Em đang nói tg bối cảnh cái topic này, tức là về jazz kinh điển. Có nhiều nghệ sĩ jazz chơi cross over theo kiểu pop-rock rất thành công vào đủ loại bảng xếp hạng nhưng ko dc gọi là Jazz kinh điển. Em ví dụ như Groover Washington và nhiều hậu duệ của ông sau này. Hay như bên Anh có 1 cậu rất cutie là Jamie Cullum, em thỉnh thoảng cũng nghe và cũng thấy vui nhưng ko thể xếp vào jazz kinh điển. Cùng cross over nhưng chơi như Herbie Hancock thì lại là kinh điển
Cái này cũng không đúng đâu bác, phong cách của Hiromi không phải là Pop đâu mà là Jazz Classical Fusion. Một thể loại rất khó chơi, cũng toàn là hòa tấu. Kinh điển hay không thì cũng là do người đánh giá. Rất nhiều tay viết hàng đầu về Jazz đã coi những album như Time Control-2007, Beyond Standard -2008 là những album kinh điển của thập kỷ rồi. Nếu chọn dễ nghe, thì không ai lại chơi hòa tấu và Fusion cả, vì nó rất khó. Chơi hòa tấu thì phải có kỹ thuật tốt, còn Fusion với Classical thì rõ ràng là phải có nền tảng âm nhạc rất mạnh.
Em thấy từ "kinh điển" nó làm hẹp đi giới hạn của Jazz. Đó cũng là lý do topic này không duy trì được. Kinh-điển nghĩa là được ghi vào sách vở, vua biết mặt, chúa biết tên. Tiếng Việt chúng ta thì đa nghĩa, nhưng thử dịch sang tiếng Anh, ta có từ Classic. Thuở mới xuất hiện, Jazz chỉ là một dạng nhạc mới, được gọi là Ragtime, do người nhập cư da đen chơi ở Mĩ cươi thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Nó thiếu vắng sự ứng tấu, tung hứng lẫn nhau như ngày nay chúng ta thấy ở jazz. Chỉ khi xuất hiện các cá nhân thực hiện điều đó thì Jazz mới là Jazz mà những album và nghệ sĩ đột phá đó được khán thính giả gọi là kinh điển. Nếu chỉ chọn lọc ra những album kinh điển để nói thì google không thiếu, như em có đề cập ở post trước. Nhưng mà như thế là hết chuyện, chẳng học được gì mới. Những gì chưa kinh điển rồi sẽ kinh điển, với điều kiện nó phải có tính đột phá, có tính bước ngoặc. Chỉ có thời gian mới trả lời được. Nên để duy trì topic và trao đổi giữa những người thích nhạc Jazz và đang khám phá thứ nhạc này, em đề nghị chúng ta không tranh ngôi Kinh điển nữa, chỉ nên chia sẽ những album hay và câu chuyện đằng sau nó, nhưng hay nhất là các bác viết cảm nhận của mình về album Jazz hay mà mình thích. Theo em, cái mà chúng ta theo đuổi là Cảm nhận về âm nhạc và lan tỏa nó.
