Heavy Metal - Nửa thế kỷ nhìn lại.

Discussion in 'Âm nhạc' started by no1knows, 20/5/13.

  1. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Nevermore

    Nevermore​


    Bên cạnh Iced Earth, Nevermore cũng là một band nhạc rất được yêu mến của Power Metal Mỹ. Rất khó để có thể miêu tả chính xác âm nhạc của Nevermore vì nó là sự pha trộn giữa: Heavy Metal truyền thống, Power Metal, Thrash Metal và Progressive Metal. Nếu như Iced Earth là band nhạc được dẫn dắt và đặc trưng bởi tay guitar Schaffer thì Nevermore lại được dẫn dắt bởi 2 nhân tố: tay guitar Jeff Loomis với những đoạn riff và solo mang nhiều tính kỹ thuật cũng như gai điệu và giọng ca với âm vực rất rộng và mang nhiều âm hưởng opera của Warrel Dane.
    Sự nghiệp của Nevermore bắt đầu vào những năm đầu thập kỷ 90, khi 2 thành viên của band nhạc Sanctuary rời khỏi nhóm này để thành lập Nevermore và theo đuổi niềm yêu thích của mình là nhạc Heavy Metal. Tại thời điểm này thì grunge đang rất mạnh và trở thành trào lưu ăn khách nên Sanctuary bị chính hãng đĩa của mình bắt phải chuyển từ Metal sang Grunge dẫn đến sự phản kháng của giọng ca chính Warrel Dane và tay bass Jim Sheppard. Đến khoảng năm 1994 thì nhóm ổn định đội hình với sự tham gia của tay guitar Jeff Loomis (người đã từng tham gia để xin gia nhập Megadeth nhưng không được nhận vì quá trẻ so với các thành viên còn lại của band). Năm 1995, Nevermore tung ra album đầu tay cùng tên, album này được đánh giá rất cao trong giới underground với một số bài hát nổi tiếng như: What Tomorrow Knows, The Sanity Assasin. Sự thành công của album này làm cho Nevermore có những chuyến lưu diễn với một số band nổi tiếng như Blind Guardian tại châu Âu hay huyền thoại Death tại Mỹ.
    What Tomorrow Knows


    Sau album này, tay guitar thứ 2 là Pat O’Brien (người sau này chơi cho Cannibal Corpse) tham gia nhóm, lúc này nhóm đã có 5 thành viên. Trong năm 1996, nhóm liên tiếp tung ra 1 EP là In Memory và 1 album studio là Politics Of Ecstasy. So với album đầu tay thì album này mang nhiều tính Progressive hơn hẳn album trước đó. Album dài với gần 6 phút một bài và cũng rất được yêu thích với các bài hát The Seven Tongues Of God, Next In Line, Passenger hay The Politics Of Ecstasy

    Next In Line

    The Seven Tongues Of God


    Ngay sau khi ghi âm 2 album trong năm 96 thì O’ Brien rời nhóm. Tuy nhiên siêu phẩm đầu tiên của Nevermore chỉ xuất hiện vào năm 1999 khi nhóm tung ra album thứ 3 của mình, Dreaming Neon Black. Khác với 2 albums trước đó đánh khá nhanh với nhiều ảnh hưởng của Thrash Metal thì album này đánh chậm và nhẹ hơn với nhiều bài ballad tình cảm. Đây cũng là album concept đầu tiên của Nevermore. Nội dung của album này kể về câu chuyện một người đàn ông dần dần trở nên mất trí sau khi mất đi người phụ nữ vô cùng thân thiết của mình. Đây là câu chuyện thực xảy ra trong cuộc đời của Dane khi anh mất đi người phụ nữ vô cùng thân thiết sau khi cô này tham gia vào một tôn giáo và biến mất mà không biết là còn sống hay đã chết. Hằng đêm, Dane vẫn thường mơ thấy cô gái hiện về, khóc lóc và chết chìm. Có lẽ chính vì lấy cảm hứng từ cuộc sống thực của Dane nên giọng ca của anh trong album này phải nói là tuyệt vời và nó diễn ta đúng cảm xúc của anh lúc giận dữ, căm hận, lúc đau đớn, dằn vặt bản thân rồi đổ lỗi cho Chúa và cuối cùng là từ bỏ và lăng mạ cả đức tin của mình. Một số tuyệt phẩm trong album này có thể kể đến Beyond Within, Dreaming Neon Black, Poison Godmachine, Forever.
    Dreaming Neon Black

    Beyond Within

    Forever
     
  2. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Nevermore

    Nevermore​


    Ngay năm sau đó, Nevermore tiếp tục tung ra album thứ 4 là Dead Heart In A Dead World -2000. Về mặt âm nhạc thì album này có nhiều điểm tương đồng với Progressive Metal mà tiêu biểu là Queensryche nhưng đánh mạnh và tối hơn. Đây cũng là album đầu tiên mà tay guitar Loomis thử nghiệm đánh guitar 7 dây. Album này cũng tiếp nối thành công của album trước đó với một số bài hát rất được yêu thích như: Narcosynthesis, Believe In Nothing hay bản ballad tuyệt vời The Heart Collector. Cùng với album trước đó là Dreaming Neon Black, album này góp phần đưa tên tuổi của Nevermore được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là tại châu Âu.
    The Heart Collector

    Believe In Nothing


    Album tiếp theo của nhóm là Enemies Of Reality được tung ra vào năm 2003 là một thời điểm vô cùng khó khăn trong sự nghiệp của Nevermore khi hợp đồng của họ với hãng đĩa Century Media gần kết thúc. Trong khi hãng đĩa này vẫn có mong muốn ký thêm hợp đồng dài hơi hơn nữa thì các thành viên của Nevermore lại muốn có hợp đồng với những hãng đĩa lớn hơn. Ta nên nhớ lúc này Nevermore đã khá nổi tiếng trong giới underground và được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Mâu thuẫn này đã dẫn đến những hậu quả khó lường cho Enemies Of Reality khi hãng đĩa chi rất ít tiền để sản xuất album này. Kết quả cuối cùng là Nevermore phải thuê Kelly Gray (một người không có kinh nghiệm thu âm cho một band metal nào) để sản xuất và thu âm. Gray thay đổi hoàn toàn cách thu âm và sản xuất của Nevermore khi yêu cầu band nhạc trình diễn live khi thu âm (trước đây Nevermore luôn thu âm riêng rẽ trống, bass, guitar và vocals). Kết quả thu âm khá tệ đến mức vào năm 2005, Andy Sneap, người sản xuất và thu âm album Dead Heart In A Dead World phải tiến hành remixed và mastered lại. Bản mastered của Sneap lại được đánh giá cao hơn bản trước khá nhiều. Ngoài những tranh cãi về sản xuất và thu âm cũng như những rắc rối của band nhạc thì đây cũng là một album khá hay với những bài hát nổi tiếng như: I, Voyager hay Enemies Of Reality bài hát thể hiện sự lập dị của Dane khi tiến hành nuốt sống đám giun. Album cũng khá thành công khi bắt đầu xuất hiện trên các bảng xếp hạng tại châu Âu và Mỹ.
    Enemies Of Reality

    I, Voyager


    Sau tất cả những rắc rối của album trước đó, tưởng như sẽ chia tay với Century Media những cuối cùng band lại tiếp tục ký hợp đồng với hãng đĩa này. Album tiếp theo của họ là This Godless Endeavor -2005 thực sự là một trong những album để đời của Nevermore. Trong album này, Nevermore tiếp tục phát triển dạng Progressive Metal thời cổ lên một mức cao hơn nữa (dạng Queensryche, Savatage, Fates Warning) với tốc độ đánh rất cao và chịu nhiều ảnh hưởng của các dòng Extreme Metal. Với nhiều bài hát nổi tiếng như: Born, Final Product, My Acid Words hay The Psalm of Lydia đã góp phần đưa album này trở thành kinh điển của nhạc Metal thế giới.
    Born

    Final Product



    Tuy nhiên sau This Godless Endeavor là một thời kỳ dài đen tối trong sự nghiệp của Nevermore khi các thành viên đều mắc bệnh nghiêm trọng rồi sau đó là sự ra đi của tay guitar thứ 2 là Steve Smyth. Dane và Loomis đều cho ra những album solo nhưng không mấy thành công. Phải 5 năm sau, Nevermore mới tiếp tục cho ra album thứ 7 và có lẽ cũng là album cuối cùng trong sự nghiệp của nhóm. Đó là album The Obsidian Conspiracy. Album này ngắn hơn các album trước đó và các bài hát cũng dễ nghe hơn. Dù có nhiều tranh cãi nhưng album cũng rất được yêu thích và xuất hiện trên hầu hết các bảng xếp hạng tại khắp châu Âu và Mỹ với khá nhiều bài hát hay như: Maiden Spoke, Emptiness Unobstructed,The Blue Marble and the New Soul, Without Morals.
    Emptiness Unobstructed

    The Blue Marble and the New Soul


    Tuy nhiên, có lẽ đây cũng là album cuối cùng trong sự nghiệp của Nevermore. Sau album này thì Jeff Loomis và tay trống Van Williams quyết định rời nhóm. Nguyên nhân chính không được tiết lộ nhưng có lẽ phần nào đó do sự lập dị của Warrel Dane (anh này thậm chí không hiểu lý do tại sao Loomis quyết định rời nhóm mà chỉ biết tin qua trang Blabbermouth). Dane là một giọng ca tài năng và là người sáng tác lời chính cho Nevermore nhưng Loomis mới là người sáng tác phần nhạc nên sự thiếu vắng Loomis có lẽ sẽ dẫn đến dấu chấm hết cho Nevermore, một band nhạc rất được yêu mến và ưa thích của các fan Metal trên toàn thế giới. Và ta cũng nên nhớ rằng trong toàn bộ sự nghiệp của mình, Nevermore chưa bao giờ tung ra một album kém chất lượng nên hiển nhiên sự tan rã của band sẽ để lại rất nhiều sự nuối tiếc cho Metal fan. (Cá nhân người viết cũng thích âm nhạc của Nevermore hơn Iced Earth...).
     
