Heavy Metal - Nửa thế kỷ nhìn lại.

Discussion in 'Âm nhạc' started by no1knows, 20/5/13.

  1. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Trans-Siberian Orchestra

    Trans-Siberian Orchestra​


    (tiếp theo và hết)

    Sau một album mang nhiều tính nghệ thuật nhưng không thực sự thành công về mặt thương mại dù mất nhiều công sức hơn, cũng không quá lạ lùng khi TSO quay trở lại với album cuối cùng trong chùm album về Giáng Sinh. Album The Lost Christmas Eve được tung ra vào năm 2004. Đây cũng là một câu chuyện khá hay về giáng sinh của TSO. Nội dung chính của câu chuyện kể về một thiên thần, người được Chúa trời cử xuống nhân dịp Giáng Sinh để tìm ra những con người tốt, đang xây dựng thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Thiên thần này, quyết định đến New York để tìm một người tiêu biểu và gặp rất nhiều người. Tại một quán bar, thiên thần gặp một người đàn ông lớn tuổi, người duy nhất tỏ ra buồn bã trong dịp Giáng Sinh, nơi những người khác đang vui vẻ hát mừng. Khi nhìn kỹ lại, thiên thần thấy tâm hồn người đàn ông đang rỉ máu với những giọt nước mắt ngầm mà chỉ các thiên thần mới thấy được. Thiên thần liền tìm hiểu quá khử và biết răng có nhiều điều đầy đau đớn đã xảy ra với người đàn ông. 40 năm trước, khi còn là một chàng trai trẻ, người đàn ông này là một người ngoan đạo và có một gia đình hạnh phúc với người vợ trẻ. Người vợ sau đó mang bầu, nhưng rồi vào ngày mà cô sinh em bé, biến cố lớn xảy ra. Người vợ bị băng huyết và qua đời. Đứa trẻ được may mắn sống sót nhưng do mẹ bị mất quá nhiều máu, đứa trẻ bị mất nguồn cung cấp oxy quá lâu nên cậu bé bị hỏng một phần não bộ. Khi nghe tới việc cậu bé không thể trở thành một người bình thường và có thể sẽ không bao giờ tự đi được, người cha đã trở nên tuyệt vọng. Ông oán trách Chúa Trời và từ bỏ con trai mình để ra đi. Có lẽ cũng vì lý do này, ông không thấy vui vẻ mỗi dịp Giáng Sinh.
    Đang đi, người đàn ông đau khổ chợt nhìn thấy một cô bé trong trang phục khá cổ đang chơi một mình cạnh một cửa hàng đồ chơi. Thấy cô bé một mình, không có bố mẹ, người đàn ông tiến lại thì cô gái nói mình sống cùng bố mẹ trong một khách sạn bên đường. Khi cô bé nhìn người đàn ông và hỏi ông có con không, ông này đã buộc phải nói dối là không. Tuy vậy, lần đầu tiên trong suốt 40 năm, tình phụ tử của người đàn ông trỗi dậy và ông khao khát tìm lại đứa con mà mình đã từ bỏ. Người đàn ông đưa cô bé về khách sạn bên đường, cô bé cười và nói mình ở trên tầng 12, phòng 24.
    Sau đó, ông này quay trở lại để đi tìm đứa con của mình. Khi ông tìm được con trai mình, anh này đang sống trong bệnh viện. Công việc của anh là chơi với những đứa trẻ mới sinh, con của của các bà mẹ nghiện cocaine đang cai, và giúp chúng đi ngủ. Những chấn thương từ lúc sơ sinh khiến anh không thể nói được nhưng anh vẫn nghe và hiểu được những điều mọi người nói. Khi gặp cha, anh rất mừng rỡ và tha thứ cho ông vì đã bỏ rơi anh trong 40 năm. Khi người cha đề nghị anh về ở với ông, nơi mọi thứ tiện nghi hơn, chàng trai rất đắn đo. Dù trong lòng không muốn rời khỏi bệnh viện, nhưng cuối cùng người con trai đồng ý dọn đi cùng cha mình. Khi hai cha con lái xe qua khách sạn, nơi gặp cô gái nhỏ trước đây, ông quyết định rẽ vào để cảm ơn cô bé. Nhưng khi ông vào khách sạn một điều bất ngờ xảy ra là lễ tân báo cho ông biết rằng khách sạn không có tầng 12 và cả tuần nay không có một đứa trẻ nào ở trong khách sạn cả. Bối rối và bất ngờ, 2 cha con quay trở lại xe. Khi mở cửa, bất ngờ chiếc va li của người con rơi ra khỏi xe và đổ tất cả đồ ra đường. Người đàn ông vội ra xếp lại đồ và ông chết lặng khi nhìn thấy một bức ảnh của vợ ông trong đống tài liệu của con trai, một bức ảnh ông chưa từng nhìn thấy. Đó là ảnh của người vợ ông khi còn là một cô bé, và đó chính là cô bé mặc bộ quần áo cổ xưa mà ông gặp trong đêm Giáng Sinh hôm trước. Sau khi nhìn thấy bức ảnh, người cha quyết định từ bỏ công việc đang có và quay trở lại bệnh viện cùng với con trai để giúp những đang gặp khó khăn khác. Đây là một câu chuyện nhỏ, nhưng đầy tính nhân văn và cũng có rất nhiều ý nghĩa trong cuộc đời. Câu chuyện kết thúc khi thiên thần quay trở lại gặp chúa và trong bản danh sách của ông điền tên người con trai, người cha và tất cả những người mà ông đã gặp trên đường đi, những người mong muốn làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Album này có chất lượng tốt, nó cũng thành công hơn rất nhiều so với album trước khi bán được trên 2 triệu bản tại Mỹ.
    The Lost Christmas Eve

    Christmas Canon Rock


    Album cuối cùng tính tới thời điểm hiện tại của TSO là Night Castle tiếp tục là một album dạng concept với nội dung về việc người ta có thể sửa chữa những sai lầm trong quá khứ (cốt truyện khá giống với Beethoven Last Night). Cốt truyện không quá mới nhưng âm nhạc trong album thì tốt hơn rất nhiều so với những album trước. Rất nhiều những ảnh hưởng rõ nét của Savatage xuất hiện trong album. Đây là album mà những fan của Savatage không thể bỏ qua.
    TSO là một band nhạc có lối viết truyện khá hay. Về mặt âm nhạc, nhóm không quá đặc biệt nhưng cốt truyện của từng album lại khiến người nghe phải suy ngẫm nhiều. Dù mang nhiều tính giải trí, đây vẫn là band nhạc rất đáng nghe của Metal thế giới. Album mới của nhóm dự kiến sẽ được tung ra vào dịp cuối năm 2015.
    Moonlight and madness

    Believe
     
  2. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Nightwish

    Nightwish​


    Nightwish là một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất của Symphonic Metal châu Âu và cũng là một trong những biểu tượng của dòng nhạc này. Khác với Therion, ngay từ thời điểm mới thành lập, Nightwish đã xác định chơi nhạc theo phong cách Symphonic và dần dần tạo dựng một vị thế rất quan trọng trong làng nhạc Metal thế giới. Nhóm thành lập năm 1996 bởi keyboardist Tuomas Holopainen. Mục tiêu của Holopainen rất rõ ràng là sử dụng keyboards để chơi những bản nhạc theo phong cách acoustic mà anh viết trước đó. Sau đó, Holopainen mời thêm tay guitar acoustic Erno Vuorinen và giọng ca chính nữ Tarja Turunen (hát theo phong cách opera). Bộ ba này ghi âm một số album demo rồi chuyển sang chơi guitar điện. Phong cách này kết hợp với một số ảnh hưởng của Power Metal sẽ tạo ra một thứ âm nhạc rất mới mẻ sau này. Năm 1997, nhóm ghi âm một album demo và gửi cho hãng đĩa Spinefarm. Nhận thấy khả năng rất lớn của nhóm, hãng đĩa quyết định tung album demo này thành album chính thức đầu tay của nhóm. Đó chính là album Angels Fall First. Âm nhạc trong album này khác khá nhiều so với những album sau này của nhóm khi mang tính acoustic khá nhiều. Ảnh hưởng của nhạc Folk cũng rất rõ nét. Giọng ca nữ mang tính opera đem lại cảm giác khá mới mẻ cho những người hâm mộ Metal thế giới. Sau này, khi đã trở nên nổi tiếng, Nightwish là nguồn cảm hứng lớn lao cho những band nhạc Symphonic khác (thường sử dụng giọng ca nữ chính kiểu opera). Album này cũng khá thành công về mặt thương mại khi xuất hiện ở vị trí số 31 trên bảng xếp hạng của Phần Lan – quê hương của nhóm.
    The Carpenter


    Trên đà thành công, nhóm ngay lập tức bắt tay vào ghi âm album thứ 2 trong sự nghiệp và tung ra album Oceanborn vào năm 1998, chỉ một năm sau album đầu tay. Đây có thể coi là một trong những album kinh điển của Symphonic Metal vì có chất lượng rất tốt. Âm nhạc trong album này thay đổi rất nhiều khi những ảnh hưởng của Folk (vốn rất mạnh mẽ trong album trước) gần như hoàn toàn biến mất. Thay vào đó là ảnh hưởng của những band nhạc theo phong cách Power Metal châu Âu (Stratovarius hay Rhapsody). Album được giới chuyên môn đánh giá rất cao và cũng thành công về mặt thương mại khi xếp hạng 5 trên bảng xếp hạng của Phần Lan và hạng 74 tại Đức.
    Sleeping Sun

    Walking in the Air


    Sau những thành công lớn về mặt thương mại của album thứ hai, hãng đĩa của Nightwish đã tổ chức tiếp thị rất tốt tại châu Âu. Band nhạc trở nên khá phổ biến tại lục địa già. Năm 2000 nhóm tung ra album thứ 3 trong sự nghiệp là Wishmaster. Âm nhạc trong album này không khác nhiều so với album trước là Oceanborn – tức là phong cách Power Metal. Nhưng âm nhạc trong album này có phần nghiêng rất nhiều về Power Metal: nghiêng nhiều về giai điệu hay, đẹp. Rất nhiều nhà chuyên môn đã coi đây là một album Power chứ không phải Symphonic - điều này chắc cũng nói lên nhiều điều về album. Album này có chất lượng khá tốt nhưng mang ít tính đột phá nên không được đánh giá cao như album Oceanborn, tuy nhiên nó lại rất thành công về mặt thương mại khi vươn lên đứng đầu trên bảng xếp hạng của Phần Lan và còn xuất hiện ở vị trí 21 và 66 tại Đức và Pháp – những thị trường hàng đầu châu Âu. Lúc này, Nightwish đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới – ngoại trừ nước Mỹ.
    Deep Silent Complete


