Kỹ Thuật Số là gì ?.

Discussion in 'Lý thuyết điện tử' started by ThuyLT, 4/7/07.

  1. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    Thể kỷ 21 tham khảo kỹ thuật số thôi các bác nhỉ.
    Các diễn đàn , tờ báo số đang bay như bươm bướm : Số hoá, cuộc sống số.... cá thiết bị chúng ta chơi giờ kỹ thuật số đã đánh chiếm đến 90% rùi : máy ảnh, máy văn phòng đầu CD,DVD, TV, Camera... mã hoá, giải mã hết thảy đều đã dùng kỹ thuật số rùi, vậy kỹ thuật số là gì ??.
    Anh em ơi chúng ta cùng tham khảo ở đây nhé.

    * Trước khi bắt tay vào tham khảo kỹ thuật số tôi xin có vài nhắn nhủ nho nhỏ thế này :
    1 - Mời các bác tạm biệt với hệ đếm thập phân để đến với hệ nhị phân.
    2- Mời các bác tạm biệt hàm tuyến tính để đến với các hàm lôgic trên nền đại số Boole.
    3- Kính các bác giã từ Phương pháp làm việc đúc kết kinh nghiệm DIY thành lý thuyết để đến với các bảng bìa tính toán mạch trên lý thuyết và rồi khi ráp mạch mỗi người có một mạch tối giản khác nhau... :lol:

    * Về cơ bản cái gọi là kỹ thuật số sẽ bao gồm 5 phần
    1- Hệ đếm.
    2- Hàm logic.
    3- Cổng logic.
    4- Mạch tổ hợp.
    ( đọc xong cái này các bác giải quyết xong 1/2 cái đầu vào cao học CNTT rùi đó)
    5- Kỹ thuật số ứng dụng (cái này học đến già chưa chắc xong) :lol: :lol:


    Mời các bác.
     
    Tags:
  2. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    Phần 1 : Hệ đếm và các Hệ thống số.

    Việc sử dụng hệ thống số hằng ngày trở nên quá quen thuộc khiến chúng ta có thể đã
    quên đi sự hình thành và các qui tắc để viết các con số.
    Chương này nhắc lại một cách sơ lược nguyên lý của việc viết số và giới thiệu các hệ
    thống số khác ngoài hệ thống thập phân quen thuộc, phương pháp biến đổi qua lại của các số
    trong các hệ thống khác nhau. Chúng ta sẽ đặc biệt quan tâm đến hệ thống nhị phân là hệ
    thống được dùng trong lãnh vực điện tử-tin học như là một phương tiện để giải quyết các vấn
    đề mang tính logic.

    ***
    Nguyên lý của việc viết số
    Một số được viết bằng cách đặt kề nhau các ký hiệu, được chọn trong một tập hợp xác
    định. Mỗi ký hiệu trong một số được gọi là số mã (số hạng, digit).
    Thí dụ, trong hệ thống thập phân (cơ số 10) tập hợp này gồm 10 ký hiệu rất quen
    thuộc, đó là các con số từ 0 đến 9:
    S10 = {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9}
    Khi một số gồm nhiều số mã được viết, giá trị của các số mã tùy thuộc vị trí của nó trong số đó. Giá trị này được gọi là trọng số của số mã.

    Thí dụ số 1998 trong hệ thập phân có giá trị xác định bởi triển khai theo đa thức của
    199810 = 1x103 + 9x102 +9x101 + 9x100 = 1000 + 900 + 90 + 8
    Trong triển khai, số mũ của đa thức chỉ vị trí của một ký hiệu trong một số với qui ước
    vị trí của hàng đơn vị là 0, các vị trí liên tiếp về phía trái là 1, 2, 3, ... . Nếu có phần lẻ, vị trí
    đầu tiên sau dấu phẩy là -1, các vị trí liên tiếp về phía phải là -2, -3, ... .
    Ta thấy, số 9 đầu tiên (sau số 1) có trọng số là 900 trong khi số 9 thứ hai chỉ là 90.
    Có thể nhận xét là với 2 ký hiệu giống nhau trong hệ 10, ký hiệu đứng trước có trọng
    số gấp 10 lần ký hiệu đứng ngay sau nó. Điều này hoàn toàn đúng cho các hệ khác, thí dụ,
    đối với hệ nhị phân ( cơ số 2) thì tỉ lệ này là 2.

