Em nghĩ rằng, dòng nhạc nào cũng như vậy, lúc khởi đầu thường khá đơn giản và chịu nhiều ảnh hưởng của một số dòng nhạc khác. Jazz cũng không phải ngoại lệ, những ảnh hưởng từ Blues lúc đầu khá nhiều. Nhưng đến khoảng những năm 50-60s, Jazz xuất hiện một loạt những anh tài và đẩy dòng nhạc này tiến theo những hướng không thể ngờ tới được (tích hợp những ảnh hưởng của cổ điển và cả Rock nữa). Hay nói cách khác hơn là nó mang tính nghệ thuật cao hơn nữa và xóa dần những ảnh hưởng của Blues - một thể loại cũng khá đơn giản - để chuyển sang dạng thức mới phức tạp hơn. Đó chính là lý do tại sao Miles Davis mới là người có nhiều ảnh hưởng nhất của Jazz. Dù trên thực tế có lẽ John Coltrane mới là người có những albums Jazz hay nhất.
Ko đến mức táng nhau nhưng với 2 tay Sax hàng đầu nhạc jazz là Sonny Rollins và John Coltrane cũng có những lúc hơi “chọi” nhau 1 tí. Rollins thì trẻ hơn Trane nhưng giai đoạn 50s lại dc xếp ở hàng trên. Trane chỉ dc Miles tuyển khi Rollins bỏ đi cai nghiện (cũng lạ là khi Miles đuổi Trane khỏi nhóm của mình thì lý do đưa ra là nghiện ngập, trong khi đó bản thân Miles cũng là tay chơi Mai Thúy thường xuyên, còn Rollins giai đoạn này thì khỏi phải nói!). Số phận đưa đẩy thế nào mà 2 tay sax có cách chơi tương đối khác nhau lại chơi cùng ở bài đầu và cũng là bài đinh tg album Tenor Madness của Sonny Rollins. Rollins là ông hoàng của ứng tấu (improvise) tg khuôn khổ chủ đề bài nhạc, nôm na là ứng tấu theo chiều dọc truyền thống. Trane sau khi chơi với Monk đã đủ tự tin phát triển 1 kiểu chơi hoàn toàn mới dc Ira Gitler gọi là “Sheets of Sound”, 1 dạng ứng tấu nhưng theo chiều ngang đối lập với Rollins. (Theo Trane mô tả cách chơi của ông là nếu để diễn đạt 1 câu nói thì thay vì như người khác nói 1 câu từ đầu đến cuối thì ông tìm cái điểm nhấn tg câu vả lẳng ra trước, sau đó mới đến phần còn lại của câu!). Có lẽ cách chơi này hơi lạ với Rollins nên ông coi là có cái gì đó … thiếu tôn trọng người ở đẳng trên. Ông liền chơi lại 1 đoạn ứng tấu theo kiểu đánh nhạc ngược từ cuối lên đầu. Tg trả lời phỏng vấn mãi sau này thì Rollins cũng công nhận là mình hối hận đã có ý đánh giá thấp Trane lúc đó. Đến giờ thì ko ai coi thường Rollins nhưng có lẽ đại bộ phận mọi người đều đánh giá di sản của Trane là vượt trội so với Rollins.
Chả hiểu sao Miles có thể “đè” hết Monk lại đến Trane và cả một số nhạc sĩ mà họ vẫn chịu? Em cảm giác lý do là cơm áo gạo tiền. Tc thì em cứ tưởng thời những năm 50s-đầu 60s này thì jazz đang ở đỉnh cao nên cũng như Pop bây giờ, tức là nghệ sĩ phải “hoành” lắm. Nhưng mà hình như ko phải: nhiều cụ rất khó khăn, thậm chí là lo ăn từng bữa. Tg khi đó thì Miles sờ đâu cũng thành vàng. Trane thậm chí đã định hình dc kiểu chơi mới sau khi tham gia nhóm của Monk nhưng sau lại quay về với Miles và chịu bỏ kiểu chơi của mình để theo Modal Jazz của Miles và đội hình Quintet huyền thoại của Miles đã ổn định, tạo nên những albums đỉnh cao cả về thương mại và nghệ thuật. Miles đạt nhiều thành công, nhưng có cảm giác là ông hiếm khi tìm dc niềm vui. Thế nên ông cứ tiếp tục cáu, tiếp tục chơi bời và nghiện ngập … Miles có lẽ là số ít nhạc sĩ jazz da mầu mà đẻ ra đã “ngậm cái thìa bạc” và sớm có thành công. Tg Quintet huyền thoại đầu tiên, đối lập với Trane nhút nhát và miệt mài tập luyện thì Miles là 1 dân chơi quảng giao và khá lãng tử. Nhưng rồi đến đầu những năm 60s thì Miles cũng rơi vào cảnh lận đận, các nghệ sĩ lớn quanh ông lần lượt bỏ đi để tìm con đường phát triển riêng, nhóm Quintet huyền thoại ngày nào nay còn trơ trọi mỗi mình Miles. Ở hoàn cảnh bi đát, thay vì cố cậy cục các jazz “giants” chơi với mình, Miles làm liều dung nạp 1 tay trống “trẻ ranh” 17 tuổi có kiểu chơi khá “chỏi” hơi khác với jazz truyền thống là Anthony (Tony) Williams. Cộng