    (còn tiếp)
     
  3. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Nightwish

    Nightwish​


    Sau 3 albums thành công, Nightwish bắt đầu rơi vào khủng hoảng. Giữa các thành viên bắt đầu có sự rạn nứt về đường hướng phát triển của band nhạc. Mâu thuẫn trở nên ngày càng lớn giữa tay bass Vanska và các thành viên còn lại. Ngay khi mâu thuẫn này chưa kết thúc, mâu thuẫn khác nảy sinh giữa Holopainen và tay guitar Vuorinen. Đã có lúc, Holopainen quyết định giải tán nhóm nhưng rồi đích thân giám đốc của hãng Spinefarm phải thuyết phục anh này tiếp tục. Holopainen đồng ý với điều kiện chính giám đốc của hãng phải trở thành người quản lý và sa thải tay bass Vanska. Thay thế anh này là tay bass Hietala, người cung cấp cả giọng hát nam trong những album sau này của nhóm. Phải đến năm 2002, sau khi ổn định đội hình, nhóm tung ra album thứ 4 trong sự nghiệp là Century Child. Âm nhạc trong album này có một chút thay đổi so với những album trước khi có thêm giọng hát của Hietala (giọng Power), các bài hát chủ yếu là phong cách Symphonic Progressive (chịu ảnh hưởng của Symphony X nhưng kỹ thuật kém xa) nhưng nghiêng nhiều về phía Symphonic với dàn giao hưởng thực sự chơi kèm ở một số bài hát. Ngoài ra thì có một số bài ballad khá nhẹ nhàng. Album chỉ có chất lượng ở mức độ khá. Tuy nhiên nó vẫn tiếp tục rất thành công khi xuất hiện trên rất nhiều bảng xếp hạng tại châu Âu (hạng 1 ở Phần Lan).
    Bless The Child


    Trên đà thành công, Nightwish tiếp tục tung ra một album kinh điển vào năm 2004, đó là album Once. Để thực hiện album, nhóm thuê hẳn dàn giao hưởng London Philharmonic Orchestra để biểu diễn cùng band nhạc. Điều này cũng có nghĩa là âm nhạc trong album nghiêng nhiều hơn về phía Symphonic và giảm tính Power. Các bài hát trong album dễ nghe, đơn giản và cũng ít tính Metal hơn, các bài hát đều nghiêng về hướng mainstream. Những bài hát mang ít tính Metal cũng có nghĩa rằng tiếng guitar đóng vai trò rất mờ nhạt và là điểm yếu của album này. Tuy vậy, album vẫn có chất lượng khá (cao hơn so với Century Child). Album này rất thành công khi đứng đầu trên bảng xếp hạng tại 4 nước trên toàn châu Âu. Thành công của album này khiến nhóm có thể tổ chức được tour lưu diễn vòng quanh thế giới.
    Nemo


    Tuy nhiên sau những thành công vang dội, band nhạc tiếp tục lâm vào khủng hoảng. Lần này là mâu thuẫn giữa giọng ca nữ chính Turunen với các thành viên còn lại trở nên không thể hàn gắn. Đến cuối năm 2005, các thành viên còn lại của nhóm quyết định sa thải Turunen. Rõ ràng, có thể coi Turunen là biểu tượng của band nhạc nên tương lai band nhạc trở nên rất u ám. Rất nhiều người đã nghĩ rằng Nightwish đang trên bờ vực của tan rã. Sau đó, quá trình tìm kiếm giọng ca nữ chính mới khiến band nhạc mất khá nhiều thời gian. Phải đến năm 2006 nhóm mới chính thức công bố giọng ca chính mới Anette Olzon. Năm 2007, nhóm tung ra album thứ 6 trong sự nghiệp là Dark Passion Play. Về mặt âm nhạc, album không quá khác so với album trước đó là Once. Tuy nhiên, giọng ca chính mới mang lại sự khác biệt trong âm nhạc của nhóm: đây là giọng ca nghiêng nhiều về Rock hơn là Opera. Cũng vì lý do này, các bài hát mang nhiều tính Rock – Metal hơn so với album trước đó. Các bài hát có chất lượng khá tốt và album nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Album rất thành công về mặt thương mại khi có mặt trên top 10 của tất cả các nước châu Âu (đứng đầu tại 4 nước), tại Mỹ album cũng rất thành công khi bán được hơn 100 nghìn bản và đứng hạng 98. Đây cũng là album thành công nhất của Nightwish với trên 2 triệu bản bán được trên toàn thế giới.
    Amaranth


    Phải đến năm 2011, Nightwish mới tung ra được album tiếp theo trong sự nghiệp là Imaginaerum. Âm nhạc trong album này khá mạnh, nhưng những ảnh hưởng của Power Metal còn lại khá nhỏ. Thay vào đó, nhóm chịu ảnh hưởng của rất nhiều các dòng nhạc khác như Folk, Jazz, Avant Garde… Tất nhiên, tính Symphonic Metal vẫn là chủ đạo và nhóm vẫn sử dụng dàn giao hưởng (không phải trong tất cả các bài hát). Album có chất lượng khá nhưng không quá xuất sắc. Về mặt thương mại album cũng không thành công bằng album trước đó. Đây cũng là album cuối cùng của nhóm với giọng ca chính Olzen với nhóm. Sau album này, cô nghỉ để sinh con, do không thể tìm được người thay thế mình trong lúc vắng mặt và khiến Nightwish phải hủy rất nhiều buổi biểu diễn nên cuối cùng Olzen đành phải chính thức rời nhóm.
    Storytime


    Sau khi tìm được giọng ca chính thay thế Olzen là Floor Jansen (nhóm After Forever). Đây là giọng ca rất tốt vì vừa có thể hát theo phong cách Opera vừa hát theo phong cách Metal thông thường và đôi lúc, có thể sử dụng giọng gầm gừ. Cô là người thay thế xứng đáng cho cả 2 cái tên Turunen và Olzen. Cùng với sự xuất hiện của giọng ca chính mới, album cũng có nhiều thay đổi về âm nhạc với những bài hát mang đậm tính Metal, Power và Folk. Album nhận được nhiều lời khen ngợi từ khắp nơi trên thế giới mặc dù Jansen chưa thể hiện được hết khả năng của mình. Album cũng khá thành công khi xuất hiện tại những vị trí rất cao trên bảng xếp hạng của châu Âu.

    Élan

    Nightwish là band nhạc biểu tượng của Symphonic Metal trên toàn thế giới. Âm nhạc của nhóm được biết đến rộng rãi (đây là band nhạc thành công nhất của Phần Lan về số lượng đĩa bán được: hơn 8 triệu bản). Dù lịch sử band rất nhiều thăng trầm, với 3 giọng ca chính khác nhau và nhiều lần thay đổi thành viên, band vẫn liên tục tung ra nhiều album chất lượng khá tốt và được fan hâm mộ trên toàn thế giới yêu thích. Phong cách sử dụng giọng ca nữ chính Opera của nhóm ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ dòng nhạc Symphonic sau này.
     
  4. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Within Temptation

    Within Temptation​


    Within Temptation (WT) là một trong những band nhạc nổi tiếng nhất của dòng nhạc Symphonic Metal. Đây cũng là một trong những band nhạc hiếm hoi của dòng nhạc này thành công tại nước Mỹ. Thành lập năm 1996 tại Hà Lan bởi giọng ca nữ chính Sharon Den Adel và tay guitar Robert Westerholt dưới cái tên The Portal. Ban đầu, nhóm theo đuổi phong cách Gothic Doom khá phổ biến lúc bấy giờ. Sau khi tung ra một album demo, nhóm nhận được sự chú ý từ hãng đĩa DSFA và ký hợp đồng với hãng đĩa này. Năm 1997, nhóm tung ra album đầu tay là Enter. Âm nhạc trong album này gần như mang phong cách Gothic Doom với giọng hát Beauty And The Beast đặc trưng (giọng nữ trong và giọng nam gầm gừ). Âm nhạc trong album này vì thế gần như khác hoàn toàn so với những album sau này của nhóm và rất ít sử dụng lời hát (chủ yếu chơi nhạc theo phong cách hòa tấu). Album này có chất lượng khá tốt nhưng không thực sự thành công về mặt thương mại (không xuất hiện trên bất kỳ bảng xếp hạng nào). Phải mãi sau này, khi WT đã trở nên nổi tiếng, đến tận năm 2002, album mới có mặt trên bảng xếp hạng của Hà Lan. Album này cũng rất khó tìm, chính vì vậy đến năm 2007, hãng đĩa Season Of Mist đã mua bản quyền để tái bản album, tới năm 2014, một lần nữa album được tái bản bởi hãng đĩa Nuclear Blast.
    Restless


    Sau khi tung ra album đầu tay khá tốt là những chuyến lưu diễn vòng quanh châu Âu của WT. Đến năm 2000, nhóm mới trở lại phòng thu âm và tung ra album thứ hai là Mother Earth. Âm nhạc trong album này gần như thay đổi hoàn toàn khi chuyển sang Symphonic Metal với vai trò rất lớn của keyboards, giọng nam gầm gừ bị loại bỏ hoàn toàn. Âm nhạc trong album vì thế dễ nghe hơn và còn khá ít tính Metal. Dù thay đổi phong cách, album được thực hiện hết sức chuyên nghiệp với chất lượng chuyên môn cao và được coi như một trong những album kinh điển của Symphonic Metal thế giới. Album này gặt hái được những thành công rất lớn về mặt thương mại với sự trợ giúp đắc lực của single chủ đạo Ice Queen – bài hát phổ biến nhất của nhóm. Bài hát này giúp album có mặt trên top 10 của Hà Lan, Bỉ và Đức. Tính tới thời điểm hiện tại, album đã bán được khoảng hơn 800 nghìn bản trên toàn thế giới, một con số không nhỏ đối với một band nhạc mới.
    Ice Queen

