ vào năm 2014.
    YONL là một trong những band nhạc mang nhiều tính Post Metal nhất trong cả dòng nhạc. Âm nhạc của nhóm là thứ Post Metal điển hình và nhóm đang trên đường trở nên nổi tiếng và được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới.

    Sélénite

    Perséphone

    Géhenne
     
  17. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Intronaut

    Intronaut​


    Intronaut thành lập năm 2004 tại California, Mỹ với những thành viên đến từ các band nhạc Anubis Rising, Exhumed, Uphill Battle và Impaled. Với những thành viên đến từ nhiều band nhạc và chơi các thể loại rất khác nhau như Doom, Grindcore, Death và Funk nhưng âm nhạc của nhóm rất phức tạp. Tuy nhiên, điểm chung trong âm nhạc của Intronaut là họ chơi một thứ âm nhạc mạnh mẽ, giận dữ nhưng cũng đầy kỹ thuật. Sau khi thành lập khoảng 6 tháng, nhóm nhận được sự chú ý của hãng đĩa Goodfellow và đến năm 2006 thì tung ra album đầu tay Void. Âm nhạc trong album này, ngoài tính Post Metal còn chịu ảnh hưởng từ Jazz, Funk, nhạc Ấn Độ và Progressive Metal nữa. Tuy phức tạp, album có chất lượng tốt và nhận được khá nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn.
    Thành công của album đầu tay khiến cho Intronaut nhận được sự chú ý của một hãng đĩa chuyên về Metal khá nổi tiếng là Century Media và có hợp đồng với hãng đĩa này. Nhóm tung ra album thứ hai là Prehistoricisms vào năm 2008. Đây có lẽ là album thành công và được đánh giá cao nhất trong lịch sử của nhóm nhạc. Âm nhạc trong album này rất khác so với những band nhạc Post Metal khác. Nó rất phức tạp và nghiêng nhiều về phía nhạc Jazz kết hợp với một thứ Post Rock phức tạp (kiểu Tortoise chứ không giống Mogwai) trên một nền tảng kỹ thuật chơi nhạc tuyệt vời (chịu ảnh hưởng của Technical Death Metal). Album là một sự kết hợp hoàn hảo giữa những bài hát ngắn, đơn giản mang tính Doom Metal với những bài hát dài, cấu trúc phức tạp nghiêng về Post Metal và Progressive Metal. Album này chất lượng rất cao và sau đó trở thành một album kinh điển của Post Metal thế giới.
    Sau album kinh điển Prehistoricisms, Intronaut đã trở nên khá nổi tiếng và có thể đi lưu diễn với những band nhạc khá lớn như Kylesa hoặc Mastodon, đồng thời tham gia những đại nhạc hội lớn hơn. Năm 2010, nhóm tung ra album thứ 3 trong sự nghiệp là Valley Of Smoke. Sự khác biệt lớn nhất của album này so với những album trước đó có lẽ là việc các bài hát mang nhiều tính giai điệu và sử dụng clean vocal. Ngoài ra, những ảnh hưởng của Jazz cũng trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Album có chất lượng rất tốt và cũng như album trước, nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn trên toàn thế giới.
    Album cuối cùng của Intronaut tính tới thời điểm hiện tại là Habitual Levitations (Instilling Words With Tones) được tung ra vào năm 2013. Đây tiếp tục là một album theo phong cách Post Metal với những ảnh hưởng của Progressive và Mathcore (một nhánh của Metalcore chơi nhạc rất kỹ thuật). Tuy vậy, album này có phần ít tính bạo lực và Extreme hơn những album trước khi sử dụng nhiều clean vocal và những đoạn nhạc khá nhẹ nhàng theo phong cách Post Rock. Album này, tuy chất lượng không bằng 2 albums trước đó nhưng vẫn là một trong những album có chất lượng của nhóm.
    Intronaut là một band nhạc khá đặc biệt trong lịch sử của Post Metal không chỉ vì họ tích hợp thêm nhiều ảnh hưởng của các dòng nhạc khác mà còn bởi vì họ là một trong những band hiếm hoi chơi rất kỹ thuật trong dòng nhạc. Với một loạt những album chất lượng cao liên tiếp, Intronaut đang vươn dần lên một tầm cao mới và cũng góp phần không nhỏ tạo ra sự lớn mạnh cho dòng nhạc Post Metal. Đây cũng là một band nhạc mà những fan hâm mộ của Progressive và Metalcore không thể bỏ qua.