thêm tay piano bắt đầu thành danh Herbie Hancock và họ có 1 album tạo đà: Seven Steps to Heaven. Có cái lạ là Tony Williams thậm chí ko bị tiết chế (như Trane ngày nào) mà còn được khuyến khích chơi theo kiểu của mình, ko chỉ quán xuyến phần nhịp điệu để làm đệm cho Miles hay Hancock mà còn có thể thỏa chí khua khoắng. Đến album Miles Smiles thì nhóm Quintet huyền thoại thứ 2 của Miles chính thức định hình với 2 bổ sung: tay sax Wayne Shorter và bass Ron Carter. Bản Freedom Jazz Dance tg album này mặc dù ko nổi tiếng nhưng lại rất ấn tượng: Tony thì khua trống loạn xạ tg khi Miles thì vẫn tưng tửng thư giãn như ko phải chịu bất kỳ áp lực nào. Hình như chưa bao giờ mọi người lại thấy Miles cười theo kiểu trẻ thơ vui vẻ đến vậy. Miles dc coi là người tiên phong, giai đoạn sau này đẻ ra jazz-rock fusion. Em thì lại nghĩ biết đâu chính mấy tay trẻ như Tony và Herbie chịu ảnh hưởng của nhạc mới như Rock và Funk cũng như nguồn năng lượng vô tận của họ đã ảnh hưởng lại đến Miles và cho ra đời thứ nhạc lai trộn nhiều phong cách sau này? Em thì thần tượng Miles nên thích nhất là lúc Miles cười tg Miles Smiles. Thêm 1 lý do nữa để thích là 2 thành viên gạo cội tg nhóm Quintet là Herbie Hancock và Wayne Shorter đã lọ mọ sang tận Việt Nam diễn. Dù thuộc hạng đại thụ nhất tg làng jazz thời điểm đó nhưng 2 ông đến cùng 1 nhóm sinh viên và chọn diễn ở Nhà hát Tuổi trẻ HN (thay vì Nhà hát lớn), trông thoải mái như mấy ông giáo làng. Nhạc hay là khi thoải mái và ko phải cố gồng mình. Miles Smiles/Miles Davis (second) Quintet - 1 album thật vui mỗi khi nghe:
Có một phim tài liệu về cuộc đời Miles rất hay. Miles Davis - Birth of the Cool Các có thể tìm xem trên Netflix
Cũng trên Netflix, các bác tìm xem phim Ma Rainey's Black Bottom hay Điệu Blues của Ma Rainey. Phim mới cuối năm 2020 nhận được nhiều đề cử các giải thưởng và các nhà phê bình ca ngợi màn trình diễn của Davis, Boseman và Turman cũng như giá trị thiết kế và sản xuất trang phục. Phim được xếp vào danh sách mười phim hay nhất năm 2020 của Viện phim Mỹ. Phim cao trào, lôi cuốn tập trung vào Ma Rainey, một ca sĩ nhạc blues có ảnh hưởng, một buổi ghi âm đầy biến động vào năm 1927 ở Chicago.
1. Quá trình phát triển của jazz có thể nói gắn liền với những tay chơi Trumpet: từ Louis Amstrong qua Dizzy Gillespie đến Miles. Nhưng em luôn thắc mắc chả hiểu sao khi Miles xuất hiện thì hầu như ko còn tay chơi Trumpet nào nổi lên dc nữa? 2. Quay lại nhóm Quintet thứ 2 nổi tiếng làm thay đổi lịch sử nhạc jazz của Miles, thực ra cả Herbie Hancock và Anthony (Tony) Williams đều ko phải do Miles “phát hiện” ra. Chỉ ngót nghét 1 tháng tc khi Miles “vợt” được 2 tài năng này thì họ vẫn còn chơi cho nhóm của Kenny Dorham, 1 tài năng trumpet thầm lặng. 3. Khi mọi người hỏi Freddie Hubbard ai là tay trumpet xuất sắc nhất mà ông được biết, ông đã đưa ra 3 cái tên: Miles, Dizzy và Kenny (Dorham). 2 cái tên đầu thì ko phải bàn. Nhưng cái tên thứ 3 thì chắc nhiều người ngạc nhiên. Kenny Dorham chủ yếu chỉ nổi tiếng với dân chơi nhạc chuyên nghiệp (ông chơi với hầu hết các tên tuổi lớn nhất và đều dc hết sức tôn trọng). Như Art Blakey cũng từng coi Kenny Dorham là “ông vua không vương miện”. 4. Kenny Dorham cũng có lúc dc hãng đĩa Blue Note săn đón, ra album Una Mas (One More Time) thuộc hàng kinh điển. Album này có sự góp mặt của Herbie Hancock, Anthony (Tony) Williams, Joe Henderson (được Dorham lôi kéo vào nhóm và giới thiệu cho hãng Blue Note khi vừa giải ngũ) ... Album còn được đích thân Afred Lion (người lập ra hãng Blue Note) sản xuất. Nhưng mà được nhạc sĩ khác và nhà phê bình đánh giá cao ko đồng nghĩa với thành công về thương mại! Sau album này, Kenny Dorham chỉ ra thêm dc 1 album nữa và dần biến vào quên lãng. Ông mất năm 1972, khi 49 tuổi.
