Nếu có điều kiện bác đi xem trực tiếp dễ vào hơn. Như ở HN có Long Waits của tay sax Bảo Long mới mở: https://ticketgo.vn/blog/dem-nhac-jazz-concert-long-waits-vol-1
Tất nhiên là jazz Việt Nam chả thể so với mấy tay gạo cội. Nhưng đi nghe/xem diễn live có cảm xúc rất riêng so với ngồi nhà nghe qua bộ dàn. Bảo Long trước hay diễn ở Tadioto Bar, giờ ra làm riêng:
Em vừa phê xong... Paul Anka, nay đã 82 tuổi, chất giọng rất đẹp... Rock Swings mạnh mẽ bùng nổ, lôi cuốn từ đầu đến cuối..
Charles Lloyd -- Trane theo kiểu dân chơi!? Năm 1982, sân khấu ở kinh đô nhạc jazz New York chứng kiến 1 cảnh tượng chưa từng có: 1 "ông già" bế 1 "cậu bé" lên làm bùng nổ sân khấu nhạc jazz thường trầm lặng. "Cậu bé" (thực ra đã 20 tuổi nhưng bị bệnh xương thuỷ tinh nên ko lớn được) là Michel Petrucciani, sau này được nước Pháp tung hô là anh hùng dân tộc. Còn "ông già" kia là Charles Lloyd, tay sax được Petrucciani coi là người hùng của bản thân mình. Petruccini (lúc đó còn tương đối vô danh trong làng nhạc jazz Mĩ) đã mò sang tận Califorrnia để thuyết phục Charles Lloyd tái xuất giang hồ sau 1 thời gian dài rút vào ở ẩn tránh xa thứ hào quang ở sân khấu nhạc jazz mà có lẽ ông là người đầu tiên làm cho rung chuyển không kém gì sân khấu nhạc rock. Tiếng sax lắt léo của Charles Lloyd làm người nghe ngay lập tức liên tưởng đến Coltrane. Nhiều người coi ông là 1 trong số các tông đồ xuất sắc kế tục Coltrane. Nhưng khi được hỏi, ông chỉ buông 1 câu: tay sax quái nào chả chịu ảnh hưởng của Trane! Ít ra thì Trane còn được đặc biệt tôn trọng, với Miles Davis thì Charles Lloyd táng thẳng thừng: tay đó ăn cắp cả ý tưởng và cả band nhạc của tao. Quả thực cũng phải thông cảm với Lloyd: Keith Jarrett (piano) và Jack De Johnette (trống) trong Quartet bốc lửa của Lloyd cuối những năm 1960s đều bỏ ông sang chơi cho Miles và cùng Miles trộn jazz với rock để đem lại thành công chưa từng có. Còn Bitches Brew của Miles (album khới nguồn cho dòng nhạc jazz-rock) bằng cách nào đó lại có 1 số ý tưởng trùng với với Charles Lloyd Quartet, nhóm nhạc đầu tiên biến jazz thành sân khấu nhạc bùng nổ như rock. Mà nói cho công bằng thì Charles Lloyd ngao du thường xuyên với đội rock từ trước khi Miles cho ra đời jazz-rock fusion. Nhưng cũng vì chơi với đội nhạc rock ở sân khấu lớn mà ông bị tờ New York Times gán cho cái tên "Showbiz Coltrane": Trane nhưng theo kiểu dân chơi showbiz! Charles Lloyd thực ra ngấm blues và rock từ nhỏ chứ ko phải a dua theo kiểu showbiz. Memphis thuộc bang Tennessee nổi tiếng với nhạc blues và Elvis Presley nhưng cũng cho ra lò nhiều tay jazz cự phách. Đầu những năm 1950s ở đó có 2 tay bạn thân: da màu, đẹp trai, có tài chơi nhạc. Sáng họ cùng tập nhạc jazz, cùng đến trường và tối về thì cùng đi phang gái trắng ham của lạ. Booker Little nổi tiếng sớm hơn nhưng sớm qua đời ở tuổi 23 khi chưa kịp bộc lộ hết tài năng. Tay kia chính là Charles Lloyd. Khi Booker Little vào nhạc viện Chicago lẽo đẽo theo Sonny Rollins thì Charles Lloyd ở lại tiếp tục phang gái trắng và suýt bị cảnh sát tóm (ở vùng này, nhiều gia đình da trắng coi chuyện con gái phang trai đen là ô nhục nên thường quay ra tố tiểu thư nhà mình bị cưỡng bức). May bố dượng LLoyd được báo trước nên lôi cả nhà từ Tennessee chạy qua California. Tại đây, Charles Lloyd theo học về ... Bartók (có lẽ là ảnh hưởng từ bạn vì nhà Booker Little có nhiều người theo cổ điển) và bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình. Cũng rất trùng hợp là jazz ở giai đoạn bùng nổ sáng tạo sau này lấy rất nhiều ý tưởng từ nhạc cổ điển, trong đó có Bartók. Đến giữa thập niên 1960s, Charles Lloyd Quartet gồm cả Keith Jarrett (piano) và Jack DeJohnette (trống) đã làm bùng nổ các sàn diễn từ châu Âu đến Hoa Kỳ ngay lần đầu đi lưu diễn. Đang ở đỉnh