  3. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Kamelot

    Kamelot​


    Kamelot là một trong những cái tên mang lại nhiều cảm hứng nhất trong dòng nhạc Power Metal thế giới trong những năm gần đây. Mặc dù thành lập tại Mỹ nhưng âm nhạc của Kamelot mang nhiều âm hưởng của Power Metal châu Âu với rất nhiều ảnh hưởng của giao hưởng và cổ điển cũng như sử dụng rất nhiều keyboards. Thành lập từ năm 1992 tại Florida, Mỹ bởi tay guitar và sáng tác chính Thomas Youngblood. Khởi đầu Kamelot chơi một thứ nhạc kiểu Power Progressive Metal giống Crimson Glory. Một phần cũng là vì giọng ca của vocalist Mark Vanderbilt khá giống với giọng của Midnight. Cùng với Vanderbilt, Kamelot tung ra được 2 albums là Eternity – 95 và Dominion -96. 2 albums này không mấy thành công và ít được biết đến.
    Nhưng sự nghiệp của Kamelot chỉ thực sự thăng hoa vào năm 1997 khi một band nhạc khác( cùng hãng đĩa Noise với Kamelot tan rã. Đó chính là một trong những band nhạc Power/Progressive Metal tiên phong của Na Uy là Conception. Nhận ra tài năng rất lớn của Roy Khan, giọng ca chính của của Conception, Youngblood lập tức mời anh này về hát chính cho Kamelot. Khan vừa là một giọng ca tài năng (anh này được đào tạo để hát opera nên giọng khỏe và rất bài bản) vừa là một nhạc sỹ tài năng. Cặp đôi Khan và Youngblood kết hợp rất ăn ý và là những người sáng tác nhạc chính của Kamelot trong 14 năm (từ 97 tới 2011, sau khi Khan rời nhóm vì lý do sức khỏe, nhưng thực chất là vì những lý do tôn giáo). Cùng với Khan, Kamelot ghi âm album thứ 3 của nhóm là Siege Perilous -1998 tại Đức. Tuy nhiên album chưa được hay lắm, một phần rất lớn là do Khan mới vào nhóm nên chưa thực sự hòa nhập và chưa tham gia sáng tác các bài hát, phần nữa là do sản xuất và mix album quá kém. Tuy nhiên, cũng có một số bài hát khá hay như Expedition hay Millennium.
    Expedition


    Phải đến album thứ 4 của nhóm là The Fourth Legacy -1999 thì mới là lúc Kamelot cất cánh. Khan lúc này tham gia sáng tác tất cả các bài hát trong album cùng với Youngblood. Album cũng được giao cho những nhà sản xuất tốt hơn là Sasha Paeth và Miro, những nhà sản xuất chuyên nghiệp của Metal châu Âu (các album trước đều do Youngblood tự sản xuất). Chất lượng âm thanh hiển nhiên là tốt hơn rất nhiều so với trước nhưng chất lượng âm nhạc thì còn tốt hơn cả chất lượng âm thanh nhiều lần. Lúc này âm nhạc của Kamelot là sự kết hợp giữa Power Metal với những âm nhạc của phương Đông (nhạc Ả rập, nhạc Ấn Độ), nhạc dân ca Folk với cả Opera và cổ điển, giao hưởng nữa. Đây cũng là album thuộc hàng kinh điển đầu tiên của Kamelot với những bài hát như: Nights Of Arabia, The Shadow Of Uther hay The Fourth Legacy.
    Nights Of Arabia

    The Fourth Legacy


    Thành công của The Fourth Legacy là tiền đề để Kamelot tiếp tục con đường thành công của mình. Đây chỉ là album đầu tiên trong một chuỗi các album kinh điển của Kamelot. Album tiếp theo của họ là Karma -2001 tiếp tục xu hương này. Lúc này âm nhạc của họ mang rất nhiều âm hưởng của nhạc giao hưởng và Power Metal (tất nhiên vẫn còn những dấu ấn của Folk và World Music nữa). Trong album này các bài hát đều rất hay từ đoạn intro mang nặng tính giao hưởng của Regalis Apertura tới các bài hát kinh điển như: Forever Karma, Wings Of Despair hay bản ballad Don’t You Cry. Lần đầu tiên trong lịch sử, một album của Kamelot tiến vào bảng xếp hạng của Đức và Nhật – 2 trong số những thị trường âm nhạc lớn nhất thế giới. Thậm chí album này còn đứng vị trí số 1 của bảng xếp hạng quốc tế tại Nhật. Đây cũng là những thành công đầu tiên của Kamelot về mặt thương mại.
    Karma

    Don't You Cry


    (còn tiếp)
     
  4. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Kamelot

    Kamelot​


    Sự thành công trên đất Đức đã khiến cặp đôi Youngblood và Khan đưa ra một quyết định hết sức liều lĩnh và táo bạo. Kamelot viết một cặp album concept (có cốt truyện) dựa trên tác phẩm Faust của đại văn hào Đức Goethe. Ta nên nhớ rằng Faust là tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe và Goethe thì lại là nhà văn vĩ đại nhất trong lịch sử của nước Đức. Việc viết album concept theo tác phẩm này hiển nhiên là sẽ khiến nhiều fan tại Đức chú ý nhưng hiển nhiên là sẽ có rất nhiều con mắt khắt khe sẽ soi vào và nếu album kém cỏi thì sẽ bị rất nhiều chỉ trích.
    Do câu chuyện của Goethe có 2 phần nên Kamelot cũng tiến hành xây dựng 2 albums để kể về nội dung của câu chuyện này. Trong phần đầu, Epica -2003, câu chuyện kể về Mephisto, một trong những thiên thần sa ngã phục vụ Chúa trời. Vì Chúa tạo ra loại người và yêu cầu các thiên thần phải theo dõi và phục vụ loài người trên trái đất. Tất cả các thiên thần đều tuân lệnh ngoại trừ một người duy nhất là Mephisto từ chối. Mephisto vì thế bị đẩy khỏi thiên đường, tuy nhiên Chúa sau đó quyết định cho thiên thần này một cơ hội trở lại thiên đường: chúa và Memphisto đánh cược rằng nếu Mephisto chiếm được linh hồn Ariel (Faust) thì Chúa sẽ cho Mephisto trở lại thiên đường. Ariel là một chàng trai tò mò, cương quyết, ngạo mạn, một người luôn mong muốn tìm ra được ý nghĩa thực sự của cuộc sống và lý do tại sao Chúa lại tạo ra loài người. Anh này nhận ra rằng ngay cả khoa học hay tôn giáo cũng không thể có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này nên quyết định ra đi để tìm câu trả lời (dù anh này đã có người yêu ở nhà nhưng vẫn ra đi và quyết không trở lại). Sau rất nhiều năm lang thang, tất nhiên là dù đi đến đâu thì anh cũng không thể tìm được câu trả lời thỏa đáng nên chán nản và hối tiếc về việc ra đi và mong trở lại làng cũ. Tuy nhiên sự cao ngạo khiến anh thấy xấu hổ nên định tự kết liễu cuộc đời mình vì thất bại. Lúc này thì Mephisto xuất hiện và đưa ra một đề xuất là sẽ làm mọi mong muốn của Ariel trở thành hiện thực nhưng bù lại, đến một lúc mà Ariel cảm thấy hạnh phúc tột đỉnh và chỉ muốn sống mãi mãi trong niềm hạnh phúc đó thì linh hồn của anh sẽ thuộc về Mephisto. Không còn con đường nào khác Ariel đồng ý. Có sức mạnh phép thuật của Mephisto, Ariel lại tự thỏa mãn những dục vọng cá nhân mình, anh này quay trở về làng, gặp và vụng trộm với Helena người yêu cũ đến khi cô này mang bầu thì lại bỏ đi để tiếp tục tìm câu trả lời cho câu hỏi lớn nhất trong đời mình (trong chuyện Faust thì Mephisto khống chế đầu óc của Helena, khiến cô đầu độc mẹ ruột của mình để không còn ai cản trở cô vụng trộm với Faust. Sau đó em trai cô phát hiện ra liền thách đấu với Faust và bị chính anh này giết chết với sự trợ giúp của Mephisto. Tuy nhiên, cô gái thì bị bắt và xử tội chết vì giết người- trong Epica thì không có những chi tiết này). Tuyệt vọng, cô gái nhảy xuống sông tự vẫn với đứa con trong bụng. Khi biết tin Helena chết, Ariel đau đớn và oán hận cả Chúa trời lẫn bản thân nhưng Mephisto lại động viên anh này tiếp tục bằng cách thuyết phục Ariel rằng chính những cảm xúc của loài người mới là nguyên nhân của mọi sự đau khổ và loài người mới xứng đáng nhận sự nguyền rủa. Ariel nguôi giận và tiếp tục hành trình tìm câu trả lời của cuộc đời mình và dần dần rơi vào vòng kiềm tỏa của Mephisto. Tới đây là hết phần 1. Đó là về mặt nội dung của câu chuyện, về mặt âm nhạc đây là một trong những album được làm khá kỹ của Kamelot. Âm nhạc tất nhiên vẫn khá tương đồng với Karma nhưng có thêm rất nhiều sự xuất hiện của các vị khách mời như: tay guitar Luca Turilli của Rhapsody, Miro và Sascha Paeth, ngoài ra con có sự hiện diện của giọng opera nữ là Mari Youngblood (vợ của Thomas Youngblood), dàn nhạc giao hưởng, dàn đồng ca và nhiều nhạc cụ lạ khác nữa… Hiển nhiên âm nhạc của Kamelot chịu rất nhiều ảnh hưởng của nhạc giao hưởng . Một lượng rất lớn fan hâm mộ rất yêu thích album này, nhưng cũng có một lượng khác, nhỏ hơn cho rằng album này chỉ là một bản sao tồi của album Karma trước đó. Album có nhiều nhạc phẩm hay như: Center Of The Universe, Farewell, The Edge Of Paradise, A Feast For The Vain hay On The Coldest Winter Night. Album cũng khá thành công về mặt thương mại khi chiếm vị trí cao hơn trên bảng xếp hạng của Đức, Nhật và lần đầu xuất hiện trên bảng xếp hạng của Phần Lan, Pháp. Lúc này, Kamelot đã là một tên tuổi được biết đến rộng rãi tại châu Âu và Nhật.
    Center Of The Universe