1. Tay trumpet có thể nói đã tiến rất gần đến tầm của Miles Davis là Clifford Bown (“Brownie”); nhóm Quintet được ông gây dựng cùng tay trống Max Roach cũng có đầy tiềm năng. Năm 1953, khi lần đầu tiên dc nghe Bownie chơi thì nhà phê bình Ira Gitler đã kể lại là ông “suýt ngã khỏi ghế” và phải thốt lên: hẳn đây là 1 “trumpet giant” mới! Quincy Jones thì cho rằng ở giai đoạn đó, Bownie là tay trumpet duy nhất có thể đủ tầm chơi ngang với Charlie Parker (“Bird”). Chuyện kể rằng Art Blakey tìm 1 tay chơi trumpet cho nhóm của mình và có than với Parker là mình tìm mãi ko ra. Parker cười nói rằng: “hãy đến Philadelphia, vào phòng thu của Blue Note ở đường Ridge là sẽ thấy ngay tay trumpet anh hằng mơ” (Brownie đang thu âm ở đây). 2. Sonny Rollins vốn đã khá nổi tiếng cùng nhóm Quintet của Miles Davis nhưng rồi ông quyết định bỏ nhóm của Miles để về Chicago, vừa để “lên núi” tu luyện (núi ở đây là nhạc viện Chicago ), vừa để từ bỏ hẳn em Mai Thúy đeo bám (Parker cũng là người nghiện nặng nhưng chính ông là người khuyên Sonny Rollins phải đi cai bằng dc). Sonny Rollins đã thuộc hạng có tiếng tăm tg giới nhạc jazz nhưng chấp nhận vật vờ làm lao công với quyết tâm “sạch” để 1 ngày nào đó tái xuất giang hồ. 3. Giữa những năm 50s thì nhóm của Brownie và Max Roach đã khá nổi nhưng còn thiếu 1 tay sax đủ tầm chơi với họ. Biết chuyện Sonny đang ở ẩn, họ đã thuyết phục bằng dc ông ra nhập nhóm. Nhóm nhanh chóng ghi âm 1 album để hoàn thành hợp đồng của Sonny Rollins với hãng thu âm Prestige trước khi làm cho mình cái gì to tát hơn (do vậy album mang tên là Sonny Rollins + 4 mặc dù bản chất là Quintet của Brownie/Max Roach). Với Brownie chơi trumpet, Max Roach chơi trống, Sonny Rollins chơi sax, Richie Powell (em ruột của Bud Powell) chơi piano và George Morrow chơi bass, nhóm Quintet này có những tên tuổi xuất sắc nhất của nhạc jazz giai đoạn này. 4. Đáng tiếc là chỉ hơn 2 tháng sau ngày ghi âm, cả Brownie và cả Richie Powell cùng qua đời tg 1 tai nạn ô tô. Brownie khi đó mới 25 tuổi, bắt đầu ở giai đoạn bước vào đỉnh cao của sự nghiệp. Nhóm Quintet của Brown/Roach tất nhiên cũng tan theo (Max Roach cũng cố mời chính Kenny Dorham thay Brownie nhưng Sonny Rollins đã quyết định bỏ nhóm). Thật tiếc cho Brownie và nhóm Quintet này, giá như họ có thêm thời gian để cùng chơi với nhau. Sonny Rollins plus 4, bước chuẩn bị cho 1 album jazz kinh điển không bao giờ được ghi âm:
McKinley được biết đến nhiều nhất với giọng hát nội lực và sự linh hoạt trong phong cách, nổi tiếng với những màn trình diễn đầy cảm xúc mà phóng khoáng, cuồng nhiệt nhưng vẫn ấm áp và phá cách. Trong Album TIL TOMORROW tưởng nhớ ca sĩ - nhạc sĩ Marvin Gaye (1939-1984), giọng trầm ấm của McKinley và sự nhạy cảm với thông điệp của Gaye đã đẩy album đi xa, thành công vượt bậc - tạo ra một thể loại vừa phù hợp với Jazz, Smooth Jazz, Jazz hiện đại, R & B - có hồn và sáng tạo.
Booker Little là tay trumpet có đầy đủ tố chất để vươn lên tầm cao nhất trong giai đoạn jazz kinh điển cuối 50s đầu 60s. Khi Sonny Rollins trôi dạt ở Chicago thì có 1 tay trumpet trẻ suốt ngày lẽo đẽo theo ông tập ở gầm cầu thang khu ký túc xá Nhạc viện Chicago (nhiều chỗ nói 2 người ở cùng phòng ký túc xá, nhưng sau này Sonny có nói lại là ko phải, chắc mọi người tưởng nhầm do thấy 2 người hay đi với nhau thôi). Ở cái gầm cầu thang đó, Booker Little học được 2 điều từ Sonny Rollins: thứ nhất là kỹ thuật phải giỏi nhưng ko quan trọng bằng cảm xúc và thứ 2 là bất kể thế nào cũng ko dc phép chơi nhái phong cách người khác. Nói đến trumpet, cái đầu tiên được nhắc đến ko phải là kỹ thuật mà phải là chất âm (sound/voice) thế nào. Cái này rất khác với một số nhạc cụ như piano. Khi nói đến 1 tay trumpet có số có má thì người ta sẽ mô tả tiếng kèn của người đó “đầy đặn” (full)/ “tươi sáng” (bright)/ “u tối” (dark)/ “ấm áp” (warm) v.v… Nhìn chung, những tay kiệt xuất là thổi ra được chất âm riêng đặc trưng của mình chứ ko chưa chắc đã là tay chơi nhanh nhất hay kỹ thuật nhất. Ví như nếu xét về khía cạnh kỹ thuật thuần túy thì Miles Davis có khi cũng chưa là gì nhưng ông luôn được xếp trong số các tay trumpet hàng đầu do tạo được chất âm rất riêng. Booker Little nằm trong số rất ít tay đạt đến trình tạo dựng được chất âm riêng cho mình. Booker Little thuộc thế hệ mới dc học hành bài bản (cả trình diễn trumpet và piano, sáng tác và chỉ huy) và coi nhạc cổ điển là nền tảng của nhạc jazz, đặc biệt là phái cách tân (avant-garde). Ông thuộc nhóm đi đầu cổ súy sử dụng bất hòa âm (dissonance), thứ nhạc mang tính đối lập và hỗn loạn. Tuy nhiên, khác với 1 số tay cách tân khác tg nhạc jazz có xu hướng rũ bỏ toàn bộ các yếu tố của jazz truyền thống (swing và blues), Booker tìm cách sáng tạo trên nền tảng tc đó của nhạc jazz (để so sánh, như Cecil Taylor cũng chịu ảnh hưởng của nhạc cổ điển avant-garde nhưng lại đi theo hướng phá bỏ mọi chuẩn mực của jazz truyền thống). Ngay sau khi ra trường thì Sonny Rollins giới thiệu Booker Little cho nhóm của Max Roach (sau khi