Em thấy có quá nhiều chuyện nói về Diod , tuy nhiên nếu những kiến thức cơ bản cho DIYer thì có thể anh em sẽ chia sẻ vài lời . các bác phán giùm em : - Các loại Diod - Ký hiệu trên schema - Các cách sử dụng và đấu nối chính - Phân loại theo dòng và áp - So sánh ưu khuyết điểm khi nắn bàng diod và bằng đèn 2 cực . Xin mời các bác !
Tự đưa bóng ra rồi tự đá thì người khác sẽ cười :lol: :lol: vì em đâu có biết gì về cái này .Em thì biết 1 tẹo như thế này ( các bác thông cảm vì em không đọc sách và cũng không post sách lên trên này ) 1. Diod có thể dùng đơn và diod cầu ( tích hợp 4 con ) 2. Diod nắn điện cho áp cao dòng nhỏ và áp nhỏ dòng cao ( để nắn điện cho Amp đèn và bán dẫn chẳng hạn ) 3. Diod chỉ cho điện 1 chiều đi qua 4. Cách đấu nối thì 1 con,2 con,4 con .... nhưng ưu khuyết điểm thì đợi các bác khác phán . Em sẽ đưa ký hiệu diod và hình ảnh sau nha .
Em thấy Diod thì không được mọi người chú ý , nhưng với các Bạn mới tập ráp thì nó quyết định đến ............. cái Biến áp nguồn, cái chassi . Vì diod không chiếm nhiều chỗ, điện DC # 1.4AC còn nắn bằng đèn thì không ? Thế mà lại vui .
Diode bán dẫn có nhiều loại 1. Nắn điện: - Có diode tiếp điểm: Chỉ dùng trong chỉnh lưu RF vì có điện dung ký sinh rất bé, sụt áp thuận thấp, tốc độ cao nhưng dòng chịu đựng lại nhỏ. - Diode tiếp mặt: Thường dùng trong chỉnh lưu của phần nguồn, có dòng lớn công suất lớn. Điện dung ký sinh lớn Mới đây cũng có loại diode xung, có điện dung bé, tốc độ đáp ứng cao, dòng điện lớn, hay dùng cho nguồn xung hoặc mạch chuyển mạch tốc độ cao 2. Diode ổn áp: - Gọi là Zener: Cấu tạo có nhiều tạp chất nên có dòng ngược lớn, sụt áp ngược rất dốc ở một số điện áp tuỳ theo tỷ lệ tạp chất n-p tạo nên điện áp ổn áp cần thiết 5.1V 6V v.v. 3. Diode Biến dung: - Chỉ dùng cho mạch RF kiểu điều tần, điều pha hoặc mạch VCO/PLL : Có bề dày lớp tích cực của tiếp giáp n-p thay đổi theo điện áp ngược áp vào, dẫn tới điện dung biến đổi 4. Diode quang: - Loại phát sáng có LED phát ra ánh sáng thường và LD (Laser Diode) phát ra ánh sáng laser (ánh sáng đồng pha - không phân cực) - Loại nhận ánh sáng có loại PIN Photodiode và Diode quang thác APD (Avalanche Photo Diode). Màu của ánh sáng có thể là hồng ngoại, đỏ, xanh vàng, hoặc cực tím tùy theo chất cấu tạo nên diode. Riêng đối với cáp quang nối Audio số bao giờ cũng là mầu đỏ vì màu đỏ có bước sóng ít bị suy hao khi đi qua cáp. 5. Đối với Diode ổn áp, nếu đấu hai con diode ổn áp ngược đầu nhau thì ta có Diac chuyên làm nhiệm vụ "nổ" khi có điện áp AC cao quá quy định đi vào mạch. Diac hay được sử dụng trong các bộ lọc AC, trước nó bao giờ cũng có cầu chì hay dây chảy để bảo vệ 6. Diode mà có thêm một lớp nữa để điều khiển thì ta có Thyristor chuyên để đóng mở dòng 1 chiều, còn Diac mà có thêm lớp để điều khiển thì ta có Triac chuyên để đóng mở dòng điện AC. Cả hai loại này rất hay dùng trong công nghiệp và tự động hóa.
Nhìn từ góc độ thực hành, xin hỏi các bác thế này: Hiện nay trên thị trường có bán loại cầu nắn đúc sẵn thành 1 cục có 2 chân vào, 2 chân ra (không biết gồm 2 hay 4 diot), không thấy ghi ký hiệu gì ngoài công suất của mạch (15W, 30W...), thấy bảo là là Made in Saigon thì phải. Không biết dùng loại này cho phần nguồn của tube amp có được không các bác nhỉ? Nếu được thì đỡ nhiều công hàn-gắn lắm đấy!
Em nghĩ 4 chân là 4 diod rồi . 2 chân có dấu ~ cho điện vào AC , 2 chân còn lại cho DC ra ( có ký hiệu + và - ). Em thì thường dùng loại tháo máy , chưa nghe loại " made in SG" Thường thì ra chợ người bán thường hỏi : " bao nhiêu A ? " Nguồn cho Tube thì có 2 loại : cho cao áp hay cho đốt tim . Mời Bác Jazzlover xem vài con diod
Ở hình trên của bác Rùm có con 7806 không phải là Diode, nó là IC ổn áp 6V. Ra giêng ngày rộng tháng dài em sẽ cố gắng tổng kết một số loại diode thông dụng trên thị trường cùng các thông số dòng áp để các bác tiện tham khảo nhé.