    Fault Lines

    Australopithecus

    Valley of Smoke

    Harmonomicon
     
  18. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Russian Circles

    Russian Circles​


    Russian Circles (RC) là một trong những band nhạc hiếm hoi chỉ gồm 3 thành viên (trio) trong dòng nhạc Post Metal. (Do dòng nhạc này thường chơi nhạc theo phong cách wall of sound – lượng nhạc cụ dày đặc nên việc một band chỉ có 3 thành viên là rất hiếm). Tuy có một cái tên là Russian, đây là một nhóm nhạc Mỹ. Nhóm thành lập năm 2004 tại Chicago, cùng quê với band nhạc Post Metal rất nổi tiếng là Pelican. Có lẽ do cùng quê hương với Pelican nên RC cũng phong cách chơi nhạc của RC cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ Pelican – đây cũng là một nhóm chỉ chơi hòa tấu không lời. Cũng giống như Pelican, do chơi hòa tấu nên âm nhạc của nhóm nghiêng rất nhiều về phía Post Rock, nên có rất nhiều nhà chuyên môn thậm chí xếp nhóm nhạc này vào Post Rock chứ không phải Metal. Năm 2006, nhóm tung ra album đầu tay là Enter. Album này thực chất là album EP Russian Circles đã tung ra trước đó (tất cả các bài hát của EP đều xuất hiện trong album này) cộng thêm một số bài hát mới. Âm nhạc trong album này là sự kết hợp của Post Rock với Post Metal và Math Rock. Post Rock thì chúng ta đã rõ, còn Math Rock là một dòng nhạc khá gần gũi với Post Rock nhưng với những bài hát ngắn và thiên về kỹ thuật nhiều hơn. Tuy nhiên, phần Post Metal chiếm vị trí lớn nhất vì các bài hát đều khá mạnh nhưng có phần khá dễ nghe (so với Pelican). Album này được đánh giá rất cao và trở thành album phổ biến nhất của nhóm.
    Thế nhưng, tuy đang trên đà thành công, âm nhạc của RC lại thay đổi theo chiều hướng không được tích cực, trong album thứ hai của nhóm là Station vào năm 2008, âm nhạc của nhóm chuyển dần từ phong cách pha trộn giữa Post Rock, Math Rock, Post Metal và một chút Progressive Alternative (ảnh hưởng của Tool) sang phong cách Post Rock thuần túy. Album này tuy vậy, vẫn có chất lượng khá tốt. Nhưng album Geneva vào năm 2009 đúng là một thảm họa trong sự nghiệp của RC. Âm nhạc trong album này chỉ đơn giản là theo phong cách Atmospheric Post Rock với những bài hát ở mức trung bình kém. Nó khiến cho album trở thành một điểm tối trong sự nghiệp của nhóm và khiến người hâm mộ mất dần niềm tin với RC.
    RC chỉ trở lại với phong cách Post Metal trong album thứ 4 của nhóm là Empros vào năm 2011. Tuy album này không thực sự mạnh như album đầu tay là Enter nhưng âm nhạc của nhóm vẫn có những ảnh hưởng rất mạnh từ Neurosis và Pelican. Cũng gần như ngay lập tức, âm nhạc của nhóm quay trở lại đúng quỹ đạo vốn có. Điều đó cũng có nghĩa rằng đây là một album có chất lượng khá tốt với phong cách lai giữa Post Rock và Metal. Album này vì thế cũng cũng nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn và người hâm mộ trên toàn thế giới.
    Album cuối cùng tính tới thời điểm hiện tại của RC là Memorial tiếp tục phong cách Post Metal của album trước đó. Album này thể hiện sự phân cực mạnh mẽ hơn trong âm nhạc giữa những phần mạnh mẽ (Heavy ) và những phần nhẹ nhàng (Post Rock). Album này, về mặt âm nhạc chịu ảnh hưởng cả từ Progressive Rock (đặc biệt là album Animals của Pink Floyd) lẫn phong cách Metal truyền thống của những năm đầu thập kỷ 80s. Về tổng thể đây cũng là một trong những album có chất lượng khá tốt của nhóm.
    RC là một band nhạc chơi theo phong cách lai giữa Post Rock và Metal. Âm nhạc của nhóm có chất lượng khá cao và chỉ chơi theo phong cách hòa tấu không lời. Kỹ năng chơi nhạc của nhóm khá tốt. Đây là một band không thể bỏ qua của những fan yêu cả Post Rock và Post Metal.

    Carpe

    Station

    Geneva

    309

    Memorial
     
  19. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Palms

    Palms​



    Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ tới band nhạc Isis, band nhạc quan trọng thứ hai trong lịch sử của Post Metal và là band nhạc đầu tiên biến Post Metal trở thành một dòng nhạc (trước đó chỉ có Neurosis chơi thứ âm nhạc này và vì thế không thể coi nó là một dòng nhạc). Sau khi tung ra một loạt những album kinh điển như Oceanic, Panopticon, Wavering Radiant… tên tuổi của Isis đã được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Họ thậm chí đã phần nào đó vượt qua giới hạn của một band underground. Nhưng rồi những bất ổn trong nội bộ band nhạc đã khiến nhóm tan rã vào năm 2010 để lại rất nhiều nuối tiếc cho người hâm mộ.
    Sau khi Isis tan rã, 3 trong số 5 thành viên chính thức của nhóm là tay bass Jeff Caxide, tay trống Aaron Harris và tay guitar Bryant Meyer quyết định tiếp tục sự nghiệp cùng nhau và thành lập ra nhóm nhạc Palms. Sau đó, nhóm tìm được một giọng ca chính rất nổi tiếng trong thế giới Metal là Chino Moreno của nhóm nhạc Deftones. Cần phải nói thêm rằng Deftones là một trong những band nhạc huyền thoại của thể loại Nu Metal. Deftones và Korn là hai band nhạc chơi thể loại này sớm nhất và cũng chính là 2 band nhạc nhận được nhiều sự tôn trọng nhất trong dòng nhạc này. Giọng hát của Moreno rất tốt, nhiều cảm xúc và mang rất nhiều tính thơ trong ca từ. Deftones thì thành lập trước Isis từ rất lâu và là một band rất thành công về mặt thương mại với hàng triệu bản bán được trên thế giới. Tất nhiên, họ cũng nổi tiếng hơn rất nhiều so với Isis. Tuy nhiên, Moreno lại là một fan hâm mộ của Isis nên anh nhanh chóng nhận lời gia nhập Palms.Với một đội hình đẹp dưới dạng supergroup thì cũng không mấy ngạc nhiên khi Palms nhanh chóng có hợp đồng với hãng đĩa Ipecac. Năm 2013 nhóm tung ra album đầu tay là Palms. Đến đây thì chắc nhiều người sẽ nghĩ vậy thì âm nhạc của Palms sẽ là nhạc của Isis + lời của Deftones. Tuy nhiên trên thực tế thì không hẳn điều này đã hoàn toàn đúng. Các bài hát trong album này, dù mang tính Post Metal rõ nét, vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của nhạc mainstream. Giọng ca của Moreno luôn là điểm sáng trong âm nhạc của Deftones và trong album này anh cũng tỏa sáng rực rỡ. Điều này cũng có nghĩa là âm nhạc của Palms mang nhiều cảm xúc, có phần nhẹ nhàng và tình cảm hơn so với phong cách dùng giọng kiểu Hardcore pha lẫn Clean của Isis trước đây. Album này có chất lượng cao và cũng rất thành công về mặt thương mại khi vươn lên được hạng 55 trên bảng xếp hạng của Mỹ. Album cũng được cả những tạp chí rất có uy tín bầu chọn là một trong những album hay nhất năm như Rolling Stone, Spin…
    Cho tới thời điểm hiện tại Palms mới chỉ có một album duy nhất nhưng những dấu ấn của họ để lại đã khá rõ nét. Hi vọng trong thời gian tới chúng ta sẽ còn tiếp tục chứng kiến sự trưởng thành của nhóm nhạc này trong những album sắp tới. Đây cũng là nhóm nhạc mà những người hâm mộ Post Metal thế giới khó có thể bỏ qua.
    Phần viết về Palms cũng là bài viết cuối cùng về Post Metal, một trong những dòng nhạc đang phát triển hết sức mạnh mẽ trong những năm gần đây.