    Mother Earth


    Album thứ 3 của nhóm là The Silent Force chỉ được tung ra vào năm 2004 (4 năm sau khi tung ra album kinh điển Mother Earth). Với thành công rất lớn của album thứ hai, WT đã trở thành một thế lực lớn của Metal châu Âu. Sự chậm chễ của album này chủ yếu là việc tay guitar chính Westerholt có vấn đề về sức khỏe trước đó. Anh này là người sáng tác nhạc chính của band. Âm nhạc trong album này khá giống với album trước đó tức là phong cách Symphonic Metal với nhiều ảnh hưởng của Gothic. Tuy vậy album có chất lượng khá tốt và tiếp tục rất thành công về mặt thương mại khi vươn lên được hạng 1 trên bảng xếp hạng tại Hà Lan và có mặt trên hầu hết các bảng xếp hạng tại châu Âu ở những vị trí rất cao. Chỉ trong vòng 1 năm, album này đã bán được khoảng 450 nghìn bản trên toàn châu Âu. Thành công rất lớn của band nhạc khiến hãng đĩa khổng lồ Roadrunner – vốn có xuất thân từ Hà Lan – chú ý. Ngay lập tức, hãng này mua lại bản quyền 2 albums Mother Earth và The Silent Force để bán ra tại Bắc Mỹ. Đây cũng là tiền đề hết sức quan trọng cho những thành công sau này của WT tại Mỹ.
    Angels


    (còn tiếp)
     
  5. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Within Temptation

    Within Temptation​


    (tiếp theo)
    Album thứ 4 trong sự nghiệp của nhóm là The Heart Of Everything được tung ra vào năm 2007. Có một vài thay đổi nhỏ trong album này khi âm nhạc của nhóm trở nên phức tạp hơn. Các bài hát trong album thường mang nhiều phong cách khác nhau từ Gothic tới Symphonic và cả Pop/Rock nhẹ nhàng. Album này chỉ có chất lượng ở mức độ khá nhưng vẫn rất thành công về mặt thương mại khi chiếm hạng 1 tại Hà Lan và hầu hết các bảng xếp hạng trên toàn thế giới. Riêng tại Mỹ, lần đầu tiên nhóm có mặt ở vị trí khiêm tốn 106. Tuy nhiên, số lượng album bán được thì không cao bằng 2 albums trước đó. Trước khi tung ra album này tại Mỹ, nhóm được hãng Roadrunner hỗ trợ quảng bá rất tốt. Lần đầu tiên band nhạc đi lưu diễn tại Bắc Mỹ (trình diễn mở màn cho band nhạc Lacuna Coil. Đây cũng là dịp band nhạc có thể tham gia Tour diễn The Hottest Chicks In Metal Tour vào năm 2007 cùng với những band nhạc có giọng ca chính là nữ như In This Moment, Stolen Babies, Kylesa, The Gathering và Lacuna Coil. Tour diễn này hết sức thành công và tạo tiếng vang khá lớn cho WT.
    What You Have Done

    Frozen

    Sau khi bỏ thời gian để ghi âm album dạng acoustic – An acoustic Night At The Theatre vào năm 2009. Nhóm bắt tay vào ghi âm album thứ 5 trong sự nghiệp là The Unforgiving. Album này được tung ra vào năm 2011 và là một album dạng concept. Cốt truyện của album này dựa trên một tác phẩm truyện tranh cùng tên . Âm nhạc trong album này tiếp tục phát triển theo phong cách mainstream hóa, tức là các bài hát trở nên dễ nghe hơn, nghiêng về phía giai điệu tới mức album được đánh giá là Melodic Metal với những ảnh hưởng của Symphonic và Gothic. Dù gây khá nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn, album vẫn tiếp tục thành công về mặt thương mại khi vươn lên hạng 2 trên bảng xếp hạng của Hà Lan và 50 trên bảng xếp hạng của Mỹ.
    Shot In The Dark


    Sau 4 albums rất thành công về mặt thương mại, WT đã có thể tự mình tổ chức một chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới để quảng bá cho album thứ 5 là The Unforgiving. Lúc này band nhạc kết nạp thêm tay guitar thứ 3 và bắt đầu tiến hành ghi âm album thứ 6 trong sự nghiệp là Hydra vào năm 2013. Album này được chính thức tung ra một năm sau đó – tức là 2014. Âm nhạc trong album này là sự kết hợp của tất cả những album trước đó trong sự nghiệp của WT như: Gothic với sự xuất hiện của giọng hát mang phong cách Beaty And The Beast, Symphonic Metal và cả Pop Rock, Melodic Metal… Tuy vậy, phong cách ngày càng Pop trở nên càng rõ nét. Để sản xuất và ghi âm album, nhóm nhạc mời thêm cả những vocalist như Tarja (Nightwish), Howards Jones (Killswitch Engage), Dave Pirner (band Alternative Soul Asylum) hay Rapper Xzibit. Âm nhạc trong album vì thế cũng dễ nghe hơn so với những album trước đó. Dù chất lượng thì còn phải tranh cãi nhưng album vẫn tiếp tục rất thành công về mặt thương mại khi có mặt trên hầu hết các bảng xếp hạng trên toàn thế giới và đứng hạng 1 tại Hà Lan, 16 tại Mỹ.
    Dangerous

    Whole World is Watching

    WT là một trong những band nhạc được biết đến rộng rãi nhất của đất nước Hà Lan, quê hương của hoa tuy lip. Tuy âm nhạc ngày càng trở nên dễ nghe hơn, nhóm vẫn có những album hết sức quan trọng như Mother Earth. Đây cũng là một trong những nhóm nhạc Symphonic hiếm hoi của châu Âu đang trên đà thành công tại nước Mỹ. WT cũng là một trong những nhóm nhạc mà fan hâm mộ Metal khó có thể bỏ qua trong những năm gần đây.
     
  6. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Apocalyptica

    Apocalyptica​


    Apocalyptica là cái tên rất quen thuộc với những người hâm mộ Metal trên toàn thế giới. Nguyên nhân chính lại bắt nguồn từ việc nhóm chỉ sử dụng cello để chơi nhạc Metal. Nhóm khởi đầu rất thành công với việc cover lại các bài hát của những band nhạc nổi tiếng như Metallica, Sepultura, Pantera… Tuy nhiên, ít người biết rằng, đây cũng là một nhóm nhạc tiên phong theo phong cách Symphonic Metal. Chất Symphonic Metal được thể hiện rất rõ với những ảnh hưởng của nhạc cổ điển và việc sử dụng cello thay cho guitar và các nhạc cụ khác.
    Trở lại với lịch sử của band nhạc, Apocalyptica thành lập năm 1993 bởi 4 tay cello tại Helsinki, Phần Lan và chỉ là một band nhạc chơi cover. Thần tượng của họ dĩ nhiên là Metallica nên họ chủ yếu cover lại những bài hát của band nhạc này. Nhận thấy tính chất mới mẻ của band nhạc, hãng đĩa Mercury quyết định ký hợp đồng với band nhạc và yêu cầu họ ghi âm album đầu tay. Điều này thậm chí còn làm cho các thành viên band nhạc không thể tin vào lời đề nghị kỳ lạ này vì họ nghĩ sẽ chẳng ai bỏ tiền ra mua một album cover kiểu lạ lùng này. Tuy vậy, nhóm vẫn nắm bắt cơ hội và tung ra album đầu tay trong sự nghiệp là Plays Metallica By Four Cellos. Phong cách chơi nhạc mới mẻ này nhận được sự chào đón nồng nhiệt không chỉ bởi fan hâm mộ mà còn từ chính Metallica. Band nhạc này thậm chí còn mời Apocalyptica chơi mở màn cho họ trong chuyến lưu diễn tại châu Âu. Lúc này Apocalyptica đã trở nên khá nổi tiếng .. trên toàn thế giới. Album cover thậm chí còn xuất hiện trên top 10 của Phần Lan và đạt chứng chỉ bạch kim tại quốc gia này.
    Nắm bắt được tâm lý thích của lạ, độc của người hâm mộ, nhóm tung ra album thứ hai là Inquisition Symphony vào năm 1998 vẫn theo phong cách cũ là cover các bài hát nhưng lần này họ không chỉ cover của Metallica mà còn của Faith No More, Sepultura, Pantera. Album này không thực sự thành công bằng album trước đó dù chiếm được hạng 10 tại Phần Lan. Nó khiến band nhạc phải tìm một hướng đi khác cho mình.
    Năm 2000, nhóm tung ra album thứ 3 nhưng có thể coi là album đầu tay của nhóm với 10 bài hát do nhóm tự sáng tác (3 bài cover của Metallica và Grieg). Với sự trợ giúp của một tay trống, album này là một album Symphonic Metal thực sự (dù không có guitar, bass). Tuy nhiên Symphonic ở đây chủ yếu mang tính thính phòng (chamber music) hơn là giao hưởng. Điều bất ngờ là album này có chất lượng khá cao và gây shock cho giới chuyên môn trên toàn thế giới. Nó cũng khá thành công khi xuất hiện trên rất nhiều bảng xếp hạng tại châu Âu.
    Trên đà thành công, nhóm tung ra album thứ 2 là Reflections vào năm 2003. Lúc này thì trong band âm nhạc của band có rất nhiều sự thay đổi với sự trợ giúp của tay trống Dave Lombardo của nhóm nhạc huyền thoại Slayer và rất nhiều nghệ sỹ chơi nhạc cụ của dàn cổ điển trợ giúp. Âm nhạc trong album có nhiều điểm tương đồng với phong cách Melodic Death nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn từ nhạc cổ điển. Điều đáng tiếc là chất lượng album không bằng album đầu tay trước đó.
    Sau album thứ 4 có phần không thành công, nhóm tiếp tục trở lại mạnh mẽ với album thứ 5 cùng tên vào năm 2005. Album này chủ yếu chơi theo phong cách Symphonic với các bài hát không lời. Album tiếp theo của nhóm là Worlds Collide thì chơi theo phong cách khác hẳn với việc mời thêm một loạt các vocalist từ khắp các band nhạc khác nhau như Slipknot, Three days Grace, Rammstein, cùng nhiều tên tuổi nổi tiếng khác. Tuy phong cách khác biệt cả 2 albums đều có chất lượng rất tốt và rất thành công về mặt thương mại.
    Album thứ 7 của nhóm có tên là 7th Symphony được tung ra vào năm 2010. Đây là album dạng tổng hợp của 2 albums trước với 4 bài có lời và 6 bài chơi hòa tấu. Dù chất lượng album không thực sự cao, nó vẫn rất thành công về mặt thương mại. Album cuối cùng của nhóm tính tới thời điểm hiện tại là Shadowmaker được tung ra vào năm 2015. Đây là album mà nhóm đã kết nạp thêm một thành viên mới là vocalist Franky Perez và trở thành một band nhạc Metal thực thụ. Album có chất lượng khá tốt.
    Rất nhiều fan hâm mộ Metal trên thế giới biết đến Apocalyptica thông qua những bản cover của Metallica. Không nhiều người biết rằng đây còn là một trong những band nhạc Symphonic Metal gạo cội. Tuy vậy, đây vẫn là một band nhạc có những sáng tác riêng khá tốt, nhất là đối với những người yêu phong cách thính phòng cổ điển.
    Path Vol. II