    Farewell

    On The Coldest Winter Night

    Tiếp nối thành công của phần 1, phần 2 The Black Halo -2005 còn thành công hơn nữa. Đây có lẽ là album xuất sắc nhất trong lịch sử của Kamelot, một đỉnh cao rất khó vượt qua. Về cốt truyện, album tiếp tục kể về cuộc đời của chàng trai Ariel sau khi Helena chết. Lúc này Ariel gần như hoàn toàn chịu sự kiểm soát của Mephisto, Mephisto tiếp tục cho Ariel lún sâu vào ăn chơi hưởng lạc khi tìm cho anh này một cô gái giống hệt Helena để giải sầu. Tuy nhiên, sáng hôm sau khi tỉnh dậy, Ariel bất ngờ nhớ lại mọi chuyện, tình yêu của mình với Helena, những tội ác của mình đã gây ra. Thêm nữa, anh này cảm thấy câu trả lời về cuộc đời mình về lý do của cuộc sống chắc không thể tìm được trên trái đất mà nằm trên thiên đường. Nhưng với những tội ác tày trời mà Ariel đã gây ra, chắc chắn anh không thể lên thiên đàng mà sẽ phải xuống địa ngục.Tất nhiên, anh cũng nhận ra Mephisto cũng chính là tác nhân chủ đạo khiến anh lâm vào tình trạng đầy khốn khổ này. Đau đớn và căm hận, Ariel quay trở lại gặp Mephisto và quyết định xóa bỏ toàn bộ giao ước với Mephisto đồng thời cắt đứt quan hệ với thiên thần này. Sau khi rời khỏi Mephisto, Ariel chợt nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống chính là tình yêu. Và bản thân anh cùng với Helena đã trải qua mà không hề nhận ra tình yêu chính là ý nghĩa của cuộc sống. Lúc này, khi đã tìm được câu hỏi của cuộc đời mình, Ariel cảm thấy thanh thản và hạnh phúc đồng thời mong muốn được hạnh phúc mãi mãi. Nhưng lúc này, giao kèo giữa anh và Mephisto bất ngờ thành hiện thực và linh hồn của Ariel bắt đầu rời khỏi cơ thể mình. Mephisto nhân cơ hội cuối cùng này lao tới để bắt linh hồn của Ariel lại nhưng Helena và chúa Trời đã xuất hiện để ngăn Mephisto lại. Trước mặt Chúa, Ariel xin chấp nhận toàn bộ hình phạt và sự nguyền rủa do chính mình gây ra nhưng anh cũng xin đoạn tuyệt hoàn toàn với Mephisto. Chúa Trời thấy rằng tuy đã chết nhưng Mephisto không thể chiếm được linh hồn của Ariel nên quyết định đẩy Mephisto xuống địa ngục và tha thứ cho Ariel và cho phép anh lên thiên đường cùng Helena. Nhưng khi kết thúc truyện thì hóa ra đây chỉ là một vở kịch được diễn trong ngày đầu năm (tương tự như câu chuyện Faust). Về mặt âm nhạc, đây cũng là một trong những album hay nhất của Power Metal thế giới trong thập kỷ 2000 với một loạt những bài hát đã trở thành kinh điển của Kamelot như: March Of Mephisto, When The Lights Are Down, The Haunting, The Black Halo, Abandoned… Cũng như album trước, album này cũng có sự tham gia của một loạt tên tuổi nổi tiếng của Metal châu Âu như: Shagrath –Dimmu Borgir, Simone Simons – Epica (band nhạc Symphonic Metal lấy cảm hứng rất lớn từ album trước của Kamelot), Mari Youngblood, Paeth và Miro, dàn giao hưởng Rodenberg, hát bè opera… Album tất nhiên rất thành công với việc xuất hiện tới 7 bảng xếp hạng trên toàn thế giới (Thụy Điển, Nhật, Phần Lan, Đức, Bỉ, Na Uy và Pháp). Sự thành công của album này khiến Kamelot tổ chức một chuyến lưu diễn đầu tiên vòng quanh thế giới và tung ra DVD live đầu tiên mang tên One Cold Winter’s Night.
    March Of Memphisto

    The Haunting

    Abandoned


    (còn tiếp)
     
  5. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Kamelot

    Kamelot​


    Với 4 albums rất hay liên tiếp, Kamelot trở thành một trong những nhóm nhạc hàng đầu của làng nhạc Power Metal. Album tiếp theo của họ tung ra năm 2007 là Ghost Opera hết sức đuwọc mong chờ và là một trong những thành công lớn của họ về mặt thương mại khi xuất hiện trên hàng loạt bảng xếp hạng trên thế giới (11 nước) trong đó có những thị trường quan trọng như Mỹ và Anh (tuy nhiên chỉ xuất hiện tại bảng xếp hạng cho nhạc Rock và những band chưa từng vào top 200 của Mỹ). Về mặt âm nhạc, album này không quá khác biệt so với các album trước đó khi Kamelot tiếp tục khai thác Power Metal với sự ảnh hưởng rất lớn của nhạc giao hưởng. Một số bài hát hay trong album có thể kể đến: Ghost Opera, Rule The World, The Human Stain và Love You To Death.
    Ghost Opera

    Rule The World

    Love You To Death


    3 năm sau, Kamelot tung ra album cuối cùng với sự có mặt của giọng ca chinh Roy Khan, Poetry For The Poisoned -2010. Album này chứng kiến nhiều sự thay đổi trong âm nhạc của Kamelot khi họ chơi nhạc mang nhiều tính Progressive hơn là Power. Album này rất thành công về mặt thương mại khi xuất hiện trên hầu hết các bảng xếp hạng trên thế giới (14 quốc gia) trong đó có cả Mỹ (hạng 72) và Anh (hạng 155). Sự thay đổi trong âm nhạc của lại mang đến sự chia rẽ trong giới hâm mộ: một bộ phận thích còn một bộ phận thì không. Dù sao đây cũng là một albums khá hay ít nhất là phần đầu tiên với 3 bài hát: The Great Pandemonium, If Tomorrow Came và The Zodiac (với sự có mặt của Jon Oliva).
    The Great Pandemonium