    Future Warrior

    Mission Sunset
     
  20. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Dòng nhạc tiếp theo trong lịch sử của Metal là Nu Metal, một dòng nhạc đầy tranh cãi, mời các bác chú ý đón đọc.
     
  21. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Nu Metal

    Nu Metal​


    Trong lịch sử của Heavy Metal, rất hiếm có dòng nhạc nào vừa được giới chuyên môn đánh giá cao vừa nhận được sự thành công to lớn về mặt thương mại. Rất nhiều fan hâm mộ Metal hẳn còn nhớ dòng nhạc Glam Metal ở những năm 80s, dòng nhạc này thành công rất lớn về mặt thương mại nhưng lại bị phần lớn những fan hâm mộ “Metal chân chính” ghét bỏ. Lý do thì có nhiều nhưng đa phần đều chỉ trích dòng nhạc này quá chạy theo thị trường mà mất dần đi chất Metal trong đó. Trong thập kỷ 90s một lần nữa lịch sử lại lặp lại lần này là với dòng nhạc Nu Metal. Rất nhiều fan hâm mộ đã ngoảnh mặt với dòng nhạc này mà, trên thực tế, không thực sự hiểu Nu Metal thực sự là gì.
    Trở lại với lịch sử của âm nhạc thế giới, như chúng ta đã biết, đến những năm 90s thì Heavy Metal đang lâm vào khủng hoảng khi những dòng nhạc như Glam, Thrash, Grunge dần đi xuống nhanh chóng và không còn gặt hái được nhiều thành công về mặt thương mại. Chính vào những thời điểm này, Nu Metal xuất hiện và chiếm lĩnh gần như hoàn toàn chỗ trống mà Grunge để lại trước đó. Tuy nhiên, ít người biết rằng, tại thời điểm mới xuất hiện, Nu Metal xuất phát từ dòng nhạc Groove Metal. Điều đó có nghĩa là âm nhạc của Nu Metal chủ yếu dựa trên những cú riff lặp đi lặp lại. Điểm khác biệt lớn giữa Nu Metal so với Groove là các band Nu Metal thường loại bỏ những đoạn solo guitar, sử dụng guitar 7 giây và thường chỉnh guitar trầm hơn so với Groove. Ngoài ra, sau này, một số band Nu Metal còn tích hợp thêm những ảnh hưởng của Alternative, Punk, Hip Hop, Rap, Funk, Extreme Metal…. và tạo nên một dòng nhạc khá phức tạp, nhiều biến đổi với rất nhiều phong cách khác nhau.
    Nu Metal thực sự khởi đầu bởi band nhạc Korn khi nhóm này tung ra album đầu tay vào năm 1994, album hết sức thành công và tạo ra một thứ âm nhạc hoàn toàn mới, chưa từng được band nhạc nào thể hiện và được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Cùng với Korn, Deftones cũng gây ấn tượng mạnh với phong cách chơi nhạc mạnh mẽ nhưng lại nhiều chất thơ trong âm nhạc của mình. Sự thành công của Korn và Deftones đã đặt nền móng quan trọng đề những band nhạc khác như Limp Bizkit, Papa Roach, Sevendust, Staind, Slipknot, Linkin Park… tạo dựng tên tuổi và trở thành những band nhạc Rock thành công nhất về mặt thương mại trong những năm cuối thập kỷ 90s đầu 2000s với hàng trăm triệu bản bán được trên toàn thế giới. Dòng nhạc này sau đó cũng khiến cho không ít những band nhạc nổi tiếng cũng chuyển dần sang chơi Nu Metal như Soulfly, Machine Head…
    Một trong những yếu tố thành công trong âm nhạc của Nu Metal chính là yếu tố lời hát. Các bài hát của dòng nhạc này thường nói về những cảm xúc, suy tư cá nhân của một thế hệ phức tạp, phá phách. Vì thế nó cũng rất gần gũi với những lứa tuổi trẻ và được thế hệ này ủng hộ nhiệt liệt. Tuy nhiên cũng giống như những dòng nhạc khác, Nu Metal dần bị thương mại hóa với những bài hát dễ nghe hơn (Nu Metal khởi đầu chơi nhạc rất thô và không nhiều tính thương mại). Việc xuất hiện hàng loạt những band nhạc Nu Metal trình độ trung bình, kém cũng khiến dòng nhạc này nhanh chóng bị bão hòa và trở nên lỗi thời vào những năm giữa thập niên 2000s. Hầu hết các band nhạc nổi tiếng của dòng nhạc này hoặc tan rã, hoặc chuyển sang thể loại nhạc khác. Tuy vậy, dòng nhạc này không thực sự đi vào dĩ vãng khi những band nhạc gạo cội của dòng nhạc vẫn tiếp tục theo đuổi thứ âm nhạc riêng biệt và tạo được những thành công đáng kể. Tới những năm đầu thập niên 2010s, dòng nhạc này bắt đầu có dấu hiệu của sự hồi sinh trở lại khi một số band nhạc gạo cội được tái lập và một số band nhạc mới bắt đầu xuất hiện.
    Dù vấp phải sự phản đối của những Metalhead “chân chính”, “thuần chất” Nu Metal vẫn là một dòng nhạc rất đáng chú ý với những tài năng hiếm có trong lịch sử của Heavy Metal. Chúng ta sẽ lần lượt tới với những đại diện chủ chốt của dòng nhạc này trong những bài viết kế tiếp.
     