    Tổng quát, một hệ thống số được gọi là hệ b sẽ gồm b ký hiệu trong một tập hợp:
    Sb = {S0, S1, S2, . . ., Sb-1}
    Một số N được viết:
    N = (anan-1an-2. . .ai . . .a0 , a-1a-2 . . .a-m)b với ai ∈ Sb
    Sẽ có giá trị:
    N = an bn + an-1bn-1 + an-2bn-2 + . . .+ aibi +. . . + a0b0 + a-1 b-1 + a-2 b-2 +. . .+ a-mb-m.
    = ∑
    − =
    n
    m i
    i
    i b a
    aibi chính là trọng số của một ký hiệu trong Sb ở vị trí thứ i.
    Số N trong hệ bát phân:

    ***

    Các hệ thống số
    :lol: Hệ cơ số 10 (thập phân, Decimal system)
    Hệ thập phân là hệ thống số rất quen thuộc, gồm 10 số mã như nói trên.
    Dưới đây là vài ví dụ số thập phân:
    N = 199810 = 1x103 + 9x102 + 9x101 + 8x100 = 1x1000 + 9x100 + 9x10 + 8x1
    N = 3,1410 = 3x100 + 1x10-1 +4x10-2
    = 3x1 + 1x1/10 + 4x1/100

    :lol: Hệ cơ số 2 (nhị phân, Binary system)
    Hệ nhị phân gồm hai số mã trong tập hợp
    S2 = {0, 1}
    Mỗi số mã trong một số nhị phân được gọi là một bit (viết tắt của binary digit).
    Số N trong hệ nhị phân:
    N = (anan-1an-2. . .ai . . .a0 , a-1a-2 . . .a-m)2 (với ai∈ S2)
    Có giá trị là:
    N = an 2n + an-12n-1 + . . .+ ai2i +. . . + a020 + a-1 2-1 + a-2 2-2 + . . .+ a-m2-m
    an là bit có trọng số lớn nhất, được gọi là bit MSB (Most significant bit) và a-m là bit
    có trọng số nhỏ nhất, gọi là bit LSB (Least significant bit).
    Thí dụ: N = 1010,12 = 1x23 + 0x22 + 1x21 + 0x20 + 1x2-1 = 10,510

    :lol: Hệ cơ số 8 (bát phân ,Octal system)
    Hệ bát phân gồm tám số trong tập hợp
    S8 = {0,1, 2, 3, 4, 5, 6, 7}.
    N
    Số N trong hệ bát phân:
    N = (anan-1an-2. . .ai . . .a0 , a-1a-2 . . .a-m)8 (với ai ∈ S8)
    Có giá trị là:
    N = an 8n + an-18n-1 + an-28n-2 +. . + ai8i . . .+a080 + a-1 8-1 + a-2 8-2 +. . .+ a-m8-m
    Thí dụ: N = 1307,18 = 1x83 + 3x82 + 0x81 + 7x80 + 1x8-1 = 711,12510
    :lol: Hệ cơ số 16 (thập lục phân, Hexadecimal system)
    Hệ thập lục phân được dùng rất thuận tiện để con người giao tiếp với máy tính, hệ
    này gồm mười sáu số trong tập hợp
    S16 ={0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F }
    (A tương đương với 1010 , B =1110 , . . . . . . , F=1510) .
    Số N trong hệ thập lục phân:
    N = (anan-1an-2. . .ai . . .a0 , a-1a-2 . . .a-m)16 (với ai∈ S16)
    Có giá trị là:
    N = an 16n + an-116n-1 + an-216n-2 +. . + ai16i . . .+a0160+ a-1 16-1 + a-2 16-2 +. . .+ a-m16-m
    Người ta thường dùng chữ H (hay h) sau con số để chỉ số thập lục phân.
    Thí dụ: N = 20EA,8H = 20EA,816 = 2x163 + 0x162 + 14x161 + 10x160 + 8x16-1
    = 4330,510

    Rắc rối quá các bác nhỉ.
    Tạm nghỉ giải lao các bác nhé.
    Phần tiếp : Biến đổi qua lại giữa các hệ thống số đếm.
     