    The Zodiac


    Sau album Poetry For The Poisoned , Kamelot mất đi giọng ca vô cùng đặc biệt của Khan vì những lý do sức khỏe (nhưng thực chất có lẽ vì những lý do tôn giáo). Khan không chỉ có giọng ca đặc biệt, anh còn có năng khiếu viết nhạc rất tốt. Việc Khan rời Kamelot hiển nhiên gây ra sự lo lắng rất lớn cho tương lai của band nhạc. Giọng ca chính Tommy Karevik của nhóm Progressive Metal Seventh Wonder được chọn để thay thế Khan. Cùng với giọng ca mới này, Kamelot tung ra album thứ 10 của nhóm là SilverThorn vào năm 2012. Đây tiếp tục là album concept thứ ba của Kamelot. Nội dung của album kể về cuộc sống của một gia đình giàu có ở thế kỷ 19 với 3 đứa con: 2 trai 1 gái. Nhưng trong một buổi sáng khi 3 anh em đang chơi diều trên tầng thì bi kịch xảy ra. 2 anh em trai tranh nhau con diều, cậu em mất đà và vào cô em gái nhỏ khiến cô này rơi xuống và chết. Cái chết của cô em gái nhỏ khiến cậu anh trai trực tiếp va vào cô em gái bị ám ảnh trong suốt cả cuộc đời và gần như phát điên. Người cha thì luôn hành hạ và đánh đập người em còn lại. Cái chết của cô khiến một gia đình đầm ấm trở thành địa ngục trong suốt 25 năm sau đó khi người cha luôn dằn vặt người vợ vì không trông nom cô bé cẩn thận, đánh những đứa con trai vì gây ra cái chết của em gái. Sau 25 năm, khi người vợ phát điên và chết, gia đình khánh kiệt, người cha vẫn tiếp tục hành hạ đứa con còn lại, đến khi anh này không chịu nổi ném ông này ra rồi bỏ đi. Người cha bị con ném ra lại lên cơn đau tim và chết. Giữa lúc này thì người con trai còn lại bất ngờ nhìn thấy em gái mình chạy đến và ôm lấy cô rồi trở nên bình thường trở lại. Một câu chuyện cảm động vì những lỗi lầm không được tha thứ đã khiến một gia đình lâm vào bi kịch. Trong album này giọng ca của Karevik rất tốt và đập tan những nghi ngờ về tài năng của anh. Một album rất đáng nghe của Kamelot. Album cũng thành công về mặt thương mại khi tiếp tục xuất hiện trên hầu hết các bảng xếp hạng của thế giới. Một số bài hát hay có thể kể đến: Sacrimony hay My Confession.
    Sacrimony

    My Confession


    Trải qua một sự nghiệp dài nhưng với tài năng của mình, Youngblood đã đưa Kamelot trở thành một trong những nhóm Power Metal hàng đầu thế giới. Sự đóng góp của Khan cũng là rất to lớn với giọng ca hết sức đặc biệt (tưởng không thể hòa hợp với Metal). Với hàng loạt album đầy chất lượng trong đó có những album kinh điển như: Karma, Epica và đặc biệt là The Black Halo giúp Kamelot có một vị trí vững chắc trong làng nhạc Metal thế giới trong những suốt 2 thập kỷ gần đây. Hy vọng họ tiếp tục tung ra những album chất lượng trong những năm tới.
     
  6. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Cage

    Cage​

    Thành lập từ năm 1992 nhưng phải mãi đến năm 1998 thì Cage mới tung ra được album đầu tiên là Unveiled. Sau đó 2 năm thì Cage mới tung ra được album thứ 2 (và là một album concept) là Astrology vào năm 2000. Nhưng có lẽ phải đến năm 2003 thì sự nghiệp của Cage mới được biết tới rộng rãi với album Darker Than Black. Một album rất hay và được đánh giá cao tại châu Âu. Họ liên tiếp tung ra một loạt album rất có chất lượng là Hell Deystroyer -2007, Science Of Annihilation -2009 và Supremacy Of Steel-2011 hết sức ấn tượng. Hiện nay thì tên tuổi của Cage chỉ nổi tiếng tại châu Âu mà thôi, ở Mỹ thì gần như rất ít người biết tới band này. Âm nhạc của nhóm nghiêng rất nhiều về Power Metal của Mỹ cổ (với nhiều điểm tương đồng với nhóm nhạc Metal Church). Những fan của Metal dạng cổ thì không nên bỏ qua band nhạc rất hay này.
    Kill The Devil

    I Am The King

    Planet Crusher
     
  7. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Jon Oliva's Pain

    Jon Oliva’s Pain​


    Sau khi Savatage tan rã vì cạn kiệt ý tưởng. Oliva bất ngờ tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình với band nhạc có tên là Tage Mahal. Tuy nhiên, số phận của band này giống hệt như Savatage khi họ cũng bị trùng tên với một nghệ sỹ nhạc Blues khác và buộc phải đổi tên thành Jon Oliva’s Pain. Họ tung ra album đầu tay và cùng tên với band nhạc là Tage Mahal vào năm 2004 (sau này tên album thì giữ nguyên nhưng thêm vào tên band nhạc là Jon Oliva’s Pain). Album khá tốt nhưng không bán được nhiều một phần do hãng đĩa không muốn một band nhạc mới mà thích cái tên Savatage hơn. Đây cũng là lý do chính khiến Oliva quyết định rời khỏi hãng đĩa SPV của Đức ngay sau album đầu tiên.
    Nhưng phải đến năm 2006, khi vợ của của Jon tìm thấy một số bản ghi âm cũ của Criss Oliva trong một hộp giầy cũ (có cả bản viết tay của Criss). Trong thời gian ở Savatage thì Criss và Jon thường tự viết nhạc và tập đánh và ghi âm lại những sáng tác của mình rồi 2 anh em mới gặp nhau để trao đổi ý tưởng để tạo thành những bài hát hoàn chỉnh. Sau khi tìm thấy những bản ghi âm cũ của em trai, Jon thấy rằng rất nhiều ý tưởng của Criss vẫn có thể được sử dụng và ghi âm thành những bài hát hoàn chỉnh. Cùng với những đóng góp của Criss Oliva, nhóm tiếp tục tung ra 3 album là: Maniacal Renderings - 2006, Global Warning -2008 và Festial -2010 với hầu hết các sáng tác là của Criss và Jon Oliva. Âm nhạc của họ cũng thay đổi hoàn toàn khi chất âm thực sự của Savatage đã quay trở lại, mạnh mẽ, mang nhiều tính Metal và ít chịu ảnh hưởng của symphonic (tương tự như thời kỳ từ các albums Hall Of The Moutain King tới Streets). Hiển nhiên là cả 3 albums đều khiến cho những fan hâm mộ của Savatage mê mẩn và đều là những album rất đáng nghe của Power Metal trong những năm gần đây.
    Timeless Flight

    Firefly

    Death Rides a Black Horse
     
  8. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Circle II Circle

    Circle II Circle​

    Circle II Circle thành lập từ năm 2001 bởi giọng ca chính Zachary Stevens sau khi anh này rời Savatage. Âm nhạc của nhóm vì thế cũng có khá nhiều điểm tương đồng với Savatage (bản thân Stevens trong album đầu tiên của Circle II Circle còn hợp tác với Jon Oliva và Chris Caffery của Savatage để sáng tác các bài hát. Nhưng phải đến album thứ 3 là Burden Of Truth thì Circle II Circle mới thực sự giành được thiện cảm của tất cả các fan hâm mộ trên thế giới. Đây là một album concept với cốt truyện dựa trên tác phẩm Mật Mã Da Vinci. Một album nữa cũng được đánh giá khá cao của nhóm là Consequence Of Power năm 2010. Về mặt âm nhạc thì âm nhạc của Circle II Circle rất giống với âm nhạc của Savatage trong các album Edge Of Thorns và Handful Of Rain. Tức là kiểu Symphonic Metal kết hợp với những ảnh hưởng của Progressive Rock/Metal. Những fan hâm mộ thời kỳ 93-94 của Savatage thì chắc chắn sẽ thích Circle II Cirle, đặc biệt là album kiểu như Burden Of Truth.
    Watching In Silent

    Revelations

    Evermore



    Circle II Circle cũng là bài viết cuối về dòng nhạc Power Metal Mỹ. Tất nhiên còn rất nhiều band mà fan của dòng nhạc này có thể tìm hiểu như: Munity Within, Seven Witches, Chris Caffery… Ở phần sau, chúng ta sẽ tiếp tục đến với một nhân vật rất quan trọng và là cầu nối của Power Metal Mỹ với Power Metal của châu Âu. Sau đó, ta sẽ chuyển sang những tài năng lớn của Power Metal châu Âu và phần còn lại của thế giới.
     