    Bittersweet

    I'm Not Jesus

    End of Me

    Cold Blood
     
  7. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    After Forever

    After Forever​


    After Forever (AF) thành lập năm 1995 tại Hà Lan. Khởi đầu band nhạc có tên là Apocalypse và chủ yếu chơi cover những bài hát của Death Metal. Phải sau khi giọng ca nữ chính là Floor Jansen thì âm nhạc của nhóm mới chuyển sang phong cách Symphonic Metal. Lúc này, nhóm cũng bắt đầu tự viết nhạc cho mình và tới năm 1999 thì đổi tên thành After Forever (tên một bài hát của Black Sabbath). Sau khi tung ra 2 albums demo, nhóm nhận được sự chú ý của hãng đĩa Transmission và tung ra album đầu tay Prison Of Desire vào năm 2000. Dù nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn châu Âu, nhất là cho giọng ca của Jansen nhưng album thực chất có nhiều điểm yếu. Đặc biệt là kỹ năng chơi nhạc cụ và sáng tác nhạc của các thành viên band. Âm nhạc trong album này chịu ảnh hưởng rất lớn từ Within Temptation (Gothic) và Nightwish (Symphonic).
    Năm 2001, nhóm tung ra album thứ 2 trong sự nghiệp là Decipher. Trong album này, nhóm đã có thể mới được khá nhiều nhạc công chơi các nhạc cụ của dàn giao hưởng vào để ghi âm album. Ngoài các nhạc công, nhóm còn mời thêm dàn hợp xướng để hát bè cùng giọng ca chính Jensen. Không cần giải thích nhiều thì chúng ta cũng hiểu là âm nhạc của nhóm lúc này mang rất nhiều phong cách Symphonic Metal thực sự. Cũng giống như Within Temptation, Gothic Metal chỉ còn ảnh hưởng rất nhỏ tới âm nhạc của nhóm. Album này không mang nhiều tính đột phá nhưng âm nhạc trong album rất tốt và là một trong những điểm sáng của Symphonic Metal thế giới. Tuy nhiên, đây là album cuối cùng của tay guitar, nhà sáng tạc nhính của nhóm là Mark Jansen. Sau album này, các thành viên của nhóm quyết định sa thải anh này. Không phải dạng vừa, anh lập ra một band nhạc tài năng khác là Epica.
    Chính vì những mâu thuẫn giữa các thành viên, phải đến năm 2004, nhóm mới tung ra được album thứ 3 trong sự nghiệp là Invisible Circles . Cùng với sự ra đi của Jansen, âm nhạc của nhóm cũng thay đổi rất nhiều khi tích hợp thêm những ảnh hưởng của Progressive vào Symphonic Metal. Việc không còn Mark Jansen cũng khiến cho band nhạc không còn giọng ca gầm gừ của Death Metal nữa, thay vào đó là giọng ca clean vocal của nam. Album này có nhiều sáng tạo và chất lượng khá tốt nên cũng được giới chuyên môn đánh giá khá cao. Album cũng khá thành công về mặt thương mại khi vươn lên được hạng thứ 24 trên bảng xếp hạng của Hà Lan và hạng 74 tại Bỉ.
    Trên đà thành công, AF tung ra album thứ 4 là Remagine vào năm 2005. Âm nhạc lúc này thay đổi khá nhiều khi chơi mạnh mẽ hơn. Những ảnh hưởng của Progressive vốn rất mạnh mẽ trong album trước được thay bằng những ảnh hưởng từ Electronic. Nhưng sự thay đổi này không thành công. Có rất ít lời khen ngợi từ giới chuyên môn dành cho album này. Dù khá thành công về mặt thương mại (chiếm hạng 6 trên bảng xếp hạng của Hà Lan), album vẫn bị coi là một thất bại của nhóm.
    Cùng với sự thất bại của album thứ 4, nhóm cũng chuyển sang một hãng đĩa lớn hơn là Nuclear Blast. Năm 2007, nhóm tung ra album thứ 5 cũng là album cuối cùng tính tới thời điểm hiện tại là After Forever. Âm nhạc trong album này tiếp tục thay đổi khi tích hợp thêm khá nhiều ảnh hưởng của Progressive Metal vào Symphonic. Album có chất lượng rất tốt và được coi là một trong những album kinh điển của dòng nhạc Symphonic. Tuy nhiên, sự thành công của album cũng không thể giúp band nhạc tồn tại được lâu hơn. Tới năm 2009, nhóm chính thức tuyên bố tan rã, để lại nhiều sự nuối tiếc cho người hâm mộ.
    Khác với những band nhạc khác trong Symphonic Metal, AF thường tích hợp thêm những ảnh hưởng rất mạnh mẽ của Progressive Metal vào trong âm nhạc của mình. Với những fan hâm mộ Progressive Metal, đây là band nhạc không nên bỏ qua.
    Beyond Me

    Monolith of Doubt

    Digital Deceit

    Being Everyone

    Energize Me
     
  8. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Battlelore

    Battlelore​


    Trong mỗi dòng nhạc, luôn có những band nhạc có chất lượng tốt nhưng không thực sự được biết đến rộng rãi. Và Battlelore chính là một band nhạc như vậy của dòng nhạc Symphonic Metal. Band thành lập năm 1999 tại Lappeenranta, Phần Lan. Sau khi thành lập không lâu, nhóm tung ra một album demo nhưng không gặt hái được nhiều thành công. Phải đến khi nhóm tung ra album demo thứ 2 thì mới nhận được sự chú ý của hãng đĩa chuyên về Metal khá nổi tiếng của Áo là Napalm Records. Năm 2002, nhóm tung ra album đầu tay là …Where The Shadows Lie. Âm nhạc trong album này chủ yếu là Symphonic Metal với sự ngự trị của keyboards với nhiều ảnh hưởng của Power, Metal truyền thống, Gothic và Folk. Nhóm lúc này sử dụng 2 giọng ca chính nam, nữ theo phong cách Beauty And The Beast. Album này có chất lượng rất tốt và khiến cho nhóm có được một lượng fan hâm mộ khá lớn.
    Album đầu tay khá thành công, nhưng album thứ 2 thậm chí còn thành công hơn. Album này – có tên là Sword’s Song- được tung ra vào năm 2003. Về mặt âm nhạc, album không khác nhiều so với album đầu tay tức là phong cách Symphonic pha trộn với nhiều dòng nhạc khác nhau. Nhưng chất lượng các bài hát cũng như khả năng kết hợp giữa các thành viên tốt hơn so với album trước. Về mặt lyrics, album vẫn lựa chọn chủ đề là những câu chuyện của nhà văn nổi tiếng J.R.R Tolkien giống album trước đó (và cả những album sau này). Album được giới chuyên môn đánh giá rất cao nhưng rất tiếc, lại là album cuối cùng của giọng ca chính Mennander và tay bass Kokkola. Việc mất đi 2 thành viên chủ chốt khiến âm nhạc của Battlore thay đổi rất nhiều.
    Sau khi tìm được những thành viên mới để thay thế, nhóm tung ra album thứ 3 là Third Age Of The Sun vào năm 2005. Âm nhạc trong album này, chủ yếu mang phong cách Symphonic với việc sử dụng rất nhiều keyboards. Ngoài ra, giọng ca chính nam mới chỉ sử dụng phong cách hát gầm gừ kiều Death (giọng ca chính cũ sử dụng kết hợp cả clean và gầm gừ) khiến album mang nhiều tính Melodic Death. Tuy album không nhận được nhiều sự khen ngợi từ giới chuyên môn trên thế giới nhưng chất lượng của album thực chất không phải quá tệ. Các bài hát trong album có chất lượng khá tốt, nhiều sự đổi mới và khác biệt. Album khá thành công về mặt thương mại khi vươn lên vị trí 38 trên bảng xếp hạng của Phần Lan.
    Album thứ 4 trong sự nghiệp của Battlelore là Evernight được tung ra vào năm 2007. Âm nhạc trong album này tiếp tục thay đổi với ít chất Symphonic hơn so với album trước. Vai trò của guitarist trong album này rõ nét hơn album trước rất nhiều. Chính vì thế, album nghe mạnh hơn, nhiều chất Metal và cũng đen tối hơn so với các albums trước. Không có quá nhiều sự khác biệt giữa các bài hát trong album so với album trước đó. Album này được giới hâm mộ và chuyên môn đánh giá khá cao, mặc dù vậy lại không thành công về mặt thương mại khi không xuất hiện trên bất kỳ bảng xếp hạng nào.
    Sau album được đánh giá cao nhưng không thành công về thương mại, Battlore quay trở lại với phong cách Symphonic trong album thứ 5 là The Last Alliance vào năm 2008. Cũng gần như ngay lập tức, những thành công – dù khá nhỏ - quay trở lại với band nhạc khi album tiến lên được hạng 26 trên bảng xếp hạng của Phần Lan. Album này có chất lượng khá tốt.
    Album cuối cùng của Battelore tính đến thời điểm hiện tại là Doombound được tung ra vào năm 2011. Đây cũng là album đầu tiên mà giọng ca chính mới sử dụng clean vocal. Việc sử dụng clean vocal khiến album này nghe khá giống 2 albums đầu tay của nhóm. Âm nhạc trong album này vẫn mang rất nhiều tính Symphonic nhưng sử dụng khá nhiều guitar nên nghe mạnh hơn so với các album Symphonic Metal khác. Sau album này, nhóm tuyên bố tạm nghỉ và tính tới thời điểm hiện tại, chưa quay trở lại hoạt động.
    Battelore là một band nhạc khá tốt với nhiều ảnh hưởng từ Folk, Gothic, Power, Metal cổ, Melodic Death… Nhóm cũng chịu ảnh hưởng khá lớn từ nhà văn nổi tiếng Tolkien. Âm nhạc của nhóm khá mạnh và không mang nhiều tính thương mại so với các band nhạc khác trong Symphonic. Có lẽ chính vì lý do này, âm nhạc của nhóm khác biệt hơn so với các nhóm Symphonic và xứng đáng nhận được nhiều sự yêu mến của người hâm mộ dòng nhạc này.
    Journey to Undying Lands