1. Em cũng cố nghe thử lại cô Hiromi nhưng có lẽ vì ấn tượng ban đầu ko tốt nên chưa vào dc. Cái này thì em bị bệnh nặng là hay bị ảnh hưởng từ những thứ hết sức vớ vẩn. Ví dụ trước nghe cổ điển cũng thích Lang Lang nhưng tự nhiên thấy tay này đi giầy Gucci oánh cổ điển thì ko thích nữa. Cô Hiromi không đến nỗi như Lang Lang nhưng cái kiểu nhạc jazz mà hàng chục nghìn người xem và quá nặng trình diễn kỹ năng chơi nhạc cụ của mình mà “đè” cả đội chơi cùng tự nhiên em đã thấy nó nằm ngoài định vị của riêng em về jazz. 2. Jazz, theo “định kiến” nghe của riêng em, là loại nhạc hướng nội. Chỉ thấy hay khi mình thấy được các nhạc công họ giao tiếp, cái này khó mô tả nhưng 1 số nơi họ gọi là “conversation”. Có thể chơi với bất cứ hình thức nào nhưng ko có cái “thần thái” như vậy thì ko cảm dc. 1 band jazz có thể có tay nổi tiếng hơn, kỹ thuật hơn nhưng họ cảm nhau và chơi theo kiểu đưa đẩy qua lại. Ví dụ như Miles Davis, cái giỏi của ông này là tập hợp được nhiều nghệ sỹ giỏi, chơi đa tầng, có khi mang tính đối lập nhau (polyrhythmic) nhưng tạo được cảm giác “first among equals” (theo … tên truyện em thích hehe). Thế nên sau này đồ đệ của Miles có thể chơi fusion đủ kiểu như Hancock hay McLaughlin thì đâu đó vẫn thấy cái thần thái nhạc jazz rất rõ. Nếu là độc tấu thì nó sẽ chuyển sang giao tiếp kiểu tự sự (các bác thử Bill Evans/Conversations with myself, cũng là oánh các bài nhạc pop dễ nghe nhưng thần thái đó em coi là jazz kinh điển). Nhạc piano mới hơn gần đây thì em có thể lấy ví dụ Brad Mehldau, chưa dc xếp vào kinh điển nhưng em nghĩ nếu gọi là kinh điển thì cũng hoàn toàn xứng đáng. Ông này cũng xuất thân nhạc cổ điển (có rất nhiều tay chơi jazz piano như vậy), cũng có thể chơi cả bài pop/rock (như Paranoid Android của Radiohead) nhưng thấy ngay thần thái của jazz kinh điển. Các bác thử nghe/xem cái này ra năm 2020 do đội này diễn và thứ nhạc theo kiểu đưa đẩy giao tiếp qua lại như em nói ở trên: 3. Jazz giờ về cơ bản không thể nghĩ được ra cái gì mới mang tính cách mạng, đột phá hay bước ngoặt nữa. Thế nên nhiều người mới cross over lung tung, và giờ mới đâm ra … khó nghĩ. (Riêng ảnh hưởng của nhạc cổ điển thì em lại ko coi là cross over vì tự thân trong jazz đã vay mượn nhiều thứ của cổ điển từ rất lâu, như free jazz ra đời cũng là dựa trên lý thuyết của nhạc cổ điển hiện đại). Các bác cứ thử dạo 1 vòng các albums top Billboard các năm vừa qua, chủ yếu vẫn được gọi là jazz nhưng nếu tiếp cận theo kiểu kinh điển thì rất ít! Có những thứ thì hình thức là jazz nhưng ko có dc cái thần thái của jazz. Có cái khác thực ra cũng chả phải là jazz nhưng lại có thần thái của jazz. Loại thứ 2 này là những đội như Buena Vista Social Club: họ chơi Bolero, ChaChaCha … nhưng ta cảm nhận được cái thần thái của jazz (các nghệ sĩ dù nhiều người đã lâu ko còn hành nghề nhưng chơi ngẫu hứng và đầy tâm tình). Cả 2 loại trên em đều ko xếp vào jazz kinh điển mặc dù có thể thích, thậm chí như nhạc Cuba hay Brazil là rất thích. Hy vọng có 1 topic mới về cảm nhận các albums jazz nói chung thay cho cái này. Buena Vista của em, lổn nhổn từ CD Trung Quốc ngày xưa đến mua sau này nhưng với em mãi mãi vẫn là thứ nhạc mình yêu thích và nhiều kỷ niệm, dù ko thể xếp được vào jazz kinh điển:
Tôi lại thích jazz vocal của các " bà nội da đen " như Betty Carter, Carmen McRea, Sarah Vaughan, Ernestine Anderson( lên đường hết rồi) mặc dù ko được kinh điển. Nếu bản ghi của Concord Jazz thì hết ý.