Clifford Brown chết do tai nạn thì ban đầu Kenny Dorham thay thế và sau đó Booker thế chỗ Kenny). Booker cũng đá ngang chơi cả cho nhóm của John Coltrane và từ đó quen và chơi chung với Eric Dolphy. Cặp Eric Dolphy và Booker Little có tiềm năng để có thể kế tục cặp Miles và Trane. Nhưng số phận nghiệt ngã đã tước mất cặp đôi có lẽ thuộc hàng tài năng nhất của nhạc jazz trước khi họ kịp bước lên đỉnh cao. Booker Little chết vì bệnh thận năm 1961 khi mới 23 tuổi. 3 năm sau thì Eric Dolphy cũng đi theo (Dolphy chả nghiện ngập gì nhưng trông ông này chả khác gì mấy tay xì ke, làm bác sĩ tưởng đang phê thuốc chứ không phải bệnh nhân nên bỏ mặc ko cứu!). Far Cry, album Eric Dolphy chơi chung với Booker Little – cầu nối của jazz truyền thống và avant-garde:
Bass ở giai đoạn đầu không được coi trọng lắm trong nhạc jazz, nhận phận hẩm hưu chơi theo kiểu làm nền đơn thuần. Charles Mingus có lẽ là người làm thay đổi cách nhìn nhận này. Jazz “hiện đại” (những năm 1950s và 1960s) đi vào giai đoạn đỉnh cao với 1 sự kiện được coi là “big-bang”: Charlie Parker, Dizzy Gillespie, Bud Powell, Charles Mingus và Max Roach cùng chơi tại Massey Hall năm 1953. Cả 5 cái tên đều được coi là ông tổ của jazz hiện đại. Charles Mingus có vô số albums được coi là “kinh điển” và đi trước thời (avant-garde), Pre-Bird lại không thuộc số đó nhưng là 1 album hết sức thú vị. Sau khi thành công với album thuộc loại kinh điển nhất của nhạc jazz là “Mingus Ah Um” thì ông lẳng ra 1 album hết sức lộn xộn mang tên Pre-Bird (với ý nghĩa là thứ nhạc ông vẫn ấp ủ làm từ lúc trẻ trước khi được nghe Bird/Charlie Parker). Về phong cách thì đây được gọi là jazz trộn với nhạc cổ điển nhưng người ta không gọi là “fusion” hay “cross-over” mà lại gọi là “third stream” (dòng chảy thứ 3). Có lẽ ở giai đoạn này thì việc jazz chứa đựng các nhân tố của nhạc nhạc cổ điển đã được coi là hiển nhiên nên người ta không gọi đây là thứ nhạc trộn (fusion) mà coi đây là 1 cách chơi, có lẽ cũng giống như Blues ảnh hưởng đến jazz vậy. Charles Mingus ban đầu ôm mộng chơi nhạc cổ điển nhưng rồi do bị kỳ thị nên đành chấp nhận chơi jazz. Có lẽ vì vậy, ông vay mượn khá nhiều từ cổ điển ngay từ khi còn ở tuổi teen. Ví dụ bản Half-Mast Inhibition được ông sáng tác từ năm 17 tuổi có thế gọi là Jazz chịu ảnh hưởng của cổ điển hay ngược lại là cổ điển chịu ảnh hưởng của jazz đều dc Đặc biệt, Bass được chơi thỏa thích, không còn bị giới hạn như 1 nhạc cụ đệm nữa. Kiểu chơi này sau khá phổ biến ở châu Âu, đặc biệt là Bắc Âu nơi mọi người đã quen với vai trò này của Bass tg nhạc cổ điển. Pre-Bird cũng là nơi Mingus giới thiệu nhiều tay quái kiệt và đầy sáng tạo như Eric Dolphy và Yusuf Lateef. Pre-Bird/Charles Mingus: Khi kinh điển gặp cổ điển.
Ngoài khả năng chơi nhạc và sáng tác (di sản để lại chỉ kém Duke Ellington), Charles Mingus cũng là 1 chỉ huy nhóm jazz đại tài. Nhóm Sextet giai đoạn đầu 1960s của ông không có nhiều tên tuổi nổi bật nhưng lại được coi là thuộc 1 số ít những nhóm Sextet hàng đầu trong nhạc jazz (cùng với nhóm của Miles Davis giai đoạn 1958-1959 với toàn tên tuổi "khủng" như Miles, Coltrane, "Cannonball" Adderley ...). Mingus thường cho thành viên trong các nhóm nhạc của mình được thoả chí phát triển nên góp phần cho ra lò được nhiều tay chơi sáng tạo: Eric Dolphy, Paul Bley, Yusef Lateef ... Họ có điểm chung là chịu ảnh hưởng của nhạc cổ điển hiện đại (Bartók, Schoenberg ....) nên nhạc tương đối cách tân và ... ngang phè phè Đến Miles Davis nổi tiếng nhạy bén đánh hơi ra các thiên tài cũng không tiêu hoá được kiểu chơi của Dolphy, giới phê bình lại càng khó chấp nhận ông. Mingus lại khác, ông là 1 trong những tên tuổi lớn đầu tiên khuyến khích Dolphy phát triển theo hướng riêng. Đến năm 1964 thì Dolphy đã đủ lông đủ cánh để đứng ra làm trưởng nhóm (album Out To Lunch!). Do ko được công chúng và giới phê bình ở Mĩ hưởng ửng, Eric Dolphy quyết định rời nước Mĩ để sang châu Âu (dân bên đó quen với cổ điển hiện đại nên dễ chấp nhận nhạc của ông hơn). Có nhiều bản ghi âm nhóm Sextet của Mingus, nhưng hầu hết đều ko đủ vì lúc thiếu Dolphy, khi có Dolphy thì lại thiếu 1 tay nào đó trong nhóm. Cho đến khi Mingus qua đời thì vợ goá của ông mới lục lọi và phát hiện ra bản thu âm của Mingus Sextet với Dolphy tại Trường Cornell vào tháng 3 năm 1964. Phát hiện này có lẽ chỉ kém việc tìm ra bản thu âm của Monk và Coltrane trước đó. Chương trình này cũng có những chỗ rất đặc biệt cho người hâm mộ. Bài Meditations kéo dài trên 30' với những đoạn được xem như keo "vật tự do" giữa bass của Mingus và sáo của Dolphy (sáo là nhạc cụ chưa dc ai đưa vào jazz cho đến khi Dolphy làm chuyện này). 2 nhạc cụ như quấn lấy nhau, hết người này "ra đòn" lại đến người kia, với những ngón đòn đầy bất ngờ. Bài "So Long Eric" để chia tay Eric Dolphy cũng đầy tình cảm. Sau lời chia tay, Dolphy ra đi đầy oan uổng ở Berlin 1 thời gian ngắn sau đó, khi vẫn đang ở giai đoạn sáng tạo nhất. Charles Mingus Sextet with Eric Dolphy/ Cornell 1964: giã từ Eric!