    Sons of Riddermark

    Storm of the Blades

    House of Heroes

    Third Immortal

    Olden Gods
     
  9. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Epica

    Epica​


    Trong phần viết về band nhạc After Forever chúng ta đã đề cập tới band nhạc Epica và đây là thời điểm để chúng ta tìm hiểu sâu hơn về band nhạc này. Epica thành lập năm 2002 bởi tay guitar, vocal Mark Jansen khi anh này rời khỏi nhóm Symphonic Metal khá nổi tiếng của Hà Lan là After Forever (AF). AF là một band nhạc có giọng ca chính khá tốt là Floor Jansen và muốn thành công hơn AF, Jansen phải tìm một giọng ca chính tốt hơn. Đó chính là điểm rất khó khăn với Mark Jansen. Lúc đầu anh định chọn Helena Michaelsen – nhóm Trail Of Tears nhưng sau đó quyết định chọn Simone Simons – một giọng ca chính còn vô danh. Sau khi kết nạp thêm các thành viên chính, nhóm lấy tên là Epica – tên một album của nhóm Power Progressive rất nổi tiếng của Mỹ, nhóm Kamelot. Ngoài việc setup một band nhạc, Jansen còn thuê một dàn hợp xướng (2 nam, 4 nữ) và dàn nhạc đàn dây (3 violins, 2 violas, 2 cellos và 1 bass) để phục vụ cho mục đích tối thượng của mình là trở thành một trong những band nhạc Symphonic Metal hàng đầu thế giới. Ngay trong năm 2002, nhóm tung ra một album demo. Với sự đầu tư và chuẩn bị kỹ càng, album này nhận được nhiều lời khen ngợi và giúp cho nhóm có được hợp đồng với hãng đĩa Transmission của Hà Lan.
    Sau khi có hợp đồng, nhóm ngay lập tức vào việc sáng tác và ghi âm album đầu tay và tung ra album The Phantom Agony vào năm 2003. Jansen rời khỏi AF vì sự khác biệt trong đường hướng phát triển của band nhạc nên dễ hiểu là Epica tiếp tục phong cách Symphonic Progressive Metal vốn đã tràn ngập trong âm nhạc của AF trong 2 albums đầu tay. Thậm chí các bài hát trong albums cũng là sự tiếp nối của AF với 3 bài hát về chủ đề The Embrace That Smothers – (3 phần đầu tiên có trong album đầu tay Prison Of Desire). Sự xuất hiện của dàn giao hưởng và hợp xướng khiến âm nhạc của nhóm mang rất nhiều tính Symphonic. Tuy nhiên, điều này lại khiến vai trò của 2 tay guitar và tay bass rất mờ nhạt. Bù lại, giọng ca chính Simons thực sự tỏa sáng và mang lại rất nhiều điểm cộng cho album dù Jansen quá lạm dụng giọng Growl. Album vì thế cũng rất thành công về mặt thương mại khi vươn lên hạng 8 trên bảng xếp hạng của Hà Lan.
    ThePhantom Agony


    Những thành công của album đầu tay khiến Epica nhanh chóng tiến hành ghi âm album thứ 2 trong sự nghiệp. Năm 2005, nhóm tung ra album Consign To Oblivion với sự trợ giúp rất lớn của vocalist Roy Khan – nhóm Epica. Đây là album concept với nội dung chính là về nền văn minh cổ Maya tại Mehico. Âm nhạc trong album này cũng có một số thay đổi khi gần như nghiêng hoàn toàn về phía Symphonic với những bài hát dễ nghe, dễ nhớ. Album chủ yếu sử dụng dàn hợp xướng và rất ít khi nghe thấy giọng gầm gừ. Mặc dù về mặt cấu trúc các bài hát, album không khác nhiều so với album đầu tay nhưng album này vẫn có chất lượng tốt. Album cũng khá thành công về mặt thương mại khi xuất hiện tại 3 bảng xếp hạng tại châu Âu là Hà Lan, Bỉ, Pháp lần lượt ở các vị trí 12, 52 và 116.
    Solitary Ground


    Sau 2 albums khá thành công, Epica đã trở nên khá nổi tiếng tại quê hương của họ là đất nước Hà Lan. Năm 2005, họ còn giành được hợp đồng thực hiện nhạc phim (soundtrack) chop him Joyride. Album nhạc phim này có tên là The Score gần như không mang tính Metal mà chủ yếu mang tính giao hưởng với các bài hát chủ yếu là không lời. Dù không mang tính Metal đây là album có chất lượng của nhóm. Album này cũng xuất hiện trên các bảng xếp hạng của Hà Lan và Pháp ở các vị trí 54 và 191.

    Những thành công của các albums đầu tay khiến Epica có thể ký hợp đồng với một hãng đĩa lớn hơn là Nuclear Blast vào năm 2007. Cũng trong năm này, họ tung ra album thứ 4 trong sự nghiệp là The Divine Conspiracy. Đây tiếp tục là một album dạng concept với nội dung chính nói về các tôn giáo: các tôn giáo đều do Chúa Trời nghĩ ra, về mặt bản chất và nguồn gốc, chúng đều như nhau. Đây cũng là album đầu tiên của Epica chịu rất nhiều ảnh hưởng của phong cách Power Progressive Metal dù chất liệu chính vẫn là Symphonic. Những ảnh hưởng của những người khổng lồ trong Power Progressive như Symphony X hay Kamelot rất rõ nét. Album cũng mang nhiều tính trường ca với các bài hát rất dài (cả album dài hơn 75 phút). Album có chất lượng cao và cũng rất thành công về mặt thương mại khi có mặt trên 5 bảng xếp hạng tại châu Âu với vị trí cao.
    Never Enough


    (còn tiếp)
     
  10. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Epica

    Epica​


    (tiếp theo)
    Sau những thành công khá lớn của The Divine Conspiracy, Epica có dịp thực hiện những album phức tạp hơn. Năm 2008, nhóm ghi âm album The Classical Conspiracy theo dạng live. Album này sử dụng một dàn giao hưởng thực sự kết hợp với dàn hợp xướng. Album này cũng rất thành công về mặt thương mại (xếp hạng 23 tại Hà Lan). Album chính thức thứ 5 của nhóm là Design Your Universe được tung ra vào năm 2009. Về mặt nội dung, đây là album concept với nội dung chính là phần tiếp theo của album Consign To Oblivion. Âm nhạc trong album này mạnh hơn các album trước khá nhiều – với những ảnh hưởng rõ nét của Melodic Death trên nền Symphonic. Phong cách chơi nghiêng về Extreme này khiến album được giới chuyên môn và người hâm mộ đánh giá rất cao. Album cũng rất thành công về mặt thương mại khi xuất hiện trên hầu hết các bảng xếp hạng tại châu Âu ở vị trí cao (hạng 8 tại Hà Lan – hạng cao nhất tính tới thời điểm album được tung ra).
    Unleashed


    Album thứ 6 của Epica là Requiem For The Indifferent được tung ra vào năm 2012. Đây tiếp tục là một album rất hay với sự kết hợp của Symphonic Metal với những ảnh hưởng mạnh mẽ của Progressive kết hợp với Melodic Death (trong một số bài hát cuối). So với 2 albums trước đó, album này ít tính đột phá hơn nhưng vẫn là album có chất lượng rất tốt. Album tiếp tục xu hướng thành công về mặt thương mại và là album đầu tiên của Epica có mặt trên bảng xếp hạng tại Mỹ ở vị trí 105.
    Storm The Sorrow

    Album cuối cùng của Epica tính tới thời điểm hiện tại là The Quantum Enigma được tung ra vào năm 2014. Album này tiếp tục có nhiều thay đổi về mặt âm nhạc so với các album trước khi chơi nhạc mạnh hơn và đẩy vai trò của 2 tay guitar lên rất cao (với những cú riff khá mạnh) và sử dụng rất nhiều dàn hợp xướng – đẩy vai trò của giọng ca chính Simons xuống thấp hơn. Album này, tiếp tục có chất lượng tốt và rất thành công về mặt thương mại khi xuất hiện trên hầu hết các bảng xếp hạng trên toàn thế giới.
    The Essence Of Silence


    Với một loạt những album có chất lượng cao trong những năm gần đây, Epica dần vươn mình để trở thành một biểu tượng của Symphonic Metal trên toàn thế giới. Rất nhiều album của nhóm đã trở thành album kinh điển của dòng nhạc như The Divine Conspiracy hay Design Your Universe. Đây có lẽ cũng là band nhạc Symphonic Metal xuất sắc nhất ở thời điểm hiện tại.
    Forevermore
     