  9. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Yngwie Malmsteen

    Yngwie Malmsteen​

    Malmsteen là một tài năng guitar rất lớn trong lịch sử của dòng nhạc Heavy Metal nói riêng cũng như Rock Music nói chung. Tầm ảnh hưởng của ông này có lẽ chỉ thua kém những tài năng như Jimi Hendrix hay Eddie Van Halen mà thôi. Malmsteen, đặc biệt là những album đầu tay của ông với nhóm Rising Force, ảnh hưởng tới toàn bộ những tay guitar đánh kiểu Shredding trên toàn thế giới (Một kỹ năng khá phức tạp bao gồm một loạt kỹ năng đánh guitar được đánh với tốc độ cao như: sweep-picked – di chuyển bàn tay bấm phím đàn trên dây để tạo âm thanh riêng, finger-tapping – dùng ngón tay bấm trên dây đàn hay whammy-bar: thay đổi độ căng của dây đàn. Là một tay guitar nhưng ông này chịu rất nhiều ảnh hưởng bởi phong cách và lối chơi của Paganini- một bậc thầy về kỹ năng chơi violin của nhạc cổ điển trong thế kỷ 19. Bản thân âm nhạc Malmsteen cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nhạc cổ điển: Bach, Beethoven… Với phong cách lối chơi đầy chất kỹ thuật và tốc độ (Malmsteen có lẽ lập kỷ lục về đánh guitar nhanh nhất tại thời điểm đầu thập kỷ 80), Malmsteen đã tạo nên ảnh hưởng to lớn tới hầu như toàn bộ những tay guitar Shedding về sau. Ngoài ảnh hưởng về mặt kỹ thuật chơi nhạc, ông còn tạo ra dòng nhạc neo-clasical Metal (dòng nhạc đưa nhiều nhạc cổ điển vào Heavy Metal), và có ảnh hưởng rất lớn tới các dòng nhạc Progressive Metal, Symphonic Metal và đặc biệt là Power Metal. Malmsteen biết chơi nhạc từ khi lên 10 tuổi và nhanh chóng thể hiện khả năng chơi nhạc của mình trên quê hương Thụy Điển. Ở tuổi 18, ông sang Mỹ lập nghiệp với nhóm Steeler với phong cách Glam Metal (Steeler là nhóm nhạc Mỹ với giọng ca chính là Ron Keel chứ không phải nhóm nhạc Đức với tay guitar Axel Rudi Pell). Ngay năm sau đó, tức là năm 1983, ông nhảy sang chơi cho nhóm Alcatrazz (một nhóm nhạc Heavy Metal truyền thống với sự có mặt của Graham Bonnet – nhóm Rainbow của Ritchie Blackmore) và tung ra một album khá hay là No Parole From Rock ‘N’ Roll.
    Năm 1984 thì Malmsteen cho ra đời album solo đầu tiên là Rising Force, đây là một trong những album kinh điển làm rung chuyển thế giới guitar tại thời điểm bấy giờ. Album được bầu là album của năm của tạp chí guitar danh tiếng Guitar Player Magazine đồng thời được đề cử giải thưởng Grammy trong hạng mục Best Rock Instrumental với một loạt những siêu phẩm solo guitar kinh điển mà các fan Metal không thể quên như: Black Star hay Far Beyond The Sun.
    Tiếp nối thành công của Rising Force, Malmsteen còn cho ra đời 3 album nữa rất hay là Marching Out – 85, Trilogy -86 và Odyssey -88. Odyssey đưa Malmsteen lên hàng siêu sao với bài hát nổi tiếng Heaven Tonight nhưng nó cũng là điểm đánh dấu sự thụt lùi của ông khi âm nhạc của Malmsteen bắt đầu bị thương mại hóa và chạy theo thị trường. Tuy nhiên, trong những album đầu tiên của mình, đặc biệt là Rising Force năm 1984, Malmsteen đã sáng tạo ra thể loại Neo- Classical Metal. Trong những năm gần đây, một số lượng không nhỏ nhà chuyên môn cho rằng, dòng nhạc Neo-Classical Metal chỉ là một nhánh nhỏ của Power Metal. Dù có là nhánh nhỏ hay không, Malmsteen vẫn là tay guitar có ảnh hưởng lớn nhất đối với dòng nhạc Power.
    Black Star

    Far Beyond The Sun

    Heaven Tonight

    You don't remember i'll never forget
     

    Attached Files:

  10. trungavr

    trungavr Advanced Member

    Joined:
    25/8/12
    Messages:
    175
    Likes Received:
    23
    Location:
    tp.hcm, vietnam
    Mãi rồi cũng quay lại đọc đc chủ đề Heavy metal...sau cả tháng ko đc đọc. May quá, toàn phần em...ko thích, hehe!
    Ko hiểu sao em dị ứng với Power Metal, chỉ nghe đc mỗi anh Nevermore...!
     
  11. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Chúc mừng bác đã trở lại. Chắc bác toàn thích nghe nhạc nặng đô. :lol:
     
  12. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Helloween

    Helloween​

    Nếu như Power Metal Mỹ rất gần với Metal cổ (truyền thống) của những nhóm nhạc như Judas Priest, Iron Maiden, Saxon… thì Power Metal châu Âu lại gần với Speed Metal hơn và phát triển chính từ nhánh nhạc này. Ngoài ra, Power Metal châu Âu còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ Neo Classical Metal (hay nói đúng hơn là từ phong cách chơi guitar của Yngwie Malmsteen). Về sau, Power Metal châu Âu còn chịu thêm ảnh hưởng của nhạc giao hưởng khi xuất hiện các tay keyboards và các dạng Symphonic nữa. Tuy ra đời sau Power Metal Mỹ nhưng chính Power Metal châu Âu mới tạo nên những âm thanh đặc trưng cho dòng nhạc và làm cho dòng nhạc phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Band nhạc đầu tiên chơi và sáng tạo ra Power Metal châu Âu là nhóm nhạc Helloween của Đức. 2 albums Keeper Of The Seven Keys Part 1 và Part 2 của nhóm chính là những siêu tuyệt phẩm khó vượt qua của dòng nhạc này.
    Thành lập từ năm 1984 tại Hamburg, Đức với 4 thành viên là: Kai Hansen –guitar/vocal, Michael Weikath – guitar, Markus Grosskopf- bass và Ingo Schwichtenberg -trống. Ban đầu, nhóm chơi theo kiểu Speed Metal và tung ra album đầu tiên là Walls Of Jericho vào năm 1985 với Hansen đảm nhận vai trò hát chính. Giọng của Hansen lúc này khá cao, hơi khàn và có nhiều hơi hướng bạo lực (nhưng không có âm vực rộng như giọng ca của Michael Kisk sau này). Dù là một album khá hay với bài hát Ride The Sky nhưng Helloween chưa thực sự được biết đến nhiều.
    Ride The Sky


    Sau album đầu tay, Hansen cảm thấy khó khăn khi tiếp tục đảm nhiệm vai trò hát chính của Helloween nên nhóm buộc phải tìm một giọng ca mới. Giọng ca mà Helloween tìm thấy chính là Michael Kiske, lúc này mới khoảng 18 tuổi. Lúc đầu, Kiske không đồng ý tham gia Helloween vì không thích âm nhạc của nhóm này trong album Walls Of Jericho nhưng sau lại đổi ý và nhập nhóm vào cuối năm 1986. Giọng ca của Kiske thì mạnh mẽ và trong hơn rất nhiều so với Hansen (hơi khàn). Anh này cũng có dạng kiểu tenor và có thể lên được những nốt nhạc rất cao và mang nhiều âm hưởng của Opera. Những đóng góp vô cùng to lớn của Kiske trong âm nhạc của Helloween biến anh trở thành một trong những giọng ca chính có nhiều ảnh hưởng nhất trong làng nhạc Metal thế giới (đặc biệt là Power Metal). Với sự xuất hiện của Kiske, Kai Hansen lúc này đảm nhận vai trò lead guitar. Trong 2 albums kinh điển Keeper Of The Seven Keys, vai trò của Hansen là rất lớn vì tại thời điểm này tay guitar Weikath đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe và không thể hiện được nhiều. Bộ 3 Hansen, Weikath và Kiske là những người sáng tác chính cho Helloween trong những năm đầu tiên này.
    Tháng 3 năm 1987, Helloween tung ra album thứ 2 của nhóm là Keeper Of The Seven Keys và Power Metal châu Âu chính thức ra đời. Cùng với sự xuất hiện của vocalist mới, âm nhạc của Helloween cũng thay đổi rất nhiều: từ một band Speed Metal thuần túy họ chuyển hẳn sang kiểu Power Metal châu Âu với rất nhiều ảnh hưởng của Neo Classical Metal, các bản trường ca (epic), những ảnh hưởng của giao hưởng (symphony) và giọng ca kiểu opera. Giọng ca tuyệt vời của Kiske cũng là một trong những điểm sáng chói của Helloween trong album này. Với những bài hát tuyệt vời và đầy tình cảm như Twilight Of The Gods, A Tale That Wasn’t Right, Future World hay bản trường ca Halloween dài tới hơn 13 phút đã tạo ra hẳn một dòng nhạc Metal rất lớn và thành công về sau này. Đây cũng là thời điểm âm nhạc của Helloween dần được biết tới trên toàn thế giới khi album này xuất hiện trên các bảng xếp hạng của Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển và cả Mỹ nữa.
    A Tale That Wasn't Right