Yusef Lateef cũng là 1 nghệ sỹ tài năng đã chơi cho nhóm của Mingus. Người quan tâm đến jazz ở VN chắc đều biết đến 2 bố con Quyền Văn Minh và Quyền Thiện Đắc. Mấy năm tc có chuyện to là bác Minh doạ từ người con trai duy nhất theo nghiệp sax của mình. 1 trong những nguyên nhân là do Đắc bỗng dưng chuyển qua World Music, chơi thứ nhạc "khủng khiếp": cho jazz chạy chung với nhạc dân tộc. Bác Minh là người theo phái kinh điển, đào tạo (và gửi sang Mĩ đào tạo) ra Đắc là người chơi sax có kỹ thuật tốt nhất VN. Bác ý cũng ủng hộ nhạc dân tộc, nhưng là theo cách phải biên soạn lại theo kiểu jazz chứ ko phải táng cả nhạc cụ và đôi khi là cả bài hát dân tộc vào như world music. Ý tưởng chơi jazz theo kiểu world music của Đắc không được chính bố mình chấp nhận. NSƯT Quyền Văn Minh: Văn hóa VN không phải là sự kỳ dị đàn bầu - Tuổi Trẻ Online Năm 1961, rất lâu trước khi có chuyện giữa 2 bố con gia tộc nhạc jazz số 1 VN, Yusef Lateef cho ra đời album Eastern Sounds, được coi là album jazz theo kiểu world music đầu tiên trong lịch sử (phải đến mấy thập kỷ sau mới chính thức ra đời khái niệm world music). Trong album này thì ông đưa cả nhạc cụ mới lạ như xun (sáo bằng đất nung), thứ nhạc cụ cổ nhất của Trung Quốc vào nhạc jazz. Hay như bài The Plum Blossom thì ông cho bỏ bass mà thay bằng cây đàn Rabat/Rubab (từ Ấn độ). Ngoài vay mượn nhạc cụ, ông cũng đưa cả âm thanh mới lạ (âm giai ngũ cung) của nhạc người dân tộc Mèo/H'mong vào nhạc jazz (bài Chinq Miau). Một nhà phê bình thời đó viết "... điều lạ thường như vậy hoá ra lại rất tự nhiên từ 1 nghệ sỹ cuối cùng cũng làm được điều mình thích. Lateef chắc chắn sẽ làm công chúng nhạc jazz ngạc nhiên về album này; nhưng sẽ thật thú vị nếu như công chúng cũng làm được cho Lateef ngạc nhiên khi chấp nhận thứ nhạc này!". Rất may, Lateef có 1 người bạn tâm đầu ý hợp là ... John Coltrane, người sau này tiếp thu và nâng tầm 1 số ý tưởng âm nhạc của Lateef lên tầm cao mới (đặc biệt là tìm về nguồn gốc châu Phi của nhạc jazz). Cuối cùng thì Lateef làm cho tất cả bất ngờ với Eastern Sounds nhưng công chúng cũng đã làm cho Lateef bất ngờ khi chấp nhận thứ nhạc lạ kỳ của ông. Yusef Lateef là người ưa học hỏi, nghiên cứu, có bằng tiến sỹ và đúc kết được 1 triết lý sáng tác và chơi nhạc được ông gọi là "autophysiopsychic music". Theo ông, nhạc nó phải đi từ tâm lý, tình cảm và thế giới quan của bản thân mình mà tự tuôn trào ra. Mỗi nhạc sỹ sẽ có được 1 con đường riêng và là người truyền tải cảm nhận/cảm xúc riêng của mình đến người nghe (chứ không nhất thiết cứ phải cố sáng tạo nên 1 cái gì đó kỳ vĩ nhất). Tư tưởng này giúp cho nhạc jazz len lỏi vào khắp nơi trên thế giới chứ không còn chỉ là 1 sản phẩm của văn hoá Mĩ, nơi có những tài năng nhạc jazz thượng thặng mà không nước nào khác có thể so được. Đơn cử như Nguyên Lê đã rất thành công trong việc đưa nhạc dân tộc VN vào nhạc jazz. Khi trở thành giáo viên thì Lateef cũng thể hiện rõ tư tưởng này. Toby Driver (band nhạc metal maudlin of the Well và Kayo Dot) kể rằng khi được học thầy Lateef thì thầy luôn khuyến khích mọi người làm gì đó riêng và thậm chí ông già hơn 70 tuổi còn khen nhạc metal của Toby khi được nghe (trong trường, đội này đã dùng format nhạc cổ điển được dạy để sáng tác nhạc metal, sau này trích đoạn được đưa vào album rất hay và lạ Part The Second của maudlin of the Well). Lateef được NEA vinh danh là "Jazz Master", danh hiệu cao quý nhất của dòng jazz kinh viện dù nhạc của ông hơi "ngoài luồng". Từ trường Lateef dạy ở Amherst đến trường Berklee nơi Đắc học mất hơn 1h chạy xe nhưng lại là 1 khoảng cách rất xa. Sau này ai đó qua jazz club của bác Quyền Văn Minh thì vẫn thấy 2 bố con chơi nhạc theo kiểu jazz truyền thống, hình như Đắc không còn ngao du với đội Minh đàn môi và Phù Sa Lab nữa ... Yusef Lateef/ Eastern Sounds: album mở đường cho world music.
Vâng, tuyệt vời nữa là maudlin of the Well cho cả album này lên website của mình để down miễn phí dưới các định dạng khác nhau! Có thể nói, đây chính là đại diện xuất sắc cho cái mà Lateef gọi là 'autophysiopsychic music': họ làm theo kiểu lên đồng của ta, cho thế giới bên ngoài "ngấm" vào rồi họ chuyển tải lại dưới hình thức âm nhạc Nghe mới thấy phiêu làm sao!
Thực ra em viết nhăng cuội, có khi lan man cái này cắm vào cái kia. Có người đọc cũng vui bác ạ, nhưng có bác nào chia sẻ thêm những albums khác thì càng vui hơn!