  11. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Wintersun

    Wintersun​


    Wintersun là một band nhạc thành lập dưới dạng side project nhưng sau này phát triển mạnh khá thành công trong những năm gần đây của Symphonic Metal thế giới. Nhóm được thành lập năm 2003 tại Helsinki, Phần Lan bởi tay guitar, keyboard, bass, vocalist Jari Maenpaa của nhóm Folk Metal Ensiferum (chúng ta đã gặp band nhạc này trong phần viết về Folk Metal). Qua miêu tả chúng ta cũng có thể thấy Maenpaa có thể chơi tất cả các nhạc cụ (trừ trống) nên anh chỉ cần thuê thêm 1 tay trống là có thể tạo thành một band nhạc. Sau khi thuê tay trống Kai Hahto, nhóm ghi âm 1 album demo và gửi tới cho hãng đĩa Nuclear Blast. Ấn tượng với âm nhạc của nhóm, hãng ký ngay hợp đồng. Nhưng do Ensinferum đang chuẩn bị ra album thứ 2 trong sự nghiệp và có chuyến lưu diễn vòng quanh châu Âu nên mâu thuẫn nảy sinh và Maenpaa, đang là giọng ca chính và guitarist của nhóm này, rời khỏi Ensiferum. Năm 2004, Wintersun tung ra album cùng tên đầu tay. Dù là tập hợp những sáng tác trong giai đoạn từ 1995 tới 2004, là thời điểm mà Maenpaa còn là thành viên của Ensiferum nhưng âm nhạc của album này khác rất nhiều so với âm nhạc của chính Ensiferum. Nó là sự tổng hợp của Power Symphonic Metal với phong cách Extreme của Melodic Death và Black Metal. Những ảnh hưởng của Folk vẫn còn nhưng khá ít. Album này rất lạ và được giới chuyên môn đánh giá rất cao.
    Sau thành công ấn tượng của album đầu tay, Wintersun chính thức đi vào hoạt động với việc kết nạp thêm một loạt những thành viên mới để trở thành một band nhạc thực sự. Đến khoảng năm 2006, nhóm ổn định được đội hình và bắt tay vào ghi âm album thứ hai trong sự nghiệp. Tuy nhiên, mọi rắc rối bắt đầu phát sinh từ đây. Meanpaa quyết định đây sẽ là một dự án đầy tham vọng với những bài hát rất phức tạp. Vì quá phức tạp, quá trình ghi âm album bị chậm khá nhiều so với dự tính. Đến năm 2007, nhóm tiếp tục gặp trục trặc khi nhiều phần cứng máy tính dùng để ghi âm album bị hỏng. Tới cuối năm nhóm mới ghi âm xong phần guitar, solos, intro và Maenpaa bước vào phần sáng tác, ghi âm cho những đoạn Symphonic. Nhưng lúc này những khó khăn trong việc ghi âm và cuộc sống khiên Maenpaa bị stress và mệt mỏi kéo dài nên công việc không tiến triển, album tiếp tục không thể hoàn thành. Đến giữa năm 2008, phần cứng của máy tính tiếp tục hỏng một lần nữa và khiến album tiếp tục trễ hẹn. Trong cả năm 2009 và 2010, nhóm từ bỏ hết các show diễn để tập trung sáng tác và ghi âm nhưng không thành công. Tới cuối năm 2010, nhóm buộc phải trở lại lưu diễn để kiếm tiền mua phần Hardware mới. Quá trình ghi âm sau đó tiến hành rất chậm chạp và phải tới năm 2012, nhóm mới tung ra được album thứ 2 trong sự nghiệp là Time I. Đây là một album nghiêng nhiều về phía Symphonic, tuy nhiên những ảnh hưởng của Extreme Metal là rất rõ nét. Album này, chất lượng rất tốt và là một trong những điểm sáng của Metal thế giới trong năm 2012. Album tiếp theo của Wintersun, được sáng tác và ghi âm cùng với Time I có tên là Time II vẫn chưa thể tung ra như dự kiến.
    Wintersun là một band nhạc khá lạ với sự kết hợp của Symphonic và Extreme Metal. Dù trải qua nhiều khó khăn, thử thách, các album của nhóm – cuối cùng vẫn được tung ra và có chất lượng khá tốt. Đây cũng là band nhạc mà các fan của Metal không nên bỏ qua.
    Beyond The Dark Sun

    Winter Madness

    Time

    Sons of Winter and Stars
     
  12. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Delain

    Delain​


    Trong dòng nhạc Symphonic Metal, 2 quốc gia phát triển mạnh nhất là Hà Lan và Phần Lan. Những band nhạc nổi tiếng như Within Temptation, After Forever và Epica, còn Phần Lan thì nổi tiếng với những band như Nightwish, Battlelore và Wintersun. Tới đây chúng ta lại gặp một band nhạc nữa tới từ Hà Lan, đó là Delain. Delain thành lập từ năm 2002 bởi Martijn Westerholt – tay keyboard của nhóm nhạc Within Temptation. Trước đó Westerholt mắc bệnh nên bị buộc phải rời nhóm nhạc này vào năm 2001. Trong những năm sau đó, nhóm cũng tung ra những album demo nhưng không thành công. Phải tới năm 2005 khi giọng ca chính Charlotte Wessels gia nhập nhóm, Delain mới có được hợp đồng với hãng đĩa Roadrunner. Năm 2006, dưới sự trợ giúp của một loạt những nghệ sỹ nổi tiếng của Metal châu Âu như Hietala (bass –Nightwish), Sluijter (Epica – guitar), Eikens (Orphanage – guitar), Yrlund (Imperia-guitar) và Van Veensenbeek (God Deathroned – drums) cặp đôi Westerholt – Wessels tung ra album đầu tay là Lucidity. Âm nhạc trong album này chủ yếu là Symphonic Metal nhưng với các bài hát có chất lượng tốt. Album được đánh giá cao và cũng khá thành công về mặt thương mại khi có mặt trên bảng xếp hạng của Hà Lan ở vị trí 43.
    Thành công của album đầu tay khiến cặp đôi Westerholt và Wessels quyết định biến Delain trở thành một band nhạc thực sự khi thuê thêm các nhạc công mới hoàn thiện band nhạc. Lúc này nhóm đã có thể biểu diễn live và bắt tay vào ghi âm album thứ 2 trong sự nghiệp. Để ghi âm album, nhóm chỉ mời thêm một tay cellist và tay guitar Hietala, người đã có mặt trong album trước. Album thứ 2 là April Rain được tung ra vào năm 2009 với một chút thay đổi trong phong cách chơi nhạc. Trong album trước, nhóm sử dụng khá nhiều keyboards và syntherizer với lối chơi kỹ thuật (sử dụng synth solo) nhưng trong album này thì những đoạn solo không còn nữa. Âm nhạc của nhóm cũng nghiêng nhiều sang Pop và rất dễ nghe. Album gặt hái được nhiều thành công khi xuất hiện trên nhiều bảng xếp hạng trên toàn thế giới (hạng 14 tại Hà Lan) dù không được giới chuyên môn đánh giá cao.
    Album thứ 3 của nhóm là We Are The Others tiếp nối phong cách Symphonic kết hợp với Pop và Alternative, Nu Metal của album trước đó. Chất lượng của album này chỉ ở mức độ khá. Tuy vậy, nó rất thành công về mặt thương mại khi vươn lên đứng thứ 4 trên bảng xếp hạng của Hà Lan.
    Album cuối cùng của Delain tính tới thời điểm hiện tại là The Human Contradiction được tung ra vào năm 2014 tiếp tục chứng kiến sự thay đổi trong âm nhạc của nhóm. Lần này là theo nghĩa tích cực hơn với những fan hâm mộ Symphonic Metal. Phần Symphonic (sử dụng keyboards) được đầu tư rất công phu. Album cũng có nhiều bài chơi mạnh và mang nhiều tính Metal hơn (tuy vẫn có những bài hát mang ảnh hưởng của Pop và khá nhẹ). Sự thay đổi này được giới chuyên môn đánh giá khá cao tuy nhiên lại khiến cho band nhạc mất đi sự thành công về mặt thương mại khi chỉ vươn lên hạng 25 trên bảng xếp hạng của Hà Lan.
    Delain chưa bao giờ vươn lên thành một ngôi sao trên bầu trời Metal thế giới. Một phần vì band nhạc chưa thực sự tung ra được nhiều album mang tính đột phá. Tuy nhiên, đây là một band nhạc khá tốt và nhận được nhiều yêu mến từ fan hâm mộ của Gothic, Symphonic Metal.
    Frozen

    April Rain

    Get The Devil Out Of Me

    Vide
     
  13. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Tarja

    Tarja​


    Tarja là cái tên không còn xa lạ với những fan hâm mộ của Symphonic Metal trên toàn thế giới. Đơn giản vì cô chính là giọng ca chính của band nhạc huyền thoại Nightwish. Sau khi rời khỏi nhóm nhạc này vì mâu thuẫn với những thành viên còn lại vào năm 2005, Tarja vẫn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. Năm 2006, cô tung ra album đầu tay là Henkays Ikuisuudesta. Đây không phải là một album Metal mà là album cover các bài hát cổ điển và Giáng sinh. Tất nhiên, đây không phải là một album có chất lượng cao mà đơn thuần chỉ là sự đánh dấu việc trở lại với âm nhạc của Tarja sau khi rời khỏi Nightwish.
    Phải tới năm 2007, Tarja mới tung ra một album Metal thực sự là My Winter Storm. Đây cũng là album đầu tiên mà Tarja thực sự viết các bài hát (với sự trợ giúp của một số nhà soạn nhạc khác). Album này tổng hợp khá nhiều phong cách từ Symphonic Metal tới Pop, Alternative và Opera, classical. Với giọng hát rất tốt của mình, Tarja đã khiến cho album (dù chất lượng âm nhạc không thực sự cao), trở nên đáng nghe. Dù có một số hạn chế, album vẫn rất thành công về mặt thương mại khi xuất hiện trên hầu hết các bảng xếp hạng trên toàn châu Âu. Tại nhiều quốc gia, album này thậm chí còn thành công hơn cả những album của Nightwish.
    Thành công rất lớn của album My Winter Storm khiến Tarja mở một chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới. Sau chuyến lưu diễn, cô quay trở lại studio để sáng tác và ghi âm album solo thứ 3 trong sự nghiệp. Album này được tung ra vào năm 2010 với cái tên What Lies Beneath. Album này có phần mạnh hơn so với album trước khá nhiều – mang nhiều tính Metal kết hợp với những ảnh hưởng của nhạc cổ điển. Album được giới chuyên môn đánh giá rất cao nhưng không thành công về mặt thương mại như album trước là My Winter Storm. Tuy vậy, nó vẫn xuất hiện trên hầu hết các bảng xếp hạng tại toàn châu Âu (chủ yếu là trong top 10 và 20).
    Những thành công của 2 albums liên tiếp đã xóa tan những nghi ngờ về tài năng thực sự của Tarja. Tại thời điểm ghi âm album thứ 4, cô đã có đủ tự tin để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc của mình hơn bằng những thay đổi theo chiều hướng tích cực trong âm nhạc. Album Colours In The Dark được tung ra vào năm 2013 với những bài hát dài hơn, kỹ hơn và chất lượng cao hơn. Album vẫn mang phong cách Symphonic Metal kết hợp với giao hưởng rất rõ nét. Chất lượng âm nhạc rất tốt và thậm chí còn được coi là đỉnh cao trong sự nghiệp của Tarja. Album này cũng rất thành công về mặt thương mại khi có mặt trên hầu hết các bảng xếp hạng tại châu Âu.
    Năm 2015, Tarja tung ra album thứ 5 trong sự nghiệp nhưng đây là một album theo phong cách classical mà không phải là Metal. Các bài hát trong album đều có tên là Ave Maria do rất nhiều nhà soạn nhạc cổ điển sáng tác.
    Tarja là cái tên rất được yêu mến của Symphonic Metal trong những năm gần đây. Dù ban đầu, tài năng của cô bị nghi ngờ song Tarja đã rất nỗ lực để chứng minh khả năng của mình. 3 albums mang tính Metal của cô thậm chí còn được đánh giá cao hơn những album gần đây của band nhạc Nightwish.
    You Would Have Loved This