  22. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Korn

    Korn​


    Korn là band nhạc Nu Metal thực sự đầu tiên trong lịch sử của dòng nhạc này. Nhóm thành lập năm 1993 tại Bakersfield, California, Mỹ. Tuy thành lập năm 93 nhưng nhóm nhạc này đã có lịch sử từ khá lâu. Trước khi thành lập Korn, 3 thành viên chính thức của nhóm là James “Munky” Shaffer – guitar, Reginald “Fieldy” Arvizu – bass và David Silveria – trống đã chơi chung trong band nhạc L.A.P.D. Sau khi band nhạc này tan rã vì giọng ca chính nghiện quá nặng, cả 3 thành lập một band nhạc mới lấy tên là Creep và mời tay guitar thứ hai là Brian “Head” Welch vào tham gia nhóm. Lúc này, nhóm còn thiếu một giọng ca chính. Trong một buổi biểu diễn của band nhạc SexArt, nhóm thấy giọng ca của Jonathan Davis rất phù hợp nên mời anh này tham gia nhóm. Davis lúc đầu không thực sự muốn tham gia band nhạc nên quyết định hỏi ý kiến một vị thày bói. Vị này sau khi nghe chuyện đã nói với Davis rằng chỉ có điên thì mới từ chối lời đề nghị như vậy nên anh này quyết định tham gia. Sau khi Davis tham gia band nhạc đổi tên thành Korn như hiện tại.
    Sau khi thành lập, Korn đã viết một số bài hát và nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của giới hâm mộ. Chính vì vậy, họ có hợp đồng với hãng đĩa Immortal, một chi nhánh của hãng đĩa Epic thuộc tập đoàn Sony hùng mạnh. Năm 1994, nhóm tung ra album đầu tay cùng tên là Korn, đây là album đầu tiên của dòng nhạc Nu Metal và cũng là album kinh điển đầu tiên của dòng nhạc này. Âm nhạc trong album này, dù ghi âm còn rất thô, hoàn toàn khác biệt so với các dòng nhạc khác thời bấy giờ: nó chủ yếu dựa vào các đoạn riff, lấy guitar trầm xuống và hoàn toàn không sử dụng những đoạn solo guitar thường không thể thiếu trong các dòng nhạc Metal. Album này nhận được sự chào đón nhiệt liệt từ giới chuyên môn và trở thành một trong những album xuất sắc nhất trong năm 1994. Các bài hát trong album chủ yếu hát về chủ đề lạm dụng trẻ em, nghiện ngập và việc trẻ em bị bắt nạt trong trường học. Album có nhiều bài hát rất hay và nó chầm chậm tiến lên để trở thành một album kinh điển của Metal thế giới.

    Blind

    Shoots and Ladders


    Sau khi tung ra album Korn, âm nhạc của Korn vẫn chưa thực sự được biết đến rộng rãi. Bằng chứng là album Korn không gây dấu ấn gì trên thị trường âm nhạc thế giới. Korn phải vất vả đi lưu diễn để quảng bá cho album nhưng không mấy thành công. Tuy nhiên, sau đó, Korn cùng với Deftones kiếm được suất mở màn cho Ozzy thì âm nhạc của họ mới được biết đến rộng rãi hơn. Phải mãi đến đầu năm 1996, tức là hơn 1 năm sau khi tung ra album, dù gần như không xuất hiện trên các kênh quảng bá như MTV hay VH1, album Korn giành được đĩa vàng tại Mỹ (bán được hơn 500 000 bản) – một thành tích đáng nể với một band nhạc trẻ. Thành công của Korn chưa dừng lại ở đây, sau đó 3 năm, một trong những single chính của album là Shoot And Ladders thậm chí còn giành được đề cử giải thưởng Grammy cho hạng mục Best Metal Performance vào năm 1997. Lúc này, không ai có thể ngăn Korn trở nên nổi tiếng được nữa. Sau những thành công đầu tiên, Korn đã có một lượng fan khá lớn và 2 năm sau, nhóm tung ra album thứ 2 là Life Is Peachy vào năm 1996. Mặc dù gần như không xuất hiện trên sóng radio và các chương trình quảng bá khác, album này vươn lên hạng thứ 3 trên bảng xếp hạng của nước Mỹ và cũng như album trước, nhận được danh hiệu 2 lần bạch kim tại đây. Âm nhạc trong album này có phần mạnh hơn so với album trước, tuy nhiên chất lượng các bài hát thì có phần không bằng.