  3. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    Phần tiếp : Biến đổi qua lại giữa các hệ thống số đếm.

    Biến đổi qua lại giữa các hệ thống số

    Khi đã có nhiều hệ thông số, việc xác định giá trị tương đương của một số trong hệ
    này so với hệ kia là cần thiết. Phần sau đây cho phép ta biến đổi qua lại giữa các số trong bất
    cứ hệ nào sang bất cứ hệ khác trong các hệ đã được giới thiệu.

    :lol: 1.3.1 Đổi một số từ hệ b sang hệ 10

    Để đổi một số từ hệ b sang hệ 10 ta triển khai trực tiếp đa thức của b
    Một số N trong hệ b:
    N = (anan-1an-2. . .ai . . .a0 , a-1a-2 . . .a-m)b với ai ∈ Sb
    Có giá trị tương đương trong hệ 10 là:
    N = an bn + an-1bn-1 +. . .+ aibi +. . . + a0b0+ a-1 b-1 + a-2 b-2 +. . .+ a-mb-m.
    Thí dụ:
    * Đổi số 10110,112 sang hệ 10
    10110,112 = 1x24 + 0 + 1x22 + 1x2 + 0 + 1x2-1 + 1x2-2
    = 22,7510
    * Đổi số 4BE,ADH sang hệ 10
    4BE,ADH=4x162+11x161+14x160+10x16-1+13x16-2 = 1214,67510

    :lol: 1.3.2 Đổi một số từ hệ 10 sang hệ b

    Đây là bài toán tìm một dãy ký hiệu cho số N viết trong hệ b.
    Tổng quát, một số N cho ở hệ 10, viết sang hệ b có dạng:
    N = (anan-1 . . .a0 , a-1a-2 . . .a-m)b = (anan-1 . . .a0)b + (0,a-1a-2 . . .a-m)b
    Trong đó
    (anan-1 . . .a0)b = PE(N) là phần nguyên của N
    và (0,a-1a-2 . . .a-m)b = PF(N) là phần lẻ của N
    Phần nguyên và phần lẻ được biến đổi theo hai cách khác nhau:
    Phần nguyên:
    Giá trị của phần nguyên xác định nhờ triển khai:
    PE(N) = anbn + an-1bn-1 + . . .+ a1b 1+ a0b0
    Hay có thể viết lại
    PE(N) = (anbn-1 + an-1bn-2 + . . .+ a1)b + a0
    Với cách viết này ta thấy nếu chia PE(N) cho b, ta được thương số là PE’(N) = (anbn-
    1 + an-1bn-2 + . . .+ a1) và số dư là a0.
    Vậy số dư của lần chia thứ nhất này chính là số mã có trọng số nhỏ nhất (a0) của
    phần nguyên.
    Lặp lại bài toán chia PE’(N) cho b:
    PE’(N) = anbn-1 + an-1bn-2 + . . .+ a1= (anbn-2 + an-1bn-3 + . . .+ a2)b+ a1
    Ta được số dư thứ hai, chính là số mã có trọng số lớn hơn kế tiếp (a1) và thương số
    là PE”(N)= anbn-2 + an-1bn-3 + . . .+ a2.
    Tiếp tục bài toán chia thương số có được với b, cho đến khi được số dư của phép chia
    cuối cùng, đó chính là số mã có trọng số lớn nhất (an)
    Phần lẻ:
    Giá trị của phần lẻ xác định bởi:
    PF(N) = a-1 b-1
    + a-2 b-2 +. . .+ a-mb-m
    Hay viết lại
    PF(N) = b-1 (a-1 + a-2 b-1 +. . .+ a-mb-m+1 )
    Nhân PF(N) với b, ta được : bPF(N) = a-1 + (a-2 b-1 +. . .+ a-mb-m+1 ) = a-1+ PF’(N).
    Vậy lần nhân thứ nhất này ta được phần nguyên của phép nhân, chính là số mã có
    trọng số lớn nhất của phần lẻ (a-1) (số a-1 này có thể vẫn là số 0).
    PF’(N) là phần lẻ xuất hiện trong phép nhân.
    Tiếp tục nhân PF’(N) với b, ta tìm được a-2 và phần lẻ PF”(N).
    Lặp lại bài toán nhân phần lẻ với b cho đến khi kết quả có phần lẻ bằng không, ta sẽ
    tìm được dãy số (a-1a-2 . . .a-m).
    Chú ý: Phần lẻ của số N khi đổi sang hệ b có thể gồm vô số số hạng (do kết quả của
    phép nhân luôn khác 0), điều này có nghĩa là ta không tìm được một số trong hệ b có giá trị
    đúng bằng phần lẻ của số thập phân, vậy tùy theo yêu cầu về độ chính xác khi chuyển đổi mà
    người ta lấy một số số hạng nhất định.
    Thí dụ:
    * Đổi 25,310 sang hệ nhị phân
    Phần nguyên: 25 : 2 = 12 dư 1 ⇒ a0 = 1
    12 : 2 = 6 dư 0 ⇒ a1 = 0
    6 : 2 = 3 dư 0 ⇒ a2 = 0
    3 : 2 = 1 dư 1 ⇒ a3 = 1
    thương số cuối cùng là 1 cũng chính là bit a4:
    ⇒ a4 = 1
    Vậy PE(N) = 11001
    Phần lẻ: 0,3 * 2 = 0,6 ⇒ a-1 = 0
    0,6 * 2 = 1,2 ⇒ a -2 = 1
    0,2 * 2 = 0,4 ⇒ a-3 = 0
    0,4 * 2 = 0,8 ⇒ a-4 = 0
    0,8 * 2 = 1,6 ⇒ a-5 = 1 . . .
    Nhận thấy kết quả của các bài toán nhân luôn khác không, do phần lẻ của lần nhân
    cuối cùng là 0,6, đã lặp lại kết quả của lần nhân thứ nhất, như vậy bài toán không thể kết thúc
    với kết quả đúng bằng 0,3 của hệ 10.
    Giả sử bài toán yêu cầu lấy 5 số lẻ thì ta có thể dừng ở đây và
    PF(N) = 0,01001.
    Kết quả cuối cùng là:
    25,310 = 11001,010012
    * Đổi 1376,8510 sang hệ thập lục phân
    Phần nguyên: 1376 : 16 = 86 số dư = 0 ⇒ a0 = 0
    86 : 16 = 5 số dư = 6 ⇒ a1 = 6 & ⇒ a2 = 5
    137610 = 560H
    Phần lẻ: 0,85 * 16 = 13,6 ⇒ a-1 = 1310=DH
    0,6 * 16 = 9,6 ⇒ a -2 = 9
    0,6 * 16 = 9,6 ⇒ a-3 = 9
    Nếu chỉ cần lấy 3 số lẻ: 0,8510= 0,D99H
    Và kết quả cuối cùng:
    1376,8510 = 560,D99H

