Gần như đối lập với giọng ca vui tươi như vừa hát vừa cười của Ella là một giọng ca buồn kinh điển Billie Holiday. Một nữa ca sĩ với cuộc đời gian truân thường xuyên ra vào vòng lao lý. Giọng ca buồn thể loại Blues-Jazz mang đến cho người nghe sự da diết nao lòng, những bản tình ca đầy oán trách như Body and Soul làm nên tên tuổi của bà. Đi theo hình mẫu Louis Amstrong, Billie coi giọng mình như một nhạc cụ độc đáo. Sự thiếu kĩ năng chuyên sâu về âm nhạc không khiến cho các màn trình diễn trở nên kém hấp dẫn mà trái lại còn làm cho những khúc ngẫu hứng ứng tấu trong bài ca thêm phần tình cảm. "Em thật ngốc vì muốn có anh Em thật ngốc vì muốn có anh Muốn một tình yêu không có thật Một tình yêu mà nó còn dành cho những người con gái khác Em thật ngốc khi cố giữ anh Thât ngốc khi giữ anh Để tìm kiếm một nụ hôn không phải dành cho riêng mình Để chia sẽ một nụ hôn mà quỹ dữ cũng biết rõ Bao nhiêu lần rồi em nói sẽ rời xa anh Bao nhiêu lần rồi em bỏ ra đi Nhưng rồi trở lại ngay khi cần anh Và lại bao nhiêu lần em nói những điều kia Em thât ngốc khi muốn có anh Đắng cay sao, em cần anh Em biết điều đó sai, quá sai Nhưng đúng sai gì em cũng không thể đi tiếp Khi thiếu anh ... Đừng nói gì cả, anh yêu Đừng giải thích vậy làm gì Chỉ cần ôm em thật chặt, riêng ta trong đêm Và thiên đường ngay đây trong nụ hôn này Hai đôi mắt cùng ngắm sao trời Để thiên đường không ở quá xa Thiên đường mà ta mơ ước cùng nhau Vì thiên đường đó, hãy yêu nhau đi " I'm a Fool To Want You
Những ngày cuối tuần gần đây không còn giống trước kia, vì ngày nào cũng như cuối tuần Sáng pha ly cà phê, đặt đĩa nghe lại album đầy kịch tính The Survivors' Suite của Keith Jarrett thấy cuộc sống vô thường, dịch bệnh khắp nơi, người ly tán thấy mình vẫn còn may mắn. Album bắt đầu với tiếng kèn phiêu diêu như vang vọng từ nơi nào đó trong màn sương mù, gợi nỗi cô tịch. Dần nổi lên xen vào là tiếng của bộ gõ xào xạc của Paul Motian. Như gió thổi đám lá khô qua qua hồ bơi cạn nước, của căn biệt thự đã lâu không còn tiếng nô đùa. Rồi những nhịp bass từ tiếng đàn Charlie Haden mang đến chút kịch tính, như những câu hỏi hiện lên, vì sao chúng ta lâm vào cảnh này? Câu trả lời vang lên ngay sau đó bởi tiếng kèn tenor của Dewey Redman, rồi cả ban nhạc cùng hòa điệu đưa không gian ấm dần lên, những người sống sót kể cho nhau những câu chuyện xưa cũ, bên ánh lửa bập bùng. Tiếng đàn Keith Jarrett len lỏi như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt những tranh luận, chút tươi vui giữ lửa cho những con người như sắp bỏ cuộc vì cô đơn buồn tẻ. Rồi ánh dương sáng lên khi tiếng saxo cất cao cùng nhịp điệu chung. Họ tươi vui trở lại rồi nhận ra ngày nào cũng vậy, đây không phải là những ngày đầu nữa, đã nhiều năm qua rồi... Sau đó là những đoạn tự sự đơn lẻ của các cá nhân, như bao ngày Cũng như các album khác của Keith Jarrett, ta luôn thấy những ngọn lửa nhỏ được thổi bùng lên bằng tài năng ứng tấu, sáng tạo và dẫn dắt. Cùng với người dẫn dắt bẩm sinh Charlie Handen, đã mang đến một album đầy hi vọng và cũng thật ám ảnh. Album xứng đáng có mặt trong mọi tủ đĩa của tín đồ Avant- Garde Jazz
Nếu xếp vào hàng "album jazz kinh điển mọi thời đại" thì có lẽ phải là the Koln Concert. Nhưng mà giai đoạn Keith Jarrett chơi với Charlie Haden là giai đoạn rất đáng nhớ với cả 2. Hơn 30 năm sau thì họ gặp lại nhau và cùng chơi nhạc ở nhà Keith Jarrett mà hầu như ko tập tc. Đã quá hiểu nhau nên cả 2 cứ để âm nhạc tự nó tuôn chảy như cách họ đã từng chơi với nhau. Last Dance là kết quả của buổi chơi ngẫu hứng đó. 1 tg những albums jazz hay nhất năm 2014. Nhưng đó cũng là album cuối cùng cả 2 chơi cùng nhau. Haden mất ngay sau đó vài tuần. 1 album giàu cảm xúc của 2 nghệ sĩ lớn:
Vâng bác, sự kết hợp của 2 tay chơi này mãi kinh điển. Không có nhiều thể loại mà những ngôi sao chơi với nhau vui vẻ và thấu hiểu như jazz, kể cả hợp thành band lớn. K.J độc tấu tại Köln Concert là một sự kiện đỉnh cao. Một mình với cây đàn, vừa chơi vừa tìm kiếm những đốm lửa nhỏ để thổi bùng lên thành những improvisation cực phẩm. Vâng bác #shrekfiona, một album kinh điển Ps: em không liệt kê nổi hết những album kinh điển, google có rất nhiều tổ chức uy tín xếp hạng, như bác chủ topic có post. Em chỉ cố gắng chia sẽ một vài album và cảm nhận của mình về âm nhạc, dẫu có thiếu sót. Mong các bác đồng điệu cùng chia sẽ
Vâng, em cũng nghĩ nếu chỉ nghe những albums "kinh điển" thì cũng bỏ lỡ mất rất nhiều. Cái album bác đưa lúc tc ko dc xếp vào hàng kinh điển nhưng lại rất hay, cũng như nhiều albums khác KJ chơi với CH. Hay như cụ CH này còn có 1 album chơi với Pat Metheny là Beyond the Missouri Sky cũng rất hay. 2 ông này cũng chơi nhiều với nhau nên sau quyết định làm 1 cái album chỉ cho riêng họ, phản ánh những ký ức tuổi thơ (Missouri là quê của Mat còn Charlie thì cũng xuất thân từ miền trung nc Mĩ). Cái album này chả ai gọi là kinh điển (mặc dù cũng dc giải Grammy) và còn bị allmusic cho 3 sao nhưng em lại thấy đây là 1 album cực kỳ cảm xúc!
Vâng bác, đó cũng là một album rất hay. Em được nghe tại chỗ một người bạn nên về add ngay vào list, để dành nghe dần. Ko được đánh giá cao có lẽ cũng chính do sự hoài niệm và nhịp điệu chậm rãi của nó chăng. Có cảm tưởng hai bác vừa chơi vừa nhìn xa xăm, chứ không cần nhìn nhau nữa
Chắc bên Mĩ thì cũng chỉ dc xếp vào loại giỏi vừa vừa thôi, nhưng với jazz c Á thì Toshiko Akiyoshi cũng có thể dc xếp vào hàng kinh điển. Có lẽ là người c Á duy nhất dc NEA bên Mĩ công nhận là Jazz Master.
Các bác nghĩ sao về Hiromi Uehara? Có lẽ đây là một trong số ít nghệ sỹ châu Á có thể cạnh tranh sòng phẳng với phương Tây ở thời điểm hiện tại.
Kiến thức của em về các nghệ sĩ Jazz Nhật Bản gần như là cón số 0 tròn quay, hix. Em mời các bác mở mang thêm cho topic. Em chỉ để ý thấy các bản copy CD và Lp của "băng" "Chuột Mù" đắt hơn hẳn các "băng" khác và khá hiếm. Mãi e chưa mua được đĩa nào
Hihi tôi search trên trang nhạc số Tidal thì ns Toshiko Akiyoshi có 19 album, còn Hiromi Uehara chả có cái nào.
Thế thì đành nghe trên youtube vậy bác. Cô này vừa chơi ở lễ khai mạc Olympic đấy. Đĩa toàn của Telarc.
Cô này tình cờ được trùm Chick Corea mời chơi nhạc cùng với ông khi cô 17 tuổi ở Tokyo. Cũng có số má à nha.
Spark reached the number one position on the US Billboard Jazz Albums chart for the week of April 23, 2016. Có album lên hạng 1 Billboard Jazz Mỹ
Nhật thì e thấy rất nhiều artist đỉnh mà, như tay này rất có thể bác cũng biết, và bác thấy sao https://www.discogs.com/artist/113428-Takehisa-Kosugi Sau khi nghe cái The Taj-Mahal Traveller là e phải kiếm thêm mấy tác phẩm violin nghe thử
Cô này qua các hàng đĩa bên Nhật bao giờ cũng thấy bày tràn lan, em đoán về mức độ phổ thông bên Nhật chắc phải ngang cỡ siêu sao nhạc pop. Quan điểm nghe nhạc mỗi người 1 kiểu, nhưng với em thì jazz em ko hướng đến cái "đẹp" của nhạc và kỹ thuật mà thường tìm cái tạm gọi là "giao tiếp": có thể là nghệ sĩ tự giao tiếp với bản thân (độc thoại), giao tiếp với nhau hoặc giao tiếp với người nghe. Em nghe qua thì thì cô này có vẻ gu của Oscar Perterson, nhạc đẹp nhưng mình chưa nghe dc cái cô ấy giao tiếp với bản thân, với các nhạc sĩ chơi cùng hay với cá nhân em. Em thấy cô này có vẻ mạnh về kỹ thuật và hướng đến cái đẹp kiểu như nhạc cổ điển, còn cảm xúc theo kiểu jazz em chưa cảm được, có thể cũng do chưa hợp. Để so sánh thì cùng thế hệ là cô Esperanza Spalding mặc dù cũng trộn đủ thứ nhạc nhưng em nghe cảm giác kiểu jazz hơn (em cũng không thích nghe jazz vocal lắm).