    A.D.I.D.A.S.


    Korn vươn lên tới đỉnh cao trong sự nghiệp của mình với album thứ 3 trong sự nghiệp là Follow The Leaders vào năm 1998. Lúc này, Korn đã tích hợp thêm khá nhiều Rap và Hip Hop vào trong âm nhạc của nhóm bằng cách mời thêm một số Rapper như Ice Cube và một số vocalist chịu ảnh hưởng của Rap như Tre Hardson, Fred Durst vào hát chung trong album này. Album rất thành công về mặt thương mại khi vươn lên hạng 1 trên bảng xếp hạng của Mỹ và bán được hơn 5 triệu bản. Đây cũng chính là album thành công nhất về mặt thương mại trong sự nghiệp của nhóm. Video Clip của single chính trong album là Freak On A Leash hết sức thành công khi liên tục được phát sóng trên MTV. Cần lưu ý là lúc này Korn đã nổi tiếng nhưng không phải theo nghĩa tích cực. Vào thời điểm trước khi tung ra album, một số học sinh mặc áo có lego của band nhạc đã bị đuổi học. Lấy cảm hứng từ câu chuyện kể trên, Korn đã làm một video clip hết sức thông minh về chính bản thân band nhạc, về những viên đạn được bắn về phía band nhạc vì đã vượt qua những vùng cấm dù âm nhạc của họ chỉ như một thứ giải trí (phim hoạt hình) nhưng những viên đạn được bắn ra là thật và nó phá hủy, gây nguy hiểm cho rất nhiều người. Video clip này rất có ý nghĩa và thậm chí còn giành được cả giải thưởng Grammy cho video clip ngắn hay nhất.

    Freak on a Leash

    Got The Life


    (còn tiếp)
     
  23. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Korn

    Korn​


    (tiếp theo)

    Sau 3 albums rất thành công, vào năm 1999, tức là chỉ 1 năm sau khi tung ra album Follow The Leader, Korn tung ra album thứ 4 trong sự nghiệp là Issues. Lúc này thì Nu Metal đang làm mưa làm gió trên thị trường thế giới với hàng loạt những tên tuổi nổi tiếng như Limp Bizkit, Papa Roach, Staind…và dĩ nhiên album thứ 4 của Korn cũng được chào đón nhiệt liệt. Tuy khoảng cách giữa Issues và album trước đó là không xa, âm nhạc của nhóm có nhiều thay đổi. Nếu như trong Follow The Leader ảnh hưởng của Rap là rất rõ nét thì trong Issues những ảnh hưởng này gần như không còn. Album này cũng chơi mạnh hơn, nhiều tính Metal hơn album trước rất nhiều. Trong lịch sử của band nhạc, có lẽ đây là một trong những album chơi mạnh và nhiều tính Metal nhất. Album này có chất lượng khá tốt với nhiều bài hát rất hay như Falling Away From Me hay Somebody Someone. Album cũng rất thành công về mặt thương mại khi vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng của Mỹ với gần 600 000 bản bán được chỉ trong 1 tuần. Tính tới thời điểm hiện tại, đây là album thành công thứ hai trong lịch sử của Korn với khoảng 5 triệu bản bán được tại Mỹ và hơn 15 triệu bản trên toàn thế giới.
    Somebody Someone

    Falling Away from Me


    Những thành công của Korn chỉ bắt đầu chững lại vào năm 2002 khi nhóm tung ra album thứ 5 trong sự nghiệp là Untouchables. Cũng giống như album trước, đây là một album nghiêng nhiều về phía Metal với các bài hát mạnh mẽ. Về mặt chất lượng âm nhạc, đây có lẽ là album hay nhất trong lịch sử của nhóm chỉ sau album đầu tay Korn. Chính vì thế album được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Tuy nhiên, về mặt thương mại, nó không thành công bằng album trước khi chỉ chiếm được hạng 2 trên bảng xếp hạng của Mỹ. Có thể một phần là do album đã bị leak trên internet trước khi bản ghi âm chính thức được phát hành 3 tháng khiến số lượng đĩa bán ra tụt giảm. Tính tới hiện tại, album này chỉ bán được khoảng 2,5 triệu đĩa tại Mỹ. Tuy nhiên, Korn lại có một niềm vui khác khi lần đầu tiên trong lịch sử nhóm giành được giải thưởng Grammy cho trình diễn Metal xuất sắc nhất với bài hát Here To Stay.
    Here to Stay

    Thoughtless


    Sau một thời gian dài với đội hình ổn định, những rạn nứt bắt đầu xuất hiện bên trong nội bộ band nhạc. Một trong những nguyên nhân chính là do tay guitar Head lúc này đã nghiện quá nặng. Năm 2003, Korn tung ra album cuối cùng của đội hình huyền thoại 5 thành viên với album Take A Look In The Mirror. Âm nhạc trong album này là sự trở lại với thứ âm thanh đầy giận dữ, mạnh mẽ trong 2 albums đầu tay tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là album không có nhiều tính mới. Ngay cả tay guitar Head sau này cũng thừa nhận, đây có lẽ là album kém nhất trong lịch sử của Korn. Lúc này Nu Metal cũng đang trên đà đi xuống nên không khó hiểu khi Take A Look In The Mirror chỉ có thể chiếm được hạng 9 trên bảng xếp hạng của Mỹ. Sau album này tay guitar Head rời nhóm để chữa bệnh, cai nghiện và theo đuổi những ước mơ về tôn giáo. Việc Head chia tay nhóm đã để lộ rất nhiều những bí mật bên trong của Korn và cuộc sống thác loạn của những siêu sao nhạc Rock nước Mỹ. Head sau này còn gây rất nhiều tranh cãi với những thành viên khác trong band nhạc khi viết một quyển tự truyện và tham gia sự nghiệp so lo với album Save Me From Myself.