    :lol: 1.3.3 Đổi một số từ hệ b sang hệ bk và ngược lại
    Từ cách triển khai đa thức của số N trong hệ b, ta có thể nhóm thành từng k số hạng từ
    dấu phẩy về hai phía và đặt thành thừa số chung
    N = anbn +. . . +a5b5 + a4b4 +a3b3 +a2b2 +a1b1 +a0b0 +a-1 b-1 +a-2 b-2 +a-3 b-3. . .+a-mb-m
    Để dễ hiểu, chúng ta lấy thí dụ k = 3, N được viết lại bằng cách nhóm từng 3 số hạng,
    kể từ dấu phẩy về 2 phía
    N = ...+ (a5b2 + a4b1 + a3b0)b3 + (a2b2 + a1b1 + a0b0 )b0+ (a-1 b2 + a-2 b1 + a-3b0)b-3 +...
    Phần chứa trong mỗi dấu ngoặc luôn luôn nhỏ hơn b3 , vậy số này tạo nên một số
    trong hệ b3 và lúc đó được biểu diễn bởi ký hiệu tương ứng trong hệ này.
    Thật vậy, số N có dạng:
    N = ...+A2B2+A1B1+A0B0 + A-1B-1 +...
    Trong đó:
    B=b3 (B0=b0; B1=b3; B2=b6, B-1=b-3 ....)
    A2= a8b2 + a7b1 + a6b0 = b3(a8b-1 + a7b-2 + a6b-3) < B=b3
    A1= a5b2 + a4b1 + a3b0 = b3(a5b-1 + a4b-2 + a3b-3) < B=b3
    A0= a2b2 + a1b1 + a0b0 = b3(a2b-1 + a1b-2 + a0b-3) < B=b3
    Các số Ai luôn luôn nhỏ hơn B=b3 như vậy nó chính là một phần tử của tập hợp số tạo
    nên hệ B=b3
    Ta có kết quả biến đổi tương tự cho các hệ số k khác.
    Tóm lại, để đổi một số từ hệ b sang hệ bk, từ dấu phẩy đi về hai phía, ta nhóm từng k
    số hạng, giá trị của mỗi k số hạng này (tính theo hệ b) chính là số trong hệ bk .
    Thí dụ:
    * Đổi số N = 10111110101 , 011012 sang hệ 8 = 23
    Từ dấu phẩy, nhóm từng 3 số hạng về hai phía (nếu cần, thêm số 0 vào ở nhóm đầu và
    cuối để đủ 3 số hạng mà không làm thay đổi giá trị của số N):
    N = 010 111 110 101 , 011 0102
    Ghi giá trị tương ứng của các số 3 bit, ta được số N trong hệ 8
    N = 2 7 6 5 , 3 2 8
    * Đổi số N trên sang hệ 16 = 24
    Cũng như trên nhưng nhóm từng 4 số hạng
    N = 0101 1111 0101 , 0110 10002
    N = 5 F 5 , 6 8 16
    Từ kết quả của phép đổi số từ hệ b sang hệ bk, ta có thể suy ra cách biến đổi ngược
    một cách dễ dàng: Thay mỗi số hạng của số trong hệ bk bằng một số gồm k số hạng trong hệ
    b.
    Thí dụ để đổi số N = 5 F5, 6816 (hệ 24) sang hệ nhị phân (2) ta dùng 4 bit để viết cho
    mỗi số hạng của số này:
    N = 0101 1111 0101 , 0110 10002
    1.3.4 Đổi một số từ hệ bk sang hệ bp
    Qua trung gian của hệ b, ta có thể đổi từ hệ bk sang hệ bp. Muốn đổi số N từ hệ bk
    sang hệ bp, trước nhất đổi số N sang hệ b rồi từ hệ b tiếp tục đổi sang hệ bp.
    Thí dụ:
    - Đổi số 1234,678 sang hệ 16
    1234,678 = 001 010 011 100,110 1112 = 0010 1001 1100,1101 11002 = 29C,DCH
    - Đổi số ABCD,EFH sang hệ 8
    ABCD,EFH = 1010 1011 1100 1101,1110 11112 = 1 010 101 111 001 101,111 011
    1102 = 125715,7368