cao, Charles Lloyd đột ngột bỏ tất cả để quay về Cali trốn ánh đèn sân khấu, thi thoảng thích thì ngao du với vài đội nhạc rock. Trong thập niên 70s, khi jazz-rock bùng nổ thì người ta lại chả thấy tăm hơi người hùng gieo những hạt mầm đầu tiên cho thể loại này đâu nữa... Thế rồi một ngày Petrucciani bỗng xuất hiện, thuyết phục được người hùng của mình tái xuất giang hồ. Từ đó, Charles Lloyd ra nhạc đều đều, cả với nhóm nhạc riêng của mình hay với những nghệ sĩ xuất sắc nhất! Nhạc đầu thập niên 60s của Coltrane đang ở ngã 3 đường, được Wayne Shorter mô tả là 2 trong 1 ("both directions at once"). 1 mặt thì ông vẫn chơi theo kiểu truyền thống, nhưng mặt khác lại manh nha phá cách theo kiểu avant-garde. Charles Lloyd là dân chơi thứ thiệt, nhưng mô tả nhạc cùa ông thì là kiểu Trane 2 trong 1 đó có lẽ chính xác hơn chứ gọi là showbiz thật oan uổng với 1 trong số tài năng sáng nhất của phe Trane./. Charles Lloyd Quartet (thời đầu) với 3 albums Dream Weaver, Love-In và Forest Flower
Đĩa CD này mới phát hành dc mấy năm nhưng tay nào vớ dc bản của Nhật thì có khi lời hơn bitcoin https://www.discogs.com/sell/item/3300182502
Trên discogs tương đối là cao đấy bác, qua nhật mua giá dễ chịu hơn kha khá. Tại bác @no1knows xúi dại diskunion - shop này phân loại các thứ nên cũng dễ tìm kiếm, giờ nghiện luôn .
Bác nào thích CD thì Diskunion đúng là thiên đường (hoặc địa ngục nếu tính số tiền mất hehe)! Cái Blu-spec này hình như chỉ có đội Nhật chơi, ko biết nghe có hay hơn ko?
Có HMV nữa cũng lớn nhưng e thấy diskunion phân loại tìm kiếm dễ hơn. Cứ rẻ là phang thôi, nhìn chung là jazz hay cổ điển e thấy đều làm tốt nên nghe đều ok hơn rock pop
Thực ra Diskunion không phải là chỗ bán đĩa rẻ nhất, có rất nhiều chỗ bán rẻ hơn nhiều nếu biết mua. Nhưng cái hay của Diskunion là giá hợp lý khi mua một vài chiếc hiếm (hợp lý chứ không phải rẻ), và chất lượng đĩa thường rất tốt, ít bị xước, hỏng. Nhưng nếu mua nhiều là cũng thành thói quen rất khó bỏ vì họ có nhiều cái hay, hiếm, ít khi thấy. Blue Spec là kiểu đĩa do hãng Sony phát hành. Sử dụng laser xanh (blue) để khắc đĩa thay vì ánh sáng hồng ngoại kiểu Cd thường. Kỹ thuật giống Bluray, nhưng vẫn đọc bằng Cd player thông thường, và Sony tuyên bố là khi đọc sẽ ít lỗi hơn (nhưng cái này hoàn toàn có thể xử lý được trong các bộ xử lý kỹ thuật số). Nên có lẽ nó cũng chỉ là một cách để quảng cáo công nghệ thôi. Người Nhật rất thích CD nên có nhiều loại như SHM, HQCD, SACD, Blu-spec...(chỉ do các hãng Nhật phát hành là chính). Cái tài của họ nằm ở phía sau phần công nghệ, thông thường họ sẽ chọn những chương trình hay rồi làm remastered rất cẩn thận trước khi đưa vào các loại CD kể trên và chỉ phát hành bản remastered này trên một loại duy nhất. Có lẽ vì thế nhiều người nghe thấy sự khác biệt giữa các loại Cd kể trên so với Cd thông thường. Họ không đảm bảo về chất lượng âm thanh tốt hơn nhưng dường như nghe thấy tốt hơn thật. Trước thì mấy loại CD này đắt hơn đáng kể so với Cd thường, bây giờ giá nó cũng xấp xỉ bằng nhau (cao hơn không nhiều) nên mọi người có thể dễ dàng mua hơn. Cá nhân em thấy mấy cái CD kể trên thường là nó bền hơn so với các CD thông thường, có những cái mua cả chục năm vẫn như mới và không thấy hỏng, không bì tì vết gì cả. Chắc nó cũng tốt hơn thật!
Hồi xưa e mua discogs khá run tay vì giá cao, sau này qua nhật thì rẻ quá lại cứ vung tay bừa bãi thành nghiện, k biết là lợi hay hại nữa đây
Vâng, nếu thấy cái nào hiếm mà rẻ thì phải mua ngay không là hết. Em cũng rình được một vài cái ở Diskunion. Giá cao mới phải cân nhắc. Đây là thời điểm mà em nghĩ là mua sẽ được vì càng ngày dường như đĩa càng hiếm và giá càng cao. Trước đây khoảng 6,7 năm rất nhiều đĩa mà nhiều khi là người bán như cho. Bây giờ nó đắt lên đáng kể rồi.