    I Walk Alone

    I Feel Immortal

    Victim Of Ritual
     
  14. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Mayan

    Mayan​


    MaYan là một trong những siêu nhóm của Symphonic Metal và là một band nhạc đang lên trong những năm gần đây. Nhóm được thành lập từ năm 2010 bởi vocalist/keyboardist Mark Jensen của nhóm Epica (cựu thành viên của nhóm After Forever). Khởi đầu, đây là một dự án kiểu side project của Jensen. Anh này mong muốn chơi một thứ âm nhạc là sự kết hợp của Symphonic với Death Metal với những ảnh hưởng của Progressive. Anh này mời thêm một số thành viên của Epica như tay trống Weesenbeek, tay guitar Delahaye. Jensen tự mình đảm nhận vai trò hát chính (giọng gầm gừ kiểu Death) và mới thêm một số vocalist trợ giúp như Floor Jansen (After Forever), Henning Basse (Sons Of Seasons), Laura Macrì – một triọng ca opera… để bước vào ghi âm album đầu tay.
    Năm 2011, nhóm tung ra album đầu tay theo phong cách âm nhạc đầy mới mẻ này – đó là album Quarterpast. Đây là một album có chất lượng rất tốt mặc dù không hoàn toàn dễ nghe. Album nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn mặc dù không mấy thành công về mặt thương mại. Dù không mấy thành công, Jensen vẫn không nản chí và quyết định mở rộng thêm band nhạc với việc kết nạp thêm Basse và Macrì thành thành viên chính thức. Và không phụ lòng mong đợi của Jensen, giọng ca chính Macrì đã tỏa sáng rực rỡ trong album này. Âm nhạc trong album vẫn là sự kết hợp mạnh mẽ của Symphonic Metal với Death. Ngoài ra những ảnh hưởng của Progressive cũng rất đáng kể khi album chơi rất kỹ thuật. Album đầu tay đã có chất lượng rất tốt, album thứ 2 chất lượng còn cao hơn so với album đầu tay. Tuy ra đời khá muộn, rất nhiều nhà chuyên môn cũng như fan hâm mộ đã cho rằng đây chính là một trong những album kinh điển của Symphonic Metal. Tất nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định đây có thực sự là một album kinh điển của Metal thế giới hay không nhưng ta không thể phủ nhận một thực tế đây là một album hay và là một trong những điểm sáng của Metal thế giới trong năm 2014.
    Mayan tuy là một band nhạc mới nhưng đã có những sáng tạo đặc biệt và quyết tâm theo đuổi một nhánh nhạc riêng biệt. cả 2 album của nhóm đều có chất lượng cao và là những album đáng nghe trong những năm gần đây. Bài viết về Mayan cũng là bài cuối cùng của Symphonic Metal, dòng nhạc lớn cuối cùng của Metal thế giới.
    Rất có thể trong một vài năm tiếp theo, sẽ có một số dòng nhạc mới xuất hiện, một số nhánh nhạc nhỏ (đã có sẵn trong các dòng nhạc lớn) tách ra để trở thành một dòng nhạc riêng biệt và có thể lúc đó ta sẽ trở lại với topic. Tất nhiên, topic này cũng chưa kết thúc, và chúng ta sẽ còn trở lại với một số band nhạc riêng biệt.
    Symphony of Aggression

    War On Terror

    Faceless Spies

    HUMAN SACRIFICE
     
  15. pandora3

    pandora3 New Member

    Joined:
    19/10/15
    Messages:
    1
    Likes Received:
    0
    Bài viết rất công phu & tâm huyết. Thanksss rất nhiều!!
     
  16. lenamvl

    lenamvl Advanced Member

    Joined:
    5/3/14
    Messages:
    4.982
    Likes Received:
    1.908
    Công nhận viết được như thế này là hơi bị hiếm . Tác giả phải có niềm đam mê vô bờ bến mới viết được như vậy . Bản thân mình nếu có viết thì chỉ viết được vài dòng và vài ban nhạc mà thôi
     
  17. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Sau một thời gian nghỉ, ta sẽ quay lại với to pic này qua bài viết về một số band nhạc Metal được yêu mến trong thập niên 2000s. Mở đầu bằng Gojira.
     
  18. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Gojira

    Gojira​


    Trong những năm gần đây, thế giới Metal chào đón sự xuất hiện của một số band nhạc trẻ có chất lượng khá tốt đến từ những nước không có truyền thống hào hùng về Metal. Một trong số đó có thể kể đến nước Pháp. Dù có nền âm nhạc khá mạnh, đất nước này gần như không có tên tuổi gì trong nền nhạc Metal thế giới. Tuy nhiên trong thập kỷ 2000s một số band nhạc mới nổi như Adagio, Akphaezya, Blut Aus Nord hay Gojira đã thay đổi diện mạo của Metal Pháp. Trong những tên tuổi kể trên Gojira có lẽ là band nhạc tài năng nhất và họ cũng đang trên đường trở thành những siêu sao Metal thực sự trên bầu trời thế giới.
    Gojira thành lập năm 1996 tại Ondres, Pháp bởi anh em là Duplantier, Joe- vocal, rhythm guitar và Marion – trống dưới cái tên Godzilla. Tại thời điểm đầu sự nghiệp, nhóm lựa chọn chơi nhạc theo phong cách Death Metal trên nền tảng kỹ thuật rất tốt (Technical Death) với những ảnh hưởng từ Thrash, Groove, Progressive và cả Alternative/Nu Metal. Sau khi tung ra khá nhiều album demo, nhóm có hợp đồng với hãng đĩa Gabriel Edition vào đầu thập niên 2000s. Sau đó, nhóm đổi tên thành Gojira vì trùng tên với một nhóm nhạc khác. Năm 2001 nhóm tung ra album đầu tay là Terra Incognita. Đây là một album mà Technical Death Metal ngự trị trong âm nhạc của nhóm với một số ảnh hưởng của Progressive. Dù chơi khá kỹ thuật, album này không thực sự gây được tiếng vang lớn trong làng nhạc Metal thế giới.

    In the Forest


    Năm 2003, nhóm tung ra album thứ hai là The Link vào năm 2003. So với album trước, album này có nhiều thay đổi trong phong cách chơi nhạc lẫn chất lượng bài hát, chất lượng ghi âm. Lúc này, ảnh hưởng của Death Metal đã giảm đáng kể. Thay vào đó là Thrash và Industrial Metal và có thể là một chút Alternative/Nu và Hardcore (giọng hát giận dữ). chất lượng của album này tốt hơn album trước rất nhiều và nhận được khá nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn trên toàn thế giới. Album khá thành công và giúp cho Gojira có hợp đồng với một hãng đĩa lớn hơn là Listenable – một tiền đề quan trọng để nhóm tung ra những siêu phẩm sau này.
    Remembrance


    Năm 2005, nhóm tung ra siêu phẩm đầu tiên là album From Mars To Sirius. Album này mang nhiều tính Thrash/Groove Metal với những bài hát chủ yếu dựa trên những cú riff đều đều. Đây là một album dạng concept với nội dung trính là sự hồi sinh của một hành tinh thông qua một nhiệm vụ đặc biệt. Âm nhạc trong album rất phức tạp với nhiều ảnh hưởng từ phong cách Post Metal (Neurosis), Technical Metal, Avant Garde Metal (Meshuggah), Industrial (Straping Young Lad, Fear Factory), Death Metal (Morbid Angel)… Dù vậy, album có chất lượng rất tốt và giúp cho band nhạc trở thành một trong những hiện tượng của Heavy Metal thế giới trong năm 2005 với vô số những lời khen ngợi từ cả giới chuyên môn lẫn người hâm mộ.
    To Sirius

    From The Sky


    (còn tiếp)
     
  19. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Gojira

    Gojira​


    (tiếp theo)

    Sau album thứ 3 chất lượng cao, tên tuổi của Gojira đã trở nên khá phổ biến trong thế giới Metal. Tuy nhiên, sự nổi tiếng luôn có hai mặt của nó. Về mặt tích cực, nó khiến cho lượng fan hâm mộ của nhóm tăng lên và band nhạc bớt đi nỗi lo về tài chính. Về mặt tiêu cực: nó khiến band nhạc chịu áp lực thành công lớn hơn. Rất nhiều band nhạc Metal trong thập kỷ 2000s đã không thể vượt qua được áp lực để rồi sau một album chất lượng tốt, tài năng dần thui chột và trở thành những band nhạc tầm thường rồi tan rã. Dĩ nhiên, áp lực đặt lên Gojira là rất nặng nề. Có lẽ vì lý do này, phải đến năm 2008, tức là 3 năm sau khi tung ra album kinh điển From Mars To Sirius, nhóm mới tung ra album thứ 4 là The Way Of All Flesh. Thông thường, với một band nhạc Metal, sau khi được biết đến rộng rãi, các band thường chơi nhạc theo phong cách dễ nghe mang nhiều tính giai điệu (Melodic) và nhẹ dần đi để âm nhạc của mình có thể tới với đông đảo khán giả hơn. Điều này chỉ đúng một nửa trong trường hợp của Gojira, họ chơi nhạc theo phong cách Melodic nhiều hơn (giai điệu tốt hơn) nhưng lại chơi nhanh và mạnh hơn trong album The Way Of All Flesh. Đây có lẽ là album chơi mạnh nhất trong sự nghiệp của nhóm tính tới thời điểm năm 2008 (mạnh hơn cả The Link). Âm nhạc trong album này đơn giản hơn so với album trước và dựa chủ yếu trên phong cách Groove/Thrash Metal. Những ảnh hưởng của Post Metal, Avant Garde hay Industrial gần như không còn trong album này. Chính vì thế, nó mang nhiều tính Metal và ít tính thử nghiệp Avant Garde hơn. Dĩ nhiên đối với nhiều fan hâm mộ của Metal, album mang nhiều tính Metal hơn lại là một lợi thế. Chính vì vậy, album được chào đón hết sức nồng nhiệt của fan hâm mộ dòng nhạc này trên toàn thế giới. Album cũng rất thành công về mặt thương mại khi xếp hạng 28 tại Pháp, 25 tại Phần Lan và xếp hạng 138 tại Mỹ (thị trường lớn nhất thế giới). Đây có lẽ cũng là album đầu tiên của Metal Pháp có mặt trên bảng xếp hạng của Mỹ.
    Oroborus