    Còn tiếp : các phép tính trong hệ nhị phân.
     
  4. thanhchi

    thanhchi Advanced Member

    Joined:
    25/8/06
    Messages:
    6.471
    Likes Received:
    73
    Location:
    HCM
    1234,678 = 29C,DCH :?: :?: :?:

    ABCD,EFH = 125715,7368 :?: :?: :?:

    Em thấy chưa hiểu lắm. :!:
     
  5. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    Phần tiếp : các phép tính trong hệ nhị phân.

    :lol: 1 Phép cộng
    Là phép tính làm cơ sở cho các phép tính khác.
    Khi thực hiện phép cộng cần lưu ý:
    0 + 0 = 0 ;
    0 + 1 = 1 ;
    1 + 1 = 0 nhớ 1 (đem qua bít cao hơn).
    Ngoài ra nếu cộng nhiều số nhị phân cùng một lúc ta nên nhớ :
    - Nếu số bit 1 chẵn, kết quả là 0;
    - Nếu số bit 1 lẻ kết quả là 1
    - Và cứ 1 cặp số 1 cho 1 số nhớ (bỏ qua số 1 dư, thí dụ với 5 số 1 ta kể là 2 cặp)
    Thí dụ: Tính 011 + 101 + 011 + 011
    1 1 ← số nhớ
    1 1 1 ← số nhớ
    0 1 1
    + 1 0 1
    0 1 1
    0 1 1
    --------
    1 1 1 0
    :lol: Phép trừ
    Cần lưu ý:
    0 - 0 = 0 ;
    1 - 1 = 0 ;
    1 - 0 = 1 ;
    0 - 1 = 1 nhớ 1 cho bit cao hơn
    Thí dụ: Tính 1011 - 0101
    1 ← số nhớ
    1 0 1 1
    - 0 1 0 1
    ---------
    0 1 1 0
    :lol: Phép nhân
    Cần lưu ý:
    0 x 0 = 0 ;
    0 x 1 = 0 ;
    1 x 1 = 1
    Thí dụ: Tính 1101 x 101
    1 1 0 1
    x 1 0 1
    ---------
    1 1 0 1
    0 0 0 0
    1 1 0 1
    ---------------
    1 0 0 0 0 0 1
    Phép chia
    Thí dụ: Chia 1001100100 cho 11000
    Lần chia đầu tiên, 5 bit của số bị chia nhỏ hơn số chia nên ta được kết quả là 0, sau đó
    ta lấy 6 bit của số bị chia để chia tiếp (tương ứng với việc dịch phải số chia 1 bit trước khi
    thực hiện phép trừ)