Vui quá nhỉ, bây giờ mới có bác mò vô. các Bác tiếp cho những vấn đề này giùm : - Cách nhận biết Diod - Các ký hiệu cơ bản và ý nghĩa ( đương nhiên ngoài chợ thì đâu có điều kiện tra internet ) - Các mạch cơ bản trong nắn điện và ưu khuyết điểm - Tản nhiệt cho diod ... Hy vọng có những thông tin bổ ích cho các bạn mới tiếp cận !
Em đục ở vỉ mạch màn hình máy tính được con Diod vạch màu đỏ, thường ghi GU hay GR gì đó có đuôi 4A, B, C. Loại này ra sao hả các bác ơi
Anh Ping à ! Mấy con diod đó bác cứ ghi lại ký hiệu rồi vào alldatasheet.com mà tra xem nó là loại gì, thông số như thế nào. Còn cái vụ tản nhiệt em đã ghép thành chassis cho con amp DOZ rồi. Trông cũng hoành tráng ra phết. Dịp đại hội này em sẽ cho em nó đi chơi cùng :lol: Còn cái amp đèn của anh cũng cho nó dự đại hội luôn thể đi Hẹn gặp lại anh ở Đại hội CHUỐI
Hiện nay ở Hà Nội đã có đi ốt Schottky ký hiệu 1N5818. Loại này còn ngon hơn FRED. Nhưng chỉ có 1A, 30V thôi. Không đủ khỏe để các bác làm ampli nhể, chắc chỉ có em dùng làm DAC thôi hê hê.
Ở chợ Giời bác ơi dãy bên trái hàng sâu phía trong em chả nhớ tên. Hàng này có cái tủ kính. Hình như đối diện ông Toàn Hói thì phải. Còn gần trăm con bác nhanh chân lên không em ôm hết. Giá 1000/con. Đề nghị các bác khác không phá giá.
Nhật tảo, dãy cửa hàng bên tay phải cổng chính ( nhìn từ ngoài vào ) có bán nhiều loại Fred mới nguyên, giá khá đắt. Bạn có thể chạy thẳng cuối con đường nhỏ chỗ gửi xetrước cổng chợ, thấy 1 bà cô hơi lớn tuổi, vóc dáng tựa Khô Trúc thiền sư, tự gọi mình là cô Hai, nick name là bà già ốm, bả có cơ man là diode....Nếu không kiếm được thì thì gọi Viagraless 0903.920.987 Chúc vui vẻ.
Ra Giêng rồi Bác ơi ! em đợi lâu rồi đó . Càng ngày phong trào DIY đèn lẫn bán dẫn đều nhộn nhịp , mong tin bác sớm . To all : Bác nào có vốn liếng mở luôn chủ đề mấy con ổn áp giùm, em mở nhiều quá sợ ... mang tiếng ! :lol: :lol:
Chào các bác, Em đang lắp LM3886, nhưng không tìm thấy Diod Fred C20M hoặc C90M. Vậy các bác có thể ghi giúp em đúng ký hiệu ghi trên con Diod Fred này với. Cảm ơn.
hic hci các bác cứ fred fiec ra chợ biết bao giờ mua được cứ gọi nó là diot XUNG là có cả đống, cái diot này có nhiều trong các mạch xung, như nguồn xung của máy tính chẳng hạn . loại xịn dòn nhỏ thì kiu là diot hột tiêu ( trong sì gòn thui, ngoài kia thì tí ko biết dân chợ họ gọi nó là gì)
Trên bản vẽ thì em biết là con diot N4007 được ký hiệu bằng 1 mũi tên bắn dính vô đầu một chữ T, còn trên thực tế em thấy nó là một khối hình trụ màu nâu có hai sợi kẽm thò ra ở mỗi đầu và tại một đầu thân có in một viền tròn nhỏ màu xám trắng. Vậy thì đầu nào nối vô nguồn đèn nắn trong amp 300B, đầu nào nối mass đây hở các bác? Cám ơn,
Em vừa đấu thử, quy ước đầu có viền trắng là phần tam giác (A), đầu kia là gạch ngang của chữ T (K). Ban đầu em đấu 2 cực tam giác (A) vào nguồn, các bác bảo sai, em đấu lại 2 đầu chữ T (K) vào nguồn. Chưa giám cắm điện nữa. (Cảm ơn bác Rùm và các bác khác về các Topic nho nhỏ của các bác nhé, em học được ở đây rất nhiều).
Nói cái diot nó như một cái van đóng mở, hoặc khóa một chiều cũng hay ! Cái vạch trắng hay cái mũi tên cũng vậy , nó đánh dấu phần Nam tính . Còn đầu kia thì chắc là nữ nhi rồi ! Do vậy mới có câu : ( âm dương nhị tượng...) SP tý , MOD xóa hộ nhe..!
Túm lại là đầu có viền trắng thì nối xuống mass, đầu kia thì nối vô nguồn, right? :roll: :arrow: :idea: