Kết quả của cách nối hai cuộn cảm

Discussion in 'Linh kiện, dụng cụ DIY' started by Cau Yem, 25/2/11.

  1. Cau Yem

    Cau Yem Advanced Member

    Joined:
    5/1/07
    Messages:
    1.289
    Likes Received:
    14
    Bác Coi có hỏi về cách nối hai cuộn cảm 1 mH để tạo thành một cuộn 2mH. Sáng nay rãnh em vào phòng lab và nối hai cuộn cảm (mỗi cuộn là 2 mH) và xếp đặt ở vài vị trí khác nhau để xem kết quả ra sao.

    Trước hết là số đo của hai cuộn cảm ở 1KHz:
    #1) L= 2.0169 mH, điện trở = .5979 Ohms
    #2) L= 2.0057 mH, điện trở = .5913 Ohms
     

    Attached Files:

    Tags:
    lethuanle likes this.
  2. Cau Yem

    Cau Yem Advanced Member

    Joined:
    5/1/07
    Messages:
    1.289
    Likes Received:
    14
    Re: Kết quả của cách hai cuộn cảm nối tiếp

    Sau đó hai cuộn dây được nối nối tiếp vào nhau. Số đo đầu tiên của hai cuộn dây nằm cùng mặt phẳng với khoảng cách giửa hai cuộn dậy
    Số đo được là:
    L = 3.9818 mH
    Z = 1.113 Ohms

    Sau đó hai cuộn cảm được đẩy lại gần nhau. Lần này số đo là:
    L = 3.8554 mH
    Z = 1.099 Ohms

    Co sự thay đổi chút ít nhưng không đáng kể
     
  3. Cau Yem

    Cau Yem Advanced Member

    Joined:
    5/1/07
    Messages:
    1.289
    Likes Received:
    14
    Re: Kết quả của cách hai cuộn cảm nối tiếp

    Sau đó hai cuộn dây được chồng lên nhau theo cùng chiều quấn của cả hai cuộn dây, số đo đã tăng lên thật cao:

    L= 5.5817 mH
    Z= 1.308 Ohms

    Sau đó cuộn dây bên trên được lật ngược lại (trái chiều quấn so với cuộn cảm phía dưới). Số đo rớt xuống:

    L= 2.5348 mH
    Z= 1.077 Ohms
     
  4. Cau Yem

    Cau Yem Advanced Member

    Joined:
    5/1/07
    Messages:
    1.289
    Likes Received:
    14
    Re: Kết quả của cách hai cuộn cảm nối tiếp

    Tiện đây, em đo thêm sự thay đổi khi cuộn cảm được gắn vào mạch và được giử chặc xuống bằng ốc kim loại (metal screw) và nhựa (plastic screw):

    Đầu tiên là số đo tại 1KHz của cuộn cảm mang trị số .5mH (500uH) (mua từ Part Express):
    L= 504.97 uH
    Z= .4241 Ohms

    Con ốc nhựa được đặt vào giửa lòng của cuộn dây. Số đo không thay đổi:
    L= 504.98 uH
    Z= .4241 Ohms
     
  5. Cau Yem

    Cau Yem Advanced Member

    Joined:
    5/1/07
    Messages:
    1.289
    Likes Received:
    14
    Re: Kết quả của cách hai cuộn cảm nối tiếp

    Kế đến là số đo của cuộn cảm khi con ốc nhựa được thay bằng ốc kim loại (từ nhỏ đến to):

    1) Ốc kim loại nhỏ
    L= 609.87 uH (tăng gần 20%)
    Z= .6481 Ohms

    2) Ốc kim Loại to hơn một tí
    L= 622.62 uF
    Z= .7296 Ohms

    1) Ốc kim loại thật to
    L= 702.53 uH (tăng gần 40%)
    Z= 1.064 Ohms
     

    Attached Files:

  6. Quạt

    Quạt Advanced Member

    Joined:
    11/8/10
    Messages:
    260
    Likes Received:
    1
    Re: Kết quả của cách hai cuộn cảm nối tiếp

    Cám ơn bác . Rất hay và thú vị!!!
     