Có những người thì sáng tạo được chào đón ngay nhưng cũng có nhiều người phải rất nhiều năm sau mới được công nhận. Andrew Hill rơi vào trường hợp sau. Sớm dc giới tg nghề nhận ra tài năng và chơi với những nghệ sĩ jazz huyền thoại nhưng bản thân Andrew Hill hầu như ko dc công chúng chấp nhận. Ông này có những giai đoạn chủ yếu phải đi dạy học vì những tư tưởng đi trước thời đại chỉ có giới học giả mới hiểu dc. Nhưng đến những năm 90s, cùng với xu thế nhìn nhận lại các nghệ sĩ đi trước thời đại tg jazz thì ông đã có thể quay lại với nghề diễn. Năm 2000 ông ra album Dusk rất thành công và được công chúng công nhận đúng với tài năng của mình, dù có hơi muộn. Năm 2008 thì ông được NEA công nhận là Jazz Master sau khi đã mất và vợ đến nhận giải thay (NEA thì quá áy náy với tài năng này nên luôn nói là đã kịp thông báo cho ông lúc ông còn hấp hối trên giường bệnh). Andrew Hill là một trong những người đi đầu trong việc đưa xu hướng nghệ thuật “New Objecvity” (Tính khách quan mới) vào nhạc Jazz. Xu hướng này nếu các bác nào làm kiến trúc, xây dựng hay các ngành nghệ thuật chắc đều biết. Trong kiến trúc thì một số người là cha đẻ cho kiến trúc hiện đại như Mies van der Rohe hay Le Corbusier cũng là người cổ súy xu hướng nghệ thuật này (em thì cũng mê mệt ông Mies van der Rohe nên trước tha bộ ghế Barcelona của ông này về kê trong nhà cũ kiểu VN, bị cả gia đình và khách ném đá tơi bời!). Còn với âm nhạc cổ điển thì đi đầu tg trường phái này là Paul Hindersmith. Trường phái New Objectivity hướng về mô tả thực trạng cuộc sống một cách trần trụi nên bị chính quyền Phát xít ở Đức coi là suy đồi. Cả Hindersmith và Mies van der Rohe đều phải chạy qua Mĩ và thành danh ở đây. Một trong những học trò xuất chúng của Hindersmith chính là Andrew Hill. Thế nhưng việc đưa cái âm thanh nghịch nhĩ, trần trụi của New Objecvity vào nhạc Jazz trước đó vẫn theo đuổi thứ âm thanh “đẹp” khó dc công chúng và cả giới phê bình công nhận. 1 tg những album đã được xếp vào hàng kinh điển của Andrew Hill là “Point of Departure” (điểm khởi đầu với hàm ý thoát khỏi cái tư duy cũ). Ở đây, New Objecity đã được vay mượn từ cổ điển để đưa vào jazz nhưng nó vẫn giữ được thần thái của nhạc jazz với những nghệ sĩ có lẽ thuộc hàng tài năng và sáng tạo nhất (nhưng cũng tương đối lận đận) như Eric Dolphy, Joe Handerson và Anthony Williams:
Jazz là gì em cũng không biết nữa, chỉ thấy một thứ nhạc rất khó nghe: trống đánh xuôi kèn thổi ngược không theo một trật tự lớp lang gì, kiểu mạnh ai nấy chơi... Nhưng đó là chuyện xưa, giờ Jazz là loại nhạc yêu thích nhất của em .......
Nguồn lp, cd các bà nội này hiếm quá tìm không ra ở VN ( nhất là Ernestine Anderson đếm trên đầu ngón tay ).Sau này nhờ có Tidal mới tiếp cận được nhiều. Để ý các bà này chịu cho thu live chứng tỏ đẳng cấp ờ thần thái tự nhiên, ngẫu hứng, nội ngoại lực có thừa làm cho người nghe sướng( đương nhiên các nhạc công, bộ phận thu cũng đẳng cấp ). Bởi vậy tôi thích nghe các bản thu live để đánh giá một bản ghi. Vài dòng chia sẻ với các bác.