TRANE & MILES Phim Mr Holland's Opus (tạm dịch: Tác phẩm để đời của thầy Holland) kể câu chuyện về 1 con người bình dị: giáo viên dạy nhạc có tên Holland (dựa trên câu chuyện có thật ở thành phố Oregon). Holland khi trẻ là 1 nhạc sỹ có triển vọng, ôm mộng làm được 1 kiệt tác (opus). Chuyện cơm áo gạo tiền buộc ông phải nhận tạm việc dạy nhạc tại trường cấp 3, còn kiệt tác vẫn chỉ là trăng dưới đáy giếng: nhìn thấy đấy nhưng ko bao giờ lôi nó lên dc. Phải đến lúc về hưu và qua 1 hành trình dài thì ông mới nhận ra 1 điều: tác phẩm lớn nhất có khi chỉ đơn giản là cảm hứng và tình yêu âm nhạc truyền đến cho học trò. Những ai ko thích phim uỷ mị nhưng yêu nhạc cũng nên xem phim này vì người chịu trách nhiệm nhạc phim là Michael Kamen, 1 huyền thoại đứng sau nhiều bài hát và bands nhạc nổi tiếng, từ phim The Wall của Pink Floyd đến chương trình S&M của Metallica ... Kamen được giải Grammy cho nhạc phim Mr Holland's Opus và cũng được biết đến với vai trò là người sáng lập quỹ "Mr. Holland's Opus Foundation" giúp lan toả tình yêu âm nhạc đến học sinh như cách thầy giáo Holland đã làm. Có chỗ ít người để ý khi xem phim: Holland đặt tên con trai duy nhất là Cole, theo John Coltrane. Cotrane là cảm hứng cho nhiều người như thầy giáo Holland: tài năng, đam mê và đầy tinh thần cống hiến (nhưng không phải bao giờ cũng được thừa nhận). Albums nhạc Jazz thường được phân làm 2 hạng mục: bản thu mới hoặc bản thu cũ mang tính lịch sử nhưng nay mới được phát hành. Năm 2018 thì ở hạng mục "lịch sử" có bộ 4 đĩa CDs ghi lại 5 buổi biểu diễn: Miles Davis & John Coltrane, The Final Tour: The Bootleg Series, Vol. 6. Tất nhiên là 1 chương trình có Miles và Trane thì sẽ nhảy lên ngay đầu bảng xếp hạng Billboard cho nhạc jazz. Cuối chương trình là phần hầu như không mấy ai nghe vì ko phải nhạc mà là buổi phỏng vấn Coltrane về chuyện cách chơi nhạc của Coltrane dường như thể hiện sự tức giận (Miles đã định loại Coltrane và thuê 1 nhạc công khác nhưng cuối cùng bầu sô nổi tiếng Norman Granz bỏ tiền túi ra trả và thuyết phục được Coltrane cùng đi lưu diễn). Coltrane trả lời nhà báo là mình ko giận ai, đơn giản là ông đang đi tìm cho mình 1 thứ âm thanh mới. Có khi đúng vậy, Coltrane trước đó có giai đoạn khá dài từ năm 1959 đến 1960 ko thu âm nên nhiều người ko biết được cách chơi của ông đã thay đổi. Nhưng cũng có khi Coltrane chơi kiểu vậy do ... đau răng?! (Miles ép ko cho Trane nhổ vì sợ ảnh hưởng đến luồng khí thổi ra khi chơi kèn). Dù gì thì cách chơi của Coltrane giai đoạn này cũng đã vượt rất xa chuẩn của Miles và cả nhóm, mà theo bình luận của tạp chí Pitchfork là kiểu chơi vọt lên trời trong khi cả nhóm của Miles vẫn đang lóp ngóp thả neo dưới đáy biển. Cách chơi khác lạ 1 mình 1 kiểu của Coltrane thậm chí còn bị nhiều khán giả huýt sáo phản ứng, có thể nghe khá rõ trong buổi diễn tại Paris năm 1960, cũng giống như cách mà khán giả đã phản ứng với Stravinsky khi ông ra mắt vở The Rite of Spring tại Paris. Năm 1960 là đỉnh điểm của căng thẳng giữa Miles và Trane. Trane rời nhóm của Miles sau chuyến lưu diễn và từ đó luôn làm trưởng nhóm, ko chịu chơi dưới bất kỳ ai nữa. Trong buổi phỏng vấn của mình thì Trane cũng ko chịu nhận là mình chịu ảnh hưởng từ Miles mặc dù họ chơi khá lâu với nhau. Ngược lại, Miles thì vẫn ngầm nhận công về mình: ông nói việc Coltrane có được tiếng kèn lắt léo chạm thấu vào tâm can mọi người hay bay bổng lên tận mây xanh (với spiritual, free và cosmic jazz) giai đoạn sau này chính là nhờ cây Soprano Sax mà Miles đưa cho Trane chơi chính tg chuyến lưu diễn năm 1960 đó (Soprano khó chơi nhưng có thể lên cao và lắt léo hơn so với Tenor). Miles với Trane như nước với lửa. Miles em thấy theo kiểu hướng ngoại -- vẻ ngoài mầu mè, nóng tính và quảng giao, nhưng cách chơi lại hướng nội: thoải mái, nhấn nhá, mượt mà và êm ái. Trane có vẻ hướng nội -- đơn giản, ko khoa trương, nhưng cách chơi nhạc lại nhanh và nóng như lửa, biểu hiện ra ngoài rất mãnh liệt. Miles tất nhiên là nghệ sĩ jazz có đĩa bán chạy nhất. Nhưng dường như trong giới nghệ sĩ thì Trane có khi lại ảnh hưởng lớn hơn, "cảm hoá" và truyền cảm hứng cho vô số nhạc sĩ như thầy giáo Holland tg bộ phim kia? Miles Davis & John Coltrane, The Final Tour: The Bootleg Series, Vol. 6 -- Lần cuối John Coltrane chịu dưới cơ.