    Future World


    Một năm sau, năm 1988, Helloween tung ra phần 2 của Keeper Of The Seven Keys. Ban đầu, Helloween định tung ra một album kép gồm cả 2 phần 1 và 2, nhưng hãng đĩa của họ lúc bấy giờ là Noise không đồng ý mà yêu cầu tách ra làm 2 album. Chính vì lý do này mà chúng ta có 2 album trong 2 năm liên tiếp. Phần 2 này dĩ nhiên là có rất nhiều điểm tương đồng với phần 1 nhưng có phần vượt trội hơn về mặt chất lượng. Album hết sức thành công trên toàn châu Âu, châu Á, thậm chí cả ở Mỹ nữa (xuất hiện với những thứ hạng rất cao tại 10 nước trên thế giới). Lúc này thì Weikath cũng đã sử dụng khá nhiều keyboards trong album. Với một loạt các bài hát tên tuổi như: Eagle Fly Free, Dr. Stein, I Want Out, Save Us, Marching Time hay bản trường ca Keeper Of The Seven Keys dài gần 14 phút, đã đưa album này trở thành album kinh điển của Heavy Metal thế giới cùng với người anh em sinh đôi của nó. Tuy nhiên, đây cũng là album cuối cùng của tay guitar Kai Hansen, người có những đóng góp hết sức to lớn trong sự thành công của Helloween. Kai Hansen lập nhóm Gamma Ray ngay sau đó.
    Eagle Fly Free

    I Want Out
     
  13. trungavr

    trungavr Advanced Member

    Joined:
    25/8/12
    Messages:
    175
    Likes Received:
    23
    Location:
    tp.hcm, vietnam
    Em biết đến Power metal qua những band Therion, Within Temtation, Lacuna Coil...ko chê nhưng ko đúng gu em bác ạh, vì có lẽ nghe Metal Mỹ nhiều quá hay sao mà khi nghe chơi Metal mà có Keyboard là em dị ứng, hơn nữa em không quen với kiểu đánh cứ đều đều như ru ngủ của Power. Đội hình band với 1 trống, 2 lead ghitar, 1 bass, 1 vocal với em là ok nhất...Progresssive thì ok, nhưng chỉ với Dream Theater, Nevermore. Queen Schryche thì hơi...xưa, hehe!
     
  14. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Đúng là Metal Mỹ thì nhiều sáng tạo và cảm xúc hơn so với Metal châu Âu. Mỹ cũng là nước sản sinh ra nhiều band Metal hay nhất nhưng em thấy cũng vài band Power nghe cũng hay phết như Blind Guardian hay Kamelot chẳng hạn. Progressive thì có quá nhiều dòng nhỏ và cũng không ít band hay mà em rất thích.
     
  15. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Helloween

    Helloween​


    Sau khi Kai Hansen rời khỏi nhóm, Helloween thuê Roland Grapow về thay thế. Cùng với Grapow, nhóm tung ra album thứ 4 là Pink Bubbles Go Ape. Tuy rất thành công với 2 albums trước đó nhưng album này lại chứng kiến sự thay đổi trong âm nhạc của Helloween khi các bài hát có tiết tấu chậm, nhẹ nhàng và không còn dạng epic như các album trước nữa. Nói tóm lại, đây là một album mang nhiều tính Heavy Metal hơn là Power.
    Kids Of The Century


    Nhưng mọi việc chỉ trở thành thảm họa trong album thứ năm là “Chameleon” -1993, lúc này âm nhạc của Helloween không những không phải là Power Metal mà còn mang rất ít tính Heavy. Các bài hát trong album này rất nhẹ với nhiều thử nghiệm (mà các band Metal ít khi dùng) như: sử dụng synthesizer, giọng hợp xướng của trẻ em, country và cả swing music vào nữa. Album này là một thất bại thảm hại cả về mặt thương mại lẫn chuyên môn của Helloween. Điều này dẫn tới mâu thuẫn tăng cao trong band nhạc và sự ra đi của Kiske ngay sau đó (Kiske thích âm nhạc của Helloween nhẹ nhàng và dễ nghe hơn và là nguyên nhân chính cho những thất bại vô cùng đau đớn của Helloween). Tại thời điểm này, ngoài sự ra đi của Kiske, band còn mất thêm một thành viên nữa là tay trống Schwichtenberg do ông này nghiện ma túy quá nặng. Tay trống thay thế là Uli Kusch của nhóm Gamma Ray.
    WindMill


    Để thay thế cho Kiske, Helloween quyết định chọn Andi Deris từ nhóm Pink Cream 69 . Dĩ nhiên Deris thì giọng không thể tốt bằng Kiske, giọng anh này giống giọng của Kai Hansen hơn. Nhưng bù lại, Deris cũng có kỹ năng viết nhạc rất tốt và niềm yêu thích đối với những giai điệu mạnh mẽ hơn (Kiske thích những giai điệu nhẹ nhàng). Chính vì những lý do này mà Helloween trở lại với thời kỳ hoàng kim của mình, ở đây là Power Metal. Năm 1994, Helloween đánh dấu sự trở lại với Power Metal bằng album Master Of The Ring. Sự trở lại với Power Metal này được chào đón nồng nhiệt, nhưng không phải tại châu Âu hay Mỹ mà là tại Nhật, nơi album bán được hơn 120.000 bản. Một số bài hát đáng chú ý có thể kể đến Mr. Ego, Where The Rain Grows, Perfect Gentleman.
    Mr. Ego

    Where The Rain Grows
     
  16. OldManChild

    OldManChild Approved Member

    Joined:
    22/2/10
    Messages:
    26
    Likes Received:
    1
    Topic của bác là một topic tuyệt vời về rock và metal. Bác đã cung cấp cho các rock fan rất nhiều thông tin hay. Thanks.
    Nhắc đến power metal còn có một nhánh khác (tạm gọi thế) là đưa các âm thanh của nhạc giao hưởng vào metal tiêu biểu các ban nhạc châu Âu như: Therion hay Rhapsody. Hy vọng bác sẽ có bài viết về các band này. Thanks.
     
  17. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Cám ơn bác. Hiện nay, xu hướng trên thế giới những nhóm như Therion đã được tách ra và nhập vào nhóm Symphonic Metal. Dòng nhạc Symphonic này khởi đầu là Power nhưng càng về sau càng có nhiều sự khác biệt (rõ nét nhất việc nhạc cụ chính trong Symphonic là keyboards chứ không phải là guitar như các dòng Metal khác). Nên một số nhóm ta sẽ để vào những bài viết về Symphonic Metal. Rhapsody thì vẫn là Power Metal và sẽ có trong phần này.
     
  18. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Helloween

    Helloween​


    Nhưng phải đến năm 1996, khi tung ra album Time Of The Oath thì Helloween mới trở lại đỉnh cao một lần nữa. Đây là một trong những album hết sức được yêu thích của Helloween (đặc biệt là tại Việt Nam) với những bài hát kinh điển như Power hay Forever And One, The Time Of The Oath. Lúc này thì Helloween đã trở lại hoàn toàn là một nhóm Power Metal với những âm thanh đặc trưng của nhóm. Một album concept khá hay.
    Forever And One

    Power


    Time Of The Oath chỉ là sự khởi đầu trong một chuỗi những album thành công liên tiếp của Helloween với đội hình mới. Album tiếp theo của họ là Better Than Raw tiếp nối thành công này. Đây là một trong những album đánh mạnh và có hơi hướng giận dữ nhất của Helloween. Tuy có sự thay đổi trong phong cách chơi nhạc nhưng đây vẫn là một album hay và được rất nhiều fan hâm mộ yêu thích với các bài hát như: I Can hay Hey Lord!
    I Can

    Album thứ 9 của Helloween là The Dark Ride -2000 tiếp tục chứng kiến sự thay đổi trong phong cách nhạc của nhóm. Lần này, âm nhạc của họ trở nên tối, guitar trầm hơn, giọng ca cũng trở nên thô hơn. Tuy nhiên đây cũng là album cuối cùng của Helloween với Grapow và Kusch. Nguyên nhân chính của sự ra đi của hai anh này là do có sự nghi kỵ giữa các thành viên còn lại với hai anh (Grapow và Kusch thành lập band nhạc Masterplan và không thể tập trung toàn tâm toàn ý với Helloween).
    Mr. Torture