    Phần tiếp : Mã hóa
     
  6. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    --
    Khoai phết bác Thanhchi nhỉ :
    Các ký tự ABCDEF thì như bác đã biết là của hệ 16 có giá trị thực hẳn hoi.

    Chữ H không có trong ký tự mã 16 mà nó là chữ viết tắt (Hexadecimal) để chỉ ra dãy ký tự phía trước nó là dãy số của hệ thập lục phân.
     
  7. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    -Em xin góp ý tí ạ, thường chữ biểu thị hệ đếm không viết in hoa để dễ phân biệt, ví dụ số 15 thập phân được viết ở dạng thập lục phân là 0Fh, nhị phân là 1111b
    -Có thể dùng ký tự ^ để biểu thị hàm mũ cho dễ nhìn, ví dụ
    N = 1998 = 1x103 + 9x102 + 9x101 + 8x100 viết thành 1x10^3 + 9x10^2 + 9x10^1 + 8x10^0.
     
  8. lexushn

    lexushn New Member

    Joined:
    5/7/07
    Messages:
    1
    Likes Received:
    0
    một phần không thể thiếu hoặc củng có thể gọi là trung tâm của KT số ngày nay đó là kỹ thuật Vi Xử Lý, Vi điều khiển... -> đó là cái theo em bất kỳ ai muốn có những tác phẩm điện tử giá trị củng nên học...
     
  9. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    --
    Chip TỔ HỢP CÓ NHỚ VÀ LẬP TRÌNH NHẤT ĐỊNH PHẢI HỌC RÙI, có điều là ở 4rum ta AE đang đi tùng bước cho nó chắc.

    Em bận wá, bác nào có tài liệu úp cái nhỉ??
     
  10. thanhchi

    thanhchi Advanced Member

    Joined:
    25/8/06
    Messages:
    6.471
    Likes Received:
    73
    Location:
    HCM
    Em còn cái này up tiếp bác nhé. :)

    Phần tiếp : Mã hóa

    Tổng quát

    Mã hóa là gán một ký hiệu cho một đối tượng để thuận tiện cho việc thực hiện một yêu cầu cụ thể nào đó.
    Một cách toán học, mã hóa là một phép áp một đối một từ một tập hợp nguồn vào một tập hợp khác gọi là tập hợp đích.

    .............. ..................
    . . . .
    . A . -----------> . 001 .
    . B . -----------> . 010 .
    . C . -----------> . 011 .
    . . . .
    .............. ..................


    Tập hợp nguồn có thể là tập hợp các số, các ký tự, dấu, các lệnh dùng trong truyền dữ liệu . . . và tập hợp đích thường là tập hợp chứa các tổ hợp thứ tự của các số nhị phân.
    Một tổ hợp các số nhị phân tương ứng với một số được gọi là từ mã. Tập hợp các từ mã được tạo ra theo một qui luật cho ta một bộ mã. Việc chọn một bộ mã tùy vào mục đích sử dụng.
    Thí dụ để biểu diễn các chữ và số, người ta có mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange), mã Baudot, EBCDIC . . .. Trong truyền dữ liệu ta có mã dò lỗi, dò và sửa lỗi, mật mã . . ..
    Vấn đề ngược lại mã hóa gọi là giải mã.
    Cách biểu diễn các số trong các hệ khác nhau cũng có thể được xem là một hình thức mã hóa, đó là các mã thập phân, nhị phân, thập lục phân . . . và việc chuyển từ mã này sang mã khác cũng thuộc loại bài toán mã hóa.
     