Hội những kẻ cuồng Trane gồm rất nhiều tay lận đận kiểu như thầy giáo Holland. Theo lời của tay Sax người Anh Sean Khan thì "Con đường âm nhạc của tôi đầy gập ghềnh, và cũng như phần lớn các nghệ sỹ khác, nó cũng có đầy rẫy thất bại trước khi có 1 số thành công.... Như trường hợp của bản thân tôi, sẽ không ngoa khi nói rằng Coltrane đã giữ tôi tiếp tục cuộc chơi, và ở thời điểm tồi tệ nhất, cảm hứng từ Trane là động lực duy nhất nuôi dưỡng đam mê để tôi có thể tiếp tục con đường âm nhạc". Allan Holdsworth thiên về rock hơn là jazz nhưng có cái gì đó làm em liên tưởng ngay đến thầy giáo Holland trong phim Mr. Holland's Opus nên em nghĩ có thể coi là 1 gương mặt khá điển hình của hội cuồng Trane Holdsworth là tay guitar jazz-rock fusion có kỹ thuật siêu hạng (đã chơi cho Gong, Soft Machine, Frank Zappa ..., được Robben Ford gọi là "Coltrane của cây guitar"). Em nghe nói ông cũng ảnh hưởng đến vô số nghệ sĩ guitar, từ Carlos Santana đến Eddie Van Halen, từ Joe Satriani đến Shawn Lane ... nói chung là đọc danh sách mà phát khiếp! Holdsworth mê Coltrane từ khi bé tí nhưng ko theo Sax mà đi học guitar .... cho rẻ! Dù vậy ông chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ chơi được giống với thần tượng của mình. Sau khi có chút ít thành công với album Metal Fatique thì tự nhiên ông quay sang mê mẩn 1 thứ nhạc cụ kỳ quặc: cây SynthAxe vừa đắt tiền vừa khó chơi. Ở giai đoạn 1980s này thì âm thanh Synth/MIDI đang lên ngôi. Nhưng Synth thường được thiết kế theo kiểu phím/ keyboard, mấy tay guitar nhìn thấy hơi mất hứng. Riêng cây SynthAxe lại được làm để chơi kiểu giống với guitar và đặc biệt là nó tạo ra được thứ âm thanh có gì đó gần với Sax. Với cây SynthAxe, lần đầu tiên Holsworth thực hiện được giấc mơ của mình: chơi cho ra thứ âm thanh hao hao tiếng sax của Trane bằng kỹ thuật chơi guitar của mình. Thế là Holdsworth hăm hở làm album "Atavachron" với điểm nhấn là cây SynthAxe. Công chúng quen với jazz của Trane chẳng đời nào lại chấp nhận thứ âm thanh điện tử của album này, trong khi đội thích nghe guitar điện thì cũng ngoảnh mặt với 1 album có âm thanh cố chơi theo kiểu Sax. Avavachron dù giúp Holsworth thực hiện được giấc mơ từ bé của mình là chơi giống Trane nhưng lại là nguyên cớ khiến sự nghiệp của Holsworth xuống dốc và ko bao giờ quay lại dc nữa. Khi ông mất thì con gái thậm chí phải lên mạng kêu gọi fans quyên góp tiền ma chay cho ông. Atavachron / Allan Holdsworth: Album thất bại kinh điển? (Bìa đĩa là hình Holdsworth ôm cây SynthAxe và ảnh đứa trẻ nghe máy quay đĩa để liên tưởng đến cảm hứng thời trẻ con của ông)
Wayne Shorter cũng có thể dc coi là tg hội cuồng Trane. Khi Wayne Shorter cùng Herbie Hancock sang Việt Nam diễn thì hầu hết các nhà báo bâu vào phỏng vấn Herbie Hancock, Wayne Shorter gần như trở thành người “tàng hình”, có lẽ còn không thu hút công chúng và cánh báo chí bằng cái cô ca sĩ ít tên tuổi hơn nhiều cũng tham gia đoàn. Herbie Hancock và Wayne Shorter (cùng Tony William và Ron Carter) là thành viên nhóm Quintet thứ 2 của Miles Davis sau khi Trane quyết định bỏ Miles. Theo nhiều người thì đây chính là Quintet vĩ đại nhất mà nhạc jazz có được. Tất cả thành viên trong nhóm đều có kỹ thuật siêu việt nhưng có vai trò khác nhau. Theo Miles mô tả, Wayne là người nắm “ý tưởng” và định hướng chung, Tony là “tia lửa sáng tạo” còn Herbie và Ron là “mỏ neo”. Giai đoạn đầu những năm 1960s là thời kỳ bùng nổ của avant-garde và experimental jazz. Trane thuộc nhóm đi đầu trong xu hướng này nên không tránh khỏi xung đột với Miles là người theo hướng “sáng tạo trong khuôn khổ”. Miles không phản đối sáng tạo, nhưng cho rằng cũng như con người không thể sống ngoài trời mà cần sống trong nhà (dù có thể xây với hình hài khác nhau, đập thông các phòng hay làm bất kỳ cái gì với căn nhà đó), nhạc jazz cũng cần có khuôn khổ (form) nhất định: có thể sáng tạo về harmony (hòa âm), giai điệu, nhịp điệu hay âm sắc nhưng nhất quyết phải giữ được “form”. Đây là điểm không thể dung hòa giữa Miles và Trane, người ủng hộ free jazz -- free-form. Do vậy, để dung hòa giữa 1 bên là Tony sáng tạo đến mức hoang dại (sau này ngao du rất nhiều với đội free jazz) và bên kia là Herbie + Ron truyền thống thì rất cần 1 Wayne biết cách giữ “form” nhưng lại kín đáo cài các ý tưởng sáng tạo để cho ra thứ nhạc vừa sáng tạo nhưng cũng không quá thách thức người nghe. Nói thế để thấy vai trò của Wayne rất lớn trong nhóm nhưng lại thường bị bỏ qua, nhiều người còn nói Miles chọn Wayne thay cho Trane chỉ vì Wayne là 1 bản copy cách chơi của Trane. Quả thật là ảnh hưởng của Trane tới Wayne là quá lớn và Wayne cũng công nhận Trane là hình mẫu để mình theo. Điều gây ngạc nhiên cho số đông là sau khi thành danh trong nhóm Quintet của Miles thì Wayne lại quay ngoắt sang làm 1 album y hệt theo kiểu Trane mang tên “JuJu”. Wayne thậm chí còn lấy nguyên đội hình ruột của Trane trước đó (McCoy Tyner, Reggie Workman và Elvin Jones) để chơi trong album này. Trong album JuJu, người nghe thấy hình bóng của Trane ở mọi nơi: từ ảnh hưởng châu Phi đến âm sắc và giọng điệu của cây sax. Tất nhiên, bắt chước trong âm nhạc là điều ko được đánh giá cao nên cũng có 1 số người không đánh giá đúng mức tầm vóc của Wayne. Nhưng nếu để ý kỹ sẽ thấy được 1 Wayne sáng tạo, nhưng là cách sáng tạo theo kiểu tinh tế dựa trên 1 khuôn khổ có trước. Sau này, mọi người ngày càng đánh giá cao hơn vai trò của Wayne, đặc biệt là ở khâu sáng tác và ứng tấu hòa âm (harmony). Đến giai đoạn sau này, từ “Speak No Evil” đến jazz-rock fusion thời Weather Report hay Quartet của ông ở giai đoạn ông đã gần bước sang tuổi 80 thì hẳn không ai còn nghi ngờ về tính sáng tạo của Wayne nữa. Tưởng nhớ Wayne Shorter, người mới ra đi vào đầu tháng 3 này với JuJu: album hay nhất "của Trane” nhưng lại không có Trane tham gia!