Có lẽ ko ai có nhiều albums được công nhận là kinh điển như Miles Davis. Ngoài khả năng tự làm mới ko ngừng thì Miles cũng rất giỏi tg việc tập hợp quanh mình những tài năng chơi jazz xuất chúng nhất. Cuối thập niên 40s và đặc biệt là từ thập niên 50s thì bắt đầu hình thành cái gọi là Jazz “hiện đại” (Modern), tức là bắt đầu thoát thai khá xa xuất phát điểm là thứ nhạc của người Tây Phi và bắt đầu chuyển hẳn sang thứ nhạc phức tạp vay mượn nhiều nguyên tắc từ cổ điển. Từ nhạc của người Phi để nhảy, nay đã ra đời thứ nhạc để người nghe suy ngẫm và để người chơi thỏa sức sáng tạo. Thế nếu đưa những tên tuổi lớn nhất, thành công nhất, những tay sáng tạo nhất của mordern jazz giai đoạn này vào phòng thu để chơi với nhau thì có thành 1 album kinh điển ko? Miles đã cố làm vậy với album Miles Davis & The Modern Jazz Giants: cùng ông trong phòng thu là Thelonious Monk, Milt Jackson, John Coltrane, Kenny Clarke, Paul Chamber, Red Garland ….. Miles và Monk dc coi là 2 tên tuổi jazz lớn nhất giai đoạn những năm 50s này cũng như tg lịch sử nhạc jazz nói chung (John Coltrane sau này mới dc đánh giá cao, nhưng lúc đó vẫn dc coi là đệ của 2 bác này). Miles tc đó cũng đã những bản ghi âm nhạc do chính Monk sáng tác nên mọi người cũng trông đợi bộ đôi này sẽ ăn ý với nhau. Nhưng kết quả là 1 album đáng quên với cả 2: giang hồ đồn thổi là 2 ông này cay cú quá đã choảng nhau luôn tg phòng thu! Ira Gitler (sử gia nhạc jazz và là người dc thuê đến viết phần giới thiệu/liner notes cho album) thì lảng đi khi dc hỏi về sự cố, chỉ nói “khi tôi ở đó thì ko thấy Miles uýnh Monk”. Nhưng sự thực phần nào được phơi bày khi nghe bản thu take 1 của The One I Love. Tg đó, ngoài những nốt nhạc du dương thì ta cũng thấy dc tiếng cãi vã của 2 jazz “Giants”: Miles đổ cho Monk “chọi” (lay out) Miles khi ông đang cố thả hồn ngẫu hứng đoạn kèn solo (thường thì đoạn này những người khác chỉ chơi theo kiểm đệm). Cũng chả hiểu sao Monk lại chơi như vậy vì sau này khi chơi với Coltrane thì ông rất nhường nhịn, nhiều khi dừng hẳn chỉ để trống và bass chơi khi John Coltrane thả hồn solo. Cũng có lẽ do sự cố này nên sau này chúng ta ko thấy Miles và Monk thu âm chung với nhau nữa, quả là rất đáng tiếc. Miles Davis & The Modern Jazz Giants, 1 album ...... nhẽ ra đã phải trở thành kinh điển:
Khoảng thời gian đó theo tài liệu là khoảng thời gian khó khăn của Monk khi ông đang định hình lại lối chơi. Cộng hưởng với cá tính khá là nổi loạn trong con người, luôn có một nửa vượt ra ngoài mọi khuôn phép của chính mình để lang thang tìm kiếm những lối thể hiện mới mẻ. Monk luôn trăn trở tìm kiếm sự yên lặng và không gian trong mỗi nốt nhạc, kể cả trong mỗi nốt nhạc có thể thấy sự nhấn nhá, đậm nhạt có chủ ý. Nhưng để đi tìm những nốt thăng hoa đó, Monk cũng phải trả giá nhiều. Trong khi lời qua tiếng lại trong khi thu The One I love, Miles cũng phải