    Với một số thay đổi trong đội hình Helloween tiếp tục tung ra các album mới. Trong album Rabbit Don’t Come Easy -2003, họ trở lại với kiểu Power Metal cổ (thời còn Kiske) rồi chuyển sang chịu ảnh hưởng của Progressive Metal trong Keeper Of The Seven Keys: The Legacy -2005, rồi lại chuyển sang kiểu tối tăm hơn như trong Gambling With The Devil -2007 (kiểu The Dark Ride), rồi trở lại với kiều Master Of The Ring kết hợp với Gambling With The Devil trong 7 Sinners. Album gần đây nhất của nhóm tiếp tục phong cách pha trộn các album thành công trước đó của họ và cũng khá thành công. Những album này không phải không hay nhưng thực sự là không có nhiều đột biến và sáng tạo như những album kinh điển trước đó. Helloween vẫn là một thế lực rất lớn trong dòng nhạc Power Metal thế giới trong những năm gần đây.
    If I Could Fly

    As Long As I Fall
     
  19. trungavr

    trungavr Advanced Member

    Joined:
    25/8/12
    Messages:
    175
    Likes Received:
    23
    Location:
    tp.hcm, vietnam
    Khi nào viết hết về Power, chuyển qua Symphonic hay Instrumental bác ới e đọc tiếp nhé! ;)... (Đùa bác tí)
     
  20. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Rage

    Rage​

    Cũng giống như Helloween, Rage là một trong những band nhạc đầu tiên chơi Power Metal, nhưng khởi đầu họ chơi Speed Metal (2 album đầu tiên Reign Of Fear -86 và Excution Guaranteed -87). Phải tới album Perfect Man -88 thì họ mới chuyển sang chơi Power Metal nhưng cũng chưa giành được thành công nào đáng kể. Rage chỉ thực sự gây được chú ý bằng album thứ 4 của nhóm là Secrets In A Weird World vào năm 89, album này được giới chuyên môn đánh giá khá cao. Nhưng phải đến tận năm 1992, khi tung ra album Trapped! Rage mới giành được những thành công đầu tiên về mặt thương mại trên thế giới. Tiếp theo đó là một chuyến lưu diễn tại Nhật. Tiếp theo là những năm vô cùng tươi sáng trong lịch sử của band nhạc với một loạt các album hết sức chất lượng và được yêu thích như: The Missing Link -93 hay Black In Mind -95, Ghosts -99. Xen vào giữa những album này là những album chơi theo phong cách cổ điển là Lingua Mortis – 96 và XIII -98 là thử nghiệm chơi các tác phẩm cũ của Rage dưới dạng giao hưởng. Còn các album của Rage thì không có quá nhiều sự khác biệt (tức là âm nhạc của Rage không có quá nhiều sự khác biệt). Tuy nhiên sự đóng góp của Rage cho sự phát triển của Power Metal là không thể phủ nhận.
    Enough Is Enough

    Straight to hell

    Lord Of Flies
     
  21. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Running Wild

    Running Wild​


    Xuất hiện gần như đồng thời với những anh tài Power Metal của Đức ở giữa thập kỷ 80 như Helloween hay Rage. Tuy nhiên, âm nhạc của Running Wild cũng có nhiều điểm khác biệt so với những nhóm còn lại. Âm nhạc của họ ban đầu là sự kết hợp giữa Speed Metal và Metal cổ( trong suốt sự nghiệp rất dài của mình, chỉ có duy nhất giọng ca Rolf Kasparek là thành viên sáng lập còn sót lại. Sau 2 album đầu tiên chịu ảnh hưởng của Metal cổ, đến album thứ 3là Under Jolly Roger -87 thì bắt đầu có sự thay đổi trong âm nhạc của nhóm khi bắt đầu hát về các truyền thuyết cướp biển. Nhưng phải đến album thứ 4 là Port Royal -88 thì Running Wild mới trở nên nổi tiếng tại châu Âu khi album được đánh giá rất cao và bán được hơn 50.000 bản. Kế tiếp sau đó là một loạt những album liên tiếp được đánh giá vô cùng cao là Death Or Glory – 89, Blazon Stone – 91, Pile Of Skulls – 92 và Black Hand Inn – 94. Những album sau đó của nhóm thì dần đi xuống và không còn thực sự tạo được tiếng vang nữa. Cũng giống như Rage, âm nhạc của Running Wild không có quá nhiều thay đổi kể từ album Port Royal và là sự kết hợp giữa Heavy Metal cổ/Speed Metal và Power Metal. Giọng hát của Kasparek thì là giọng nam trung chứ không phải giọng nam cao như nhiều band Power khác. Về mặt lyrics thì âm nhạc của họ luôn nói về truyền thuyết cướp biển. Có thể nói, âm nhạc của Running Wild khá gần với cả Power Metal Mỹ và Power Metal châu Âu cổ.
    Conquistadores

    Bad To The Bone

    Riding The Storm

    Pirate Song
     
  22. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Grave Digger

    Grave Digger​

    Band nhạc cuối cùng trong bộ tứ của Đức góp nhiều công sức cho sự phát triển của Power Metal là Grave Digger. Khởi đầu họ cũng chơi một thứ âm nhạc lai giữa Heavy Metal cổ và Speed Metal và có 2 albums xuất sắc là Heavy Metal Breakdown -84 và Witch Hunter – 85. Nhưng sau đó, Grave Digger lại chuyển hướng sang chơi nhạc kiểu Hard Rock và không mấy thành công dẫn đến sự tan rã của nhóm vào năm 1987. Phải mãi tới năm 91, dưới sự lãnh đạo của vocalist là Boltendahl thì nhóm mới được thành lập lại và chơi một thứ âm nhạc kiểu Speed/Power Metal và tung ra album kinh điển The Reaper vào năm 1993. Sau đó nhóm tung ra một loạt album chất lượng rất cao, trong đó có bộ 3 album concept nói về lịch sử của Scotland bao gồm: Tunes Of War – 96, Knights Of The Cross- 98 và Excalibur – 99 với rất nhiều sự khen ngợi, đặc biệt là Excalibur. Những album sau đó cũng khá hay và mang đậm chất Power Metal Đức. Dù có sự nghiệp thăng trầm, Grave Digger cũng có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của Heavy Metal Đức nói riêng và Power Metal thế giới nói chung.
    Heavy Metal Breakdown

    The Last Supper

    Ballad of a Hangman

    Highland Farewell
     
  23. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Blind Guardian

    Blind Guardian​


    Cũng thành lập từ những năm giữa thập kỷ 80 như bộ tứ Helloween, Rage, Running Wild và Grave Digger và khởi đầu cũng chơi Speed Metal. Nhưng sau đó, Blind Guardian đã vươn lên trở thành một trong những thế lực hàng đầu của Power Metal nói chung và Metal thế giới nói riêng trong thập kỷ 90. Âm nhạc của Blind Guardian chia rất rõ thành 3 thời kỳ riêng biệt, thời kỳ thứ nhất họ chơi Speed/Thrash Metal (2 albums đầu tiên), sau đó chuyển sang chơi Power Metal rồi chuyển sang Power Metal với rất nhiều ảnh hưởng của nhạc giao hưởng, opera và cả Folk Music (nhạc dân ca). Với một loạt các album kinh điển trong thập kỷ 90, Blind Guardian vươn lên trở thành band nhạc xuất sắc, có nhiều ảnh hưởng và thành công có lẽ chỉ sau Helloween trong dòng nhạc Power Metal châu Âu. Chúng ta sẽ lần lượt điểm qua sự nghiệp của nhóm.
    Thành lập từ năm 84 tại thành phố nhỏ Krefeld, Đức bởi bộ tứ: Hansi Kursch – vocal, bass, Andre Olbrich – guitar, Marcus Siepen – guitar và Thomen Stauch- drums với cái tên Lucifer’s Heritage. Sau khi tung ra 2 album demo vào năm 85 và 86. Tuy nhiên, vào khoảng năm 87, sau khi có được hợp đồng với hãng No Remorse, nhóm đổi tên thành Blind Guardian do cái tên trước đó gây hiểu nhầm đây là một nhóm Black Metal. Nhóm tung ra album đầu tiên Battalions Of Fear vào năm 1988. Album này hoàn toàn là Speed Metal và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ album Walls Of Jericho của Helloween. Một trong những bài hát rất được yêu thích trong album này là Majesty. Trong album thứ 2 của nhóm là Follow The Blind -89, nhóm vẫn tiếp tục chơi theo phong cách Speed/Thrash Metal với rất nhiều ảnh hưởng của những band như Testament hay Forbiden. Bản thân tay guitar huyền thoại Kai Hansen của Helloween cũng xuất hiện trong album này với tư cách là khách mời. Dù cũng không phải quá tệ nhưng sau 2 albums này, tên tuổi của Blind Guardian chưa thực sự được biết đến rộng rãi.
    Nhưng đến album thứ 3 là Tales From The Twilight World -90, âm nhạc của Helloween mới bắt đầu có sự thay đổi khi họ bắt đầu chơi chậm hơn. Rất nhiều bài hát dạng trường ca (epic) và mang nhiều tính giai điệu hơn, đồng thời kết hợp với những yếu tố rõ nét của nhạc cổ điển như hát bè hay phong cách đánh guitar kiểu neoclassical đã khiến âm nhạc của Blind Guardian thực sự tạo ra sự khác biệt. Một số bài hát rất hay trong album có thể kể đến: Lord Of The Rings, Welcome To Dying, Lost In The Twilight Hall hay Tommyknockers.
    Lord Of The Rings