    Vacuity


    Những thành công trên các bảng xếp hạng khiến Gojira có thể tự tiến hành chuyến lưu diễn tại Bắc Mỹ. Band nhạc sau đó còn đi lưu diễn cùng với những tên tuổi khổng lồ của Heavy Metal thế giới như Metallica và Lamb Of God. Lúc này, tên tuổi của Gojira đã trở nên rất nổi tiếng trên toàn thế giới và 2 albums liên tiếp của họ là From Mars To Sirius và The Way Of All Flesh được coi là những album kinh điển của thập kỷ 2000s. Tới tận năm 2010, nhóm mới quay trở lại studio để ghi âm một album EP. Album này chỉ gồm 4 bài hát, với sự giúp sức của khá nhiều tên tuổi lừng danh như Devin Townssend, Max Cavalera… EP này là một album phi lợi nhuận nhưng do nhiều lý do khác nhau, nó chưa thể được tung ra.
    Thành công lớn của 2 albums thứ 3 và 4 đã khiến Gojira có hợp đồng với một trong những hãng đĩa Metal khổng lồ của thế giới – hãng Roadrunner của Mỹ. Năm 2012, nhóm tung ra album thứ 5 trong sự nghiệp là L’enfant Sauvage. Phải 4 năm sau album The Way Of All Flesh được tung ra, album mới L’enfant Sauvage mới được tung ra và album này có chất lượng rất tốt. Âm nhạc trong album vẫn là phong cách Thrash/Groove dựa chủ yếu trên những cú riff nhưng phong cách chơi nhạc thậm chí còn mang nhiều tính kỹ thuật hơn. Tuy nhiên, kỹ thuật cao không có nghĩa là album thiếu đi tính giai điệu vì album này thậm chí còn mang nhiều tính giai điệu hơn các album trước đó. Album tiếp tục được giới chuyên môn đánh giá rất cao và cũng rất thành công trên các bảng xếp hạng trên toàn thế giới. Tại những thị trường lớn như Mỹ, Anh, Pháp album lần lượt vươn lên vị trí 34, 53 và 11. Lúc này, Gojira đã thực sự trở thành một thế lực rất lớn của Metal thế giới. Hiện tại, Gojira đang trong quá trình ghi âm album thứ 6 của nhóm và dự định tung ra album mới trong năm 2016.
    Born In Winter

    L'Enfant Sauvage

    Gojira là một nhóm nhạc mang lại phong cách rất mới mẻ cho Metal trong những năm gần đây. Phong cách chơi nhạc mạnh mẽ với giọng hát đầy cảm xúc (chịu ảnh hưởng của Alternative/Nu Metal) khiến nhóm thực sự làm nên sự khác biệt trong âm nhạc. Đây là một band nhạc mà những fan yêu Metal chân chính không thể bỏ qua.
     
  20. WarEnsemble97

    WarEnsemble97 Approved Member

    Joined:
    25/12/15
    Messages:
    25
    Likes Received:
    0
    Thật sự khâm phục anh, rất vui nếu một ngày có thể được thấy những trang viết này được đóng thành sách
     
  21. WarEnsemble97

    WarEnsemble97 Approved Member

    Joined:
    25/12/15
    Messages:
    25
    Likes Received:
    0
    Anh có phải Metalhead không vậy, thật đáng nể
     
  22. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Em có lẽ không phải là Metalhead thực thụ vì dòng nhạc em yêu thích nhất không phải là Metal.
     
  23. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Devil Driver

    Devil Driver​


    Thành lập năm 2002 tại California do giọng ca chính Dez Fafara sau khi nhóm nhạc Nu Metal Coal Chamber tan rã. Hẳn nhiều người hâm mộ Metal còn nhớ Coal Chamber, một trong những band nhạc tiêu biểu của dòng Nu Metal và khá được yêu mến. Tuy là cựu thành viên của Coal Chamber nhưng Farfara lại không thực sự hứng thú với việc âm nhạc của nhóm quá nghiêng về phía mainstream nên khi nhóm tan rã anh này chuyển sang chơi một thứ âm nhạc hoàn toàn khác biệt với Nu Metal. Tuy vậy, nhờ đã thành danh với Coal Chamber, Devildriver nhanh chóng có hợp đồng với hãng đĩa khổng lồ Roadrunner và năm 2003 thì tung ra album đầu tay cùng tên. Đây là một album chịu ảnh hưởng rất nhiều của Melodic Death Metal và Groove Metal. Album vì thế cũng mang nhiều tính Extreme Metal. Tuy là một album có chất lượng rất tốt, album không thực sự thành công về mặt thương mại khi không xuất hiện trên bất kỳ bảng xếp hạng chính thức nào.
    Nothing's Wrong?


    Sau thất bại của album đầu tay, Devildriver không hề nản chí. Năm 2005 nhóm tung ra album thứ 2 trong sự nghiệp là The Fury Of Our Maker’s Hand. So với album trước, các bài hát trong album này có chất lượng tốt hơn. Việc sử dụng nhiều hơn giọng ca clean cũng khiến cho album mang tính giai điệu và dễ nghe hơn so với album trước đó. Một số bài hát có chất lượng cao trong album như Hold Back The Day được fan hâm mộ yêu thích và trở nên khá phổ biến trên MTV đã khiến cho album được chú ý hơn. Âm nhạc trong album lúc này mang nhiều tính Groove Metal hơn (kết hợp với MeloDeath). Album bắt đầu có sự thành công nhỏ về mặt thương mại khi vươn lên được hạng 117 tại Mỹ. Nó cũng chính là tiền đề quan trọng để Devildriver tiếp tục tiến lên trên con đường sự nghiệp của mình.
    End Of The Line

    Hold Back the Day


    Với album thứ 3 là The Last Kind Words -2007 tiếp tục đánh dấu sự thành công trong sự nghiệp của Devildriver khi album vươn lên hạng 48 trên bảng xếp hạng của Mỹ. Một số bài hát trong album rất được fan hâm mộ yêu mến như Cloud Over California, Head On To Heartache đã khiến cho album có một thứ hạng khá tốt. Âm nhạc trong album này vẫn là sự kết hợp giữa Melodeath và Groove nhưng nghiêng nhiều hơn về phía Melodeath. Tuy thành công, các bài hát trong album này có chất lượng không cao bằng album trước đó (các bài hát đơn điệu hơn). Band nhạc cũng thử nghiệm việc sử dụng một số đoạn mix dễ nghe hơn trong album này (phong cách mix dễ nghe hơn này sẽ được tiếp tục rất mạnh mẽ trong album thứ 4 của nhóm). Tuy vậy, với 3 albums có chất lượng tốt liên tiếp, Devildriver dần vươn lên trở thành một trong những thế lực của Heavy Metal thế giới trong những năm giữa thập niên 2000s.
    Not All Who Wander Are Lost

    Clouds Over California


    (còn tiếp)
     
  24. lenamvl

    lenamvl Advanced Member

    Joined:
    5/3/14
    Messages:
    4.982
    Likes Received:
    1.908
    ..

    Mình góp 1 ý nhỏ mong bạn đừng giận nhé .
    Giá như bạn viết ngắn gọn hơn , cô đọng và xúc tích hơn thì bài viết sẽ hay hơn . Viết dài quá , không có điểm nhấn sẽ làm bài viết lan man làm người đọc khó theo dõi .
    Bạn có thể chia ra theo thể loại hoặc theo thời gian , hoặc theo ban nhạc hay nhiều , hay ít theo chủ quan của bạn - Không cần theo sách nào , tác giả nào cả - Đặc biệt bạn nhấn mạnh sự độc đáo nổi trội của từng ban nhạc . Có như vậy sau này in thành sách sẽ hữu ích cho tất cả những ai cần quan tâm .
    Ví dụ :
    Về Death Metal nếu bạn xếp Death là nhất thì ban nhạc này sẽ có số từ nhiều nhất . Điểm nhấn của nó là nhạc bài hát đẹp , du dương , tay solo thuộc hàng siêu đẳng , tay trống thời kỳ đầu là 1 trong những tay trống hay nhất thế giới , là thầy của nhiều tay trống tên tuổi khác . Tiếp theo , ví dụ là Sepultura chẳng hạn thì đặc điểm chính là đưa vào metal cách chơi trống của người da đỏ ........ Ví dụ thôi nhá


    Mình nghĩ bạn nên viết sách về Heavy Metal và theo mình chắc sẽ là tác giả Việt đầu tiên vì hiện nay chưa ai viết được trừ bạn .Hy vọng bạn không giận
     
  25. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Nếu bác thực sự đọc kỹ topic này thì bác sẽ thấy là nó được trình bày theo cách sau:
    1. Theo thứ tự thời gian xuất hiện dòng nhạc
    2. Theo thứ tự xuất hiện của nhánh nhạc
    3. Theo thứ tự xuất hiện của những band nhạc trong dòng nhạc
    4. Trong mỗi dòng nhạc luôn có phần đánh giá chung về dòng nhạc và các band tiêu biểu
    5. Với mỗi band nhạc được giới thiệu luôn là phần biography của từng band nhạc tới tận từng album

    Nếu tinh ý bác sẽ thấy những band nhạc quan trọng luôn được viết kỹ hơn so với những band nhạc khác.
    Topic này là miễn phí, em cố gắng đứng trên quan điểm trung lập, không quá yêu, ghét dòng nhạc nào cả (nếu chỉ là quan điểm cá nhân thì sẽ có một nửa số band không xuất hiện).

    Topic này để dành cho tất cả mọi người, kể cả những người biết rất sâu về Metal nên nó đòi hỏi phải rất kỹ lưỡng không thể khác được.

    Cuối cùng, chắc em sẽ không viết sách về Metal vì rất nhiều lý do, đây là topic thân tặng những người yêu Metal thôi.
     

Share This Page

Loading...