thốt lên với Rudy Van Gelder - kĩ sư thu âm hàng đầu: "Hey Rudy, put this on the record, man – all of it!". Bản này em nghe thấy cũng không phải thất bại hay gì, nghệ sĩ họ đôi lúc thế này thế kia, chỉ thấy nét tinh nghịch của Monk khi ông cứ phải đẩy lên vài nốt chỏi chỏi khi Miles đang solo. Anh em bạn bè chúng ta thi thoảng cũng có người như ông Monk này, khác biệt một cách khó đoán. Sau đó, họ lại tái nạm trong CD Live at Newport (Newport Jazz Festival 1958-1963) với "băng đảng" của mình Miles Davis Sextet (Miles với "đệ" John Coltrane, Bill Evans, Paul Chambers, Jimmy Cobb và Cannonball Adderley) vs Thelonious Monk Quartet (Monk với Pee Wee Russell và vài người ít nổi hơn), và "choảng" nhau như điên bằng âm nhạc. Có thể nhận thấy đội hình ra sân này, ai mới là ông "trùm". Cũng cần phải nói thêm về khoảng thời gian này đối với Miles cũng đặc biệt quan trọng, Miles đang thực nghiệm biến đổi jazz theo chiều hướng mới để dần rời xa phong cách Bebop quen thuộc trước đây mà ông cho là cản trở sức sáng tạo. Do đó ông rất cần các thành viên trong băng của mìnn phải tuyệt đối tuân theo sự dẫn dắt của ông, đến một bến bờ mà chính ông cũng còn thấy mông lung. Sự phá cách của "một con hổ khác trong cùng một khu rừng" - Monk tất nhiên làm ông phát bực. Sau album "Giants" đó ông tìm ra Bill Evans, người cũng phá cách nhưng có cùng chí hướng đặt nền móng cho sự cách tân. Cùng John Coltrane, bộ 3 là những người tiên phong cho phong cách mới mà ngày nay người ta gọi là "tái phát minh jazz" - Modal Jazz. Tất cả là nhờ lý thuyết Đa điệu thức của George Russell và tinh thần sáng tạo không ngừng của Miles. Năm 1958, Russell truyền bá ý tưởng Đa điệu thức cho Miles, ông cho rằng người nghệ sĩ có thể mặc sức sáng tạo miễn là biết lối mà quay về. Miles hoàn toàn bị thuyết phục trước ý tưởng từ Russel. Cùng năm đó, ông cho ra đời album Milestone với những bài thực nghiệm lý thuyết đa điệu thức Milestone -1958 Kind of Blues -1959
Phải công nhận là Tidal và các cty stream nhạc số ngày nay giúp mọi người đến gần với các bản thu hơn bao giờ hết. Chỉ cần vài $ môi tháng là vi vu trong thế giới âm nhạc rồi. Thư viện nhạc của e chủ yếu Tidal, Spotify
Cái này của bác là họ ghép chương trình của 2 người chơi cùng 1 địa điểm vào 1 album chứ ko phải là album chơi chung với nhau. 2 ông này chắc tuổi xung nhau
E biết mà bác, chương trình của Monk là năm 63. Album này tổng hợp Newport Jazz Festival từ 1958 đến 1963, có đề cập ở trên. Festival có rất nhiều band đình đám, vì sao họ lại ghép 2 band này khác thời điểm vào một CD? Vì 2 ông này có duyên nợ
Vâng! Thật thiếu sót khi ít album của bà quá. Trước khi tìm xem bà đang nấp đâu đó em sẽ nghe ông cố hát những bài xưa cũ khi ông còn rất trẻ