Cái này đúng là tùy sở thích từng người. Em lại thích phong cách chơi Jazz lai cổ điển kiểu này (Jazz Fusion). Tùy thuộc vào album nữa, vì cô này chơi rất nhiều phong cách khác nhau. Nếu bác nào thích Rock nữa có thể nghe album Time Control, nó lai với Progressive Rock và Jazz Fusion. Cái Spiral là lai giữa Post Bop và Fusion. Nói chung kiểu Fusion hơi khó nghe hơn so với loại khác.
Em không biết ông này. Em lại thích mấy band kiểu Post Rock như (Mono, Toe) hay Black, Avant Garde Metal kiểu Sigh, Boris và Sabbat hơn.
Nhật là thị trường nhạc jazz cực lớn nên các đội bên Mĩ đi tour ở đây thường mời thêm dân địa phương chơi cho nó thêm hương vị. Chơi dc ngang hàng theo kiểu cảm nhau thì khó hơn, nhưng phải đạt đến tầm này mới thành nghệ sĩ lớn. Quay lại clip này thì cô Hiromi chơi như rock hay Pop vậy, hầu như ko thấy đưa đẩy qua lại hay các nghệ sĩ "đối thoại" với nhau theo kiểu 1 band jazz. Em đoán chơi kiểu này khó tập hợp các anh hào chơi ngang hàng mà sẽ thành 1 người chơi chính và 1 đám session musicians chơi theo kiểu đánh đệm thôi. Các tay jazz dù thuộc hàng thượng thặng vẫn cần các nghệ sĩ ngang hàng quanh mình và chơi theo kiểu tôn nhau lên. Ở Nhật tg hàng đĩa jazz cũng có rất nhiều đĩa của Sadao Watanabe nên em đoán cụ này thuộc loại rất nổi. Watanabe tc cũng chơi cùng bà Toshiko. Sau có album chơi với một số tay jazz thượng thặng như Ron Carter và Tony Williams (em rất thích 2 cụ này nhưng cũng chưa thích dc cụ Sadao Watanabe):
Cái này không chính xác với Hiromi đâu bác ạ. Một người châu Á có album lên hẳn top 1 của Jazz Mỹ nó không đơn giản đâu. Thứ hai nếu bác chú ý kỹ sẽ thấy tay bass chơi cùng Hiromi là Anthony Jackson, là một trong những tay bass hay nhất của Jazz, tay trống là Simon Phillips người chơi cho vài chục bands cả Rock và Jazz. Bộ ba này thành một nhóm và chơi với nhau trong cả thập kỷ 2010s gọi là The Trio Project. Tung ra tổng cộng 4 albums và có album đứng đầu bảng xếp hạng của Mỹ đấy.
Ồ, điều này khá kỳ lạ . Thực ra e cũng k rành jazz cho lắm, tay kia là của group huyền thoại này của jap. https://www.discogs.com/artist/451430-The-Taj-Mahal-Travellers, thấy group kiểu là rock mà nhạc thì nghe như jazz vậy, tay violin thì cũng chơi cùng khá nhiều siêu sao jazz lớn sau này. Thử luôn chơi bác, group này cũng là huyền thoại bên rock jap
Để thay đổi không khí, mời các cô các chú Nhật Bản né ra cho cụ ông Cuba đây chơi một khúc nhạc. Rubén Gonzalez ra mắt album solo đầu tay của mình...ở tuổi 77, với hãng World Circuit của Ry Cooders - người có công đưa tên tuổi và tài năng của những nghệ sĩ jazz Cuba ra với khán thính giả thế giới với cái tên Buena Vista Social Club. Như một kho báu đc khai quật, trước khi chìm sâu vào dòng nước thời gian. https://open.spotify.com/album/3y7C...aavg1186q7kw&utm_source=copy-link&dl_branch=1 https://open.spotify.com/album/3y7C...aavg1186q7kw&utm_source=copy-link&dl_branch=1