    Did My Time

    Sau khi mất đi tay guitar gạo cội, tương lai của Korn bị đặt một dấu hỏi rất lớn. Lúc này, nhóm cũng đã kết thúc hợp đồng với hãng đĩa Sony và không tiếp tục ký hợp đồng mới với hãng đĩa này. Do không thể tìm được tay guitar phù hợp (Head và Munky là một cặp đôi trời sinh và chơi nhạc rất ăn ý, người này bổ trợ cho người kia), 4 thành viên còn lại quyết định tiếp tục sự nghiệp mà không cần mời thêm tay guitar thứ hai. Korn ký hợp đồng với Virgin để tung ra chỉ 2 albums với giá 25 triệu USD. Năm 2005, Korn tung ra album thứ 7 là See You On The Other Side. Những nghi ngờ về chất lượng âm nhạc của Korn sẽ đi xuống đã bị dập tắt ngay sau khi album được tung ra. Âm nhạc trong album, tất nhiên vẫn mang tính Nu Metal, đã chứng kiến những ảnh hưởng mạnh mẽ của Industrial Metal trong những bài hát. Sự thay đổi trong âm nhạc này của Korn được giới chuyên môn đánh giá rất cao, album này vì thế có chất lượng cao hơn hẳn so với album trước đó. Album cũng rất thành công về mặt thương mại khi vươn lên hạng 3 trên bảng xếp hạng của Mỹ và sau này bán được hơn 1, 6triệu bản. Tuy nhiên, khi đang lấy lại được niềm tin thì Korn tiếp tục rơi vào bất ổn khi tay trống Silveria bất ngờ rời nhóm mà không rõ lý do. Anh này cũng dừng chơi nhạc và chuyển sang kinh doanh nhà hàng rượu vang. Việc tiếp tục mất đi tay trống Silveria là đòn giáng mạnh vào band nhạc, rất nhiều người tin rằng Korn đang trên đường tan rã.

    Coming Undone



    (còn tiếp)
     
  24. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Korn

    Korn​


    (tiếp theo và hết)

    Sau khi mất đi tay guitar trụ cột, Korn vẫn đứng vững mà không cần bổ sung thêm thành viên nào. Tuy nhiên, sau khi mất đi tay trống thì band nhạc band nhạc không thể không bổ sung thêm thành viên. Vận đen còn chưa dừng lại ở đây, giọng ca chính Davis của nhóm sau đó cũng bị một bệnh rất nặng liên quan tới máu. Anh này phải mất cả năm để hồi phục sau một thời gian cận kề cái chết. Sau khi Davis hồi phục, việc nhóm cần làm là tìm một tay trống thay thế xứng đáng, sau nhiều sàng lọc nhóm quyết định thuê tay trống huyền thoại Terry Bozzio để ghi âm album thứ 8 trong sự nghiệp. Bozzio, người từng chơi trong band nhạc của Frank Zappa và band Progressive UK, là một trong những tay trống xuất sắc nhất trong lịch sử nhạc Rock. Ngoài Bozzio, nhóm còn kết nạp thêm một thành viên không chính thức là tay keyboards Zac Baird. Tuy nhiên, mối lương duyên giữa Bozzio và Korn không được lâu, sau khi ghi âm 6 bài hát, Bozzio đòi được ứng xử như một thành viên chính thức, chia sẻ 25% lợi nhuận của band nhạc. Các thành viên của Korn không chấp nhận và Bozzio bỏ đi. Tay trống Brooks Wackerman của Bad Religion và bản thân Davis – vốn xuất thân là một tay trống đảm nhận phần còn trống lại của album. Năm 2007, Korn tung ra album Untitled. Âm nhạc trong album thay đổi khá nhiều khi nghiêng về phía atmospheric. Những ảnh hưởng của Industrial trong album này cũng khá lớn. Chính vì những yếu tố kể trên, album rất khác so với những album còn lại trong sự nghiệp của nhóm. Rất nhiều fan hâm mộ và giới chuyên môn đã ngoảnh mặt với band nhạc nhưng đây là một album có chất lượng tốt và nhiều cảm xúc (album kể về những trải nghiệm của Davis khi cận kề với cái chết). Dù bị nhiều lời chê bai, album vẫn khá thành công về mặt thương mại khi vươn lên hạng 2 trên bảng xếp hạng của Mỹ.