Việc Miles tham gia Newport Jazz Festival còn nhằm thu hút sự chú ý của Columbia Records, hãng thu âm và phát hành mạnh nhất thời bấy giờ. Ông ra quân trinh diễn với đội hình mạnh nhất, sáng tạo nhất. Columbia Records ngay sau đó kí kết hợp đồng với Miles vơi điều kiện ông nhanh chóng giải quyết cho xong hợp đồng với Prestige Records, Miles vội vã làm điều đó với những album cuối cùng thu cho hãng này, như một nỗ lực chấm dứt thời kì Be-Bop của ông. Thời kì đầu quân cho Columbia Records là thời kì đỉnh cao của Miles, với nguồn lực nhân tài và ngân sách khổng lồ, cùng chiến lược tiếp thị hàng đầu, Columbia Records mang đến cho Miles mọi thứ sẵn có, ông chỉ còn mỗi việc là sáng tạo mà thôi. Từ đây, nguồn nguyên liệu cho âm nhạc của Miles đến từ khắp nơi, từ Flamenco trong album Sketches of Spain, đến nhạc phim Ascenseur pour l'échafaud - Thang máy lên giá treo cổ, khi ông ứng tấu và thu âm ngay trong khi theo dõi mạch phim chiếu trực tiếp. Miles dần trở thành người rất được thế giới nhạc Jazz tôn trọng. Nhưng ông không mấy vui vẻ, nếu không muốn nói là càng ngày càng trở nên dễ nóng giận. Cho dù có vươn lên đến đỉnh cao của nghề nghiệp và sự giàu có, Miles vẫn trăn trở vì nạn phân biệt chủng tộc ở Mĩ mà ông vẫn là nạn nhân. Vẫn bị cảnh sát nện vào đầu khi ông đang hút thuốc ngay bên ngoài rạp hát mà người ta vừa vinh danh ông, với bảng tên to lù lù. Miles càng trở nên thầm lặng và hết mình cho âm nhạc.
Ngoài Thelonious Monk thì còn 1 đại thụ tg làng jazz khác đã đánh nhạc cùng Miles Davis và bị Miles đánh, đó chính là John Coltrane. Trane sau này được một số người đánh giá là có tài năng và đóng góp cho jazz còn hơn cả “bố già” Miles. Nhưng đó là chuyện sau này, ở những năm 50s thì ông vẫn nằm dưới cái bóng của Miles. Thủ đô của jazz thế giới là New York. Ở đó có 2 quán cà phê nhạc jazz huyền thoại là Five Spot và Café Bohemia, tg đó Five Spot thì dành nhiều cho giới nghệ sĩ và có phong cách avant garde hơn. Ở Bohemia thì có Quartet của Miles chơi. Dạo đó Sonny Rollins nghiện nặng quá phải đi cai cần có người chơi thay. Ban đầu Miles chọn “Cannonball” Adderley thay Sonny Rollins nhưng chả hiểu sao Cannonball bỏ về Florida nên Miles đành tuyển Trane (Cannonball ít lâu sau được Miles lôi kéo lại chơi nhóm Sextet và ra album bán chạy nhất tg lịch sử jazz là Kind of Blue). Nói thế để thấy ngay từ đầu có vẻ Trane ko phải là người Miles chọn và thực sự hợp, mặc dù giai đoạn này Trane vẫn chịu nhịn và sau này cho ra đời 1 số albums thuộc loại đỉnh cao. 1 đêm tháng 10 năm 56, chả hiểu vì chuyện gì mà Miles lại nổi điên lên tẩn Trane sau khi 2 người chơi với nhau ở Café Bohemia (chuyện này có Ashley Kahn tập hợp và ghi lại). 