  11. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    Hay quá.
    Up Tiếp đi bác thanhchi ơi ???
     
  12. thanhchi

    thanhchi Advanced Member

    Joined:
    25/8/06
    Messages:
    6.471
    Likes Received:
    73
    Location:
    HCM
    Em xin giới thiệu mã BCD, mã đơn giản hay dùng trong kỹ thuật số.

    Mã BCD (Binary Coded Decimal) là mã dùng số nhị phân 4 bit có giá trị tương đương thay thế cho từng số hạng trong số thập phân.
    Thí dụ:
    Số 09072007 có mã BCD là 0000 1001 0000 0111 0010 0000 0000 0111.
    Mã BCD dùng rất thuận lợi : mạch điện tử đọc các số BCD và hiển thị ra bằng đèn bảy đoạn (LED - Trong bảng trạng thái, trị số 1 biểu thị bởi đoạn Led sáng, còn trị số 0 biểu thị bởi đoạn Led tắt hoặc LCD, Trong bảng trạng thái, trị số 1 biểu thị thanh tinh thể lỏng hiện nét đen, còn trị số 0 ứng với thanh không hiện nét) hoàn toàn giống như con người đọc và viết ra số thập phân.

    Như vậy ví dụ với 8 con LED 7 đoạn và 1 nguồn xoay chiều thì ta hiển thị ngày 09/07/2007 một cách dễ dàng khi kích cho các đoạn sáng,tắt theo ý muốn.
    Tuy nhiên khi dữ liệu thay đổi thì ta sẽ phải cần dùng tới 8x7 = 56 công tắc để thay đổi trạng thái các đoạn LED. Mệt nhỉ. :cry:

    Và trong Ứng dụng, người ta sẽ dùng:

    Các IC ứng dụng họ TTL như : 7442 (BCD to decimal decoder), 7447 (BCD to 7 segment decoder/driver), ...

    :)
     
  13. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Cho iem hỏi ngoài lề tẹo : có bao nhiêu hệ đếm thưa các bác ?
     
  14. thanhchi

    thanhchi Advanced Member

    Joined:
    25/8/06
    Messages:
    6.471
    Likes Received:
    73
    Location:
    HCM
    Cái này em không rõ rồi bác ui. Em chỉ biết hệ 2, 4, 8, 10, 16. Tuy nhiên trong kỹ thuật quân sự có thể người ta dùng hệ 5, 7, 11, 13, 17, ... Mà quân sự thì bí mật. :)
     
  15. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    ---
    ví dụ của Bác thanh chi rất hay.

    * Thưa các bác, ứng dụng hiển thị trên màn display sử dụng led 7 đoạn ( 7 thanh sáng bố trí thành hình số 8) hiện nay có mặt ở rất nhiều các thiết bị công nghiệp và dân dụng.

    * Điều này thể hiện độ tiện dụng của nó, trong tiếng anh nó được gọi là 7 segment, với cách hiển thị 7 thanh này có thể thể hiện hầu hết các con số và ký t ự, như chúng ta vẫn thường thấy trên các bảng quảng cáo.

    * Trong kỹ thuật hiển thị phổ biến các chuyển đổi BCD- 7 segment; hex- 7 segment .... Kỹ thuật số sẽ đưa các bạn từ thú vị này sang thú vị khác, tuy nhiên cái sự học đòi hỏi các bác có lòng nhiệt tình và đam mê.

    Chúng tôi rất mong trong topic này chúng ta cùng nhau học hỏi lần giở từng trang để cùng hiểu cặn kẽ các vấn đề từ cơ bản đến ứng dụng. Trong kỹ thuật số khi ứng dụng chúng ta không nhất thiết phải hiểu kỹ thuật, cũng như dùng caculator không nhất thiết phải biết tính tay tuy nhiên muốn học được càng cao thì phần cơ bản phải nắm thât chắc.

    Đây là một ví dụ để giai mã hiển thi led 7 thanh từ chuỗi xung BCD, HEX người ta sử dụng một IC chuyên dùng :





    :lol:
     

    Attached Files:

Share This Page

Loading...