Holdsworth theo đuổi 'Trane, xuống dốc và ko bao giờ quay lại dc nữa. Một tay guitar kiệt xuất khác là Carlos Santana cũng bị "ám", nhưng lại được số phận ưu ái hơn rất nhiều. Carlos Santana nhận mình chịu ảnh hưởng của 2 người thầy: Armando Peraza dạy ông lo phần xác (cách quản lý tài chính và kiếm tiền); người kia là Alice Coltrane (vợ thứ 2 của 'Trane), giúp ông lo phần hồn. 'Trane mất sớm, để lại Alice trầm cảm nặng, hầu như ko ngủ dc phải tìm đến thiền và các giáo phái của Ấn Độ. Carlos Santana giai đoạn này cũng mê jazz và thiền nên mò đến ở cùng Alice và các con tại ngôi nhà của gia đình Coltrane ở Dix Hills (Long Island, New York) trong 1 tuần. Cứ 2-4h giờ đêm thì Alice lại mang cây Harp được 'Trane để lại ra chơi rồi thiền. Tg 1 đêm khi cả 2 đang thiền thì Santana mơ thấy 'Trane hiện về, đưa cái kem mời Santana ăn. Alice, người cũng đang chìm đắm, bỗng quay sang nói: "cảm ơn John! (Coltrane)". Cả 2 không bao giờ hiểu sao lại có cùng 1 giấc mơ ... Thế là Alice và Santana dù theo xu hướng âm nhạc khác hẳn nhau (1 người có nền tảng cổ điển và jazz, 1 thiên về rock-blues-latin) quyết định cùng làm với nhau 1 album về ánh sáng tâm linh từ 'Trane chiếu đến họ. "Illuminations" khi ra đời bị coi là 1 thảm hoạ của Carlos Santana: thất bại nặng nề về mặt thương mại và nguy cơ phá hỏng sự nghiệp đang lẫy lừng của ông. Có lẽ phần lớn fans đều trông đợi 1 album latin rock của Santana và không thể chấp nhận dc khi vác về nhà 1 thứ nhạc tâm linh theo kiểu Alice Coltrane (lúc này còn ít được mọi người biết đến). Không chỉ fans, đến cả giới phê bình cũng dè bửu cái album kỳ lạ này: như Allmusic.com oánh 2/5 sao. Nhưng ngày nay có lẽ với các fans nhạc jazz hay jazz-rock thì Illuminations luôn được xếp vào hàng những albums kinh điển nhất của Carlos Santana. Mặc dù thứ nhạc tâm linh này không phải ai cũng ngấm được, nhưng nếu đã trót bị chìm tg đó thì khó mà thoát ra được. Sau album Illuminations, Santana làm thêm 1 album nữa theo hơi hướng nhạc jazz rồi sớm quay lại với thứ nhạc thị trường hơn, giúp ông bán được nhiều triệu đĩa và ăn vô số giải Grammy. Tay sax Wayne Shorter (cũng là bạn của Santana) kể ẵm đống tượng Grammy về nhà thì Santana chia ra làm đôi: mấy cái này cho Miles và mấy cái kia là của 'Trane. Nếu ai để ý thì thấy Santana dù ko thành công với nhạc jazz nhưng dường như vẫn vương vấn với gia đình Coltrane. Người được Santana chọn để viết hồi ký cũng là người đã viết hồi ký về John Coltrane. Vợ của Santana cũng là 1 tay trống nhạc jazz khá nổi tiếng đã từng chơi với Pharaoh Sanders, đồ đệ xuất sắc của 'Trane. Còn ngôi nhà ở Dix Hills nơi Coltrane mất nay đã thành 1 viện bảo tàng mini do Santana làm chủ tịch danh dự và luôn nhiệt tình ủng hộ cả sức và tiền. Illuminations: 1 album thất bại nhưng nay đã thành kinh điển! "Carlos Santana - Divine Light" của Bill Laswell làm lại Illuminations và 1 số bài của 'Trane trong album "Love Devotion Surrender" do Santana chơi chung với John Mc Laughlin:
Em thích những album dạng Playboy/ Midnight cực kỳ, nghe rất là feeling, những album dạng tiết tấu nhanh, dồn dập như Patricia Paper thì tùy tâm trạng, kk
Bác thế chắc hợp với Chet Baker, Stan Getz hay mấy tay phái jazz bờ Tây. Partricia Barber thì em mới nghe 2 cái Cafe Blue với Mordern Cool (mấy cái mọi người hay thử âm thanh), các albums khác chưa thử nên cũng không biết thế nào.
Jazz rộng mênh mông, em vẫn đang tìm hiểu, trước mắt nghe hết các album tròn thread này của bác là ổn