1 người ở đó và chứng kiến tận mắt sự cố này là Monk. Quá giận cái phong thái bố già của Miles và do cũng đã cảm Trane tc đó, Monk lập tức mời Trane chơi cho đội mình ở quán Five Spot, thậm chí còn nói Trane đến căn hộ của mình để tập cùng. Háo hức, Trane kể là đến nhà Monk từ sớm khi Monk còn trên giường. Nhưng Monk ko ngại nhẩy từ giường ra thẳng piano để luyện cho Trane. Từ đó ra đời 1 nhóm jazz dc coi là huyền thoại với sự có mặt của cặp Monk-Trane hết sức ăn ý (nhiều người coi Trane sau này phá cách là chịu ảnh hưởng của Monk chứ ko phải Miles). Rất tiếc là có rất ít bản thu họ chơi nhạc, bản thu quan trọng nhất ở Five Spot thì lại quá tệ khiến fans nhạc jazz tiếc hùi hụi. .... gần nửa thế kỷ sau thì có sự kiện hy hữu: có 1 tay kỹ sư tg quá trình số hóa các cuốn băng tg Thư viện Quốc hội bất ngờ phát hiện 1 chương trình có chất lượng âm thanh cực tốt của Monk và Miles chơi tg nhóm Quartet huyền thoại đó. Hóa ra tại 1 buổi diễn nhạc từ thiện ở cung Carnegie Hall, mấy tay kỹ sư VOA ghé qua và ghi âm lại buổi diễn (chắc để phát cho Liên xô và mấy nc XHCN vì kênh này ko dc phát tại Hoa Kỳ). Thế là đến tận 2006 fans nhạc jazz mới dc tiếp cận Monk và Trane chơi cùng nhau với chất lượng âm thanh xứng đáng với 2 huyền thoại này. Điểm đặc biệt là khác với khi chơi cùng Miles, tg album này Monk rất nhường nhịn, thậm chí dừng hẳn khi Trane chơi solo (và cũng ko cho bass và trống chơi solo như ở những chỗ khác). Tất nhiên là album này đánh chiếm các bảng xếp hạng nhạc jazz, thậm chí còn vào bảng xếp hạng nhạc Pop. Với rất nhiều người, đây là 1 album còn hơn cả kinh điển:
Nhân tiện trên album em vừa post có dòng Billie's Blues. Vậy Jazz với Blues phân biệt như thế nào các bác, có cần không?
1. Em đoán có rất nhiều người bắt đầu nghe jazz từ nhạc có lời, đặc biệt từ mấy bà nội dạng này (em bắt đầu nghe là Ella). 2. Trình nhạc lý của em gần như zero nhưng phán đại, từ cảm nhận bản thân: jazz thời đầu nặng chất blues. Sau thì bị "trắng hóa", chịu ảnh hưởng nhạc cổ điển, world music ... nên chất blues cũng phai đi. 3. Nếu muốn tìm thứ jazz êm ái ngọt ngào thì thường cứ nhắm mắt chọn albums jazz chịu nhiều ảnh hưởng của blues, thậm chí là có chữ blue tg tên Đơn cử như cái này, chắc cũng tạm dc xếp là kinh điển và cũng rất "ngọt":
Lan man tiếp, em thì nghĩ bản thân tg nhạc jazz, đặc biệt là jazz kinh điển thì nó đã có chất nhạc blues. Tuy nhiên, cách chơi cũng quan trọng: nghệ sỹ nhạc jazz họ sẽ chơi theo kiểu jazz. Ví dụ như bài Chitlins Con Carne tg album Midnight Blue được chơi bởi Kenny Burrell: Tuy nhiên, khi 1 nghệ sỹ nhạc Blues chơi thì nó sẽ khác. Ví dụ cùng bài đó các bác nghe thử Stevie Ray Vaughan chơi: Bản thu của Stevie Ray Vaughan cũng rất hay nếu xét về khía cạnh nhạc Blues. Tuy nhiên, nếu nghe bằng tai của nhạc jazz kinh điển thì như vậy là hơi “overplay”, nôm na là thể hiện hơi quá đà. Cái này Blues hay Rock thì có khi còn được đánh giá cao (như kiểu Jimmi Hendrix chơi guitar). Chả thế mà khi Stevie Ray Vaughan đến chơi lần đầu ở nhạc hội Montreux Jazz Festival thì bị 1 số fans nhạc jazz la ó! (nhưng nếu ra sân vận động thì Stevie Ray Vaughan “đè chết” các bác jazz kinh điển dạng Kenny Burrell ko thương tiếc).