    Kiss

    Evolution


    Sau album Untitled, Korn nghỉ trong gần 1 năm để các thành viên tham gia các dự án kiểu side project. Sau đó nhóm tìm được một tay trống chính thức để thay thế là Ray Luzier – người trước đó từng chơi cho nhóm David Lee Roth. Năm 2010, nhóm tung ra album thứ 9 là Korn III: Remember Who You Are. Trái ngược với album trước mang nhiều tính thử nghiệm với âm nhạc khá mới mẻ. Album này khá đơn giản và âm nhạc gần giống với album đầu tay của nhóm – tức là mang nhiều tính Nu Metal. Dù nhận được nhiều lời khen chê lẫn lộn, album tiếp tục thành công khi vươn lên hạng 2 trên bảng xếp hạng của Mỹ giống album trước.
    Let The Guilt Go


    Ngay năm sau đó, tức là năm 2011, Korn tung ra album thứ 10 trong sự nghiệp là The Path Of Totality. Hẳn chúng ta còn nhớ, album thành công nhất trong sự nghiệp của Korn là Follow The Leader, là album mà Korn đã tích hợp những âm hưởng của Rap vào trong âm nhạc của họ bằng cách mời thêm một số ca sỹ của dòng nhạc này để hát chung. Về mặt nào đó, có thể coi The Path Of Totality là phiên bản 2.0 của Follow The Leader. Đơn giản là trong album này, Korn cũng mời một loạt những band nhạc khác chơi trong album của mình. Chỉ có điều lần này các band nhạc được mời không xuất phát từ Rap mà là Electronica như Skrillex, Noisia, Excision… Hiển nhiên, với sự xuất hiện của những cái tên lạ lẫm với giới hâm mộ nhạc Rock, âm nhạc của nhóm cũng biến đổi rất nhiều. Nó là dạng Nu Metal kết hợp với Dubstep – một dạng nhạc dance điện tử và drum and bass – một dạng nhạc điện tử khác. Album này, cũng như các album trước, nhận được rất nhiều lời khen chê lẫn lộn. Một số tạp chí có uy tín như Revolver thậm chí còn bầu đây là album của năm 2011. Tuy nhiên, về mặt thương mại thì album không thực sự thành công khi chỉ xếp hạng 10 trên bảng xếp hạng của Mỹ.
    Narcissistic Cannibal


    Năm 2013, Korn đón nhận tin vui lớn khi tay guitar Head, sau một thời gian dài rời band, đã trở lại. Cũng trong album này, Korn tung ra album thứ 11 trong sự nghiệp là Paradigm Shift. Âm nhạc trong album này, không còn một chút nào ảnh hưởng của Dubstep như album trước. Âm nhạc trong album, cùng với sự quay lại của Head, gần như là sự trở lại của Issues và Untouchables. Điều đó có nghĩa là âm nhạc trong album này mạnh hơn khá nhiều so với các album trước và mang nhiều tính Metal. Album này có lẽ vì thế cũng được đánh giá rất cao. Về mặt thương mại, album thành công hơn album trước khi vươn lên được hạng 8 trên bảng xếp hạng của Mỹ. Trong năm 2015, Korn dự định sẽ tung ra album thứ 12 trong sự nghiệp.

    Never Never


    Korn là một trong những band nhạc quan trọng nhất của Metal thế giới trong thập niên 90s-2000s. Họ là band nhạc tiên phong trong phát triển Nu Metal, dòng nhạc mà hàng nghìn band nhạc khác đã nối tiếp theo những bước chân của Korn. Dù cùng với thời gian, Nu Metal dần đi xuống và Korn cũng như nhiều band nhạc khác, có những bước thăng trầm nhưng âm nhạc của họ vẫn được đón chào nồng nhiệt với hàng chục triệu bản bán được trên toàn thế giới. Dù thời của Nu Metal đã qua từ lâu, những album của Korn vẫn ở những vị trí rất cao trên các bảng xếp hạng toàn thế giới. Điều đó chứng tỏ âm nhạc của Korn thực sự không phải là những thứ nhất thời mà họ đã tạo dựng được một lực lượng fan hâm mộ hùng hậu bất kể thời gian. Tất nhiên, phải có những lý do để Korn trở thành một biểu tượng như vậy. Vì thế đây là một band nhạc mà những fan của Metal khó có thể bỏ qua.
     
    Tuilaai likes this.
  25. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Deftones