  7. DoMinhDuc

    DoMinhDuc Advanced Member

    Joined:
    16/4/09
    Messages:
    1.568
    Likes Received:
    7
    Re: Kết quả của cách hai cuộn cảm nối tiếp

    Cảm ơn bác, em thấy thật thú vị ở giá trị màu đỏ nhưng chưa biết giải thích ra sao, mong các bác giải thích giùm với ạ.
     
  8. thedung

    thedung Advanced Member

    Joined:
    16/1/10
    Messages:
    1.818
    Likes Received:
    6
    Location:
    Gầm cầu xứ Đoài
    Re: Kết quả của cách hai cuộn cảm nối tiếp

    hay quá ,thế này mỗi khi cần tăng trị số cuộn cảm thì em chỉ cần dùng con ốc to nhỏ khác nhau là ổn .Yêu cầu em ko cao lắm ,gặp cái này đỡ phải quấn lại cuộn cảm mà vẫn đạt yêu cầu .Cảm ơn bác chủ đã chia sẻ .
     
  9. Virgo

    Virgo Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    2.225
    Likes Received:
    28
    Location:
    VNAV.VN
    Re: Kết quả của cách hai cuộn cảm nối tiếp

    Thanks bác Cau Yem, bác cố gắng dành thêm nhiều thời gian trong phòng LAB để bọn em có thêm nhiều thông tin hơn nữa.
    @ Minh Đức : Vụ này theo lý thuyết thì giá trị sẽ tăng 4 lần tức là 2x4 =8mH. Bởi vì lúc đó bác sẽ có cuộn cảm với số vòng dây gấp 2 lần cuộn cảm ban đầu. Tuy nhiên giá trị không đạt đc gấp 4 lần đó là do kích thước cuộn cảm mới ( 2 cuộn đặt chồng khít cùng chiều coi như là 1 cuộn cảm mới ) chưa đạt các yêu cầu để có cảm kháng lớn nhất ( chiều dày cuộn cảm = đường kính lõi không khí = chiều dày lớp dây cuốn ). Do đó mới chỉ ở mức lớn hơn 2 lần 1 chút.
    @thedung : Tăng là 1 chuyện, hay lại là chuyện khác bác ơi :mrgreen:
    Vụ này em cũng biết sơ sơ vậy thôi, bác Cau Yem và các bác cho ý kiến thêm !
     
  10. coi

    coi Advanced Member

    Joined:
    3/4/06
    Messages:
    2.221
    Likes Received:
    6
    Re: Kết quả của cách hai cuộn cảm nối tiếp

    híc bác chủ có nhiều thết bị đo quá, nhìn mà thèm. Nhưng qua đây e phát hiện ra: đồ hãng giống đồ e diy... :lol:
     
  11. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    Re: Kết quả của cách hai cuộn cảm nối tiếp

    khà khà, topic này hay à nghen.

    tiện thể anh mắc 2 cuộn cảm song song xem trị số giống như lý thuyết hông ?

    thân,

    :D
     
  12. thuy0104

    thuy0104 Advanced Member

    Joined:
    6/4/09
    Messages:
    207
    Likes Received:
    1
    Location:
    Thái Bình - Hà Nội
    Re: Kết quả của cách hai cuộn cảm nối tiếp

    Theo sách thì có thể giải thích thế này:
    Nếu 2 cuộn này để cách biệt nhau về từ trường thì sẽ có L=L1+L2
    Nếu 2 cuộn để gần thì phải tính thêm hỗ cảm giữa 2 cuộn là M=K*sqrt(L1*L2) (k=0~1)
    Lúc này L=L1+L2+2M nếu L1, L2 thuận chiều
    L=L1=L2-2M nếu L1, L2 nghịch chiều
    Vậy nếu muốn thay đổi L thì chỉ cần thay đổi K hay thay đổi vị trí tương đối giữa 2 cuộn dây.
     