    Lost In The Twilight Hall

    Welcome To Dying

    Sau những thành công bước đầu với Tales From The Twilight World, Blind Guardian tung ra album kinh điển đầu tiên của mình vào năm 1992, đó là album Somewhere Far Beyond. Lúc này âm nhạc của Blind Guardian đã trở nên đặc trưng hơn nữa với những ảnh hưởng của Progressive Rock và Folk Music. Album này xuất hiện trên bảng xếp hạng của Đức ở vị trí thứ 40 và thứ 15 tại Nhật với một loạt những bài hát rất hay như: The Bard’s Song, Time What Is Time và Journey Through The Dark.
    The Bard’s Song

    Journey Through The Dark


    (còn tiếp)
     
  24. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Blind Guardian

    Blind Guardian​


    Sau những thành công ban đầu thì Blind Guardian đã có hợp đồng với hãng đĩa lớn là Virgin và cùng với đó là những thành công hết sức vang dội trong lĩnh vực âm nhạc. Năm 95, nhóm tung ra album kinh điển thứ 2 là Imaginations From The Other Side. Album chứng kiến sự trưởng thành vượt bậc của Blind Guardian và giúp cho tên tuổi của họ được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Về mặt âm nhạc, album này không quá khác biệt so với album trước đó: vẫn là sự pha trộn giữa Power Metal, Speed Metal, Classical và Opera. Tuy nhiên có nhiều hơn những ảnh hưởng của Progressive Rock và Folk (Jethro Tull), âm nhạc tối hơn và mạnh hơn. Những bài hát như: Imagination From The Other Side, A Part and future secret, Bright Eyes là điểm sáng trong album.
    Imagination From The Other Side

    Bright Eyes


    Sau khi tung ra Imaginations From The Other Side, tên tuổi Blind Guardian đã trở nên phổ biến trong làng nhạc Metal thế giới. Tuy nhiên phải 3 năm sau, nhóm mới tung ra được album tiếp theo là Nightfall In Middle Earth -98. Đây là album concept đầu tiên của nhóm. Cốt truyện dựa trên tác phẩm văn học rất nổi tiếng của nhà văn giả tưởng J.R. Tolkien (tác giả của Lord Of The Ring, The Hobbit) là The Silmarillion. The Silmarillion là thực chất là phần tiếp theo của The Hobbit và là phần trước của Lord Of The Rings. Tuy nhiên, khác với những tác phẩm được chào đón nhiệt liệt và trở thành kinh điển của Tolkien, tác phẩm Silmarillion có một số phận đáng buồn hơn nhiều. Sau thành công của The Hobbit, Tolkien gửi bản thảo của The Silmarillion, nhưng do có sự hiểu lầm mà bản thảo của tác phẩm này bị trả lại và không được in. Sau đó, Tolkien tiếp tục sáng tác The Lord Of The Ring vô cùng nổi tiếng sau này. Phải đến khi sau khi Tolkien mất (1973) thì con trai ông mới tìm được bản thảo của tác phẩm này và cho in vào năm 77. Tác phẩm này gồm 5 phần riêng biệt được in chung trong 1 quyển. Dù ra đời muộn nhưng tác phẩm cũng đạt được rất nhiều thành công và được yêu mến (một trong những fan hâm mộ của tác phẩm là nhóm Neo Progressive huyền thoại của Anh – Marillion, tên của nhóm được lấy cảm hứng từ tác phẩm này). Ta quay trở lại với album của Blind Guardian, về mặt âm nhạc, album chứng kiến rất nhiều sự thay đổi trong âm nhạc của nhóm. Lúc này, tốc độ chơi nhạc của nhóm đã chậm hơn rất nhiều so với các album mang nặng tính Speed Metal trước đó và nghiêng nhiều hơn về giai điệu. Album này cũng chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ khi Kusch không còn chơi bass mà chỉ tập trung vào vocal. Chính vì lý do này, giọng hát của Kusch rất tốt và mang nhiều thử nghiệm kiểu Freddy Mercury của Queen (sử dụng rất nhiều giọng hát nền- backing vocals). Album rất dài và gồm 22 bài hát, đa phần là những đoạn ngắn để phù hợp với cốt truyện. Rất nhiều bài hát trong album thực chất chỉ là những đoạn đọc nội dung để phù hợp với cốt truyện. Nhưng những bài hát dài trong album thì lại hết sức đặc biệt và biến album trở nên kinh điển. Trong số đó có thể kể đến: Nightfall, Mirror, Mirror, Into The Storm… Đây cũng là album đầu tiên của Blind Guardian được phân phối chính thức trên thị trường Mỹ bởi hãng Century Media. Một album tuyệt hay, không thể thiếu trong những bộ sưu tập về Metal.
    Nightfall

    Mirror, Mirror
     
  25. no1knows

    no1knows Advanced Member

    Joined:
    30/7/12
    Messages:
    3.556
    Likes Received:
    2.367
    Blind Guardian

    Blind Guardian​


    Những ảnh hưởng của Queen còn tăng cao hơn nữa trong album A Night At Opera -2002. Thậm chí đây cũng là tên một trong những album nổi tiếng nhất của band nhạc Queen năm 1975. Sau một quãng thời gian khá dài là 4 năm, Blind Guardian tiếp tục tung ra một album kinh điển. Về mặt âm nhạc, album này tiếp tục xu hướng đánh nhẹ dần của nhóm kết hợp với những ảnh hưởng của Queen. Những âm thanh của giao hưởng và hợp xướng cũng xuất hiện rất rõ nét trong album này. Âm nhạc của nhóm vì thế cũng bắt đầu chuyển dần từ Power Metal (đặc trưng với những đoạn riff mạnh và nhanh) sang kiểu Progressive (sử dụng keyboard để tạo âm thanh giao hưởng, sử dụng dàn hợp xướng). Album tiếp tục thành công và được rất nhiều fan yêu thích Progressive yêu mến. Tuy nhiên sự thay đổi này cũng làm thất vọng rất nhiều fan hâm mộ kiểu đánh tốc độ Speed của nhóm trước kia. Và một trong những người thất vọng nhất lại là tay trống Stauch của chính Blind Guardian. Anh này rời nhóm ngay sau album này để thành lập nhóm Savage Circus với âm nhạc mang đậm phong cách Speed/Power Metal của chính Blind Guardian như trong album Imaginations From The Other Side.
    Battlefield

    The Soulforged


    Sau khi Stauch rời nhóm thì Blind Guardian tiếp tục cho ra đời thêm 2 albums nữa là: A Twist In The Myth -2006 và At The Edge Of Time – 2010 (tức là cứ 4 năm thì lại cho ra một album). Cả 2 albums đều rất thành công về mặt thương mại khi có mặt trên bảng xếp hạng của vài chục quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên về mặt âm nhạc thì lại chưa thể so sánh với những album kinh điển trước đó. A Twist In The Myth là một album khá, với những bài hát ngắn với những đoạn giao hưởng. Trong khi At The Edge Of Time lại là tập hợp các bài hát kiểu Speed/Power rồi Power/Progressive với ảnh hưởng của giao hưởng và Folk music nữa. Hiện tại, Blind Guardian đang tích cực làm việc để tung ra album tiếp theo trong năm 2014.
    Another Stranger Me

    A Voice In The Dark



    Dù đã có dấu hiệu xuống sức, nhưng với 4 albums trong thập kỷ 90 và A Night At Opera, Blind Guardian đã trở thành một trong những band nhạc có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới Power Metal thế giới. Âm nhạc của Blind Guardian có sự riêng biệt khá rõ nét với những ảnh hưởng của Folk music và giọng của Kusch rất tuyệt vời. Chính họ, chứ không phải Rage, Running Wild hay Grave Digger, mới là nhân vật số 2 của Power Metal châu Âu sau Helloween.
     

Share This Page

Loading...