    Deftones​


    Nếu như Korn là nhật vật quan trọng và có ảnh hưởng lớn nhất của Nu Metal thì Deftones là nhân vật số hai của dòng nhạc này. Họ cũng là những người đồng sáng lập ra dòng nhạc và cũng là một trong những band nhạc được tôn trọng nhất. Âm nhạc của Deftones khá phức tạp với rất nhiều ảnh hưởng từ các dòng nhạc rất khác biệt như: Alternative, Heavy Metal, Experimental Rock, Nu Metal, Post Punk, Hardcore, Ambient, Progressive, Post Metal, Stoner Rock, Trip Hop, Hip Hop và rất nhiều dòng nhạc khác nữa. Một trong những ưu điểm nổi bật của Deftones là họ có phong cách hòa âm hoành tráng, có chiều sâu với một giọng hát đầy cảm xúc và mang nhiều chất thơ của giọng ca chính Chino Moreno. Âm nhạc của nhóm thay đổi khá nhiều theo thời gian nhưng về mặt cơ bản nó vẫn dựa trên nền tảng của Nu Metal – chủ yếu dựa trên những cú riff và gần như không có solo guitar. Tuy dòng nhạc Nu Metal gây nhiều tranh cãi nhưng Deftones luôn nhận được sự tôn trọng từ cả giới chuyên môn lẫn fan hâm mộ. Có lẽ do không thích Nu Metal, nhiều người không xếp họ vào dòng nhạc này.
    Trở lại với sự hình thành của band nhạc, Deftones được thành lập từ rất sớm bởi những người bạn từ thời ấu thơ là Stephen Carpenter – guitar, Chino Moreno – vocal và Abe Cunningham. Lúc còn nhỏ, cả 3 đều là những người mê Skateboarding và có lẽ cũng không thực sự có ý nghĩ trở thành những người theo đuổi nghệ thuật. Phải đến năm 15 tuổi, khi tay guitar Carpenter bị ô tô đâm phải khi đang chơi ván trượt và bị ngồi trên xe đẩy trong vài tháng, anh này mới học chơi guitar. Trước đó, như nhiều Skater khác, họ chủ yếu thích Hip Hop. Sau khi học chơi guitar và nghe nhạc của Anthrax, Metallica, Carpenter mới quyết định cùng Moreno và Cunningham thành lập band nhạc vào năm 1988 lúc họ vẫn đang học phổ thông. Cũng cần phải nhắc lại rằng band nhạc Korn chỉ được thành lập vào năm 1993. Sau đó, nhóm kết nạp thêm Chi Cheng vào nhóm với vai trò guitar bass (Cheng có cha là người Trung Quốc, còn Moreno thì có mẹ là người Trung Quốc). Những năm sau đó, Deftones đi lưu diễn cùng với Korn và có được hợp đồng với hãng đĩa Maverick.
    Năm 1995 (một năm sau khi Korn tung ra album kinh điển cùng tên), Deftones tung ra album đầu tay của mình là Adrenaline. Đây là album Nu Metal thứ hai trong lịch sử của Nu Metal. So với album đầu tiên của Korn, album này có phần mạnh mẽ và giận dữ hơn khá nhiều- do chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ Alternative và Hardcore. Tất nhiên nó vẫn là phong cách Nu Metal với những cú riff đều đều, guitar lấy trầm hơn và không có những đoạn solo. Lúc ban đầu, album không thành công khi không có mặt trên bất kỳ bảng xếp hạng nào cả và cũng không được các kênh truyền hình quảng bá chú ý. Tuy nhiên, cùng với việc band nhạc liên tục đi lưu diễn và quảng bá cho album đã khiến album dần được biết đến rộng rãi và thậm chí còn giành được đĩa bạch kim vào năm 2008. Có lẽ đây cũng là một trong những trường hợp hiếm hoi một album không hề xuất hiện trên bảng xếp hạng có thể giành được đĩa bạch kim trong lịch sử ngành công nghiệp âm nhạc của Mỹ.

    Bored


    Sau album đầu tay khá thành công, tên tuổi của Deftones được biết tới rộng rãi. Một phần thành công của band nhạc là do những chuyến lưu diễn dài ngày quảng bá tên tuổi. Nhưng ngay cả những lúc tham gia lưu diễn, band vẫn liên tục viết các bài hát và chuẩn bị tung ra album thứ hai. Năm 1997, nhóm tung ra một trong những album kinh điển đầu tiên của Nu Metal thế giới – đó là album Around The Fur. Âm nhạc trong album này chứng kiến sự trưởng thành hơn khá nhiều của Deftones với những bài hát cân bằng hơn giữa phần mạnh mẽ và nhẹ nhàng. Phần giai điệu cũng được chú trọng nhiều hơn với những đoạn riff có chất lượng cao. Ngoài ra, album còn có sự trợ giúp của Max Cavalera ( giọng ca chính của Sepultura, Soulfly) và DJ Frank Delgado – người sẽ gia nhập nhóm vào năm 1999. Album có chất lượng rất cao với những bài hát đã trở thành kinh điển của Deftones như My Own Summer (Shove It), Be Quiet And Drive (Far Away). Các bài hát này cũng liên tục được phát sóng trên những kênh radio quảng bá và MTV. Thậm chí bài hát My Own Summer sau này còn được lựa chọn làm nhạc phim cho bộ phim rất ăn khách là The Matrix. Chính vì thế, khác với album trước, album này khá thành công về mặt thương mại khi vươn lên được hạng 29 trên bảng xếp hạng của Mỹ và đến năm 2011 cũng giành được danh hiệu đĩa bạch kim với hơn 1 triệu bản bán được.

    My Own Summer (Shove It)


    Deftones vươn lên tới đỉnh cao trong sự nghiệp với album White Pony vào năm 2000. Việc kết nạp thêm một tay DJ vào nhóm khiến âm nhạc của nhóm thay đổi khá nhiều. Tuy nhiên, âm nhạc trong album không mang nhiều phong cách Rap mà lại có phần chịu nhiều ảnh hưởng của Trip Hop – một dòng nhạc mang nhiều cảm xúc buồn bã. Các bài hát trong album này nhẹ nhàng, dễ nghe hơn nhưng cũng thể hiện nhiều cảm xúc hơn so với album trước đó. Album được làm rất kỹ và phần hòa âm rất tốt và mang phong cách rộng mở, hoành tráng hơn. Dù chơi có phần nhẹ nhàng hơn, các bài hát trong album lại chứa rất nhiều cảm xúc. Album vì thế vẫn được đánh giá rất cao và là album thành công nhất về mặt thương mại trong sự nghiệp của Deftones khi vươn lên được hạng 3 trên bảng xếp hạng của Mỹ và sau 2 năm thì giành được địa bạch kim. Single chính của album là Change trở thành một bản hit trên các kênh về nhạc Rock tại Mỹ. Đây cũng chính là một trong những bài hát phổ biến nhất trong sự nghiệp của nhóm. Bài hát Elite thậm chí còn giúp cho Deftones giành được giải thưởng Grammy cho trình diễn Metal xuất sắc nhất vào năm 2001. Deftones là band nhạc Nu Metal đầu tiên trong lịch sử giành được giải thưởng danh giá này (sau đó 2 năm Korn mới trở thành band nhạc thứ hai giành giải).
    Change

    Back To School


    (còn tiếp)
     

Share This Page

Loading...