  13. Cau Yem

    Cau Yem Advanced Member

    Joined:
    5/1/07
    Messages:
    1.289
    Likes Received:
    14
    Re: Kết quả của cách hai cuộn cảm nối tiếp

    @Quốc Anh
    Đây là kết quả nối song song:

    L=971.26 uH (.97126 mH)
    Z=.3372 Ohms

    Đặt chồng lên nhau:
    L=599.09 uH (.59909 mH)
    Z=.3344 Ohms

    Quay ngược lại:
    L=638.25 uH (.63825 mH)
    Z=.3409 Ohms
     
  14. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    Re: Kết quả của cách hai cuộn cảm nối tiếp

    Đừng cụ ơi, cực chẳng đã thì cụ lấy tôn silic nhét vào chứ đừng xài con vít.
    Nhưng như cụ Virgo đã nói, cứ nhét cáu gì vào thì đáp tuyến tấn số/cảm kháng sẽ không được phẳng như không nhé.Được cái nọ thì mất cái kia, luôn luôn là thế :mrgreen:
     
  15. pc_chip

    pc_chip Advanced Member

    Joined:
    18/12/05
    Messages:
    5.016
    Likes Received:
    692
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Không biết bác Cau Yem có cách nào đo giúp anh em ảnh hưởng tương tác qua lại lên giá trị của 2 cuộn cảm độc lập khi đặt nằm cạnh nhau trên cùng một mặt phẳng hay đặt trên 2 mặt phẳng vuông góc không? Em nghĩ cái này sẽ minh họa được nhiều cũng như giúp cho những anh em đang có DIY phân tần thụ động có thêm kinh nghiệm trong việc bố trí các linh kiện của phân tần thụ động ạ!

    Cảm ơn bác,
     
  16. ThanhTruc03

    ThanhTruc03 Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.648
    Likes Received:
    19
    Máy đo của bác đã quá
     
  17. Cau Yem

    Cau Yem Advanced Member

    Joined:
    5/1/07
    Messages:
    1.289
    Likes Received:
    14
    Hai cái analyzer kế bên dùng để đo crossovers. Cái bên trên là HP 35660A, cái ở dưới là HP 3585B. Hai cái đều là spectrum analyzer và có tracking generator để đo như một network analyzer.

    Cái 35660A có thể dùng Log scale nên có thể dùng để so sánh với mạch thiết kế dùng simulator, nhưng nó chạy chậm lắm. Còn cái 3585B thì chỉ đo được ở linear scale, nhưng chạy rất nhanh, chính xác xuống tới miliHertz và dễ xử dụng. Cái 3585B này thì vận hành giống như cái 3585A ở phòng bên trong.

    Ngòai ra em còn vài thứ máy đo "khủng" lắm của Rhode & Schwardz và HP/Agilent. Còn các thiết bị để đo LCR và trở kháng thì có HP 4276A, 4278A, 4284A,... và Philips 6303, 6303A, 6304, 6304A.

    Các bác nên dùng cái Dayton Woofer tester (WT3) chạy cho PC qua cổng USB. Cái này dùng để đo trở kháng cho woofer, nhưng dùng để đo cho những thứ khác cũng rất chính xác. Giá lại tương đối OK (US$100.00, nhưng có lúc on-sale là US$75.00).
     

    Attached Files:

  18. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    Em cũng mong vụ này, trong một chassis của em có nhiều biến áp quá :mrgreen:
     
  19. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    Cụ Cauyem có món Spectrum Analyzer nào rẻ rẻ thì tư vấn cho em tập chơi với ah, hizz hizz.
     
  20. mattroidem

    mattroidem Advanced Member

    Joined:
    18/1/07
    Messages:
    918
    Likes Received:
    10
    Nhìn dàn máy đo phê như con tê tê.
     
  21. phuongdk

    phuongdk Advanced Member

    Joined:
    6/9/06
    Messages:
    660
    Likes Received:
    33
    Location:
    Hòn ngọc Viễn Đông
    Nhìn dàn máy đo mà...rớt hết nước miếng :lol:
     
  22. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    Em cũng mong vụ này, trong một chassis của em có nhiều biến áp quá :mrgreen:[/quote]

    híc, như vậy 2 cục biến áp xuất 0pt, biến áp nguồn, choke lọc nguồn, choke tải để gần nhau sẽ ảnh hưởng qua lại. làm thế nào để không tương tác nhau là cả 1 vấn đề :D

    trị số anh Cau Yem đo là khi dùng sóng sin. nếu dùng điện 1 chiều thì có ảnh hưởng như vậy không ?
     
  23. dongxanhvp

    dongxanhvp Advanced Member

    Joined:
    25/11/10
    Messages:
    1.302
    Likes Received:
    16
    Dạ báo cáo bác sĩ là khi dùng điện DC thì nó như 2 cái điện trở thuần thôi ạ
     

Share This Page

Loading...